Tham Khảo
Donald Trump: Giữa mộng và thực !
TTCT - Thực tế tình hình thế giới (cũng như trong nước) từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã sớm cho thấy giữa mộng và thực là cả một khoảng cách lớn.
TTCT - Thực tế tình hình thế giới (cũng như trong nước) từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã sớm cho thấy giữa mộng và thực là cả một khoảng cách lớn.
Tân Tổng thống Donald Trump (phải) tươi cười với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,
nhưng quan hệ Mỹ - Nhật sẽ đối diện nhiều thử thách phía trước
Tất
nhiên, trào tổng thống nào cũng bắt đầu bằng những ước mơ. Tám năm
trước, ông Barack Obama ấp ủ “Chúng ta có thể thay đổi”, nay đến lượt
ông Donald Trump khát khao “Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Cùng nhau!” (khẩu hiệu đăng trên trang chủ Nhà Trắng). Tám năm trước, ông Obama rất thận trọng khi đợi đến ngày 4-6-2009, tức 5 tháng rưỡi sau ngày nhậm chức, mới lần đầu tiên “xuất hiện” trước thế giới bằng bài diễn văn “Một sự khởi đầu mới” đọc tại Đại học Cairo của Ai Cập, bài diễn văn được đánh giá là gửi đến thế giới Hồi giáo.
Đó là một chọn lựa rất kỹ lưỡng: (1) thời gian - đủ để ông Obama nắm tình hình thế giới và có những định hình hoặc điều chỉnh quan điểm để rồi hoạch định chính sách cùng cách tiếp cận; và (2) địa điểm đầy tính học thuật - đủ cởi mở về tinh thần để có thể “trao đổi” ở một xã hội Hồi giáo không (hay chưa) sa đà vào những cực đoan ở các nơi khác.
Thận trọng đến thế mà kết quả chung cuộc 8 năm sau lại là vũng lầy Trung Đông, Syria, Ukraine, Thái Bình Dương... Một di sản được người kế nhiệm Trump chấm điểm bằng khẩu hiệu “Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, tức nước Mỹ đã bớt “vĩ đại” rồi, nay cần ông Trump xốc dậy!
Bất chiến tự nhiên thành
Ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump ký bản ghi nhớ “lệnh cho đại diện thương mại Hoa Kỳ rút tư cách thành viên ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hầu để nước Mỹ rút vĩnh viễn khỏi các cuộc đàm phán TPP...”.
Trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đến trưa 24-1-2017 vẫn còn giải thích về TPP như sau:
“Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam và chín quốc gia khác đang trên bàn đàm phán về tự do thương mại cấp cao, đề cập tới những vấn đề thương mại mới và những thử thách của thế kỷ 21.
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là cơ hội dành cho tất cả các nền kinh tế lớn phát triển nhanh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - các nước phát triển và đang phát triển - hợp nhất thành một khối kinh tế đại diện cho khoảng 30% GDP toàn cầu.
Sự thành công của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, xóa tan rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm cho mọi người...”, ...chưa kịp bổ sung lệnh mới ngày 23-1 của ông Trump.
Một quyết định mà báo chí quốc tế, số đông, không thể không thấy tiếc - tức giùm. Tờ báo kinh tế tài chính Forbes nhận xét:
“Đó là một món quà cho Trung Quốc, và không ai sung sướng về việc này cho bằng Chính phủ Trung Quốc Tập Cận Bình”.
Báo Pháp Le Nouvel Observateur 31-1-2017 cũng chua chát:
“Trump rút khỏi thỏa thuận TPP... Trung Quốc xoa tay. Quyết định rút ra khỏi TPP cho thấy... khả năng đáng nể tự bắn vào chân mình, Jean-Francois Boittin, chuyên gia kinh tế quốc tế, đánh giá”.
Về phía Trung Quốc, những bình luận đầu tiên là của tờ South China Morning Post từ Hong Kong ngày 24-1-2017. Tờ báo này phân tích:
“Tại sao việc Trump rút khỏi TPP là điều tốt lành cho Trung Quốc?”.
Còn từ lục địa, phản ứng chậm rãi hơn, sau hơn 10 ngày nghiền ngẫm món lộc từ trên trời rơi xuống này, tờ báo của chính phủ China Daily ngày 5-2-2017 mới nhận xét:
“Còn quá sớm để dự đoán những hành động sau lễ nhậm chức của ông Donald Trump sẽ phù hợp hay không với những lời hứa trước bầu cử.
Tuy nhiên, những ngày đầu tiên nắm quyền đã là dấu chỉ của ý nguyện chân thành của ông là hành động phù hợp với nghị trình hứa hẹn đã giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Một dấu hiệu ban đầu của xu hướng này là quyết định của ông về việc từ bỏ TPP”.
China Daily “đánh trống” ăn mừng:
“Nhìn thoáng qua đã thấy rằng cuộc xoay trục của Mỹ về châu Á do Obama lãnh đạo nay đang phải chịu một đòn xiểng niểng.
Hiệp định TPP vốn nhằm thúc đẩy những nỗ lực của cựu tổng thống để bao vây Trung Quốc về kinh tế và thương mại. Giờ đây, khi mà chính sách này không thể được thực hiện thông qua TPP nữa, một cuộc tranh luận về các hậu quả cũng như những gì cần làm tiếp theo sẽ rất lý thú”.
Thật chẳng khác gì ông Trump đã chấp cả xe lẫn pháo, nay ông Tập cứ thế mà xua chốt, mã qua sông...
Nay khi ông Trump đã “hạ thủ bất hoàn” rồi, tờ China Daily bình luận thêm, không giấu giọng hả hê:
“Trong thời gian khoảng một năm, cả nước (Trung Quốc) đã vừa tập trung chú ý đến các lập luận của Trump, vừa từng bước triển khai các chính sách của mình.
Bắt đầu là chính sách Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm bày tỏ ý muốn thúc đẩy đàm phán về thương mại, hàng hóa và dịch vụ cùng lúc với cải thiện việc tiếp cận thị trường đầu tư trong 16 nền kinh tế thành viên ở châu Á.
Gần đây, một quyển Sách trắng về chính sách của Trung Quốc về hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đặc biệt giới thiệu RCEP. Song song, Trung Quốc còn ra sức thúc đẩy hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ rõ ưu tiên này trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC Lima chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”.
Tức là, một năm qua, trong khi ứng cử viên Trump đang mải mê nay tuyên bố bảo vệ công ăn việc làm của người lao động Mỹ, mai cam kết chấm dứt những hiệp định đa phương thì các kinh tế gia Trung Quốc tập trung bài binh bố trận RCEP nhằm “đón lõng” những nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương “sẩy đàn, mất tổ” TPP vì quyết định lịch sử của tân Tổng thống Trump.
China Daily không giấu giếm:
“Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu sắc lệnh hành pháp của Trump về TPP có thể tăng tốc việc Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình không. Câu trả lời là có.
Mặc dù chiến lược của Bắc Kinh là vẫn từng bước triển khai (RCEP), mà không đặt cược vào cửa Trump thắng cử, thì khoảng trống hiện tại vẫn có thể được lấp đầy bởi các chính sách kinh tế của Trung Quốc... Từng bước, RCEP nhất định sẽ là một giải pháp thay thế cho TPP... Về vấn đề này, truyền thông chính thống của Mỹ quả có lý”.
Có lý ở chỗ nếu Forbes gọi quyết định của ông Trump là “món quà cho Trung Quốc”, thì CNN than thở rằng “cánh cửa đã mở ra cho Bắc Kinh để thúc đẩy thương hiệu thương mại của mình”. The Washington Post cũng bực dọc trách cứ: “Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 đã để cho Trung Quốc giành chiến thắng lớn đầu tiên của họ”.
Khuôn phép cũ
Có thể êkip của ông Trump gồm những người đã lớn lên trong cảm xúc về các cuộc thư hùng đấu pháo giữa Đài Loan và Trung Quốc ở Kim Môn và Mã Tổ, nên nghiêng về ý định sử dụng Đài Loan như là một lá bài trao đổi, qua việc tiếp đón lãnh đạo và đại diện Đài Loan sang Mỹ trước và nhân lễ nhậm chức cùng những phát biểu kiểu “chẳng bị trói buộc gì chuyện Đài Loan” của ông Trump.
Nhưng thách đố kiểu “tài tử” đó đã bị Bắc Kinh “dập” ngay. China Daily ngày 15-1-2017 cảnh cáo:
“Trump đang đùa với lửa trong trò chơi Đài Loan”.
Văn phong của bài xã luận nhắn nhủ tổng thống Mỹ (cho dù là tương lai) nặng nề chưa từng thấy:
“Khi cần khoan dung thì truyền thống của chúng tôi là mở lòng từ bi. Đó là lý do tại sao có người vẫn yên ổn dù hai lần phạm sai lầm...”.
Song, bất quá tam. Khi tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump phá thông lệ lễ tân lâu đời của đất nước mình mà đáp trả “cuộc gọi điện thoại chúc mừng” của lãnh đạo Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ gọi đó là một “trò trêu ngươi” của Đài Loan.
Đến khi chính ông Trump, 9 ngày sau đó, nói với Fox News rằng Hoa Kỳ sẽ không bị trói buộc bởi chính sách “một Trung Quốc”, Bắc Kinh cũng chỉ giản dị lặp lại rằng đòi hỏi thừa nhận nguyên tắc “một Trung Quốc” là cơ bản, không thể thương lượng, vì quan hệ lành mạnh của các bên.
Nhưng có vẻ những lời cảnh cáo từ bên kia Thái Bình Dương rốt cuộc đã tới tai ông Trump, nên trong cuộc điện đàm với ông Tập ngày 10-2-2017 vừa rồi, tổng thống Mỹ đã thay đổi hoàn toàn lập trường khi tuyên bố vẫn cam kết với chính sách “một Trung Quốc”.
Tờ New York Times 10-2-2017 chạy tít:
“Bằng cách quay ngược chuyện Đài Loan, Trump đã dành cho Trung Quốc thế thượng phong”.
Tờ báo này trích phát biểu của Shi Yinhong (Thời Ân Hoằng), giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân, nói:
“Trump đã thua cuộc đấu đầu tiên với Tập, và sẽ bị xem như là một con cọp giấy. Điều đó sẽ được diễn giải ở Trung Quốc như một đại thắng lợi được nhấn mạnh của ông Tập trong việc đối phó với ông Trump”.
Có lẽ trong số những người xem ông Trump là “hổ giấy” có cả ông Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vào đầu năm đã khoe sẽ sớm hoàn tất chương trình vũ khí hạt nhân có thể vươn tới Mỹ, khiến ông Trump phải đích thân đe trên tài khoản Twitter của mình hôm 3-1-2017 rằng “điều đó sẽ không được phép xảy ra!”.
Thế nhưng, hôm chủ nhật 12-1 vừa qua, tức chỉ một ngày sau cú điện đàm “hữu hảo” Trump - Tập, Bình Nhưỡng phóng đi một quả tên lửa đạn đạo ngay khi ông Trump còn đang tiếp quốc khách Shinzo Abe ở Florida!
Tất nhiên, hiểu rõ mình chính là “đích nhắm”, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã đề cập vụ này ngay trong tuyên bố chung:
“Vụ phóng tên lửa mới nhất của Bắc Triều Tiên là tuyệt đối không thể chấp nhận được”.
Về phần ông Trump, trong đáp từ dài 32 chữ không nhắc gì đến vụ việc mà chỉ hứa chung chung:
“Tôi chỉ muốn mọi người hiểu và biết rõ rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản, đồng minh lớn của mình, 100 phần trăm”.
Bởi thế, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó mới thấy nhu cầu phải “lôi” ông Trump vào trong phát biểu của mình:
“Cũng có thể tin rằng đây (vụ phóng tên lửa của Triều Tiên) là sự khiêu khích vũ trang nhằm trắc nghiệm phản ứng của tân chính quyền Hoa Kỳ dưới quyền Tổng thống Trump”.
Mãi đến cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày hôm sau, 13-1, ông Trump mới đề cập đến vụ phóng tên lửa và gọi đây là một mối đe dọa nguy hiểm.
Chuyện ông Trump không cùng “khổ chủ” Abe lên tiếng phản đối mà chỉ giãi bày với một “bên thứ ba” cho thấy có vẻ như ông đã tìm hiểu thêm được khá nhiều những ràng buộc và khuôn phép của chiếc ghế vẫn được gọi là quyền lực nhất hành tinh, để mà biết rằng rất nhiều khi đời không như là mơ!
TTCT - Thực tế tình hình thế giới (cũng như trong nước) từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã sớm cho thấy giữa mộng và thực là cả một khoảng cách lớn.
Tân Tổng thống Donald Trump (phải) tươi cười với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,
nhưng quan hệ Mỹ - Nhật sẽ đối diện nhiều thử thách phía trước
Cùng nhau!” (khẩu hiệu đăng trên trang chủ Nhà Trắng). Tám năm trước, ông Obama rất thận trọng khi đợi đến ngày 4-6-2009, tức 5 tháng rưỡi sau ngày nhậm chức, mới lần đầu tiên “xuất hiện” trước thế giới bằng bài diễn văn “Một sự khởi đầu mới” đọc tại Đại học Cairo của Ai Cập, bài diễn văn được đánh giá là gửi đến thế giới Hồi giáo.
Đó là một chọn lựa rất kỹ lưỡng: (1) thời gian - đủ để ông Obama nắm tình hình thế giới và có những định hình hoặc điều chỉnh quan điểm để rồi hoạch định chính sách cùng cách tiếp cận; và (2) địa điểm đầy tính học thuật - đủ cởi mở về tinh thần để có thể “trao đổi” ở một xã hội Hồi giáo không (hay chưa) sa đà vào những cực đoan ở các nơi khác.
Thận trọng đến thế mà kết quả chung cuộc 8 năm sau lại là vũng lầy Trung Đông, Syria, Ukraine, Thái Bình Dương... Một di sản được người kế nhiệm Trump chấm điểm bằng khẩu hiệu “Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, tức nước Mỹ đã bớt “vĩ đại” rồi, nay cần ông Trump xốc dậy!
Bất chiến tự nhiên thành
Ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump ký bản ghi nhớ “lệnh cho đại diện thương mại Hoa Kỳ rút tư cách thành viên ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hầu để nước Mỹ rút vĩnh viễn khỏi các cuộc đàm phán TPP...”.
Trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đến trưa 24-1-2017 vẫn còn giải thích về TPP như sau:
“Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam và chín quốc gia khác đang trên bàn đàm phán về tự do thương mại cấp cao, đề cập tới những vấn đề thương mại mới và những thử thách của thế kỷ 21.
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là cơ hội dành cho tất cả các nền kinh tế lớn phát triển nhanh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - các nước phát triển và đang phát triển - hợp nhất thành một khối kinh tế đại diện cho khoảng 30% GDP toàn cầu.
Sự thành công của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, xóa tan rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm cho mọi người...”, ...chưa kịp bổ sung lệnh mới ngày 23-1 của ông Trump.
Một quyết định mà báo chí quốc tế, số đông, không thể không thấy tiếc - tức giùm. Tờ báo kinh tế tài chính Forbes nhận xét:
“Đó là một món quà cho Trung Quốc, và không ai sung sướng về việc này cho bằng Chính phủ Trung Quốc Tập Cận Bình”.
Báo Pháp Le Nouvel Observateur 31-1-2017 cũng chua chát:
“Trump rút khỏi thỏa thuận TPP... Trung Quốc xoa tay. Quyết định rút ra khỏi TPP cho thấy... khả năng đáng nể tự bắn vào chân mình, Jean-Francois Boittin, chuyên gia kinh tế quốc tế, đánh giá”.
Về phía Trung Quốc, những bình luận đầu tiên là của tờ South China Morning Post từ Hong Kong ngày 24-1-2017. Tờ báo này phân tích:
“Tại sao việc Trump rút khỏi TPP là điều tốt lành cho Trung Quốc?”.
Còn từ lục địa, phản ứng chậm rãi hơn, sau hơn 10 ngày nghiền ngẫm món lộc từ trên trời rơi xuống này, tờ báo của chính phủ China Daily ngày 5-2-2017 mới nhận xét:
“Còn quá sớm để dự đoán những hành động sau lễ nhậm chức của ông Donald Trump sẽ phù hợp hay không với những lời hứa trước bầu cử.
Tuy nhiên, những ngày đầu tiên nắm quyền đã là dấu chỉ của ý nguyện chân thành của ông là hành động phù hợp với nghị trình hứa hẹn đã giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Một dấu hiệu ban đầu của xu hướng này là quyết định của ông về việc từ bỏ TPP”.
China Daily “đánh trống” ăn mừng:
“Nhìn thoáng qua đã thấy rằng cuộc xoay trục của Mỹ về châu Á do Obama lãnh đạo nay đang phải chịu một đòn xiểng niểng.
Hiệp định TPP vốn nhằm thúc đẩy những nỗ lực của cựu tổng thống để bao vây Trung Quốc về kinh tế và thương mại. Giờ đây, khi mà chính sách này không thể được thực hiện thông qua TPP nữa, một cuộc tranh luận về các hậu quả cũng như những gì cần làm tiếp theo sẽ rất lý thú”.
Thật chẳng khác gì ông Trump đã chấp cả xe lẫn pháo, nay ông Tập cứ thế mà xua chốt, mã qua sông...
Nay khi ông Trump đã “hạ thủ bất hoàn” rồi, tờ China Daily bình luận thêm, không giấu giọng hả hê:
“Trong thời gian khoảng một năm, cả nước (Trung Quốc) đã vừa tập trung chú ý đến các lập luận của Trump, vừa từng bước triển khai các chính sách của mình.
Bắt đầu là chính sách Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm bày tỏ ý muốn thúc đẩy đàm phán về thương mại, hàng hóa và dịch vụ cùng lúc với cải thiện việc tiếp cận thị trường đầu tư trong 16 nền kinh tế thành viên ở châu Á.
Gần đây, một quyển Sách trắng về chính sách của Trung Quốc về hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đặc biệt giới thiệu RCEP. Song song, Trung Quốc còn ra sức thúc đẩy hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ rõ ưu tiên này trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC Lima chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”.
Tức là, một năm qua, trong khi ứng cử viên Trump đang mải mê nay tuyên bố bảo vệ công ăn việc làm của người lao động Mỹ, mai cam kết chấm dứt những hiệp định đa phương thì các kinh tế gia Trung Quốc tập trung bài binh bố trận RCEP nhằm “đón lõng” những nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương “sẩy đàn, mất tổ” TPP vì quyết định lịch sử của tân Tổng thống Trump.
China Daily không giấu giếm:
“Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu sắc lệnh hành pháp của Trump về TPP có thể tăng tốc việc Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình không. Câu trả lời là có.
Mặc dù chiến lược của Bắc Kinh là vẫn từng bước triển khai (RCEP), mà không đặt cược vào cửa Trump thắng cử, thì khoảng trống hiện tại vẫn có thể được lấp đầy bởi các chính sách kinh tế của Trung Quốc... Từng bước, RCEP nhất định sẽ là một giải pháp thay thế cho TPP... Về vấn đề này, truyền thông chính thống của Mỹ quả có lý”.
Có lý ở chỗ nếu Forbes gọi quyết định của ông Trump là “món quà cho Trung Quốc”, thì CNN than thở rằng “cánh cửa đã mở ra cho Bắc Kinh để thúc đẩy thương hiệu thương mại của mình”. The Washington Post cũng bực dọc trách cứ: “Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 đã để cho Trung Quốc giành chiến thắng lớn đầu tiên của họ”.
Khuôn phép cũ
Có thể êkip của ông Trump gồm những người đã lớn lên trong cảm xúc về các cuộc thư hùng đấu pháo giữa Đài Loan và Trung Quốc ở Kim Môn và Mã Tổ, nên nghiêng về ý định sử dụng Đài Loan như là một lá bài trao đổi, qua việc tiếp đón lãnh đạo và đại diện Đài Loan sang Mỹ trước và nhân lễ nhậm chức cùng những phát biểu kiểu “chẳng bị trói buộc gì chuyện Đài Loan” của ông Trump.
Nhưng thách đố kiểu “tài tử” đó đã bị Bắc Kinh “dập” ngay. China Daily ngày 15-1-2017 cảnh cáo:
“Trump đang đùa với lửa trong trò chơi Đài Loan”.
Văn phong của bài xã luận nhắn nhủ tổng thống Mỹ (cho dù là tương lai) nặng nề chưa từng thấy:
“Khi cần khoan dung thì truyền thống của chúng tôi là mở lòng từ bi. Đó là lý do tại sao có người vẫn yên ổn dù hai lần phạm sai lầm...”.
Song, bất quá tam. Khi tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump phá thông lệ lễ tân lâu đời của đất nước mình mà đáp trả “cuộc gọi điện thoại chúc mừng” của lãnh đạo Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ gọi đó là một “trò trêu ngươi” của Đài Loan.
Đến khi chính ông Trump, 9 ngày sau đó, nói với Fox News rằng Hoa Kỳ sẽ không bị trói buộc bởi chính sách “một Trung Quốc”, Bắc Kinh cũng chỉ giản dị lặp lại rằng đòi hỏi thừa nhận nguyên tắc “một Trung Quốc” là cơ bản, không thể thương lượng, vì quan hệ lành mạnh của các bên.
Nhưng có vẻ những lời cảnh cáo từ bên kia Thái Bình Dương rốt cuộc đã tới tai ông Trump, nên trong cuộc điện đàm với ông Tập ngày 10-2-2017 vừa rồi, tổng thống Mỹ đã thay đổi hoàn toàn lập trường khi tuyên bố vẫn cam kết với chính sách “một Trung Quốc”.
Tờ New York Times 10-2-2017 chạy tít:
“Bằng cách quay ngược chuyện Đài Loan, Trump đã dành cho Trung Quốc thế thượng phong”.
Tờ báo này trích phát biểu của Shi Yinhong (Thời Ân Hoằng), giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân, nói:
“Trump đã thua cuộc đấu đầu tiên với Tập, và sẽ bị xem như là một con cọp giấy. Điều đó sẽ được diễn giải ở Trung Quốc như một đại thắng lợi được nhấn mạnh của ông Tập trong việc đối phó với ông Trump”.
Có lẽ trong số những người xem ông Trump là “hổ giấy” có cả ông Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vào đầu năm đã khoe sẽ sớm hoàn tất chương trình vũ khí hạt nhân có thể vươn tới Mỹ, khiến ông Trump phải đích thân đe trên tài khoản Twitter của mình hôm 3-1-2017 rằng “điều đó sẽ không được phép xảy ra!”.
Thế nhưng, hôm chủ nhật 12-1 vừa qua, tức chỉ một ngày sau cú điện đàm “hữu hảo” Trump - Tập, Bình Nhưỡng phóng đi một quả tên lửa đạn đạo ngay khi ông Trump còn đang tiếp quốc khách Shinzo Abe ở Florida!
Tất nhiên, hiểu rõ mình chính là “đích nhắm”, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã đề cập vụ này ngay trong tuyên bố chung:
“Vụ phóng tên lửa mới nhất của Bắc Triều Tiên là tuyệt đối không thể chấp nhận được”.
Về phần ông Trump, trong đáp từ dài 32 chữ không nhắc gì đến vụ việc mà chỉ hứa chung chung:
“Tôi chỉ muốn mọi người hiểu và biết rõ rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản, đồng minh lớn của mình, 100 phần trăm”.
Bởi thế, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó mới thấy nhu cầu phải “lôi” ông Trump vào trong phát biểu của mình:
“Cũng có thể tin rằng đây (vụ phóng tên lửa của Triều Tiên) là sự khiêu khích vũ trang nhằm trắc nghiệm phản ứng của tân chính quyền Hoa Kỳ dưới quyền Tổng thống Trump”.
Mãi đến cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày hôm sau, 13-1, ông Trump mới đề cập đến vụ phóng tên lửa và gọi đây là một mối đe dọa nguy hiểm.
Chuyện ông Trump không cùng “khổ chủ” Abe lên tiếng phản đối mà chỉ giãi bày với một “bên thứ ba” cho thấy có vẻ như ông đã tìm hiểu thêm được khá nhiều những ràng buộc và khuôn phép của chiếc ghế vẫn được gọi là quyền lực nhất hành tinh, để mà biết rằng rất nhiều khi đời không như là mơ!
DANH ĐỨC
18.02.2017
tuoitre online
18.02.2017
tuoitre online
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Donald Trump: Giữa mộng và thực !
TTCT - Thực tế tình hình thế giới (cũng như trong nước) từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã sớm cho thấy giữa mộng và thực là cả một khoảng cách lớn.
TTCT - Thực tế tình hình thế giới (cũng như trong nước) từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng đã sớm cho thấy giữa mộng và thực là cả một khoảng cách lớn.
Tân Tổng thống Donald Trump (phải) tươi cười với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,
nhưng quan hệ Mỹ - Nhật sẽ đối diện nhiều thử thách phía trước
Cùng nhau!” (khẩu hiệu đăng trên trang chủ Nhà Trắng). Tám năm trước, ông Obama rất thận trọng khi đợi đến ngày 4-6-2009, tức 5 tháng rưỡi sau ngày nhậm chức, mới lần đầu tiên “xuất hiện” trước thế giới bằng bài diễn văn “Một sự khởi đầu mới” đọc tại Đại học Cairo của Ai Cập, bài diễn văn được đánh giá là gửi đến thế giới Hồi giáo.
Đó là một chọn lựa rất kỹ lưỡng: (1) thời gian - đủ để ông Obama nắm tình hình thế giới và có những định hình hoặc điều chỉnh quan điểm để rồi hoạch định chính sách cùng cách tiếp cận; và (2) địa điểm đầy tính học thuật - đủ cởi mở về tinh thần để có thể “trao đổi” ở một xã hội Hồi giáo không (hay chưa) sa đà vào những cực đoan ở các nơi khác.
Thận trọng đến thế mà kết quả chung cuộc 8 năm sau lại là vũng lầy Trung Đông, Syria, Ukraine, Thái Bình Dương... Một di sản được người kế nhiệm Trump chấm điểm bằng khẩu hiệu “Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, tức nước Mỹ đã bớt “vĩ đại” rồi, nay cần ông Trump xốc dậy!
Bất chiến tự nhiên thành
Ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump ký bản ghi nhớ “lệnh cho đại diện thương mại Hoa Kỳ rút tư cách thành viên ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hầu để nước Mỹ rút vĩnh viễn khỏi các cuộc đàm phán TPP...”.
Trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đến trưa 24-1-2017 vẫn còn giải thích về TPP như sau:
“Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam và chín quốc gia khác đang trên bàn đàm phán về tự do thương mại cấp cao, đề cập tới những vấn đề thương mại mới và những thử thách của thế kỷ 21.
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là cơ hội dành cho tất cả các nền kinh tế lớn phát triển nhanh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương - các nước phát triển và đang phát triển - hợp nhất thành một khối kinh tế đại diện cho khoảng 30% GDP toàn cầu.
Sự thành công của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, xóa tan rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm cho mọi người...”, ...chưa kịp bổ sung lệnh mới ngày 23-1 của ông Trump.
Một quyết định mà báo chí quốc tế, số đông, không thể không thấy tiếc - tức giùm. Tờ báo kinh tế tài chính Forbes nhận xét:
“Đó là một món quà cho Trung Quốc, và không ai sung sướng về việc này cho bằng Chính phủ Trung Quốc Tập Cận Bình”.
Báo Pháp Le Nouvel Observateur 31-1-2017 cũng chua chát:
“Trump rút khỏi thỏa thuận TPP... Trung Quốc xoa tay. Quyết định rút ra khỏi TPP cho thấy... khả năng đáng nể tự bắn vào chân mình, Jean-Francois Boittin, chuyên gia kinh tế quốc tế, đánh giá”.
Về phía Trung Quốc, những bình luận đầu tiên là của tờ South China Morning Post từ Hong Kong ngày 24-1-2017. Tờ báo này phân tích:
“Tại sao việc Trump rút khỏi TPP là điều tốt lành cho Trung Quốc?”.
Còn từ lục địa, phản ứng chậm rãi hơn, sau hơn 10 ngày nghiền ngẫm món lộc từ trên trời rơi xuống này, tờ báo của chính phủ China Daily ngày 5-2-2017 mới nhận xét:
“Còn quá sớm để dự đoán những hành động sau lễ nhậm chức của ông Donald Trump sẽ phù hợp hay không với những lời hứa trước bầu cử.
Tuy nhiên, những ngày đầu tiên nắm quyền đã là dấu chỉ của ý nguyện chân thành của ông là hành động phù hợp với nghị trình hứa hẹn đã giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Một dấu hiệu ban đầu của xu hướng này là quyết định của ông về việc từ bỏ TPP”.
China Daily “đánh trống” ăn mừng:
“Nhìn thoáng qua đã thấy rằng cuộc xoay trục của Mỹ về châu Á do Obama lãnh đạo nay đang phải chịu một đòn xiểng niểng.
Hiệp định TPP vốn nhằm thúc đẩy những nỗ lực của cựu tổng thống để bao vây Trung Quốc về kinh tế và thương mại. Giờ đây, khi mà chính sách này không thể được thực hiện thông qua TPP nữa, một cuộc tranh luận về các hậu quả cũng như những gì cần làm tiếp theo sẽ rất lý thú”.
Thật chẳng khác gì ông Trump đã chấp cả xe lẫn pháo, nay ông Tập cứ thế mà xua chốt, mã qua sông...
Nay khi ông Trump đã “hạ thủ bất hoàn” rồi, tờ China Daily bình luận thêm, không giấu giọng hả hê:
“Trong thời gian khoảng một năm, cả nước (Trung Quốc) đã vừa tập trung chú ý đến các lập luận của Trump, vừa từng bước triển khai các chính sách của mình.
Bắt đầu là chính sách Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm bày tỏ ý muốn thúc đẩy đàm phán về thương mại, hàng hóa và dịch vụ cùng lúc với cải thiện việc tiếp cận thị trường đầu tư trong 16 nền kinh tế thành viên ở châu Á.
Gần đây, một quyển Sách trắng về chính sách của Trung Quốc về hợp tác an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đặc biệt giới thiệu RCEP. Song song, Trung Quốc còn ra sức thúc đẩy hội nhập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tỏ rõ ưu tiên này trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh APEC Lima chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”.
Tức là, một năm qua, trong khi ứng cử viên Trump đang mải mê nay tuyên bố bảo vệ công ăn việc làm của người lao động Mỹ, mai cam kết chấm dứt những hiệp định đa phương thì các kinh tế gia Trung Quốc tập trung bài binh bố trận RCEP nhằm “đón lõng” những nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương “sẩy đàn, mất tổ” TPP vì quyết định lịch sử của tân Tổng thống Trump.
China Daily không giấu giếm:
“Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu sắc lệnh hành pháp của Trump về TPP có thể tăng tốc việc Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình không. Câu trả lời là có.
Mặc dù chiến lược của Bắc Kinh là vẫn từng bước triển khai (RCEP), mà không đặt cược vào cửa Trump thắng cử, thì khoảng trống hiện tại vẫn có thể được lấp đầy bởi các chính sách kinh tế của Trung Quốc... Từng bước, RCEP nhất định sẽ là một giải pháp thay thế cho TPP... Về vấn đề này, truyền thông chính thống của Mỹ quả có lý”.
Có lý ở chỗ nếu Forbes gọi quyết định của ông Trump là “món quà cho Trung Quốc”, thì CNN than thở rằng “cánh cửa đã mở ra cho Bắc Kinh để thúc đẩy thương hiệu thương mại của mình”. The Washington Post cũng bực dọc trách cứ: “Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 đã để cho Trung Quốc giành chiến thắng lớn đầu tiên của họ”.
Khuôn phép cũ
Có thể êkip của ông Trump gồm những người đã lớn lên trong cảm xúc về các cuộc thư hùng đấu pháo giữa Đài Loan và Trung Quốc ở Kim Môn và Mã Tổ, nên nghiêng về ý định sử dụng Đài Loan như là một lá bài trao đổi, qua việc tiếp đón lãnh đạo và đại diện Đài Loan sang Mỹ trước và nhân lễ nhậm chức cùng những phát biểu kiểu “chẳng bị trói buộc gì chuyện Đài Loan” của ông Trump.
Nhưng thách đố kiểu “tài tử” đó đã bị Bắc Kinh “dập” ngay. China Daily ngày 15-1-2017 cảnh cáo:
“Trump đang đùa với lửa trong trò chơi Đài Loan”.
Văn phong của bài xã luận nhắn nhủ tổng thống Mỹ (cho dù là tương lai) nặng nề chưa từng thấy:
“Khi cần khoan dung thì truyền thống của chúng tôi là mở lòng từ bi. Đó là lý do tại sao có người vẫn yên ổn dù hai lần phạm sai lầm...”.
Song, bất quá tam. Khi tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump phá thông lệ lễ tân lâu đời của đất nước mình mà đáp trả “cuộc gọi điện thoại chúc mừng” của lãnh đạo Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ gọi đó là một “trò trêu ngươi” của Đài Loan.
Đến khi chính ông Trump, 9 ngày sau đó, nói với Fox News rằng Hoa Kỳ sẽ không bị trói buộc bởi chính sách “một Trung Quốc”, Bắc Kinh cũng chỉ giản dị lặp lại rằng đòi hỏi thừa nhận nguyên tắc “một Trung Quốc” là cơ bản, không thể thương lượng, vì quan hệ lành mạnh của các bên.
Nhưng có vẻ những lời cảnh cáo từ bên kia Thái Bình Dương rốt cuộc đã tới tai ông Trump, nên trong cuộc điện đàm với ông Tập ngày 10-2-2017 vừa rồi, tổng thống Mỹ đã thay đổi hoàn toàn lập trường khi tuyên bố vẫn cam kết với chính sách “một Trung Quốc”.
Tờ New York Times 10-2-2017 chạy tít:
“Bằng cách quay ngược chuyện Đài Loan, Trump đã dành cho Trung Quốc thế thượng phong”.
Tờ báo này trích phát biểu của Shi Yinhong (Thời Ân Hoằng), giáo sư quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân, nói:
“Trump đã thua cuộc đấu đầu tiên với Tập, và sẽ bị xem như là một con cọp giấy. Điều đó sẽ được diễn giải ở Trung Quốc như một đại thắng lợi được nhấn mạnh của ông Tập trong việc đối phó với ông Trump”.
Có lẽ trong số những người xem ông Trump là “hổ giấy” có cả ông Kim Jong Un. Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vào đầu năm đã khoe sẽ sớm hoàn tất chương trình vũ khí hạt nhân có thể vươn tới Mỹ, khiến ông Trump phải đích thân đe trên tài khoản Twitter của mình hôm 3-1-2017 rằng “điều đó sẽ không được phép xảy ra!”.
Thế nhưng, hôm chủ nhật 12-1 vừa qua, tức chỉ một ngày sau cú điện đàm “hữu hảo” Trump - Tập, Bình Nhưỡng phóng đi một quả tên lửa đạn đạo ngay khi ông Trump còn đang tiếp quốc khách Shinzo Abe ở Florida!
Tất nhiên, hiểu rõ mình chính là “đích nhắm”, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã đề cập vụ này ngay trong tuyên bố chung:
“Vụ phóng tên lửa mới nhất của Bắc Triều Tiên là tuyệt đối không thể chấp nhận được”.
Về phần ông Trump, trong đáp từ dài 32 chữ không nhắc gì đến vụ việc mà chỉ hứa chung chung:
“Tôi chỉ muốn mọi người hiểu và biết rõ rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản, đồng minh lớn của mình, 100 phần trăm”.
Bởi thế, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó mới thấy nhu cầu phải “lôi” ông Trump vào trong phát biểu của mình:
“Cũng có thể tin rằng đây (vụ phóng tên lửa của Triều Tiên) là sự khiêu khích vũ trang nhằm trắc nghiệm phản ứng của tân chính quyền Hoa Kỳ dưới quyền Tổng thống Trump”.
Mãi đến cuộc họp báo chung với Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày hôm sau, 13-1, ông Trump mới đề cập đến vụ phóng tên lửa và gọi đây là một mối đe dọa nguy hiểm.
Chuyện ông Trump không cùng “khổ chủ” Abe lên tiếng phản đối mà chỉ giãi bày với một “bên thứ ba” cho thấy có vẻ như ông đã tìm hiểu thêm được khá nhiều những ràng buộc và khuôn phép của chiếc ghế vẫn được gọi là quyền lực nhất hành tinh, để mà biết rằng rất nhiều khi đời không như là mơ!
DANH ĐỨC
18.02.2017
tuoitre online
18.02.2017
tuoitre online