Thân Hữu Tiếp Tay...

Dòng Máu Ăn Mày _ Trần Văn Giang

( HNPD ) Ngày hôm nay (20 tháng 3 năm 2014) trên giấy tờ đúng vào ngày mà tài tử Nguyễn Chánh Tín (NCT) và gia đình bị ngân hàng Phương Nam chính thức thu hồi căn nhà trị giá 10 tỉ đồng Việt Nam






Ngày hôm nay (20 tháng 3 năm 2014) trên giấy tờ đúng vào ngày mà tài tử Nguyễn Chánh Tín (NCT) và gia đình bị ngân hàng Phương Nam chính thức thu hồi căn nhà trị giá 10 tỉ đồng Việt Nam (tương đương với nửa triệu USD) mà NCT đã thế chấp cho ngân hàng từ ngày 9 tháng 7 năm 2008 để vay món nợ 8.5 tỉ đồng (đến hôm nay, số nợ đã lên đến trên 10 tỉ vì cộng với tiền lãi).
 
Đây là một “ván bài,” chưa biết có nên gọi thêm tên khác là “bi hài kịch,” dài trên 40 năm mà nhiều người khố rách áo ôm, bất tài vô tướng như tụi tôi muốn, ao ước được trải qua một lần cho biết cái hương vị “trên đỉnh” ra thế nào:  Từ khi lá bài còn đang úp thì chỉ thấy tuyệt đỉnh của may mắn, danh vọng, tiền tài, và tất cả đều đẹp như mơ, hạnh phúc …  đến khi lá bài được “lật ngửa” thì lại thấy có chuyện sao như phải “sống như ăn mày, “nguy cơ phải ra đường ở,” “vô gia cư….”  Kể ra câu chuyện “sẽ phải sống vô gia cư” này cũng “ly kỳ” chứ chẳng phải chuyện bình thường như mọi chuyện. 
 
Mà nè!  NCT sắp phải đi ăn mày thiệt sao?  Muốn được làm ăn mày cũng phải có số phần, có duyên ăn mày.  Không dễ gì đang là tài tử điện ảnh “hiện tượng,” một Nghệ Sĩ Ưu Tú (NSƯT?) một đại gia chủ của một ngôi biệt thự đắt tiền (trị giá trên 10 tỉ đồng Việt Nam) mà trong một thời gian ngắn lâm vào tình trạng “phải ở ngoài đường,” “phải ăn mày.”  Thiên hạ chưa thấy rõ được sự thay đổi sẽ phải như thế nào; nhưng NCT là tay chơi chính của ván bài này đã tự mình tiên đoán, tự thê thảm hóa cái gia cảnh của mình ngay sau lá bài được “lật ngửa:” Mọi chuyện có lẽ đều “bật ngửa” có hệ thống hết ráo!
 
Cá nhân NCT và vai trò “đại tá Nguyễn Thành Luân” đã từ lâu gắn bó với nhau như bóng với hình.  Nhân có chuyện ầm ĩ lên là “NCT sắp phải ăn mày” này, nhiều người đã nhanh tay viết rất dài về sự lên voi của cả hai nhân vật NCT với vai trò đại tá Nguyễn Thành Luân và sự xuống chó cũng của chính NCT và đại tá Nguyễn Thành Luân / aka đại tá Phạm Ngọc Thảo.  Để tránh sự nhàm chán thường tình e rằng đọc giả sẽ gặp phải, tôi chỉ xin viết thêm về hai nhân vật này (NCT và đại tá Phạm Ngọc Thảo) dưới cái nhìn gần hơn, và khác lạ hơn cái nhìn bình thường của đôi mắt trần.
 
Tôi ngẫu nhiên có cái duyên (hay là cái vô duyên cũng được!) là đồng môn của NCT tại trường Trung học Mạc Đĩnh Chi (MĐC) Sài gòn.  Thật ra, tôi học trên NCT 3 lớp.  Tức là khi tôi ra khỏi trường MĐC năm 1968 (năm Mậu thân) thì NCT mới đang học lớp 10 (đệ Tam cũ).  Trong suốt thời gian tôi học bậc trung học tại trường MĐC, tôi hoàn toàn không biết NCT là ai và dĩ nhiên NCT cũng chẳng có hưởn để cần phải biết tôi là ai? 
 
Trường trung học MĐC có nhiều cái rất lạ mà ít người biết.  Thí dụ, thứ nhất, MĐC là một trường trung học công lập lớn duy nhất của Sài gòn có trên 2000 học trò cả Nam và Nữ.  Thứ hai, Sàigon lúc đó có 9 quận, MĐC nằm trong quận 6 (Chu Văn An thuộc Quận 5) mà nhiều người dân Sài gòn không hề biết MĐC là trường nào? ở đâu? Đi đâu đâu ở quanh quẩn Sài gòn tôi cũng chỉ nghe nói đến các tên trường Chu Văn An, Pétrus Ký, Gia Long, Trưng Vương…  Thiệt tình! Tên trường trung học Mạc Đĩnh Chi Sài gòn nghe còn xa lạ hơn cả trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở tận Mỹ Tho?!  Y hệt như trường hợp của một triệu lính của QLVNCH có hơn 400 ngàn lính (gần một nửa quân số) là Địa Phương quân và Nghĩa quân; nhưng mà chúng ta hoàn toàn chỉ nghe nói và viết về lính Nhẩy Dù, TQLC, BBQ, Biệt kích Lôi hổ?!  Thế còn hàng ngày, ai là người lính giữ cầu, giữ làng xã quận lỵ, bến chợ...  Một sự bỏ quên, một sự vô tình rất đáng trách.
 
Pronto!  Đến cuối thập niên 1960’s, trường MĐC có 3 học sinh đã có công đưa tên của trường MĐC vào bản đồ cập nhật của thành phố 3-triệu-dân Sài gòn (putting MĐC on the city map).  Đó là:
 
- Đỗ Thị Thiên Hương: Báo Sống của Chu tử, một nhật báo có đông đọc giả nhất ở Sài gòn thời trước 1975, không hiểu căn cứ trên tiêu chuẩn nào, có lẽ cũng chủ quan thôi, đã đưa ra trên báo Sống một danh sách tên của “10 phụ nữ đẹp nhất Việt Nam” ngay sau khi Miền Nam có tổ chức thi hoa hậu lần đầu tiên trong lịch sử mà cô Thái Kim Hương đã được chọn là hoa hậu.  Trong danh sách 10 phụ nữ đẹp nhất Việt Nam này, tôi chỉ còn nhớ có hai người: Đỗ Thị Thiên Hương, em gái của 1 thằng bạn học thân cùng lớp tôi (ở Mạc Đĩnh Chi); và mợ Phan Thị Tùy, lúc đó đang là xướng ngôn viên của đài truyền hình Sài gòn. 
 
Đỗ Thị Thiên Hương học cùng lớp với NCT (khóa 1971 - có lẽ học khác ban).  Nếu quý vị hay ai đã có dịp nhìn thấy nhan sắc của Đỗ Thị Thiên Hương thời đó một lần thôi, thì cũng phải đồng ý 100% với sự lựa chọn lạ lùng của Chu Tử.  Tôi cam đoan và không dám nói ngoa loại mèo khen mèo dài đuôi, quý vị chỉ cần nhìn Đỗ Thị Thiên Hương là thấy ngay một nét đẹp quý phái quyến rũ lạ thường mê mẩn… Đỗ Thị Thiên Hương sau khi ra trường đi du học ở Thụy Sĩ và biến mất hẳn trên màn ảnh Ra-đa của tôi.
 
- Nguyễn Thị Nguyệt Viên: Nguyệt Viên học cùng lớp với tôi, là một người bạn học khá thân tình (really?) và cũng là một người láng giềng gần sát nhà của tôi ở cư xá Phú Lâm A, quận 6 Sài gòn.  Tên tuổi Nguyễn Thị Nguyệt Viên nổi bật lên trong số đông hàng chục ngàn học sinh sinh viên Sài gòn thời bấy giờ không phải vì Nguyễn Thị Nguyệt Viên là 1 thiếu nữ mảnh mai, trắng da dài tóc, nét xinh đẹp tao nhã, ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương, đủ điều kiện làm người mẫu, mà vì Nguyễn Thị Nguyệt Viên thi đậu Tú tài II (năm 1968) với hạng “Tối Ưu” (Ông thầy tôi là chánh chủ khảo của hội đồng thi Tú Tài II Sài gòn đã cho biết là Nguyễn Thị Nguyệt Viên là thí sinh duy nhất có điểm ‘unbelievably perfect 20/20’ cho tất cả các môn học như toán, lý hóa, luận văn, sinh ngữ… trong kỳ thi Tú Tài II khi đó). Ngay sau khi đậu Tú tài II năm 1968, Nguyễn Thị Nguyệt Viên dự thi tuyển vào trường đại học Dược khoa Sài gòn và đứng hạng Nhất trên danh sách 6000 thí sinh dự thi. Nguyễn Thị Nguyệt Viên cũng đậu hạng Nhì trong kỳ thi tuyển vào Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài gòn với trên 5000 thí sinh dự thi.  Nguyễn Thị Nguyệt Viên sau này không học Dược và Cao đẳng NLS mà lại đi du học ở Úc. Cũng y như người đẹp Đỗ Thị Thiên Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Viên biến mất trên màn ảnh ra-đa, và mất luôn cả sóng trên máy vô tuyến của tôi từ sau năm 1968…
 
_______
Phụ chú
 
Nên biết thêm, cả hai người đẹp kỳ lạ này (Đỗ Thị Thiên Hương và Nguyễn Thị Nguyệt Viên) đều là cựu học sinh trường trung học Trưng Vương Sài gòn chuyển về trường về trung học Mạc Đĩnh Chi (cho đi học gần nhà?)…
 
*
 
- Nguyễn Chánh Tín: Huh!  Còn ai trồng khoai đất này.  Anh chàng Nguyễn Chánh Tín, học sinh lớp 12 trường trung học MĐC, đã được truyền thông Sài gòn những năm trước 1975 mô tả là “đẹp giai tài hoa với vóc dáng phong trần lãng tử,” theo ban văn nghệ, ca đoàn của trường trung học MĐC tham gia trong chương trình trình diễn văn nghệ liên trường trung học Sài gòn trên đài truyền hình Sài gòn.  Nguyễn Chánh Tín lúc đó là giọng ca chính (lead singer) của màn Hợp ca “Hòn Vọng Phu.”  Trong lúc có sự trục trặc thâu hình bài “Hòn Vọng Phu” đài truyền hình Sài gòn yêu cầu NCT đơn ca một bài để tạm thay vào chỗ trống trong chương trình của trường Mạc Đĩnh Chi.  Đó là lần NCT hát bài “Nghìn Trùng Xa cách” của Phạm Duy.  Chỉ qua một đêm, Nguyễn Chánh Tín thành một “hiện tượng” trong sinh hoạt ca nhạc của Miền Nam Việt Nam vì qua sáng ngày hôm sau, cùng một lúc tất cả 40 tờ báo lớn nhỏ của Sài gòn đều viết về “hiện tượng Nguyễn Chánh Tín.”  NCT được các nhạc sĩ lớn như Phạm Duy, Dương Thiêu Tước đến thăm tại nhà; được mời hát cho các phòng trà nổi tiếng bấy giờ như QueenBee, Tự Do, Khánh Ly, Macabane…
 
Đến tháng 6 năm 1972, sau tốt nghiệp đại học, chúng tôi đám sinh viên mới tốt nghiệp đang ngồi gãi háng tán gẫu tại Trung tâm 3 Tuyển mộ Nhập ngũ, chờ xe nhà binh chở lên Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thì nghe tin chuyền miệng cho nhau là Nguyễn Chánh Tín đang sửa soạn đóng phim “Vòng tay học trò” với Kiều Chinh….  Một thằng bạn trời đánh không chết của tôi nghe tin này chịu không nổi, phải lên tiếng ghen tị ra mặt, chửi đổng: “ĐM thằng em này mới có 18-19 tuổi mà nó được đóng phinh có cảnh cởi chuồng làm tình, ấp Kiều Chinh ngon lành trên giường sướng thiệt. Trong khi tụi mình bất tài vô tướng đi lính chẳng được hưởnng cái củ cải gì?!”
 
_______
Phụ chú
 
Phim “Vòng tay học trò”(1974) do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, hoàn chưa kịp hoàn tất thì miền Nam đứt phim.
*
 
C’est la vie!  Cuộc đời cứ thấy có mấy cái may mắn liên tiếp thường sẽ đụng phải vài cái xui.   Chuyện xui tận mạng hay xui nhè nhẹ thì còn phải tùy vào phúc đức (?) NCT đã từ một anh chàng học sinh vô danh như trăm ngàn học trò miền Nam khác, nhẩy vọt lên tới đỉnh danh vọng nghệ thuật chỉ trong một thời gian ngắn thì các chuyện không may có xẩy đến cũng chỉ là chuyện thường tình theo lẽ bù trừ của trời đất. Từ bài hát “Nghìn trùng xa cách,” phim “Vòng tay học trò” của trước năm 1975 đi đến phim “Ván bài lật  ngửa,” “Dòng máu anh hùng…” sau năm 1975, tính ra có gần 40 năm, NCT cũng đã gặp nhiều thăng trầm, tiêu trưởng của cuộc đời y như mọi người vậy thôi.    
 
Cái oái oăm to lớn nhất của nhân vật NCT là anh ta đã đóng vai “Đại tá Nguyễn Thành Luân” trong một phim lớn của của vi-xi loại “khoa học giả tưởng” với cái tựa có vẻ rất “đỏ-đen” là “Ván bài lật ngửa” do tay nghề tráo bài ba lá Trần Bạch Đằng viết kịch bản, được sự trợ giúp, “quan tâm” đặc biệt của giới lãnh đạo cs.  Tôi sẽ nói thêm chi tiết về nhân vật “Đại tá Nguyễn Thành Luân” (tức là gián điệp nhị trùng Phạm Đình Thảo) ở phần dưới.
 
Năm 1987, dưới thời bao cấp, sau khi phim “Ván bài lật ngửa” được phát hành thì tên tuổi NCT bốc lên cao như diều gặp gió.  NCT có đóng thêm nhiều phim khác, nhưng “Ván bài lật ngửa”  vẫn là cuốn phim để lại “dấu ấn” sâu đậm nhất trong kế hoạch tuyên truyền quy mô bóp méo sự thật của csvn.  NCT được đảng cs “nhiệt liệt” ca ngợi, trao tặng danh hiệu cao quý “Nghệ sĩ Ưu Tú” (NSƯT – rập khuôn, bắt chước Liên sô, Đông âu và các nước theo xhcn) vì có nhiều đóng góp và cống hiến cho chủ nghĩa cs một nghệ thuật giả tưởng làm đẹp lòng giới lãnh đạo csvn.  Cũng vì đóng vai trò “Đại tá Nguyễn Thành Luân” và cái danh hiệu cao quý bố láo “NSƯT” này mà NCT bị lãnh sự Hoa kỳ ở Sài gòn “xù” hồ sơ xin đi định cư, đoàn tụ với gia đình ở Hoa kỳ sau này.  Trong cái hên có cái xui là vậy!
 
Từ sau phim “Ván bài lật ngửa,” cuộc sống và danh tiếng của “hiện tượng NCT” chỉ kém chuyện thần thoại một bậc; cho đến khi NCT làm phim “Dòng máu anh hùng” thì “hiện tượng NCT” từ từ biến thành “thảm kịch NCT.”  Phim “Dòng máu anh hùng” này có lẽ nên đổi tên lại thành ra “Dòng máu ăn mày” cho nó hợp tình hợp cảnh hơn.  Với cuốn phim “ăn mày,” NCT bị thất bại nặng nề về mặt tài chánh đưa đến tình trạng nợ nần, túng quẩn tiền bạc…  NCT đã đưa ra những giải thích cái tình trạng “sắp mất nhà,” “sắp phải ăn mày” theo đúng tiêu chuẩn bài vở của cái “định hướng xã hội chủ nghĩa.”  NCT nói nôm na là:
 
“Tui chẳng có lỗi gì cả, tất cả chỉ vì thằng cháu (ý muốn nói tài tử Johnny Trí Nguyễn) tham lam xúi tôi đưa “copies” cuốn phim “Dòng máu anh hùng” đi tham dự “liên hoan” điện ảnh quốc tế làm cho “bọn tội phạm” (?) giải mã hóa số, ăn cắp bản quyền, làm đĩa lậu phát bán tứ tung, khiến cho phim và DVD “Dòng máu anh hùng” của tui lỗ to, thu thập không đủ tiền trả nợ đã vay của ngân hàng.” 
 
Lời giải thích cho tình trạng “sắp phải ăn mày” của NCT nghe không ổn chút nào.  Thực tế cho thấy, chỉ một người duy nhất làm cho NCT sạt nghiệp chính là NCT.  Ở thời buổi Free-for-all-Internet này thì chuyện bản quyền giống như chuyện tiếu lâm “dán phù l… mèo.”  Thí dụ lấy trường hợp công ty “Thúy Nga Paris” (TNP).  Đến ngày hôm nay TNP đã phát hành đến chương trình thứ 109 mà theo tôi thấy, tất cả những người tôi đã và đang quen biết, từ đồng nghiệp tại sở làm cho đến các bạn bè thân thuộc xa gần có dịp gặp mặt nhau trong các buổi hội hè, tuyệt nhiên không nghe thấy có một ai nói chuyện bỏ tiền túi ra mua DVD / băng gốc của TNP để xem hết.  Ậy! Thế mà ông Tô Văn Lai chủ của TNP vẫn sống rất mạnh giỏi phây phây, tuyên bố tuyên mẹ lung tung loại đâm sau lưng chiến sĩ,  xây nhà cao cửa rộng ở Việt Nam; MC Nguyễn Ngọc Ngạn và  Nguyễn Cao Kỳ Duyên vẫn ặt ẹo tung hứng đều đặn khá ngoạn mục các điều dạy dỗ cách học làm người cho khán thính giả người Việt khắp Năm châu; đám văn nghệ sĩ đông đảo cộng tác với TNP đâu có ai ngu gì mà chịu làm chuyện từ thiện, trình diễn miễn phí cho ông Tô Văn Lai đâu?  Các chương trình của kỳ thứ 110, 111… của TNP trong tương lai cứ thế mà tuần tự sẽ tiếp tục đều đặn, sẽ ra mắt như không hề có chuyện gì xảy ra…  Nói tóm lại, nếu không có lợi lộc tài chánh thì Tô Văn Lai đã phải dẹp tiệm, hay âm thầm đóng cửa TNP từ khuya rồi, vô phương sống sót.  Đào tiền ở đâu ra? Vay tiền ở đâu ra? Không lẽ cứ phải đi ăn cướp tiền để chi phí tài trợ, trang trải cho mỗi một chương trình tốn kém cỡ 2 triệu đô la. 
 
Thực tế đã rõ ràng như vậy.  NCT mù tịt, ngớ ngẩn không biết làm kinh doanh chứ không phải tại, bị, bởi… cái con khỉ khô gì ráo.  Tôi thấy NCT là một ca sĩ, một tài tử có tài thật thì cứ thủng thẳng dùng cái tài trời cho của mình để kiếm cơm thôi thì làm sao vỡ nợ được.  Tài tử cỡ nặng ký mà cũng bon chen đòi mở hãng phim, mở trại trồng rau, mở nhà hàng ăn thì xập tiệm đâu có phải là chuyện khoa học giả tưởng (như chuyện phim “Ván bài lật ngửa.”)  Vả lại NCT nên hồi tâm suy nghĩ lại một chút.  Đừng vội đánh đổ cái “hiện tượng ca nhạc / điện ảnh” của mình qua mấy lời than van nghe rất thấp muốn nghẹn cổ – Có nhiều người còn ác ý hơn, nói là NCT có ý định than van kêu gọi lòng hảo tâm của đồng nghiệp và giới hâm mộ để cố giữ lại căn biệt thự 10 tỉ đồng và cố duy trì cuộc sống 3 triệu đồng (độ $US125.00) một ngày của mình (nên biết thằng cháu tôi đang sống ở Sài gòn làm thợ giày 8-10 tiếng mỗi ngày, chỉ kiếm được số tiền tường đương với 2 đô la một ngày).  Cứ việc buông căn nhà cho ngân hàng tịch thu, đi ra thuê một căn nhà nhỏ, một căn gác nhỏ sống tạm chờ thời vận…. Tuy đã 62 tuổi, dù mất nhà nhưng khả năng ca hát và đóng phim của NCT vẫn còn nguyên.  Vẫn có thể sinh sống một cách đạm bạc đâu có đến nỗi gì.  No star where!  Nhiều người dân Việt Nam còn sống vất vưởng nghèo và khổ hơn gấp trăm, gấp ngàn lần NCT vậy mà mà họ vẫn phải sống, vẫn phải hy vọng, than van với ai?  Ai hưởn mà nghe than van?  Làm gì đã có chuyện “vô gia cư,” hay “ăn mày…” Đùng vớ vẩn la toáng lên như vậy.  Give us a break!
 
Bây giờ trở lại câu chuyện thứ hai là “đại tá Nguyễn Thành Luân” mà NCT thủ vai chính trong phim “Ván bài lật ngửa” dựa trên cuộc đời “thực” (?) của “anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo” như Trần Bạch Đằng đã khóac lác.  Tôi thấy đây là một sự nhận vơ rất trơ trẽn. 
 
Lý lịch Phạm Ngọc Thảo còn nhiều nghi vấn cần phải được làm sáng tỏ.  Phạm Ngọc Thảo cũng như nhiều nhà ái quốc khác của Việt Nam đã bị cs lường gạt khi tham gia phong trào Việt Minh, một tổ chức cs đội lốt quốc gia.  Sau này rất nhiều người thấy cs lộ diện là họ bỏ Việt Minh ngay.  Trần Bạch Đằng cứ nhận vơ và phịa là Phạm Ngọc Thảo đã nhận lệnh riêng của Lê Duẩn để không tập kết ra Bắc mà ở lại với nhiệm vụ “trường kỳ mai phục” miền Nam. 
 
Đầu năm 1961, Phạm Ngọc Thảo được ông Ngô Đình Nhu đề cử làm Tỉnh trưởng tỉnh Kiến hòa, một tỉnh có hoạt động rất mạnh của cs (quê hương của Nguyễn Thị Định, tư lệnh phó lực lượng võ trang MTGPMN!) Trong thời kỳ làm tỉnh trưởng Kiến Hòa này, Phạm Ngọc Thảo đã đích thân chỉ huy chương trình Bình định và Ấp chiến lược ở Kiến Hòa.  Phạm Ngọc Thảo nếu thực sự là cán bộ cs thì ông ta đâu có ngu gì lại đi đánh dẹp tan chiến dịch Đồng khởi của vi-xi (thay vì Phạm Ngọc Thảo cứ mở cửa Tỉnh Kiến Hòa cho vi-xi tràn vào cướp ngân khố, cướp kho súng của tỉnh). 
 
Năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm cho Phạm Ngọc Thảo (lúc này còn là Trung tá) đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Forth Leavenworth, Kansas USA.  Trong thời gian học Chỉ huy Tham mưu ở đây, Phạm Ngọc Thảo là người ở cùng phòng (“roommate”) với ông bố vợ tôi là Thiếu tá Võ Văn Cảnh (sau này là Thiếu tướng cựu tư lệnh SĐ23BB và cựu Chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế). 
 
Sau đảo chánh ông Diệm 1/11/1963, Phạm Ngọc Thảo được thăng cấp Đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng quân nhân Cách mạng.  Và sau đó được cử làm Ủy viên Văn hóa cho tòa Đại sứ Việt Nam ở Hoa kỳ. 
 
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo về nước. 
 
Ngày 19 tháng 2 năm 1965, Phạm Ngọc Thảo cùng Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Bùi Dzinh, Trung tá Lê Hoàng Thao đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài gòn, Bến Bạch Đàng (Bộ tư lệnh Hải quân) và phi trường Tân Sơn Nhất (Bộ tư lệnh Không quân) để đảo chánh và tìm bắt cho được Tướng Nguyễn Khánh, người nắm chính quyền bấy giờ. 
 
Vì sự bảo mật không được kín đáo, Nguyễn Khánh biết được tin đảo chánh, đã chạy thoát ra Vũng Tàu.  Thời gian này Tướng Võ Văn Cảnh đang là Trung tá Thị trưởng đầu tiên của Thị xã Vũng tàu.  Tướng Võ Văn Cảnh cho tôi biết trong lúc hai cha con ngồi ăn cơm tối là:
 
“Phạm Ngọc Thảo vị tình ‘roommate’ cũ với Ba lúc học chung với nhau ở trường Chỉ Huy Tham Mưu Fort Lavenport, đã cho người cầm thư tay ra Vũng tàu đưa cho Ba và yêu cầu Ba giúp một tay bắt giữ Nguyễn Khánh.  Tuy nhiên Ba vẫn chưa hoàn toàn tin cậy Phạm Ngọc Thảo cho nên cứ để Nguyễn Khánh yên thân ở Vũng tàu.  Chứ nếu như mà Ba bắt Nguyễn Khánh giao cho Phạm Ngọc Thảo lúc đó thì không biết lịch sử miền Nam sẽ đi về đâu?”
 
Cuối cùng cuộc đảo chánh quá lủng củng, thiếu tổ chức, thiếu bảo mật bị thất bại, Nguyễn Khánh trở về Sài gòn củng cố lại quyền hành (trước khi phải “ra đi trong danh dự”).  Trong giai đoạn đảo chánh bất thành này, tôi thấy có một điểm rất quan trọng mà tôi nhận xét và kết luận Phạm Ngọc Thảo không phải là cán bộ Việt Công.  Đó là, nếu thực sự là cán bộ cs  nằm vùng thì Phạm Ngọc Thảo, sau đảo đợt chánh hụt, đã chạy vào bưng thoát thân theo cs y như trường hợp của đám nằm vùng Nguyễn Minh Triết bị Tổng nha CSQG tìm ra tông tích cs (năm 1963); anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Đức Xuân, Lê Văn Hào (sau vụ tổng công kích Mậu Thân 1968 lủng) tất cả đều ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào bưng theo vi-xi; chỉ trở lai thành phố khi miền Nam đứt phim năm 1975. Đằng này, Phạm Ngọc Thảo phải trốn chui trốn lủi, nương náu trong một xóm Đạo Công giáo nhỏ ở Gò Vấp đã có tiếng chống Cộng từ lâu (không cs); rồi sau cùng bị Cảnh sát tóm được vào tháng 2 năm 1966, bị giải về Đức tu Biên Hòa, và cuối cùng bị bí mật hành quyết ở Biên hòa (nghe nói bị bóp dái chết!) 
 
Cái chết của Phạm Ngọc Thảo rõ ràng đã bị csvn nhận vơ là “anh hùng liệt sĩ” của phe vi-xi nhà ta.  Rồi làm phim loại “Lê Văn Tám” để lòe đám dân đen, bần nông mù lòa thôi… 
 
Hết ý kiến!
 
Trần Văn Giang ( HNPD )
20 Tháng 3 năm 2014


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Dòng Máu Ăn Mày _ Trần Văn Giang

( HNPD ) Ngày hôm nay (20 tháng 3 năm 2014) trên giấy tờ đúng vào ngày mà tài tử Nguyễn Chánh Tín (NCT) và gia đình bị ngân hàng Phương Nam chính thức thu hồi căn nhà trị giá 10 tỉ đồng Việt Nam






Ngày hôm nay (20 tháng 3 năm 2014) trên giấy tờ đúng vào ngày mà tài tử Nguyễn Chánh Tín (NCT) và gia đình bị ngân hàng Phương Nam chính thức thu hồi căn nhà trị giá 10 tỉ đồng Việt Nam (tương đương với nửa triệu USD) mà NCT đã thế chấp cho ngân hàng từ ngày 9 tháng 7 năm 2008 để vay món nợ 8.5 tỉ đồng (đến hôm nay, số nợ đã lên đến trên 10 tỉ vì cộng với tiền lãi).
 
Đây là một “ván bài,” chưa biết có nên gọi thêm tên khác là “bi hài kịch,” dài trên 40 năm mà nhiều người khố rách áo ôm, bất tài vô tướng như tụi tôi muốn, ao ước được trải qua một lần cho biết cái hương vị “trên đỉnh” ra thế nào:  Từ khi lá bài còn đang úp thì chỉ thấy tuyệt đỉnh của may mắn, danh vọng, tiền tài, và tất cả đều đẹp như mơ, hạnh phúc …  đến khi lá bài được “lật ngửa” thì lại thấy có chuyện sao như phải “sống như ăn mày, “nguy cơ phải ra đường ở,” “vô gia cư….”  Kể ra câu chuyện “sẽ phải sống vô gia cư” này cũng “ly kỳ” chứ chẳng phải chuyện bình thường như mọi chuyện. 
 
Mà nè!  NCT sắp phải đi ăn mày thiệt sao?  Muốn được làm ăn mày cũng phải có số phần, có duyên ăn mày.  Không dễ gì đang là tài tử điện ảnh “hiện tượng,” một Nghệ Sĩ Ưu Tú (NSƯT?) một đại gia chủ của một ngôi biệt thự đắt tiền (trị giá trên 10 tỉ đồng Việt Nam) mà trong một thời gian ngắn lâm vào tình trạng “phải ở ngoài đường,” “phải ăn mày.”  Thiên hạ chưa thấy rõ được sự thay đổi sẽ phải như thế nào; nhưng NCT là tay chơi chính của ván bài này đã tự mình tiên đoán, tự thê thảm hóa cái gia cảnh của mình ngay sau lá bài được “lật ngửa:” Mọi chuyện có lẽ đều “bật ngửa” có hệ thống hết ráo!
 
Cá nhân NCT và vai trò “đại tá Nguyễn Thành Luân” đã từ lâu gắn bó với nhau như bóng với hình.  Nhân có chuyện ầm ĩ lên là “NCT sắp phải ăn mày” này, nhiều người đã nhanh tay viết rất dài về sự lên voi của cả hai nhân vật NCT với vai trò đại tá Nguyễn Thành Luân và sự xuống chó cũng của chính NCT và đại tá Nguyễn Thành Luân / aka đại tá Phạm Ngọc Thảo.  Để tránh sự nhàm chán thường tình e rằng đọc giả sẽ gặp phải, tôi chỉ xin viết thêm về hai nhân vật này (NCT và đại tá Phạm Ngọc Thảo) dưới cái nhìn gần hơn, và khác lạ hơn cái nhìn bình thường của đôi mắt trần.
 
Tôi ngẫu nhiên có cái duyên (hay là cái vô duyên cũng được!) là đồng môn của NCT tại trường Trung học Mạc Đĩnh Chi (MĐC) Sài gòn.  Thật ra, tôi học trên NCT 3 lớp.  Tức là khi tôi ra khỏi trường MĐC năm 1968 (năm Mậu thân) thì NCT mới đang học lớp 10 (đệ Tam cũ).  Trong suốt thời gian tôi học bậc trung học tại trường MĐC, tôi hoàn toàn không biết NCT là ai và dĩ nhiên NCT cũng chẳng có hưởn để cần phải biết tôi là ai? 
 
Trường trung học MĐC có nhiều cái rất lạ mà ít người biết.  Thí dụ, thứ nhất, MĐC là một trường trung học công lập lớn duy nhất của Sài gòn có trên 2000 học trò cả Nam và Nữ.  Thứ hai, Sàigon lúc đó có 9 quận, MĐC nằm trong quận 6 (Chu Văn An thuộc Quận 5) mà nhiều người dân Sài gòn không hề biết MĐC là trường nào? ở đâu? Đi đâu đâu ở quanh quẩn Sài gòn tôi cũng chỉ nghe nói đến các tên trường Chu Văn An, Pétrus Ký, Gia Long, Trưng Vương…  Thiệt tình! Tên trường trung học Mạc Đĩnh Chi Sài gòn nghe còn xa lạ hơn cả trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở tận Mỹ Tho?!  Y hệt như trường hợp của một triệu lính của QLVNCH có hơn 400 ngàn lính (gần một nửa quân số) là Địa Phương quân và Nghĩa quân; nhưng mà chúng ta hoàn toàn chỉ nghe nói và viết về lính Nhẩy Dù, TQLC, BBQ, Biệt kích Lôi hổ?!  Thế còn hàng ngày, ai là người lính giữ cầu, giữ làng xã quận lỵ, bến chợ...  Một sự bỏ quên, một sự vô tình rất đáng trách.
 
Pronto!  Đến cuối thập niên 1960’s, trường MĐC có 3 học sinh đã có công đưa tên của trường MĐC vào bản đồ cập nhật của thành phố 3-triệu-dân Sài gòn (putting MĐC on the city map).  Đó là:
 
- Đỗ Thị Thiên Hương: Báo Sống của Chu tử, một nhật báo có đông đọc giả nhất ở Sài gòn thời trước 1975, không hiểu căn cứ trên tiêu chuẩn nào, có lẽ cũng chủ quan thôi, đã đưa ra trên báo Sống một danh sách tên của “10 phụ nữ đẹp nhất Việt Nam” ngay sau khi Miền Nam có tổ chức thi hoa hậu lần đầu tiên trong lịch sử mà cô Thái Kim Hương đã được chọn là hoa hậu.  Trong danh sách 10 phụ nữ đẹp nhất Việt Nam này, tôi chỉ còn nhớ có hai người: Đỗ Thị Thiên Hương, em gái của 1 thằng bạn học thân cùng lớp tôi (ở Mạc Đĩnh Chi); và mợ Phan Thị Tùy, lúc đó đang là xướng ngôn viên của đài truyền hình Sài gòn. 
 
Đỗ Thị Thiên Hương học cùng lớp với NCT (khóa 1971 - có lẽ học khác ban).  Nếu quý vị hay ai đã có dịp nhìn thấy nhan sắc của Đỗ Thị Thiên Hương thời đó một lần thôi, thì cũng phải đồng ý 100% với sự lựa chọn lạ lùng của Chu Tử.  Tôi cam đoan và không dám nói ngoa loại mèo khen mèo dài đuôi, quý vị chỉ cần nhìn Đỗ Thị Thiên Hương là thấy ngay một nét đẹp quý phái quyến rũ lạ thường mê mẩn… Đỗ Thị Thiên Hương sau khi ra trường đi du học ở Thụy Sĩ và biến mất hẳn trên màn ảnh Ra-đa của tôi.
 
- Nguyễn Thị Nguyệt Viên: Nguyệt Viên học cùng lớp với tôi, là một người bạn học khá thân tình (really?) và cũng là một người láng giềng gần sát nhà của tôi ở cư xá Phú Lâm A, quận 6 Sài gòn.  Tên tuổi Nguyễn Thị Nguyệt Viên nổi bật lên trong số đông hàng chục ngàn học sinh sinh viên Sài gòn thời bấy giờ không phải vì Nguyễn Thị Nguyệt Viên là 1 thiếu nữ mảnh mai, trắng da dài tóc, nét xinh đẹp tao nhã, ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương, đủ điều kiện làm người mẫu, mà vì Nguyễn Thị Nguyệt Viên thi đậu Tú tài II (năm 1968) với hạng “Tối Ưu” (Ông thầy tôi là chánh chủ khảo của hội đồng thi Tú Tài II Sài gòn đã cho biết là Nguyễn Thị Nguyệt Viên là thí sinh duy nhất có điểm ‘unbelievably perfect 20/20’ cho tất cả các môn học như toán, lý hóa, luận văn, sinh ngữ… trong kỳ thi Tú Tài II khi đó). Ngay sau khi đậu Tú tài II năm 1968, Nguyễn Thị Nguyệt Viên dự thi tuyển vào trường đại học Dược khoa Sài gòn và đứng hạng Nhất trên danh sách 6000 thí sinh dự thi. Nguyễn Thị Nguyệt Viên cũng đậu hạng Nhì trong kỳ thi tuyển vào Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài gòn với trên 5000 thí sinh dự thi.  Nguyễn Thị Nguyệt Viên sau này không học Dược và Cao đẳng NLS mà lại đi du học ở Úc. Cũng y như người đẹp Đỗ Thị Thiên Hương, Nguyễn Thị Nguyệt Viên biến mất trên màn ảnh ra-đa, và mất luôn cả sóng trên máy vô tuyến của tôi từ sau năm 1968…
 
_______
Phụ chú
 
Nên biết thêm, cả hai người đẹp kỳ lạ này (Đỗ Thị Thiên Hương và Nguyễn Thị Nguyệt Viên) đều là cựu học sinh trường trung học Trưng Vương Sài gòn chuyển về trường về trung học Mạc Đĩnh Chi (cho đi học gần nhà?)…
 
*
 
- Nguyễn Chánh Tín: Huh!  Còn ai trồng khoai đất này.  Anh chàng Nguyễn Chánh Tín, học sinh lớp 12 trường trung học MĐC, đã được truyền thông Sài gòn những năm trước 1975 mô tả là “đẹp giai tài hoa với vóc dáng phong trần lãng tử,” theo ban văn nghệ, ca đoàn của trường trung học MĐC tham gia trong chương trình trình diễn văn nghệ liên trường trung học Sài gòn trên đài truyền hình Sài gòn.  Nguyễn Chánh Tín lúc đó là giọng ca chính (lead singer) của màn Hợp ca “Hòn Vọng Phu.”  Trong lúc có sự trục trặc thâu hình bài “Hòn Vọng Phu” đài truyền hình Sài gòn yêu cầu NCT đơn ca một bài để tạm thay vào chỗ trống trong chương trình của trường Mạc Đĩnh Chi.  Đó là lần NCT hát bài “Nghìn Trùng Xa cách” của Phạm Duy.  Chỉ qua một đêm, Nguyễn Chánh Tín thành một “hiện tượng” trong sinh hoạt ca nhạc của Miền Nam Việt Nam vì qua sáng ngày hôm sau, cùng một lúc tất cả 40 tờ báo lớn nhỏ của Sài gòn đều viết về “hiện tượng Nguyễn Chánh Tín.”  NCT được các nhạc sĩ lớn như Phạm Duy, Dương Thiêu Tước đến thăm tại nhà; được mời hát cho các phòng trà nổi tiếng bấy giờ như QueenBee, Tự Do, Khánh Ly, Macabane…
 
Đến tháng 6 năm 1972, sau tốt nghiệp đại học, chúng tôi đám sinh viên mới tốt nghiệp đang ngồi gãi háng tán gẫu tại Trung tâm 3 Tuyển mộ Nhập ngũ, chờ xe nhà binh chở lên Trung tâm Huấn luyện Quang Trung thì nghe tin chuyền miệng cho nhau là Nguyễn Chánh Tín đang sửa soạn đóng phim “Vòng tay học trò” với Kiều Chinh….  Một thằng bạn trời đánh không chết của tôi nghe tin này chịu không nổi, phải lên tiếng ghen tị ra mặt, chửi đổng: “ĐM thằng em này mới có 18-19 tuổi mà nó được đóng phinh có cảnh cởi chuồng làm tình, ấp Kiều Chinh ngon lành trên giường sướng thiệt. Trong khi tụi mình bất tài vô tướng đi lính chẳng được hưởnng cái củ cải gì?!”
 
_______
Phụ chú
 
Phim “Vòng tay học trò”(1974) do Lê Mộng Hoàng đạo diễn, hoàn chưa kịp hoàn tất thì miền Nam đứt phim.
*
 
C’est la vie!  Cuộc đời cứ thấy có mấy cái may mắn liên tiếp thường sẽ đụng phải vài cái xui.   Chuyện xui tận mạng hay xui nhè nhẹ thì còn phải tùy vào phúc đức (?) NCT đã từ một anh chàng học sinh vô danh như trăm ngàn học trò miền Nam khác, nhẩy vọt lên tới đỉnh danh vọng nghệ thuật chỉ trong một thời gian ngắn thì các chuyện không may có xẩy đến cũng chỉ là chuyện thường tình theo lẽ bù trừ của trời đất. Từ bài hát “Nghìn trùng xa cách,” phim “Vòng tay học trò” của trước năm 1975 đi đến phim “Ván bài lật  ngửa,” “Dòng máu anh hùng…” sau năm 1975, tính ra có gần 40 năm, NCT cũng đã gặp nhiều thăng trầm, tiêu trưởng của cuộc đời y như mọi người vậy thôi.    
 
Cái oái oăm to lớn nhất của nhân vật NCT là anh ta đã đóng vai “Đại tá Nguyễn Thành Luân” trong một phim lớn của của vi-xi loại “khoa học giả tưởng” với cái tựa có vẻ rất “đỏ-đen” là “Ván bài lật ngửa” do tay nghề tráo bài ba lá Trần Bạch Đằng viết kịch bản, được sự trợ giúp, “quan tâm” đặc biệt của giới lãnh đạo cs.  Tôi sẽ nói thêm chi tiết về nhân vật “Đại tá Nguyễn Thành Luân” (tức là gián điệp nhị trùng Phạm Đình Thảo) ở phần dưới.
 
Năm 1987, dưới thời bao cấp, sau khi phim “Ván bài lật ngửa” được phát hành thì tên tuổi NCT bốc lên cao như diều gặp gió.  NCT có đóng thêm nhiều phim khác, nhưng “Ván bài lật ngửa”  vẫn là cuốn phim để lại “dấu ấn” sâu đậm nhất trong kế hoạch tuyên truyền quy mô bóp méo sự thật của csvn.  NCT được đảng cs “nhiệt liệt” ca ngợi, trao tặng danh hiệu cao quý “Nghệ sĩ Ưu Tú” (NSƯT – rập khuôn, bắt chước Liên sô, Đông âu và các nước theo xhcn) vì có nhiều đóng góp và cống hiến cho chủ nghĩa cs một nghệ thuật giả tưởng làm đẹp lòng giới lãnh đạo csvn.  Cũng vì đóng vai trò “Đại tá Nguyễn Thành Luân” và cái danh hiệu cao quý bố láo “NSƯT” này mà NCT bị lãnh sự Hoa kỳ ở Sài gòn “xù” hồ sơ xin đi định cư, đoàn tụ với gia đình ở Hoa kỳ sau này.  Trong cái hên có cái xui là vậy!
 
Từ sau phim “Ván bài lật ngửa,” cuộc sống và danh tiếng của “hiện tượng NCT” chỉ kém chuyện thần thoại một bậc; cho đến khi NCT làm phim “Dòng máu anh hùng” thì “hiện tượng NCT” từ từ biến thành “thảm kịch NCT.”  Phim “Dòng máu anh hùng” này có lẽ nên đổi tên lại thành ra “Dòng máu ăn mày” cho nó hợp tình hợp cảnh hơn.  Với cuốn phim “ăn mày,” NCT bị thất bại nặng nề về mặt tài chánh đưa đến tình trạng nợ nần, túng quẩn tiền bạc…  NCT đã đưa ra những giải thích cái tình trạng “sắp mất nhà,” “sắp phải ăn mày” theo đúng tiêu chuẩn bài vở của cái “định hướng xã hội chủ nghĩa.”  NCT nói nôm na là:
 
“Tui chẳng có lỗi gì cả, tất cả chỉ vì thằng cháu (ý muốn nói tài tử Johnny Trí Nguyễn) tham lam xúi tôi đưa “copies” cuốn phim “Dòng máu anh hùng” đi tham dự “liên hoan” điện ảnh quốc tế làm cho “bọn tội phạm” (?) giải mã hóa số, ăn cắp bản quyền, làm đĩa lậu phát bán tứ tung, khiến cho phim và DVD “Dòng máu anh hùng” của tui lỗ to, thu thập không đủ tiền trả nợ đã vay của ngân hàng.” 
 
Lời giải thích cho tình trạng “sắp phải ăn mày” của NCT nghe không ổn chút nào.  Thực tế cho thấy, chỉ một người duy nhất làm cho NCT sạt nghiệp chính là NCT.  Ở thời buổi Free-for-all-Internet này thì chuyện bản quyền giống như chuyện tiếu lâm “dán phù l… mèo.”  Thí dụ lấy trường hợp công ty “Thúy Nga Paris” (TNP).  Đến ngày hôm nay TNP đã phát hành đến chương trình thứ 109 mà theo tôi thấy, tất cả những người tôi đã và đang quen biết, từ đồng nghiệp tại sở làm cho đến các bạn bè thân thuộc xa gần có dịp gặp mặt nhau trong các buổi hội hè, tuyệt nhiên không nghe thấy có một ai nói chuyện bỏ tiền túi ra mua DVD / băng gốc của TNP để xem hết.  Ậy! Thế mà ông Tô Văn Lai chủ của TNP vẫn sống rất mạnh giỏi phây phây, tuyên bố tuyên mẹ lung tung loại đâm sau lưng chiến sĩ,  xây nhà cao cửa rộng ở Việt Nam; MC Nguyễn Ngọc Ngạn và  Nguyễn Cao Kỳ Duyên vẫn ặt ẹo tung hứng đều đặn khá ngoạn mục các điều dạy dỗ cách học làm người cho khán thính giả người Việt khắp Năm châu; đám văn nghệ sĩ đông đảo cộng tác với TNP đâu có ai ngu gì mà chịu làm chuyện từ thiện, trình diễn miễn phí cho ông Tô Văn Lai đâu?  Các chương trình của kỳ thứ 110, 111… của TNP trong tương lai cứ thế mà tuần tự sẽ tiếp tục đều đặn, sẽ ra mắt như không hề có chuyện gì xảy ra…  Nói tóm lại, nếu không có lợi lộc tài chánh thì Tô Văn Lai đã phải dẹp tiệm, hay âm thầm đóng cửa TNP từ khuya rồi, vô phương sống sót.  Đào tiền ở đâu ra? Vay tiền ở đâu ra? Không lẽ cứ phải đi ăn cướp tiền để chi phí tài trợ, trang trải cho mỗi một chương trình tốn kém cỡ 2 triệu đô la. 
 
Thực tế đã rõ ràng như vậy.  NCT mù tịt, ngớ ngẩn không biết làm kinh doanh chứ không phải tại, bị, bởi… cái con khỉ khô gì ráo.  Tôi thấy NCT là một ca sĩ, một tài tử có tài thật thì cứ thủng thẳng dùng cái tài trời cho của mình để kiếm cơm thôi thì làm sao vỡ nợ được.  Tài tử cỡ nặng ký mà cũng bon chen đòi mở hãng phim, mở trại trồng rau, mở nhà hàng ăn thì xập tiệm đâu có phải là chuyện khoa học giả tưởng (như chuyện phim “Ván bài lật ngửa.”)  Vả lại NCT nên hồi tâm suy nghĩ lại một chút.  Đừng vội đánh đổ cái “hiện tượng ca nhạc / điện ảnh” của mình qua mấy lời than van nghe rất thấp muốn nghẹn cổ – Có nhiều người còn ác ý hơn, nói là NCT có ý định than van kêu gọi lòng hảo tâm của đồng nghiệp và giới hâm mộ để cố giữ lại căn biệt thự 10 tỉ đồng và cố duy trì cuộc sống 3 triệu đồng (độ $US125.00) một ngày của mình (nên biết thằng cháu tôi đang sống ở Sài gòn làm thợ giày 8-10 tiếng mỗi ngày, chỉ kiếm được số tiền tường đương với 2 đô la một ngày).  Cứ việc buông căn nhà cho ngân hàng tịch thu, đi ra thuê một căn nhà nhỏ, một căn gác nhỏ sống tạm chờ thời vận…. Tuy đã 62 tuổi, dù mất nhà nhưng khả năng ca hát và đóng phim của NCT vẫn còn nguyên.  Vẫn có thể sinh sống một cách đạm bạc đâu có đến nỗi gì.  No star where!  Nhiều người dân Việt Nam còn sống vất vưởng nghèo và khổ hơn gấp trăm, gấp ngàn lần NCT vậy mà mà họ vẫn phải sống, vẫn phải hy vọng, than van với ai?  Ai hưởn mà nghe than van?  Làm gì đã có chuyện “vô gia cư,” hay “ăn mày…” Đùng vớ vẩn la toáng lên như vậy.  Give us a break!
 
Bây giờ trở lại câu chuyện thứ hai là “đại tá Nguyễn Thành Luân” mà NCT thủ vai chính trong phim “Ván bài lật ngửa” dựa trên cuộc đời “thực” (?) của “anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo” như Trần Bạch Đằng đã khóac lác.  Tôi thấy đây là một sự nhận vơ rất trơ trẽn. 
 
Lý lịch Phạm Ngọc Thảo còn nhiều nghi vấn cần phải được làm sáng tỏ.  Phạm Ngọc Thảo cũng như nhiều nhà ái quốc khác của Việt Nam đã bị cs lường gạt khi tham gia phong trào Việt Minh, một tổ chức cs đội lốt quốc gia.  Sau này rất nhiều người thấy cs lộ diện là họ bỏ Việt Minh ngay.  Trần Bạch Đằng cứ nhận vơ và phịa là Phạm Ngọc Thảo đã nhận lệnh riêng của Lê Duẩn để không tập kết ra Bắc mà ở lại với nhiệm vụ “trường kỳ mai phục” miền Nam. 
 
Đầu năm 1961, Phạm Ngọc Thảo được ông Ngô Đình Nhu đề cử làm Tỉnh trưởng tỉnh Kiến hòa, một tỉnh có hoạt động rất mạnh của cs (quê hương của Nguyễn Thị Định, tư lệnh phó lực lượng võ trang MTGPMN!) Trong thời kỳ làm tỉnh trưởng Kiến Hòa này, Phạm Ngọc Thảo đã đích thân chỉ huy chương trình Bình định và Ấp chiến lược ở Kiến Hòa.  Phạm Ngọc Thảo nếu thực sự là cán bộ cs thì ông ta đâu có ngu gì lại đi đánh dẹp tan chiến dịch Đồng khởi của vi-xi (thay vì Phạm Ngọc Thảo cứ mở cửa Tỉnh Kiến Hòa cho vi-xi tràn vào cướp ngân khố, cướp kho súng của tỉnh). 
 
Năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm cho Phạm Ngọc Thảo (lúc này còn là Trung tá) đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Forth Leavenworth, Kansas USA.  Trong thời gian học Chỉ huy Tham mưu ở đây, Phạm Ngọc Thảo là người ở cùng phòng (“roommate”) với ông bố vợ tôi là Thiếu tá Võ Văn Cảnh (sau này là Thiếu tướng cựu tư lệnh SĐ23BB và cựu Chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế). 
 
Sau đảo chánh ông Diệm 1/11/1963, Phạm Ngọc Thảo được thăng cấp Đại tá, làm tùy viên báo chí trong Hội đồng quân nhân Cách mạng.  Và sau đó được cử làm Ủy viên Văn hóa cho tòa Đại sứ Việt Nam ở Hoa kỳ. 
 
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo về nước. 
 
Ngày 19 tháng 2 năm 1965, Phạm Ngọc Thảo cùng Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Bùi Dzinh, Trung tá Lê Hoàng Thao đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Sài gòn, Bến Bạch Đàng (Bộ tư lệnh Hải quân) và phi trường Tân Sơn Nhất (Bộ tư lệnh Không quân) để đảo chánh và tìm bắt cho được Tướng Nguyễn Khánh, người nắm chính quyền bấy giờ. 
 
Vì sự bảo mật không được kín đáo, Nguyễn Khánh biết được tin đảo chánh, đã chạy thoát ra Vũng Tàu.  Thời gian này Tướng Võ Văn Cảnh đang là Trung tá Thị trưởng đầu tiên của Thị xã Vũng tàu.  Tướng Võ Văn Cảnh cho tôi biết trong lúc hai cha con ngồi ăn cơm tối là:
 
“Phạm Ngọc Thảo vị tình ‘roommate’ cũ với Ba lúc học chung với nhau ở trường Chỉ Huy Tham Mưu Fort Lavenport, đã cho người cầm thư tay ra Vũng tàu đưa cho Ba và yêu cầu Ba giúp một tay bắt giữ Nguyễn Khánh.  Tuy nhiên Ba vẫn chưa hoàn toàn tin cậy Phạm Ngọc Thảo cho nên cứ để Nguyễn Khánh yên thân ở Vũng tàu.  Chứ nếu như mà Ba bắt Nguyễn Khánh giao cho Phạm Ngọc Thảo lúc đó thì không biết lịch sử miền Nam sẽ đi về đâu?”
 
Cuối cùng cuộc đảo chánh quá lủng củng, thiếu tổ chức, thiếu bảo mật bị thất bại, Nguyễn Khánh trở về Sài gòn củng cố lại quyền hành (trước khi phải “ra đi trong danh dự”).  Trong giai đoạn đảo chánh bất thành này, tôi thấy có một điểm rất quan trọng mà tôi nhận xét và kết luận Phạm Ngọc Thảo không phải là cán bộ Việt Công.  Đó là, nếu thực sự là cán bộ cs  nằm vùng thì Phạm Ngọc Thảo, sau đảo đợt chánh hụt, đã chạy vào bưng thoát thân theo cs y như trường hợp của đám nằm vùng Nguyễn Minh Triết bị Tổng nha CSQG tìm ra tông tích cs (năm 1963); anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Đức Xuân, Lê Văn Hào (sau vụ tổng công kích Mậu Thân 1968 lủng) tất cả đều ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào bưng theo vi-xi; chỉ trở lai thành phố khi miền Nam đứt phim năm 1975. Đằng này, Phạm Ngọc Thảo phải trốn chui trốn lủi, nương náu trong một xóm Đạo Công giáo nhỏ ở Gò Vấp đã có tiếng chống Cộng từ lâu (không cs); rồi sau cùng bị Cảnh sát tóm được vào tháng 2 năm 1966, bị giải về Đức tu Biên Hòa, và cuối cùng bị bí mật hành quyết ở Biên hòa (nghe nói bị bóp dái chết!) 
 
Cái chết của Phạm Ngọc Thảo rõ ràng đã bị csvn nhận vơ là “anh hùng liệt sĩ” của phe vi-xi nhà ta.  Rồi làm phim loại “Lê Văn Tám” để lòe đám dân đen, bần nông mù lòa thôi… 
 
Hết ý kiến!
 
Trần Văn Giang ( HNPD )
20 Tháng 3 năm 2014


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm