Tham Khảo
Donald Trump sẽ làm gì để chấm dứt “sự điên rồ” ở Syria?
Trump ngụ ý sẽ tham gia nhiều hơn vào Syria chứ không chỉ tập trung tấn công IS hay phớt lờ cuộc nội chiến này.
Gần đây, phát biểu trong cuộc phỏng vấn mới nhất với một nhóm biên tập viên và phóng viên tờ New York Times, ông Trump ngụ ý sẽ tham gia nhiều hơn vào Syria chứ không chỉ tập trung tấn công IS hay phớt lờ cuộc nội chiến này. Ông nói về sự cần thiết phải chấm dứt "sự điên rồ đang xảy ra ở Syria". Vậy ông sẽ làm gì?
Theo BBC, trên khắp Trung Đông, nhiều người đang rất để tâm tới những tuyên bố của ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, những ý kiến vẫn còn sơ sài của ông trong các cuộc họp sau khi đắc cử và sự lựa chọn của ông cho các vị trí trong nội các.
Hồi tuần trước, Diễn đàn Sir Bani Yas ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) với sự tham gia của các ngoại trưởng và chuyên gia nổi tiếng Trung Đông đã cho thấy khu vực này đang rất mơ hồ và không thể đoán trước được chính sách mới của Mỹ trước khi ông Trump chính thức nắm quyền vào ngày 20/1 tới.
Một nhà bình luận Mỹ có tiếng đã chế giễu ông Trump là người không có kinh nghiệm về chính trị và rằng những đề xuất chính sách trước đó của ông Trump mâu thuẫn với nhau. Trong khi đó, những người khác kêu gọi chờ đợi.
Ông Trump từng đặt câu hỏi vì sao người tị nạn Syria lại rời bỏ đất nước họ thay vì ở lại đấu tranh. |
Mỹ đang có quá nhiều thứ có liên quan ở Trung Đông để ông Trump phải giải quyết. Đó là cuộc nội chiến đang tàn phá nặng nề Syria, cuộc xung đột ở Yemen; nút thắt về địa chính trị đang gây căng thẳng trong khu vực và bị thắt chặt thêm bởi sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.
Trong đó, cuộc xung đột kéo dài gần 6 năm ở Syria được cho là quan trọng nhất.
Theo tờ New York Post (NYPost), hôm 22/11, người có khả năng trở thành Đại sứ Mỹ sắp tới tại Liên Hợp Quốc cảnh báo Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump không nên can thiệp quân sự vào Syria. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ hiện giờ tại Liên Hợp Quốc lại đề xuất những ý tưởng hiếu chiến cho cuộc nội chiến.
Theo NYPost, ông Trump nên phớt lờ cả hai phương pháp trên. Thay vào đó, ông nên bắt đầu các kế hoạch nhằm giảm bớt sự đau khổ cho người dân Syria và giúp định hướng tương lai sau chiến tranh của đất nước này. Cuộc nội chiến đã ảnh hưởng đến quá nhiều lợi ích của Mỹ, do vậy nước Mỹ cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Đó cũng chính là những gì nữ nghị sĩ Mỹ Tulsi Gabbard đề xuất trong cuộc gặp với ông Trump hôm 21/11. Bà nói: "Tôi có cùng quan điểm với ông Trump rằng việc áp dụng vùng cấm bay và vùng an toàn sẽ khiến cuộc nội chiến Syria trầm trọng hơn và đó cũng là một thảm họa cho người dân Syria, cho đất nước chúng ta và cho thế giới”.
Một góc bị tàn phá vì nội chiến ở Syria |
Về phần mình, phát biểu trong cuộc phỏng vấn mới nhất với một nhóm các biên tập viên và phóng viên tờ New York Times, ông Trump ngụ ý sẽ tham gia nhiều hơn vào tình hình Syria chứ không chỉ tập trung tấn công IS.
Ông nói về sự cần thiết phải chấm dứt sự "điên rồ đang xảy ra ở Syria". Tuy vậy, ông cũng khẳng định, Washington không nên tham gia vào việc sắp xếp chính sách của các nước khác. Ông nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ chúng ta cần phải trở thành người xây dựng các quốc gia khác".
Theo hãng tin Sputnik (Nga), khái niệm "xây dựng quốc gia" tại Mỹ được hiểu là sự can thiệp quân sự vào các nước khác, và những nỗ lực tạo ra các chính phủ theo mô hình của Mỹ.
Tuy vậy, ông Trump mới chỉ có những tuyên bố chung chung kiểu như vậy và chưa nói rõ ông sẽ hành động thế nào. Cũng tại Diễn đàn Sir Bani Yas, một nhà phân tích phương Tây đã cảnh báo rằng, phải chờ cho đến khi ông Trump nhận được những báo cáo tình báo đầu tiên thì mới biết liệu ông ấy có còn muốn từ bỏ các nhóm phiến quân hiện do Mỹ hậu thuẫn hay không.
BBC cho hay, trước khi ông Trump đắc cử, khi được hỏi về việc chính quyền tiếp theo sẽ lựa chọn giải pháp gì cho Syria, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định: “Điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta muốn có mối quan hệ như thế nào với Nga”.
Một chuyên gia Nga tại Diễn đàn Abu Dhabi dự đoán rằng, việc ông Trump đắc cử có nghĩa là “một vụ va chạm mạnh ở Syria” đã bị đẩy lùi. Tuy vậy, người này cho rằng, mặc dù ông Putin và ông Trump hiện đang thể hiện quan điểm tốt đẹp về nhau nhưng hai người vẫn có thể quay lưng về phía nhau do xung đột lợi ích. Chiến lược tăng cường vị thế của chính phủ Syria sẽ có lợi cho Iran, đất nước mà ông Trump liên tục cảnh báo sẽ có hành động cứng rắn.
Tổng thống Mỹ mới đắc cử dọa sẽ xé thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc bởi ông gọi đó là “thỏa thuận tệ hại”. Hầu hết các quốc gia Ả Rập và Israel đang muốn ngăn chặn sự ảnh hưởng và sự can thiệp của Iran ở Trung Đông. Ông Trump có khả năng sẽ tìm sự hỗ trợ của quốc hội Mỹ nơi đảng Cộng hòa chiếm ưu thế để thực hiện chính sách theo hướng đó đối với Iran.
Hơn nữa, giới phân tích dự đoán, khi thực hiện các chiến lược thân thiện với Nga ở Syria, ông Trump sẽ phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ, nơi những nhân vật nổi bật của đảng Cộng hòa như Thượng nghị sĩ John McCain, đang bất đồng sâu sắc với hành động của Nga và chính phủ Syria.
VT chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Donald Trump sẽ làm gì để chấm dứt “sự điên rồ” ở Syria?
Trump ngụ ý sẽ tham gia nhiều hơn vào Syria chứ không chỉ tập trung tấn công IS hay phớt lờ cuộc nội chiến này.
Gần đây, phát biểu trong cuộc phỏng vấn mới nhất với một nhóm biên tập viên và phóng viên tờ New York Times, ông Trump ngụ ý sẽ tham gia nhiều hơn vào Syria chứ không chỉ tập trung tấn công IS hay phớt lờ cuộc nội chiến này. Ông nói về sự cần thiết phải chấm dứt "sự điên rồ đang xảy ra ở Syria". Vậy ông sẽ làm gì?
Theo BBC, trên khắp Trung Đông, nhiều người đang rất để tâm tới những tuyên bố của ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, những ý kiến vẫn còn sơ sài của ông trong các cuộc họp sau khi đắc cử và sự lựa chọn của ông cho các vị trí trong nội các.
Hồi tuần trước, Diễn đàn Sir Bani Yas ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) với sự tham gia của các ngoại trưởng và chuyên gia nổi tiếng Trung Đông đã cho thấy khu vực này đang rất mơ hồ và không thể đoán trước được chính sách mới của Mỹ trước khi ông Trump chính thức nắm quyền vào ngày 20/1 tới.
Một nhà bình luận Mỹ có tiếng đã chế giễu ông Trump là người không có kinh nghiệm về chính trị và rằng những đề xuất chính sách trước đó của ông Trump mâu thuẫn với nhau. Trong khi đó, những người khác kêu gọi chờ đợi.
Ông Trump từng đặt câu hỏi vì sao người tị nạn Syria lại rời bỏ đất nước họ thay vì ở lại đấu tranh. |
Mỹ đang có quá nhiều thứ có liên quan ở Trung Đông để ông Trump phải giải quyết. Đó là cuộc nội chiến đang tàn phá nặng nề Syria, cuộc xung đột ở Yemen; nút thắt về địa chính trị đang gây căng thẳng trong khu vực và bị thắt chặt thêm bởi sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và các mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.
Trong đó, cuộc xung đột kéo dài gần 6 năm ở Syria được cho là quan trọng nhất.
Theo tờ New York Post (NYPost), hôm 22/11, người có khả năng trở thành Đại sứ Mỹ sắp tới tại Liên Hợp Quốc cảnh báo Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump không nên can thiệp quân sự vào Syria. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ hiện giờ tại Liên Hợp Quốc lại đề xuất những ý tưởng hiếu chiến cho cuộc nội chiến.
Theo NYPost, ông Trump nên phớt lờ cả hai phương pháp trên. Thay vào đó, ông nên bắt đầu các kế hoạch nhằm giảm bớt sự đau khổ cho người dân Syria và giúp định hướng tương lai sau chiến tranh của đất nước này. Cuộc nội chiến đã ảnh hưởng đến quá nhiều lợi ích của Mỹ, do vậy nước Mỹ cũng không thể đứng ngoài cuộc.
Đó cũng chính là những gì nữ nghị sĩ Mỹ Tulsi Gabbard đề xuất trong cuộc gặp với ông Trump hôm 21/11. Bà nói: "Tôi có cùng quan điểm với ông Trump rằng việc áp dụng vùng cấm bay và vùng an toàn sẽ khiến cuộc nội chiến Syria trầm trọng hơn và đó cũng là một thảm họa cho người dân Syria, cho đất nước chúng ta và cho thế giới”.
Một góc bị tàn phá vì nội chiến ở Syria |
Về phần mình, phát biểu trong cuộc phỏng vấn mới nhất với một nhóm các biên tập viên và phóng viên tờ New York Times, ông Trump ngụ ý sẽ tham gia nhiều hơn vào tình hình Syria chứ không chỉ tập trung tấn công IS.
Ông nói về sự cần thiết phải chấm dứt sự "điên rồ đang xảy ra ở Syria". Tuy vậy, ông cũng khẳng định, Washington không nên tham gia vào việc sắp xếp chính sách của các nước khác. Ông nhấn mạnh: "Tôi không nghĩ chúng ta cần phải trở thành người xây dựng các quốc gia khác".
Theo hãng tin Sputnik (Nga), khái niệm "xây dựng quốc gia" tại Mỹ được hiểu là sự can thiệp quân sự vào các nước khác, và những nỗ lực tạo ra các chính phủ theo mô hình của Mỹ.
Tuy vậy, ông Trump mới chỉ có những tuyên bố chung chung kiểu như vậy và chưa nói rõ ông sẽ hành động thế nào. Cũng tại Diễn đàn Sir Bani Yas, một nhà phân tích phương Tây đã cảnh báo rằng, phải chờ cho đến khi ông Trump nhận được những báo cáo tình báo đầu tiên thì mới biết liệu ông ấy có còn muốn từ bỏ các nhóm phiến quân hiện do Mỹ hậu thuẫn hay không.
BBC cho hay, trước khi ông Trump đắc cử, khi được hỏi về việc chính quyền tiếp theo sẽ lựa chọn giải pháp gì cho Syria, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định: “Điều đó phụ thuộc vào việc chúng ta muốn có mối quan hệ như thế nào với Nga”.
Một chuyên gia Nga tại Diễn đàn Abu Dhabi dự đoán rằng, việc ông Trump đắc cử có nghĩa là “một vụ va chạm mạnh ở Syria” đã bị đẩy lùi. Tuy vậy, người này cho rằng, mặc dù ông Putin và ông Trump hiện đang thể hiện quan điểm tốt đẹp về nhau nhưng hai người vẫn có thể quay lưng về phía nhau do xung đột lợi ích. Chiến lược tăng cường vị thế của chính phủ Syria sẽ có lợi cho Iran, đất nước mà ông Trump liên tục cảnh báo sẽ có hành động cứng rắn.
Tổng thống Mỹ mới đắc cử dọa sẽ xé thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc bởi ông gọi đó là “thỏa thuận tệ hại”. Hầu hết các quốc gia Ả Rập và Israel đang muốn ngăn chặn sự ảnh hưởng và sự can thiệp của Iran ở Trung Đông. Ông Trump có khả năng sẽ tìm sự hỗ trợ của quốc hội Mỹ nơi đảng Cộng hòa chiếm ưu thế để thực hiện chính sách theo hướng đó đối với Iran.
Hơn nữa, giới phân tích dự đoán, khi thực hiện các chiến lược thân thiện với Nga ở Syria, ông Trump sẽ phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ, nơi những nhân vật nổi bật của đảng Cộng hòa như Thượng nghị sĩ John McCain, đang bất đồng sâu sắc với hành động của Nga và chính phủ Syria.
VT chuyen