Kinh Đời
Dốt Hay Nói Chữ - Trần Văn Giang ( ghi lại )
Dốt Hay Nói Chữ
Ma-dze in Vietnam
Thường
thường những kẻ thiếu hiểu biết, ít học khi viết văn hay nói thường
dùng những chữ cầu kỳ khiến trở nên dị hợm. Miền Nam gọi đó là “Dốt Hay Nói Chữ.”
Ngày nay thảm trạng “Dốt Hay Nói Chữ” lan tràn trong nước và trên hai trang tin BBC và VOA tiếng Việt. Trong nước, miệng thì hô hào “thoát Trung” mà
ngôn ngữ thì lai Tàu lạ hoắc. Đó là loại tiếng Tàu thời Mao Trạch Đông,
không phải là tiếng Hán đã được cha ông ta Việt hóa và sử dụng cả ngàn
năm nay.
Thí dụ:
1) BBC ngày 26/7/2019: Ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng “diện mạo.” Hai chữ “bộ mặt” đã chết trong ngôn ngữ Việt Nam. Thí dụ: Thay vì viết, “Để tạo bộ mặt mới cho nông thôn,” lại viết, “Để tạo diện mạo mới cho nông thôn.” Rồi, “Để tư pháp VN có diện mạo đẹp hơn thì cần tôn trọng luật sư.” Bài này của Ô. Luật Sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội.
2) BBC ngày 6/8/2020: “Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc ‘tấn công’ từ nhiều hướng?” Kịch bản là một kế hoạch được tính toán từ trước và diễn tiến theo thứ tự, lớp lang. Câu văn không dị hợm chỉ là, “Việt Nam cần tính tới tình thế/trường hợp Trung Quốc tấn công từ nhiều hướng.” Ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng “kịch bản.”
Giá chứng khoán, giá vàng lên xuống cũng kịch bản. Rồi cuộc tranh cử
tổng thống Hoa Kỳ cũng kịch bản. Rồi những cuộc va chạm ở Biển Đông cũng
kịch bản. Đúng là một thứ tiếng Việt dị hợm, điên khùng.
3) BBC tiếng Việt ngày 12/8/2020: “Việt Nam tồn tại nhiều khoảng trống lãnh đạo?” Câu hỏi ở đây là, “khoảng trống lãnh đạo” là
gì? Là không có lãnh đạo gì hết, ai muốn làm gì thì làm? Hoặc thiếu
người có khả năng lãnh đạo? Viết một câu văn mơ hồ như thế này có lẽ tác
giả cũng chẳng hiểu mình viết gì!
4) BBC tiếng Việt ngày 13/8/2020: “Bình luận đa chiều về vụ đình chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.” Câu văn giản dị và có học chỉ là, “Những ý kiến khác nhau về vụ ngưng chức Chủ Tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.” Ngày xưa ở Miền Nam, ông ký giả nào viết, “bình luận đa chiều” chắc phải đưa ông này vào nhà thương điên Biên Hòa quá. Rồi nào là, “tạm đình chỉ công tác.” Tại sao không viết “ngưng chức” cho ngắn gọn? Công tác là công việc, còn “chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố” sao gọi là “công tác” được?
5) BBC tiếng Việt ngày 13/8/2020: “Khởi tố vụ án cán bộ gần cận Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.” Khởi tố là khởi tố một cá nhân nào đó chứ không thể “khởi tố vụ án.” Khi nói “vụ án” tức là đã đưa ra tòa xét xử rồi đâu cần phải khởi tố nữa? Ngoài ra người ta nói, “thân cận” chứ không nói “gần cận.” Tiếng Việt như thế mà cũng đòi cầm bút.
6) BBC tiếng Việt ngày 13/8/2020: “Những người phụ nữ đã tạo thành các chuỗi dây người tại Belarus.” Chẳng ai nói, “chuỗi dây người” mà người ta nói “nắm chặt tay nhau để làm thành một hàng rào.”
7) Điểm chuẩn và điểm sàn.
Hiện nay trong nước các nhà giáo dục ông bà nào cũng có bằng Tiến Sĩ
nhưng tiếng mẹ đẻ lại không hơn học sinh Trung Học năm xưa nên chế ra
những từ ngữ thật lạ lùng. Thí dụ: Điểm thấp nhất để được xét tuyển biến thành điểm sàn.
Điểm để được trúng tuyển (bằng hoặc cao hơn) gọi là điểm chuẩn. Nghe
nói điểm sàn và điểm chuẩn sinh viên trong nước cũng ngơ ngác chẳng hiểu
gì cả phải cần thông dịch viên cho nên đã phải xin giải đáp. Trang tin
CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM đã phải
giải thích về các danh từ bí hiểm này.
Ngày
nay ở Việt Nam cái gì vui, hấp dẫn, ngoạn mục như đá bóng, đưa xe đạp,
trình diễn văn nghệ, giá vàng lên xuống bất thường… được gọi là “kịch tính.” Món ăn truyền thống như bánh dày, bánh chưng biến thành “món ăn kinh điển.” Và rồi cái gì cũng “siêu” như “siêu ngon,” “siêu rẻ,” “siêu trường, siêu trọng.”
Đúng là ở với cộng sản không điên cũng khùng cho nên bằng mọi cách phải
trốn đi. Bây giờ giai cấp quyền thế tham nhũng cả trăm triệu đô-la,
trốn đi bằng cách bỏ ra vài triệu mua nhập cảnh/hộ chiếu (visa) của Đảo
Sip. Đảo Síp (Cyprus) nằm trong Liên Hiệp Âu Châu và có thể tự do di trú
trong 166 quốc gia.
8) Vượt ngưỡng: Trong nước bây giờ chữ nghĩa của cả quốc gia lại do bọn bát nháo, ít học, đứng bến mánh mung quyết định rồi cả nước “học tập” và
nói theo. Thậm chí cả các ông thủ tướng, tổng bộ trưởng cũng nói theo
như con vẹt. Thí dụ: Vượt chỉ tiêu, vượt mức, vượt qua con số… biến
thành vượt ngưỡng! Thí dụ: Báo Pháp Luật Việt Nam ngày 21/8/2020, “Hàn Quốc: Số ca nhiễm Covid-19 lần đầu vượt ngưỡng 300 sau hơn 5 tháng.” Tự điển Việt Nam trong nước định nghĩa “Ngưỡng là đoạn gỗ dài để ngang mà giữ lấy cánh cửa, ngưỡng cửa.” Như vậy chỉ có “bước qua ngưỡng cửa chứ làm gì có vượt ngưỡng?” Thảm họa văn hóa trong nước càng nói ra càng xấu hổ.
9) Rồi cũng lại VOV ngày 18/9/2020: “Bà mẹ một con Đường Yên trẻ trung, xinh đẹp như thiếu nữ đôi mươi tại sự kiện.” Tôi
đố quý vị hiểu câu văn này nói gì. Thực ra cô người mẫu một con này
xuất hiện trong một màn trình diễn thời trang và trông vẫn đẹp như gái
chưa chồng… nhưng được viết bằng đoạn văn vô cùng bí hiểm và bát nháo.
10) Rồi thì “rung động lòng người” hay “chinh phục được lòng người,” “vô cùng xúc động” biến thành “tan chảy” và “đốn tim.” Thí dụ: Báo Người Lao Động ngày 27/8/2020, “Tan chảy với hình ảnh và điệu bộ của Trúc Nhi-Diệu Nhi.” Hai
em bé nói ở đây sinh đôi dính vào với nhau được các bác sĩ giải phẫu
tách ra và các em đã sinh hoạt bình thường khiến mọi người vui mừng hay
thương cảm nay được bọn bát nháo biến thành “tan chảy.” Rồi chinh phục được khán giả biến thành “đốn tim.” Thí dụ: Báo Thanh niên, “ca sĩ Hà Vân ‘đốn tim’ người nghe với ca khúc về Phật giáo.” Hiện tượng “tan chảy” và “đốn tim” ô
nhiễm cả hải ngoại. Trong một chương trình bình luận thời sự của SET
(Saigon Entertainmnent TV) ở Nam California, ông điều khiển chương trình
thay vì nói, “Việc Việt Nam mua nông phẩm ở các tiểu bang Cộng Hòa làm Ô. Trump đẹp lòng vì giúp ông tái đắc cử.” lại nói, “Việc Việt Nam mua nông phẩm ở các tiểu bang Cộng Hòa đã đốn tim Ô. Trump.”
11) VOV ngày 19/9/2020: Ban biên tập của đài này tiếng Việt quá kém nên không hiểu nghĩa của hai chữ “đầu tiên” và “hàng đầu.” Đầu tiên chỉ về thời gian. Còn hàng đầu chỉ về thứ bậc/thứ tự cho nên mới viết, “Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chính sách đối ngoại đầu tiên.” Thế mà cũng tự nhận là tờ báo và tiếng nói tiêu biểu cho cả quốc gia. Câu văn đúng phải viết, “Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chính sách đối ngoại hàng đầu.”
12) VOV ngày 19/9/2020: “Sắp công bố thương hiệu bánh Trung thu kém chất lượng.” Thế nào là bánh trung thu kém chất lượng? Chỉ có trời mới biết. Nếu nó không hợp vệ sinh hoặc không ngon… thì nói rõ ra. “Kém chất lượng” là gì? Đúng là ngu dốt cho nên nói ẩu mà cứ tưởng mình đúng và khắp cả nước cứ nhai đi nhai lại ba chữ “kém chất lượng.” Đúng ra phải nói “phẩm chất kém” hoặc “không hợp vệ sinh.”
13) VOV ngày 19/8/2020: “Viện Kiểm Sát nói có cơ sở chứng minh quan hệ tình cảm giữa ông Tài và bà Thúy.” Trong luật pháp người ta không nói “có cơ sở” mà phải nói “có bằng chứng.”
Ngu dốt thế mà cũng đòi viết báo. Nguyên do cũng chỉ vì bị nhồi sọ từ
thuở nhỏ cho nên nói như con vẹt và không cần suy nghĩ gì hết.
14) VOV ngày 20/9/2020: “43 năm tham gia LHQ: Tạo ra “Thương hiệu Việt Nam” trong hoạt động ngoại giao đa phương.” Trời đất quỷ thần ơi! Tên tuổi của một quốc gia mà lại gọi đó là “thương hiệu.” Đúng là ngu dốt không thể tưởng tượng được! Nếu có học sẽ viết, “43 năm tham gia LHQ: Tạo ra ‘Tên tuổi Việt Nam’ trong hoạt động ngoại giao đa phương.”
Việt Nam ngày nay không còn ăn độn ngô, khoai, sắn và bo bo nữa. Cả làng quê cũng xây lâu đài, “biệt phủ” còn
sang hơn cả Âu Châu, xe hơi đắt tiền giá vài trăm ngàn Mỹ Kim. Thế
nhưng ngôn ngữ lại là một thứ bát nháo như nồi cám heo. Nguyên do là vì
các nhà ngôn ngữ, bác học, giáo sư, nhà văn, nhà biên khảo thuộc thế hệ
truyền thống đã chết hết cả rồi. Cầm nắm ngôn ngữ dân tộc ngày hôm nay
là một phường bát nháo trưởng thành trong ăn độn, xếp hàng tại cửa hàng
bách hóa tranh nhau từng miếng thịt mỡ nhỏ bằng ngón tay, từng khẩu phần
vải không đủ may một chiếc quần đùi, buôn lậu, mánh mung, trộm cắp,
gian lận… cho nên dù có học gì, giàu có thế nào đi nữa… thì vẫn chỉ là
một phường vô cùng ngu dốt, tham lam, gian dối và phá hoại.
Cứ thử nhìn vào phong trào diệt tham nhũng hiện nay cho thấy từ hàng tổng bộ trưởng tới thứ trưởng, tướng công an, tướng trong quân đội, đô đốc hải quân, tổng giám đốc các ngân hàng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND, huyện ủy, xã ủy bị tù, bị mất chức… cho thấy hệ thống cầm quyền tại Việt Nam đã ung thư, thối rữa như thế nào. Khi bụng đói và đạo đức suy đồi thì tất cả đều tan nát. Trong nước “đạo đức suy đồi,” “thối nát” không nói mà lại che dấu bằng cách dùng danh từ “biến chất.”
Cả nước có “chất” gì tốt đâu mà “biến”? Bản chất cộng sản vốn đã xấu rồi, nếu có “biến”đi
thì tốt chứ sao lại lên án? Rồi thì các quan mua bằng cấp giả, ăn cắp
luận án của người khác để có bằng Cao Học (nay gọi là thạc sĩ), Tiến Sĩ
để được tiến cử vào chức vụ lớn hơn. Cái này gọi là ‘biến chất” hay
bản chất là gian dối? Ở Mỹ cũng có những vụ ông/bà triệu phú hối lộ để
con cái được vào học các trường danh tiếng nhưng đã bị lôi ra tòa xét
xử.
Sao không thấy trong nước xử phạt các ông/bà này? Làm chính quyền cai trị là “phụ mẫu chi dân” mà gian trá thì đừng trách đất nước sao tan nát. Cổ nhân có câu, “Nhà dột từ nóc dột xuống” tức
cha mẹ không ra gì thì con cái hư hỏng. Đất nước loạn ly không phải tại
dân trước mà chỉ vì vua thì u mê ám chướng, quan lại thì tham ô vơ vét.
Một đất nước mà vua anh minh, trăm quan liêm chính thì đất nước làm sao
loạn ly được?
Ngoài
ra đất nước lụn bại là vì không có nhân tài hoặc có nhân tài mà không
biết sử dụng. Khi có nhân tài thì đất nước phát triển và ngửng mặt với
năm châu bốn biển. Ngày xưa Đào Duy Từ không được Chúa Trịnh trọng dụng
bèn vào Nam, Chúa Nguyễn biết đây là kỳ tài cho nên đã mở nghiệp lớn ở
phương Nam. Ở đâu cũng vậy, đảng nào nắm quyền thì cử đảng viên của mình
vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Thậm chí bổ nhiệm thẩm
phán Tối Cao Pháp Viện cũng lựa người cùng với lập trường của đảng mình.
Thế nhưng đưa bọn “con ông cháu cha, thái tử đảng” vô tài bất tướng vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền thì chúng sẽ phá nát đất nước.
Còn đối với hải ngoại, thua một trận chiến không đáng sợ bằng thua về văn hóa và tư tưởng. Chúng ta thừa kế cả một nền văn chương, học thuật, ngôn ngữ tuyệt vời của cha ông để lại rồi được Miền Nam phong phú hóa với đầy đủ ngữ vựng cho tất cả các bộ môn, tại sao lại đi bắt chước loại ngôn ngữ không có học? Chinh phục được lòng người, tạo thiện cảm sao không nói mà nói “đốn tim?” Cảm động, xúc động sao không nói mà lại nói “tan chảy?” Căn nhà sao không nói mà nói “căn hộ.” Gia đình sao không nói mà nói “hộ dân?” Giải tỏa đất đai sao không nói mà nói “giải phóng?” Giải quyết công việc, lọc chất thải… sao không nói mà nói “xử lý?” Tiết kiệm, rẻ tiền sao không nói mà nói “kinh tế?” Du lịch, thăm viếng sao không nói mà nói “tham quan?” Bực tức, bị dồn nén, bất mãn sao không nói mà lại nói “bức xúc?” Bài giảng sao không nói mà nói giáo trình? Gặp gỡ, trao đổi, thân hữu sao không nói mà lại nói giao lưu? Tác động qua lại sao không nói mà nói “tương tác?” Đoạn đường không nói mà lại nói “cung đường?” Cung là một đoạn cong như “hình vòng cung,” cây cung là cây cong để bắn mũi tên. Rồi “kích thích kinh tế” không nói mà lại nói “kích cầu?” Kích cầu là sự bịa đặt chữ nghĩa một cách điên khùng. Ngay cả tự điển Việt Nam trong nước cũng không có hai chữ “kích cầu.”
Cả ngàn năm nay người ta thường nói: kích thích, kích động, kích động nhạc, thuốc kích dục, kích thích tố. Danh từ “stimulus” tự điển trong nước dịch là “sự kích thích” nay bọn bát nháo bịa ra là “kích cầu?” Rồi việc tuyển chọn, đề cử người (trong đại hội đảng) không nói mà lại dùng những câu nhức đầu như “công tác nhân sự” (BBC tiếng Việt). Rồi cũng lại BBC tiếng Việt, “Việt Nam hiện nay còn thua xa các triều đại phong kiến về trong việc quy hoạch và đào tạo nhân tài.” “Quy hoạch nhân tài” là gì thưa ông tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện?
Từ xưa đến nay người ta nói, “đào tạo và sử dụng nhân tài” chứ không ai nói “quy hoạch nhân tài” như
quy hoạch một thành phố, một đô thị. Tiếng Việt điên khùng và bát nháo
thấm cả vào hàng tiến sĩ, nói mà không biết đúng sai. Nói “quy hoạch nhân tài” cũng như nói “xưởng đẻ” vậy. Đúng là ngôn ngữ của Việt cộng và làm đảo lộn cả ngôn ngữ truyền thống của tổ tiên.
Tôi
sẽ còn tiếp tục phải viết vì nếu không viết, không vạch ra được cái
kịch cỡm, bát nháo, ngu dốt của ngôn ngữ Việt ở trong nước ngày nay và
trên trang tin BBC… sẽ đắc tội với con cháu mai sau.
Đào Văn Bình
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Dốt Hay Nói Chữ - Trần Văn Giang ( ghi lại )
Dốt Hay Nói Chữ
Ma-dze in Vietnam
Thường
thường những kẻ thiếu hiểu biết, ít học khi viết văn hay nói thường
dùng những chữ cầu kỳ khiến trở nên dị hợm. Miền Nam gọi đó là “Dốt Hay Nói Chữ.”
Ngày nay thảm trạng “Dốt Hay Nói Chữ” lan tràn trong nước và trên hai trang tin BBC và VOA tiếng Việt. Trong nước, miệng thì hô hào “thoát Trung” mà
ngôn ngữ thì lai Tàu lạ hoắc. Đó là loại tiếng Tàu thời Mao Trạch Đông,
không phải là tiếng Hán đã được cha ông ta Việt hóa và sử dụng cả ngàn
năm nay.
Thí dụ:
1) BBC ngày 26/7/2019: Ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng “diện mạo.” Hai chữ “bộ mặt” đã chết trong ngôn ngữ Việt Nam. Thí dụ: Thay vì viết, “Để tạo bộ mặt mới cho nông thôn,” lại viết, “Để tạo diện mạo mới cho nông thôn.” Rồi, “Để tư pháp VN có diện mạo đẹp hơn thì cần tôn trọng luật sư.” Bài này của Ô. Luật Sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội.
2) BBC ngày 6/8/2020: “Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc ‘tấn công’ từ nhiều hướng?” Kịch bản là một kế hoạch được tính toán từ trước và diễn tiến theo thứ tự, lớp lang. Câu văn không dị hợm chỉ là, “Việt Nam cần tính tới tình thế/trường hợp Trung Quốc tấn công từ nhiều hướng.” Ở Việt Nam bây giờ cái gì cũng “kịch bản.”
Giá chứng khoán, giá vàng lên xuống cũng kịch bản. Rồi cuộc tranh cử
tổng thống Hoa Kỳ cũng kịch bản. Rồi những cuộc va chạm ở Biển Đông cũng
kịch bản. Đúng là một thứ tiếng Việt dị hợm, điên khùng.
3) BBC tiếng Việt ngày 12/8/2020: “Việt Nam tồn tại nhiều khoảng trống lãnh đạo?” Câu hỏi ở đây là, “khoảng trống lãnh đạo” là
gì? Là không có lãnh đạo gì hết, ai muốn làm gì thì làm? Hoặc thiếu
người có khả năng lãnh đạo? Viết một câu văn mơ hồ như thế này có lẽ tác
giả cũng chẳng hiểu mình viết gì!
4) BBC tiếng Việt ngày 13/8/2020: “Bình luận đa chiều về vụ đình chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.” Câu văn giản dị và có học chỉ là, “Những ý kiến khác nhau về vụ ngưng chức Chủ Tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.” Ngày xưa ở Miền Nam, ông ký giả nào viết, “bình luận đa chiều” chắc phải đưa ông này vào nhà thương điên Biên Hòa quá. Rồi nào là, “tạm đình chỉ công tác.” Tại sao không viết “ngưng chức” cho ngắn gọn? Công tác là công việc, còn “chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố” sao gọi là “công tác” được?
5) BBC tiếng Việt ngày 13/8/2020: “Khởi tố vụ án cán bộ gần cận Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.” Khởi tố là khởi tố một cá nhân nào đó chứ không thể “khởi tố vụ án.” Khi nói “vụ án” tức là đã đưa ra tòa xét xử rồi đâu cần phải khởi tố nữa? Ngoài ra người ta nói, “thân cận” chứ không nói “gần cận.” Tiếng Việt như thế mà cũng đòi cầm bút.
6) BBC tiếng Việt ngày 13/8/2020: “Những người phụ nữ đã tạo thành các chuỗi dây người tại Belarus.” Chẳng ai nói, “chuỗi dây người” mà người ta nói “nắm chặt tay nhau để làm thành một hàng rào.”
7) Điểm chuẩn và điểm sàn.
Hiện nay trong nước các nhà giáo dục ông bà nào cũng có bằng Tiến Sĩ
nhưng tiếng mẹ đẻ lại không hơn học sinh Trung Học năm xưa nên chế ra
những từ ngữ thật lạ lùng. Thí dụ: Điểm thấp nhất để được xét tuyển biến thành điểm sàn.
Điểm để được trúng tuyển (bằng hoặc cao hơn) gọi là điểm chuẩn. Nghe
nói điểm sàn và điểm chuẩn sinh viên trong nước cũng ngơ ngác chẳng hiểu
gì cả phải cần thông dịch viên cho nên đã phải xin giải đáp. Trang tin
CỔNG THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LỚN NHẤT VIỆT NAM đã phải
giải thích về các danh từ bí hiểm này.
Ngày
nay ở Việt Nam cái gì vui, hấp dẫn, ngoạn mục như đá bóng, đưa xe đạp,
trình diễn văn nghệ, giá vàng lên xuống bất thường… được gọi là “kịch tính.” Món ăn truyền thống như bánh dày, bánh chưng biến thành “món ăn kinh điển.” Và rồi cái gì cũng “siêu” như “siêu ngon,” “siêu rẻ,” “siêu trường, siêu trọng.”
Đúng là ở với cộng sản không điên cũng khùng cho nên bằng mọi cách phải
trốn đi. Bây giờ giai cấp quyền thế tham nhũng cả trăm triệu đô-la,
trốn đi bằng cách bỏ ra vài triệu mua nhập cảnh/hộ chiếu (visa) của Đảo
Sip. Đảo Síp (Cyprus) nằm trong Liên Hiệp Âu Châu và có thể tự do di trú
trong 166 quốc gia.
8) Vượt ngưỡng: Trong nước bây giờ chữ nghĩa của cả quốc gia lại do bọn bát nháo, ít học, đứng bến mánh mung quyết định rồi cả nước “học tập” và
nói theo. Thậm chí cả các ông thủ tướng, tổng bộ trưởng cũng nói theo
như con vẹt. Thí dụ: Vượt chỉ tiêu, vượt mức, vượt qua con số… biến
thành vượt ngưỡng! Thí dụ: Báo Pháp Luật Việt Nam ngày 21/8/2020, “Hàn Quốc: Số ca nhiễm Covid-19 lần đầu vượt ngưỡng 300 sau hơn 5 tháng.” Tự điển Việt Nam trong nước định nghĩa “Ngưỡng là đoạn gỗ dài để ngang mà giữ lấy cánh cửa, ngưỡng cửa.” Như vậy chỉ có “bước qua ngưỡng cửa chứ làm gì có vượt ngưỡng?” Thảm họa văn hóa trong nước càng nói ra càng xấu hổ.
9) Rồi cũng lại VOV ngày 18/9/2020: “Bà mẹ một con Đường Yên trẻ trung, xinh đẹp như thiếu nữ đôi mươi tại sự kiện.” Tôi
đố quý vị hiểu câu văn này nói gì. Thực ra cô người mẫu một con này
xuất hiện trong một màn trình diễn thời trang và trông vẫn đẹp như gái
chưa chồng… nhưng được viết bằng đoạn văn vô cùng bí hiểm và bát nháo.
10) Rồi thì “rung động lòng người” hay “chinh phục được lòng người,” “vô cùng xúc động” biến thành “tan chảy” và “đốn tim.” Thí dụ: Báo Người Lao Động ngày 27/8/2020, “Tan chảy với hình ảnh và điệu bộ của Trúc Nhi-Diệu Nhi.” Hai
em bé nói ở đây sinh đôi dính vào với nhau được các bác sĩ giải phẫu
tách ra và các em đã sinh hoạt bình thường khiến mọi người vui mừng hay
thương cảm nay được bọn bát nháo biến thành “tan chảy.” Rồi chinh phục được khán giả biến thành “đốn tim.” Thí dụ: Báo Thanh niên, “ca sĩ Hà Vân ‘đốn tim’ người nghe với ca khúc về Phật giáo.” Hiện tượng “tan chảy” và “đốn tim” ô
nhiễm cả hải ngoại. Trong một chương trình bình luận thời sự của SET
(Saigon Entertainmnent TV) ở Nam California, ông điều khiển chương trình
thay vì nói, “Việc Việt Nam mua nông phẩm ở các tiểu bang Cộng Hòa làm Ô. Trump đẹp lòng vì giúp ông tái đắc cử.” lại nói, “Việc Việt Nam mua nông phẩm ở các tiểu bang Cộng Hòa đã đốn tim Ô. Trump.”
11) VOV ngày 19/9/2020: Ban biên tập của đài này tiếng Việt quá kém nên không hiểu nghĩa của hai chữ “đầu tiên” và “hàng đầu.” Đầu tiên chỉ về thời gian. Còn hàng đầu chỉ về thứ bậc/thứ tự cho nên mới viết, “Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chính sách đối ngoại đầu tiên.” Thế mà cũng tự nhận là tờ báo và tiếng nói tiêu biểu cho cả quốc gia. Câu văn đúng phải viết, “Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chính sách đối ngoại hàng đầu.”
12) VOV ngày 19/9/2020: “Sắp công bố thương hiệu bánh Trung thu kém chất lượng.” Thế nào là bánh trung thu kém chất lượng? Chỉ có trời mới biết. Nếu nó không hợp vệ sinh hoặc không ngon… thì nói rõ ra. “Kém chất lượng” là gì? Đúng là ngu dốt cho nên nói ẩu mà cứ tưởng mình đúng và khắp cả nước cứ nhai đi nhai lại ba chữ “kém chất lượng.” Đúng ra phải nói “phẩm chất kém” hoặc “không hợp vệ sinh.”
13) VOV ngày 19/8/2020: “Viện Kiểm Sát nói có cơ sở chứng minh quan hệ tình cảm giữa ông Tài và bà Thúy.” Trong luật pháp người ta không nói “có cơ sở” mà phải nói “có bằng chứng.”
Ngu dốt thế mà cũng đòi viết báo. Nguyên do cũng chỉ vì bị nhồi sọ từ
thuở nhỏ cho nên nói như con vẹt và không cần suy nghĩ gì hết.
14) VOV ngày 20/9/2020: “43 năm tham gia LHQ: Tạo ra “Thương hiệu Việt Nam” trong hoạt động ngoại giao đa phương.” Trời đất quỷ thần ơi! Tên tuổi của một quốc gia mà lại gọi đó là “thương hiệu.” Đúng là ngu dốt không thể tưởng tượng được! Nếu có học sẽ viết, “43 năm tham gia LHQ: Tạo ra ‘Tên tuổi Việt Nam’ trong hoạt động ngoại giao đa phương.”
Việt Nam ngày nay không còn ăn độn ngô, khoai, sắn và bo bo nữa. Cả làng quê cũng xây lâu đài, “biệt phủ” còn
sang hơn cả Âu Châu, xe hơi đắt tiền giá vài trăm ngàn Mỹ Kim. Thế
nhưng ngôn ngữ lại là một thứ bát nháo như nồi cám heo. Nguyên do là vì
các nhà ngôn ngữ, bác học, giáo sư, nhà văn, nhà biên khảo thuộc thế hệ
truyền thống đã chết hết cả rồi. Cầm nắm ngôn ngữ dân tộc ngày hôm nay
là một phường bát nháo trưởng thành trong ăn độn, xếp hàng tại cửa hàng
bách hóa tranh nhau từng miếng thịt mỡ nhỏ bằng ngón tay, từng khẩu phần
vải không đủ may một chiếc quần đùi, buôn lậu, mánh mung, trộm cắp,
gian lận… cho nên dù có học gì, giàu có thế nào đi nữa… thì vẫn chỉ là
một phường vô cùng ngu dốt, tham lam, gian dối và phá hoại.
Cứ thử nhìn vào phong trào diệt tham nhũng hiện nay cho thấy từ hàng tổng bộ trưởng tới thứ trưởng, tướng công an, tướng trong quân đội, đô đốc hải quân, tổng giám đốc các ngân hàng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND, huyện ủy, xã ủy bị tù, bị mất chức… cho thấy hệ thống cầm quyền tại Việt Nam đã ung thư, thối rữa như thế nào. Khi bụng đói và đạo đức suy đồi thì tất cả đều tan nát. Trong nước “đạo đức suy đồi,” “thối nát” không nói mà lại che dấu bằng cách dùng danh từ “biến chất.”
Cả nước có “chất” gì tốt đâu mà “biến”? Bản chất cộng sản vốn đã xấu rồi, nếu có “biến”đi
thì tốt chứ sao lại lên án? Rồi thì các quan mua bằng cấp giả, ăn cắp
luận án của người khác để có bằng Cao Học (nay gọi là thạc sĩ), Tiến Sĩ
để được tiến cử vào chức vụ lớn hơn. Cái này gọi là ‘biến chất” hay
bản chất là gian dối? Ở Mỹ cũng có những vụ ông/bà triệu phú hối lộ để
con cái được vào học các trường danh tiếng nhưng đã bị lôi ra tòa xét
xử.
Sao không thấy trong nước xử phạt các ông/bà này? Làm chính quyền cai trị là “phụ mẫu chi dân” mà gian trá thì đừng trách đất nước sao tan nát. Cổ nhân có câu, “Nhà dột từ nóc dột xuống” tức
cha mẹ không ra gì thì con cái hư hỏng. Đất nước loạn ly không phải tại
dân trước mà chỉ vì vua thì u mê ám chướng, quan lại thì tham ô vơ vét.
Một đất nước mà vua anh minh, trăm quan liêm chính thì đất nước làm sao
loạn ly được?
Ngoài
ra đất nước lụn bại là vì không có nhân tài hoặc có nhân tài mà không
biết sử dụng. Khi có nhân tài thì đất nước phát triển và ngửng mặt với
năm châu bốn biển. Ngày xưa Đào Duy Từ không được Chúa Trịnh trọng dụng
bèn vào Nam, Chúa Nguyễn biết đây là kỳ tài cho nên đã mở nghiệp lớn ở
phương Nam. Ở đâu cũng vậy, đảng nào nắm quyền thì cử đảng viên của mình
vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền. Thậm chí bổ nhiệm thẩm
phán Tối Cao Pháp Viện cũng lựa người cùng với lập trường của đảng mình.
Thế nhưng đưa bọn “con ông cháu cha, thái tử đảng” vô tài bất tướng vào những chức vụ quan trọng trong chính quyền thì chúng sẽ phá nát đất nước.
Còn đối với hải ngoại, thua một trận chiến không đáng sợ bằng thua về văn hóa và tư tưởng. Chúng ta thừa kế cả một nền văn chương, học thuật, ngôn ngữ tuyệt vời của cha ông để lại rồi được Miền Nam phong phú hóa với đầy đủ ngữ vựng cho tất cả các bộ môn, tại sao lại đi bắt chước loại ngôn ngữ không có học? Chinh phục được lòng người, tạo thiện cảm sao không nói mà nói “đốn tim?” Cảm động, xúc động sao không nói mà lại nói “tan chảy?” Căn nhà sao không nói mà nói “căn hộ.” Gia đình sao không nói mà nói “hộ dân?” Giải tỏa đất đai sao không nói mà nói “giải phóng?” Giải quyết công việc, lọc chất thải… sao không nói mà nói “xử lý?” Tiết kiệm, rẻ tiền sao không nói mà nói “kinh tế?” Du lịch, thăm viếng sao không nói mà nói “tham quan?” Bực tức, bị dồn nén, bất mãn sao không nói mà lại nói “bức xúc?” Bài giảng sao không nói mà nói giáo trình? Gặp gỡ, trao đổi, thân hữu sao không nói mà lại nói giao lưu? Tác động qua lại sao không nói mà nói “tương tác?” Đoạn đường không nói mà lại nói “cung đường?” Cung là một đoạn cong như “hình vòng cung,” cây cung là cây cong để bắn mũi tên. Rồi “kích thích kinh tế” không nói mà lại nói “kích cầu?” Kích cầu là sự bịa đặt chữ nghĩa một cách điên khùng. Ngay cả tự điển Việt Nam trong nước cũng không có hai chữ “kích cầu.”
Cả ngàn năm nay người ta thường nói: kích thích, kích động, kích động nhạc, thuốc kích dục, kích thích tố. Danh từ “stimulus” tự điển trong nước dịch là “sự kích thích” nay bọn bát nháo bịa ra là “kích cầu?” Rồi việc tuyển chọn, đề cử người (trong đại hội đảng) không nói mà lại dùng những câu nhức đầu như “công tác nhân sự” (BBC tiếng Việt). Rồi cũng lại BBC tiếng Việt, “Việt Nam hiện nay còn thua xa các triều đại phong kiến về trong việc quy hoạch và đào tạo nhân tài.” “Quy hoạch nhân tài” là gì thưa ông tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện?
Từ xưa đến nay người ta nói, “đào tạo và sử dụng nhân tài” chứ không ai nói “quy hoạch nhân tài” như
quy hoạch một thành phố, một đô thị. Tiếng Việt điên khùng và bát nháo
thấm cả vào hàng tiến sĩ, nói mà không biết đúng sai. Nói “quy hoạch nhân tài” cũng như nói “xưởng đẻ” vậy. Đúng là ngôn ngữ của Việt cộng và làm đảo lộn cả ngôn ngữ truyền thống của tổ tiên.
Tôi
sẽ còn tiếp tục phải viết vì nếu không viết, không vạch ra được cái
kịch cỡm, bát nháo, ngu dốt của ngôn ngữ Việt ở trong nước ngày nay và
trên trang tin BBC… sẽ đắc tội với con cháu mai sau.
Đào Văn Bình