Tham Khảo
Đối phó Trump, châu Âu đi tìm sự ổn định
Dù đến mùa thu 2017 nước Đức mới tổ chức tổng tuyển cử nhưng bà Angela Merkel vừa sớm tuyên bố sẽ ra tái tranh cử chức Thủ tướng Đức nhiệm kỳ 4.
Việc bà Angela Merkel tranh cử Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 và việc chính trị gia lão làng như ông Francois Fillon thăng tiến mạnh tại Pháp có thể là chỉ dấu cho thấy châu Âu đang đi tìm sự ổn định truyền thống nhằm đối mặt với các chính sách khó lường từ Donald Trump.
Chính trường Pháp vừa chứng kiến một bất ngờ lớn: ông Francois Fillon, cựu Thủ tướng Pháp trong năm năm 2007-2012 dưới thời ông Nicolas Sarkozy, vừa trở thành người chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 các đảng cánh hữu tại Pháp và gần như chắc chắn sẽ đại diện cho cánh chính trị này tham gia tranh cử Tổng thống Pháp 2017.
Gọi là bất ngờ vì suốt gần một năm tranh cử của cánh hữu vừa qua, Fillon là cái tên mờ nhạt, chỉ được đánh giá là ứng viên thứ 4, thậm chí thứ 5 trong số những người có cơ hội lớn nhất đại diện cho cánh hữu. Cho đến cách đây một tháng, mọi cuộc thăm dò dư luận tại Pháp đều nhận định Francois Fillon giỏi lắm cũng chỉ có thể đứng thứ 3 với số phiếu bầu không vượt quá 10%, làm nền cho cuộc đua tay đôi Alain Juppé-Nicolas Sarkozy.
Ông Francois Fillon, cựu Thủ tướng Pháp năm 2007-2012 vừa chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 các đảng cánh hữu tại Pháp và gần như chắc chắn sẽ đại diện cho cánh chính trị này tham gia tranh cử Tổng thống Pháp 2017. Ảnh Shutterstock
Nhưng cuộc thăm dò dư luận cuối cùng vào ngày 18-11, tức 10 ngày sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump tại Mỹ, đã lần đầu tiên chỉ ra cơ hội chiến thắng của Fillon. Kết quả: Fillon chiến thắng áp đảo với 44,1% số phiếu, bỏ xa Alain Juppé, cựu Thủ tướng, cựu Ngoại trưởng (28,6%) và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (20,6%).
Rất khó nói chính xác điều gì khiến Fillon bứt phá mạnh mẽ như thế. Đây là một chính trị gia cổ điển, không phải tuýp “đao to, búa lớn” để gây chú ý như Donald Trump. Với năm năm giữ chức Thủ tướng Pháp, Fillon cũng là người của hệ thống chứ không phải mẫu hình phá cách. Nói cách khác, Fillon không tranh cử trên các tuyên bố chống lại một hệ thống chính trị cũ kỹ, không phải là Donald Trump.
Nhưng, như thế không có nghĩa là cú sốc Donald Trump không tác động đến diễn biến chính trị tại châu Âu mà chỉ là tác động theo cách khác. Khi soi kỹ chương trình tranh cử của Francois Fillon, các nhà phân tích chính trị Pháp thấy hai điểm nổi bật: một chương trình kinh tế theo đường lối tự do cứng rắn, hứa hẹn sẽ có những cải cách táo bạo (như việc cho nghỉ việc 500.000 công chức nhà nước) và một đường lối đối ngoại thân Nga.
Chi tiết thứ hai rất đáng chú ý bởi trong tất cả 7 ứng viên cánh hữu, Fillon là người duy nhất theo đuổi chính sách thân Moscow, muốn hàn gắn lại quan hệ với Nga và thậm chí muốn đưa Nga vào quỹ đạo phát triển của châu Âu. Quan điểm này được Fillon tuyên truyền mạnh trong giai đoạn tranh cử nước rút và trùng hợp với sự thăng tiến mạnh của Fillon trong thời điểm này.
Pascal Perrineau, nhà chính trị học nổi tiếng thuộc trường Chính trị Paris, nhận định: “Rất khó nói liệu có phải quan điểm thân Nga đã giúp Fillon ghi điểm mạnh hay không nhưng rõ ràng đó là một trong những quan điểm nổi bật nhất trong chiến dịch tranh cử của ông ấy và các cử tri bầu cho Fillon không thể không biết điều này”.
Cũng theo Perrineau, nhìn chung cử tri lựa chọn Fillon vì đó là hình mẫu chính trị gia đáng tin cậy, có kinh nghiệm lãnh đạo, theo phong cách cánh hữu truyền thống (Công giáo, bảo thủ, đề cao giá trị gia đình). Francois Fillon đại diện cho một sự ổn định, chắc chắn, không tai tiếng như Sarkozy, không quá ôn hòa như Juppé và chính sách đối ngoại thân thiện với Nga cũng tránh cho nước Pháp rơi vào các rủi ro an ninh lớn trong bối cảnh nước Mỹ dưới thời Donald Trump có thể rút bớt sự can dự vào châu Âu.
Cần thêm thời gian và thử thách lớn nhất trong vài tháng tới (bầu cử Tổng thống Pháp) để khẳng định xem liệu sự thăng tiến của Francois Fillon có thể trở thành một xu hướng lớn tại châu Âu nhằm phản ứng trước sự thay đổi chính quyền (và chính sách) ở Washington hay không nhưng rõ ràng là các chiến thuật mà Donald Trump sử dụng thành công tại Mỹ tạm thời chưa mang lại hiệu quả cho các chính trị gia Pháp muốn tận dụng cơn sóng Trump để nổi lên, ở đây là Nicolas Sarkozy.
Cũng có thể nhìn sang Đức để thấy các nhà lãnh đạo nước này cũng đang đi tìm kiếm sự ổn định để trấn an phần nào tâm lý hoang mang ở châu Âu mà chiến thắng của Donald Trump bên kia Đại Tây Dương gây ra. Dù đến mùa thu 2017 nước Đức mới tổ chức tổng tuyển cử nhưng bà Angela Merkel vừa sớm tuyên bố sẽ ra tái tranh cử chức Thủ tướng Đức nhiệm kỳ 4.
Đó là một tuyên bố mang nặng tính chiến lược vào thời điểm này bởi sau khi ông Donald Trump đắc cử ở Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng bà Merkel giờ đây đã trở thành nhà lãnh đạo dẫn đầu thế giới tự do phương Tây chống lại các chính sách khó lường mà ông Trump có thể tiến hành. Vài ngày trước tại Berlin, đích thân Tổng thống Barack Obama đã trao vai trò đó lại cho bà Merkel, người mà ông Obama không ít lần ca ngợi là “người đối thoại đáng tin cậy nhất” của mình trong tám năm làm Tổng thống Mỹ. Trước một tương lai nhiều phần bất định với Donald Trump, hai cường quốc hàng đầu châu Âu có vẻ đang tìm cách siết chặt sự ổn định để có thể đứng vững.
nguồn: baomoi.com
VT chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đối phó Trump, châu Âu đi tìm sự ổn định
Dù đến mùa thu 2017 nước Đức mới tổ chức tổng tuyển cử nhưng bà Angela Merkel vừa sớm tuyên bố sẽ ra tái tranh cử chức Thủ tướng Đức nhiệm kỳ 4.
Việc bà Angela Merkel tranh cử Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4 và việc chính trị gia lão làng như ông Francois Fillon thăng tiến mạnh tại Pháp có thể là chỉ dấu cho thấy châu Âu đang đi tìm sự ổn định truyền thống nhằm đối mặt với các chính sách khó lường từ Donald Trump.
Chính trường Pháp vừa chứng kiến một bất ngờ lớn: ông Francois Fillon, cựu Thủ tướng Pháp trong năm năm 2007-2012 dưới thời ông Nicolas Sarkozy, vừa trở thành người chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 các đảng cánh hữu tại Pháp và gần như chắc chắn sẽ đại diện cho cánh chính trị này tham gia tranh cử Tổng thống Pháp 2017.
Gọi là bất ngờ vì suốt gần một năm tranh cử của cánh hữu vừa qua, Fillon là cái tên mờ nhạt, chỉ được đánh giá là ứng viên thứ 4, thậm chí thứ 5 trong số những người có cơ hội lớn nhất đại diện cho cánh hữu. Cho đến cách đây một tháng, mọi cuộc thăm dò dư luận tại Pháp đều nhận định Francois Fillon giỏi lắm cũng chỉ có thể đứng thứ 3 với số phiếu bầu không vượt quá 10%, làm nền cho cuộc đua tay đôi Alain Juppé-Nicolas Sarkozy.
Ông Francois Fillon, cựu Thủ tướng Pháp năm 2007-2012 vừa chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 các đảng cánh hữu tại Pháp và gần như chắc chắn sẽ đại diện cho cánh chính trị này tham gia tranh cử Tổng thống Pháp 2017. Ảnh Shutterstock
Nhưng cuộc thăm dò dư luận cuối cùng vào ngày 18-11, tức 10 ngày sau chiến thắng bất ngờ của ông Donald Trump tại Mỹ, đã lần đầu tiên chỉ ra cơ hội chiến thắng của Fillon. Kết quả: Fillon chiến thắng áp đảo với 44,1% số phiếu, bỏ xa Alain Juppé, cựu Thủ tướng, cựu Ngoại trưởng (28,6%) và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (20,6%).
Rất khó nói chính xác điều gì khiến Fillon bứt phá mạnh mẽ như thế. Đây là một chính trị gia cổ điển, không phải tuýp “đao to, búa lớn” để gây chú ý như Donald Trump. Với năm năm giữ chức Thủ tướng Pháp, Fillon cũng là người của hệ thống chứ không phải mẫu hình phá cách. Nói cách khác, Fillon không tranh cử trên các tuyên bố chống lại một hệ thống chính trị cũ kỹ, không phải là Donald Trump.
Nhưng, như thế không có nghĩa là cú sốc Donald Trump không tác động đến diễn biến chính trị tại châu Âu mà chỉ là tác động theo cách khác. Khi soi kỹ chương trình tranh cử của Francois Fillon, các nhà phân tích chính trị Pháp thấy hai điểm nổi bật: một chương trình kinh tế theo đường lối tự do cứng rắn, hứa hẹn sẽ có những cải cách táo bạo (như việc cho nghỉ việc 500.000 công chức nhà nước) và một đường lối đối ngoại thân Nga.
Chi tiết thứ hai rất đáng chú ý bởi trong tất cả 7 ứng viên cánh hữu, Fillon là người duy nhất theo đuổi chính sách thân Moscow, muốn hàn gắn lại quan hệ với Nga và thậm chí muốn đưa Nga vào quỹ đạo phát triển của châu Âu. Quan điểm này được Fillon tuyên truyền mạnh trong giai đoạn tranh cử nước rút và trùng hợp với sự thăng tiến mạnh của Fillon trong thời điểm này.
Pascal Perrineau, nhà chính trị học nổi tiếng thuộc trường Chính trị Paris, nhận định: “Rất khó nói liệu có phải quan điểm thân Nga đã giúp Fillon ghi điểm mạnh hay không nhưng rõ ràng đó là một trong những quan điểm nổi bật nhất trong chiến dịch tranh cử của ông ấy và các cử tri bầu cho Fillon không thể không biết điều này”.
Cũng theo Perrineau, nhìn chung cử tri lựa chọn Fillon vì đó là hình mẫu chính trị gia đáng tin cậy, có kinh nghiệm lãnh đạo, theo phong cách cánh hữu truyền thống (Công giáo, bảo thủ, đề cao giá trị gia đình). Francois Fillon đại diện cho một sự ổn định, chắc chắn, không tai tiếng như Sarkozy, không quá ôn hòa như Juppé và chính sách đối ngoại thân thiện với Nga cũng tránh cho nước Pháp rơi vào các rủi ro an ninh lớn trong bối cảnh nước Mỹ dưới thời Donald Trump có thể rút bớt sự can dự vào châu Âu.
Cần thêm thời gian và thử thách lớn nhất trong vài tháng tới (bầu cử Tổng thống Pháp) để khẳng định xem liệu sự thăng tiến của Francois Fillon có thể trở thành một xu hướng lớn tại châu Âu nhằm phản ứng trước sự thay đổi chính quyền (và chính sách) ở Washington hay không nhưng rõ ràng là các chiến thuật mà Donald Trump sử dụng thành công tại Mỹ tạm thời chưa mang lại hiệu quả cho các chính trị gia Pháp muốn tận dụng cơn sóng Trump để nổi lên, ở đây là Nicolas Sarkozy.
Cũng có thể nhìn sang Đức để thấy các nhà lãnh đạo nước này cũng đang đi tìm kiếm sự ổn định để trấn an phần nào tâm lý hoang mang ở châu Âu mà chiến thắng của Donald Trump bên kia Đại Tây Dương gây ra. Dù đến mùa thu 2017 nước Đức mới tổ chức tổng tuyển cử nhưng bà Angela Merkel vừa sớm tuyên bố sẽ ra tái tranh cử chức Thủ tướng Đức nhiệm kỳ 4.
Đó là một tuyên bố mang nặng tính chiến lược vào thời điểm này bởi sau khi ông Donald Trump đắc cử ở Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng bà Merkel giờ đây đã trở thành nhà lãnh đạo dẫn đầu thế giới tự do phương Tây chống lại các chính sách khó lường mà ông Trump có thể tiến hành. Vài ngày trước tại Berlin, đích thân Tổng thống Barack Obama đã trao vai trò đó lại cho bà Merkel, người mà ông Obama không ít lần ca ngợi là “người đối thoại đáng tin cậy nhất” của mình trong tám năm làm Tổng thống Mỹ. Trước một tương lai nhiều phần bất định với Donald Trump, hai cường quốc hàng đầu châu Âu có vẻ đang tìm cách siết chặt sự ổn định để có thể đứng vững.
nguồn: baomoi.com
VT chuyen