Văn Học & Nghệ Thuật
Đọc lại một lá thư của Nguyễn Khải
Thoáng chốc nhà văn Nguyễn Khải đã qua đời tròn 5 năm. Ngày 15/1/2008, ông giã biệt “một cõi nhân gian bé tí” trong tiết trời Sài Gòn bắt đầu sang xuân mà không hẹn “gặp gỡ cuối năm”.
Ngổn ngang những ngày chuẩn bị đón Tết Quý Tỵ, bất chợt cầm trên tay và đọc lại một lá thư cũ của nhà văn Nguyễn Khải mà càng vừa thương vừa trọng một bậc trưởng thượng đã rời xa nền văn chương Việt Nam hiện đại!
Bút tích của Nguyễn Khải!
Lá thư Nguyễn Khải viết cho một bạn văn vào năm 1999, bên cạnh chuyện riêng tư có đề cập đến căn nguyên của sự sáng tạo. Nguyễn Khải viết: “Tôi dạo này cũng yếu nhiều, già hẳn, đúng là một ông già 70 còn tương đối khỏe. Ngồi xuống muốn đứng lên là phải chống tay. Bữa nọ đi bộ buổi sáng vấp nhẹ một cái đã ngã dập mặt xuống đường, gãy mấy cái răng cửa, lại phải đi làm răng. Đầu gối chỉ sưng, chứ không bị rạn, nên dăm hôm lại đi lại như thường. Nhưng mà buồn, vì biết rằng cũng sắp đến ngày cáo biệt bạn bè rồi”.
Trong thư, nhà văn Nguyễn Khải không ngần ngại nói rõ thái độ của ông đối với chuyện sinh lão bệnh tử một cách ung dung: “Theo tử vi, tôi thọ 5 mùa xuân năm Ngọ, sang 73 tuổi là chết, là tận số, không có oan uổng gì. Tính ra chỉ còn sống thêm 2 năm Thìn, Tỵ nữa thôi”. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, nhà văn Nguyễn Khải đã dự đoán… sai, tuổi thọ thật sự của ông nhiều hơn “theo tử vi” đến 6 năm!
Thế nhưng, cuộc đời dài ngắn đối với Nguyễn Khải không quan trọng bằng tác phẩm tồn tại ra sao. Ngay năm 69 tuổi, ông đã tự hài lòng với số tuổi trời ban để suy tư: “Sống thế cũng là thọ lắm. Con đầu hơn tuổi ông Nam Cao, con út xấp xỉ tuổi Vũ Trọng Phụng. Nhìn lại những trang đã viết chả biết có còn lại được mươi trang không?”. Chỉ một đoạn thư ngắn cũng đủ chứng minh Nguyễn Khải coi văn chương lớn hơn cả sinh mệnh mình!
Nhà văn Nguyễn Khải lý giải vì sao phải lo lắng cho sự nghiệp vốn rất được đồng nghiệp nể trọng và cũng đã gặt hái không ít giải thưởng danh giá: “Người làm sao, văn làm vậy. Tôi quen sống trong nhân nhượng, trong dàn hòa, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, bằng lòng với cái hữu hạn của một kiếp người, nên văn cũng thế, thiếu triệt để, thiếu quyết liệt, không dám đi tới cái tận cùng. Bởi thế nên không thể “lớn” được, cái mà Lê Đạt bảo là “hình như còn thiếu một cái gì đó”. Một đời đã sống như thế, chỉ còn vài năm thì làm sao sống khác được. Sống không khác, thơ văn làm sao mà khác!”.
Nhà văn Nguyễn Khải luôn khép kín với những ồn ào và đua chen xung quanh. Vì vậy, mỗi khi viết thư cho bạn bè là một dịp tỏ bày tâm can. Câu than vãn “sống không khác, thơ văn làm sao mà khác” nghe như một tiếng thở dài chua chát.
Đọc lại lá thư cũ của Nguyễn Khải, không chỉ trào dâng nỗi tiếc nhớ ông, mà để thấm thía nghề cầm bút nhọc nhằn ở đất nước chúng ta!
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/11/11/105878/Doc-lai-mot-la-thu-cua-Nguyen-Khai.aspx
Bàn ra tán vào (0)
Đọc lại một lá thư của Nguyễn Khải
Thoáng chốc nhà văn Nguyễn Khải đã qua đời tròn 5 năm. Ngày 15/1/2008, ông giã biệt “một cõi nhân gian bé tí” trong tiết trời Sài Gòn bắt đầu sang xuân mà không hẹn “gặp gỡ cuối năm”.
Ngổn ngang những ngày chuẩn bị đón Tết Quý Tỵ, bất chợt cầm trên tay và đọc lại một lá thư cũ của nhà văn Nguyễn Khải mà càng vừa thương vừa trọng một bậc trưởng thượng đã rời xa nền văn chương Việt Nam hiện đại!
Bút tích của Nguyễn Khải!
Lá thư Nguyễn Khải viết cho một bạn văn vào năm 1999, bên cạnh chuyện riêng tư có đề cập đến căn nguyên của sự sáng tạo. Nguyễn Khải viết: “Tôi dạo này cũng yếu nhiều, già hẳn, đúng là một ông già 70 còn tương đối khỏe. Ngồi xuống muốn đứng lên là phải chống tay. Bữa nọ đi bộ buổi sáng vấp nhẹ một cái đã ngã dập mặt xuống đường, gãy mấy cái răng cửa, lại phải đi làm răng. Đầu gối chỉ sưng, chứ không bị rạn, nên dăm hôm lại đi lại như thường. Nhưng mà buồn, vì biết rằng cũng sắp đến ngày cáo biệt bạn bè rồi”.
Trong thư, nhà văn Nguyễn Khải không ngần ngại nói rõ thái độ của ông đối với chuyện sinh lão bệnh tử một cách ung dung: “Theo tử vi, tôi thọ 5 mùa xuân năm Ngọ, sang 73 tuổi là chết, là tận số, không có oan uổng gì. Tính ra chỉ còn sống thêm 2 năm Thìn, Tỵ nữa thôi”. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, nhà văn Nguyễn Khải đã dự đoán… sai, tuổi thọ thật sự của ông nhiều hơn “theo tử vi” đến 6 năm!
Thế nhưng, cuộc đời dài ngắn đối với Nguyễn Khải không quan trọng bằng tác phẩm tồn tại ra sao. Ngay năm 69 tuổi, ông đã tự hài lòng với số tuổi trời ban để suy tư: “Sống thế cũng là thọ lắm. Con đầu hơn tuổi ông Nam Cao, con út xấp xỉ tuổi Vũ Trọng Phụng. Nhìn lại những trang đã viết chả biết có còn lại được mươi trang không?”. Chỉ một đoạn thư ngắn cũng đủ chứng minh Nguyễn Khải coi văn chương lớn hơn cả sinh mệnh mình!
Nhà văn Nguyễn Khải lý giải vì sao phải lo lắng cho sự nghiệp vốn rất được đồng nghiệp nể trọng và cũng đã gặt hái không ít giải thưởng danh giá: “Người làm sao, văn làm vậy. Tôi quen sống trong nhân nhượng, trong dàn hòa, bằng lòng với chút hạnh phúc bé nhỏ, bằng lòng với cái hữu hạn của một kiếp người, nên văn cũng thế, thiếu triệt để, thiếu quyết liệt, không dám đi tới cái tận cùng. Bởi thế nên không thể “lớn” được, cái mà Lê Đạt bảo là “hình như còn thiếu một cái gì đó”. Một đời đã sống như thế, chỉ còn vài năm thì làm sao sống khác được. Sống không khác, thơ văn làm sao mà khác!”.
Nhà văn Nguyễn Khải luôn khép kín với những ồn ào và đua chen xung quanh. Vì vậy, mỗi khi viết thư cho bạn bè là một dịp tỏ bày tâm can. Câu than vãn “sống không khác, thơ văn làm sao mà khác” nghe như một tiếng thở dài chua chát.
Đọc lại lá thư cũ của Nguyễn Khải, không chỉ trào dâng nỗi tiếc nhớ ông, mà để thấm thía nghề cầm bút nhọc nhằn ở đất nước chúng ta!
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/11/11/105878/Doc-lai-mot-la-thu-cua-Nguyen-Khai.aspx