Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, là người mở ra một loạt các

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, là người mở ra một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, nhưng cũng bị coi là kẻ bạo chúa đốt sách chôn Nho.

Tuy nhiên, trong quá trình lật lại các tư liệu lịch sử, một số học giả đã bắt đầu vén bức màn “bạo chúa đốt sách chôn Nho” phủ lên hình ảnh thật sự về Tần Thủy Hoàng.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng (Ảnh qua Pinterest)

Không phải là chôn Nho

Thời Xuân Thu chiến quốc, bách gia tranh minh. Trong bách gia chư tử thì bên cạnh các trường phái nghiêm túc xem xét về tư tưởng, triết lý, tín ngưỡng chân chính ra, còn có một số trường phái không chính thống, điển hình là “Thần tiên gia”.

Trong “Sử ký” có ghi chép về những thuật sỹ nước Yến như Tống Vô Kỵ, Chính Bá Kiều, Sung Thượng, Tiện Môn Cao “làm ra Phương Tiên Đạo [tìm thuốc trường sinh], hình giải tiêu hóa [phép thi giải], dựa vào những việc quỷ thần”.

Tất nhiên, chuyện Thần tiên tín ngưỡng vẫn luôn là một vấn đề khó giải. Nhưng dựa theo các tư liệu lịch sử thì đám thuật sỹ này phần nhiều không phải là vì muốn tạo phúc cho dân, mà chủ yếu là lợi dụng những điều tâm linh để gạt người. Người ta gọi đó là nhóm “côn thần” (lấy danh nghĩa quỷ thần mê ngôn hoặc chúng).

Nói về Tần Thủy Hoàng, ông ta lúc đầu không chỉ tự mình tu hành, dưỡng sinh, mà đối với phương thuật và kẻ sỹ phương thuật cũng mười phần tôn trọng. Tần Thủy Hoàng thường cùng họ thảo luận về Thần tiên, Chân nhân, các đạo lý về tu luyện trường sinh.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Con thuyền được Tần Thủy Hoàng phái đi tìm kiếm tiên đan (Ảnh qua Wikipedia)

Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đến Sơn Đông tế bái Trời đất. Lúc đó có một người nước Tề gọi là Từ Thị, dâng sách lên Tần Thủy Hoàng, nói rằng Bột Hải có ba ngọn núi thánh, trên núi có thần tiên, có tiên đan trường sinh bất lão. Thế là Tần Thủy Hoàng phái Từ Thị dẫn theo mấy nghìn người ra biển tìm Thần tiên. Bốn năm sau, Tần Thủy Hoàng đến núi Kiệt Thạch ở Xương Lê Hà Bắc, lại để cho những người nước Yến như Lư Sinh, Hàn Chúng, Hầu Công đi tìm Thần tiên.

Nhưng những kẻ thuật sỹ vốn không phải là bậc đắc Đạo, họ chỉ là những kẻ cơ hội mong muốn nhân danh luyện đan mà vơ vét tiền tài, thì làm sao có thể tìm được Thần tiên hay luyện được tiên đan? Vậy nên họ bèn nghĩ ra một cách: Đánh lừa Tần Thủy Hoàng.

Người nước Yến tên là Lư Sinh kia quay về đầu tiên, viết cho Tần Thủy Hoàng một phong thư nói rằng:

“Thưa Hoàng thượng, mấy người chúng tôi đã tìm được thần tiên và thuốc trường sinh bất lão rồi, nhưng mà có ‘ác quỷ’ ở đó, cho nên chúng tôi không cách nào lấy được, phải trở về tay không. Thưa hoàng thượng, ‘ác quỷ’ này có chút lợi hại, e rằng có thể làm hại đến ngài. Từ hôm nay trở đi, ngài phải kín đáo hành tung một chút, đừng để cho ác quỷ tìm được ngài, không có ác quỷ làm loạn, như vậy tương lai những thần tiên kia sẽ tìm đến ngài.”

Kể từ đó, hành tung của Tần Thủy Hoàng được bảo mật nghiêm cẩn, thường không để lộ cho người ngoài. Nhưng một ngày nọ, thừa tướng Lý Tư xuất hành, huy động nhiều người, khiến Tần Thủy Hoàng nhìn thấy không vừa ý. Sau này có người nói với Lý Tư, khiến ông ta giảm thiểu quân ngũ và quy mô xuất hành. Tần Thủy Hoàng thấy sự thay đổi của Lý Tư, đoán ra có người mật báo với ông ta. Không chấp nhận bên mình có người của kẻ khác, Tần Thủy Hoàng bèn đem những tùy tùng biết chuyện giết hết.

Sự việc này khiến đám Hầu Sinh, Lư Sinh rất bất an, vì chiểu theo luật pháp nhà Tần, phương sỹ mà dâng phương thuật, nếu hai lần không linh nghiệm sẽ bị chặt đầu. Khi cảm thấy thuật lừa đảo sắp bại lộ, họ còn bôi nhọ và dựng chuyện về Tần Thủy Hoàng trước khi chạy trốn. Trong “Sử ký” có ghi chép rõ rằng: Hầu Sinh, Lư Sinh phi nghĩa với Thủy Hoàng, đồn đại rằng “Tần Thủy Hoàng vốn là người chỉ chăm dùng hình ngục, quan coi ngục luôn được tin dùng. Dẫu có bảy mươi quan viên cấp bậc Tiến sĩ mà chỉ để đấy không dùng”.

Lư Sinh chạy trốn rồi, Tần Thủy Hoàng nổi giận đùng đùng, hạ lệnh truy nã Lư Sinh. Về sau không tìm được Lư Sinh, lại nhận ra mình đã bị đám phương sỹ lừa gạt, Tần Thủy Hoàng liền bắt đầu xử lý mạnh tay đám thuật sỹ thần côn. Trong “Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản ký” chép rằng:

Tần Thủy Hoàng biết chuyện đại nộ: “Ta tôn quý ban tặng bọn Lư Sinh rất nhiều, nay lại chê bai ta để làm lỗi ta thêm nặng. Những kẻ học đạo ở thành Hàm Dương kia, ta đã sai người đến xét hỏi, có kẻ nói lời dối trá để lừa gạt dân đen”. Do đó sai quan Ngự sử xét hỏi hết các kẻ sỹ học đạo, các kẻ sỹ học đạo lại tố cáo lẫn nhau, bèn tự bắt hơn bốn trăm kẻ phạm cấm rồi chôn ở thành Hàm Dương, cho thiên hạ biết việc ấy để răn người đời sau.

Những thần côn bị chôn, vào thời kỳ Tiên Tần được gọi là “Tư” (胥), chữ “Tư” và chữ “Nho” (儒) lúc bấy giờ là đồng âm (ngày nay không đồng âm nữa), hai từ này lại thường bị dùng lẫn lộn, cho nên những thần côn bị chôn sống này lại được hiểu nhầm là “Nho sinh”. Việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn Nho” bắt nguồn là như vậy.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Tranh từ thế kỷ 18 vẽ cảnh “đốt sách chôn Nho” thời Tần (Ảnh qua Wikipedia)

Thời đó thật sự có một số Nho sinh phản đối chính sách của Tần Thủy Hoàng, nhưng ông chỉ cấm họ ngôn luận trong triều, chứ không dùng đến hành động. Nói về người vào triều thời đó, Thừa tướng Lý Tư có bàn về họ là: “nhập tắc tâm phi, xuất tắc hạng nghị” (vào chầu thì trong lòng cho là sai, ra ngoài thì bàn luận). Dù vậy, trừ những kẻ sau này bị quan Ngự sử phát hiện là phạm tội lừa gạt dân đen, hòng đòi hỏi quyền lực hay khôi phục các nước cũ, thì số còn lại không hề nằm trong những kẻ bị chôn sống.

Xem thêmGiải oan cho Nho giáo – Kỳ 4: Nữ quyền rốt cục là gì?

Tần Thủy Hoàng đốt sách gì?

Trong khoảng 8 năm từ 221 TCN tới 213 TCN, tức là năm mà Tần Thủy Hoàng thực thi cái gọi là “đốt sách”, ông đã cho sưu tập một lượng lớn văn hiến cổ điển từ trong cung 6 nước và trong dân gian. Đồng thời tuyển chọn hơn 70 vị học giả, ban cho làm quan Tiến sĩ. Triệu tập hơn 2.000 học sinh, từ quan Tiến sĩ trở xuống, cho làm Nho sinh. Đối với việc thanh lý và phân biệt văn hóa cổ điển, thì bỏ nguỵ giữ chân, bảo vệ văn hóa chính thống.

Tần Thủy Hoàng nói: “Ta lúc trước thu lấy sách không được dùng trong thiên hạ mà bỏ hết đi. Gọi những kẻ sỹ học văn học nghề phương thuật đến rất nhiều, muốn để bày cách làm thiên hạ thái bình…” (Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản ký)

Năm Tần Thủy Hoàng thứ 14 (năm 213 TCN), trong một lần yến hội ở cung Hàm Dương, quan Tiến sĩ Thuần Vu Việt đề xuất việc phế quận huyện, lập lại việc phân đất phong hầu, cho rằng: “Làm việc không noi theo người xưa mà lâu dài được là điều thần chưa được nghe nói”. Đó là muốn để Tần Thủy Hoàng khôi phục lại cái xưa của Lục quốc, mượn xưa để chê nay, chê bai chính quyền mới của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng thời đó phải đối mặt với việc gì? Ông dùng vũ lực để chinh phục sáu nước, nhưng chưa hề đuổi cùng giết tận. Điều này có thể chứng minh bằng sử sách ghi lại diễn biến quá trình Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Cuối cùng, ông chỉ bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, kể cả gia đình các đại thần của họ, phải dời đến Hàm Dương, kinh đô của Tần, để cho ông dễ kiểm soát họ.

Nhưng việc đó cũng nảy sinh một vấn đề: có nhiều người trong sáu nước này mưu đồ khôi phục lại thế lực trước kia. Họ lợi dụng những rối loạn về tư tưởng, văn hóa để chê bai chính quyền mới, hòng khôi phục quyền lực. Như vậy đứng ở quan điểm của Tần Thủy Hoàng mà nói, ông nhất định phải thống nhất quy phạm văn hóa của dân chúng sáu nước. Thừa tướng Lý Tư cũng hiểu được điều này rất rõ.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Muốn hiểu sự thật việc “đốt sách chôn Nho” thì phải hiểu hoàn cảnh nhà Tần thời bấy giờ – Trong tranh, phía trên cảnh “đốt sách chôn Nho” là cảnh Thừa tướng Lý Tư dâng thư lên Hoàng đế. (Ảnh qua Wikipedia)

Chính vì vậy, khi Tần Thủy Hoàng lệnh cho quần thần nghị luận, thì Thừa tướng Lý Tư dâng thư lên Hoàng đế rằng:

“Thời xưa thiên hạ rối loạn, chẳng hợp một được, do đó chư hầu cùng nổi lên, đều nói chuyện xưa để làm gạt bỏ việc nay, trau chuốt lời nói suông để gây loạn việc thật, người ta giỏi lấy cái điều mà riêng mình học để chê bai cái việc mà nhà vua làm nên. Nay hoàng đế có cả thiên hạ, chia trắng đen mà sắp đặt từ một vua. Những kẻ học riêng kia cùng nhau chê bai pháp lệnh, người ta khi nghe pháp lệnh ban ra thì đều dựa vào cái học của mình mà bàn luận, vào chầu thì trong lòng cho là sai, ra ngoài thì bàn luận ở ngõ hẻm, khoe khoang với vua để tự kiếm danh, làm lấy việc lạ để tự cho là cao đẹp, hòa theo mọi người để nói lời chê trách. Như thế không cấm thì oai thế của nhà vua sẽ giảm ở trên, kết thành phe đảng ở dưới. Nên cấm là hơn. Thần xin quan chép sử nếu sách sử không phải ghi chép về nhà Tần thì đều đốt đi. Nếu không phải là sách mà quan Tiến sĩ nắm giữ thì thiên hạ ai có sách Thi-Thư cất giấu, sách của các nhà đều đem đến chỗ quan Thú, Úy đốt hết đi. Nếu dám họp nhóm nói về kinh Thi-Thư thì bắt chém vứt thây ở chợ. Lấy việc xưa chê việc nay thì giết cả họ. Quan lại thấy biết mà không báo lên thì coi như cùng tội. Hạ lệnh ba mươi ngày mà không đốt sách ấy thì bị tội khắc chữ lên mặt đày đi đắp thành. Những sách không bỏ là sách chữa bệnh, xem bói, trồng cây. Nếu có muốn học pháp lệnh thì lấy quan lại dạy cho.”

Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản ký

Tần Thủy Hoàng đã chấp nhận kiến nghị này.

Trong thư của Lý Tư, chúng ta cần để ý đến đoạn: sách của triều đình là không thấy nói đến; sách sử nhà Tần thì không hủy; sách của Tiến sĩ nắm giữ là không hủy; sách chữa bệnh, xem bói, trồng cây là không hủy. Bấy giờ thư tịch của nước Tần sau một thời gian 8 năm sưu tầm và lưu trữ, có thể nói là gồm thâu những sách quý của thiên hạ. Chu Hy thời Tống cũng nói rằng Tần Thủy Hoàng đốt sách cũng chỉ là dạy cho thiên hạ đốt sách, còn trong triều đình ông ta vẫn lưu lại, và rằng “cả 6 kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu) ông ta đều lưu lại cho mình, chỉ thiên hạ thì không ai có”. Như vậy thực ra là nếu muốn tìm tòi, nghiên cứu thì trong tay triều đình cho đến Tiến sĩ cũng đều có lưu lại bản sao hoàn chỉnh.

Vậy sách bị đốt là những gì? Sách bị đốt bao gồm mấy bộ phận: sử ký của các nước trước khi thống nhất; Thi – Thư cất giấu trong dân gian; và lời của bách gia. Những sách bị đốt là những sách có thể bị kẻ phản đối nhà Tần lợi dụng để làm loạn. Vì điều này mà nhà Tần còn chế định ra luật rằng: lấy ngụ ngôn trong Thi, Thư, bêu đầu ở chợ; lấy xưa mà chê nay, giết cả họ; thấy biết mà không báo lên thì coi như cùng tội; lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ xăm mặt và bắt làm phu xây dựng trường thành; v.v.

Vậy là sự “bạo chính” của Tần Thủy Hoàng thực chất là phản ứng của ông trước khó khăn lớn: ổn định nhà Tần; thống nhất kinh tế, văn hóa, chính trị của 6 nước chư hầu bị thôn tính; dẹp bỏ những kẻ muốn khôi phục quyền lực trong 6 nước. Trước khi những việc này xảy ra, Tần Thủy Hoàng đối xử có thể nói là rất khoan dung với đám phương sỹ và những kẻ nắm quyền lực trước kia tại 6 nước chư hầu. Ông tôn trọng đám phương sỹ, cũng không đuổi tận giết tuyệt hoàng gia 6 nước chư hầu.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Người ta nói Tần Thủy Hoàn bạo chính, nhưng đứng trước nguy cơ những kẻ nắm quyền trong 6 nước chư hầu cũ âm mưu làm loạn, đứng trước cảnh nhà Tần có thể phải đối mặt với chiến tranh, Tần Thủy Hoàng có lẽ đã không có cách nào khác. (Ảnh qua Evertold.com)

Như vậy các tài liệu lịch sử thật sự đã nói lên một việc rằng Tần Thủy Hoàng không hề “đốt sách chôn Nho” như người ta vẫn tưởng. Ngay trong cuốn “Sự trỗi dậy và suy tàn của nhà Tần”(*) xuất bản từ năm 2000, một số học giả đã bắt đầu bàn luận về chi tiết này.

(*) “Rise and Fall of the Qin Dynasty”,
Asiapac Books PTE Ltd., 2000. ISBN 981-229-172-5.

Cao Sơn

( TTVN )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, là người mở ra một loạt các

Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt các nước chư hầu, là người mở ra một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, nhưng cũng bị coi là kẻ bạo chúa đốt sách chôn Nho.

Tuy nhiên, trong quá trình lật lại các tư liệu lịch sử, một số học giả đã bắt đầu vén bức màn “bạo chúa đốt sách chôn Nho” phủ lên hình ảnh thật sự về Tần Thủy Hoàng.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng (Ảnh qua Pinterest)

Không phải là chôn Nho

Thời Xuân Thu chiến quốc, bách gia tranh minh. Trong bách gia chư tử thì bên cạnh các trường phái nghiêm túc xem xét về tư tưởng, triết lý, tín ngưỡng chân chính ra, còn có một số trường phái không chính thống, điển hình là “Thần tiên gia”.

Trong “Sử ký” có ghi chép về những thuật sỹ nước Yến như Tống Vô Kỵ, Chính Bá Kiều, Sung Thượng, Tiện Môn Cao “làm ra Phương Tiên Đạo [tìm thuốc trường sinh], hình giải tiêu hóa [phép thi giải], dựa vào những việc quỷ thần”.

Tất nhiên, chuyện Thần tiên tín ngưỡng vẫn luôn là một vấn đề khó giải. Nhưng dựa theo các tư liệu lịch sử thì đám thuật sỹ này phần nhiều không phải là vì muốn tạo phúc cho dân, mà chủ yếu là lợi dụng những điều tâm linh để gạt người. Người ta gọi đó là nhóm “côn thần” (lấy danh nghĩa quỷ thần mê ngôn hoặc chúng).

Nói về Tần Thủy Hoàng, ông ta lúc đầu không chỉ tự mình tu hành, dưỡng sinh, mà đối với phương thuật và kẻ sỹ phương thuật cũng mười phần tôn trọng. Tần Thủy Hoàng thường cùng họ thảo luận về Thần tiên, Chân nhân, các đạo lý về tu luyện trường sinh.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Con thuyền được Tần Thủy Hoàng phái đi tìm kiếm tiên đan (Ảnh qua Wikipedia)

Sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đến Sơn Đông tế bái Trời đất. Lúc đó có một người nước Tề gọi là Từ Thị, dâng sách lên Tần Thủy Hoàng, nói rằng Bột Hải có ba ngọn núi thánh, trên núi có thần tiên, có tiên đan trường sinh bất lão. Thế là Tần Thủy Hoàng phái Từ Thị dẫn theo mấy nghìn người ra biển tìm Thần tiên. Bốn năm sau, Tần Thủy Hoàng đến núi Kiệt Thạch ở Xương Lê Hà Bắc, lại để cho những người nước Yến như Lư Sinh, Hàn Chúng, Hầu Công đi tìm Thần tiên.

Nhưng những kẻ thuật sỹ vốn không phải là bậc đắc Đạo, họ chỉ là những kẻ cơ hội mong muốn nhân danh luyện đan mà vơ vét tiền tài, thì làm sao có thể tìm được Thần tiên hay luyện được tiên đan? Vậy nên họ bèn nghĩ ra một cách: Đánh lừa Tần Thủy Hoàng.

Người nước Yến tên là Lư Sinh kia quay về đầu tiên, viết cho Tần Thủy Hoàng một phong thư nói rằng:

“Thưa Hoàng thượng, mấy người chúng tôi đã tìm được thần tiên và thuốc trường sinh bất lão rồi, nhưng mà có ‘ác quỷ’ ở đó, cho nên chúng tôi không cách nào lấy được, phải trở về tay không. Thưa hoàng thượng, ‘ác quỷ’ này có chút lợi hại, e rằng có thể làm hại đến ngài. Từ hôm nay trở đi, ngài phải kín đáo hành tung một chút, đừng để cho ác quỷ tìm được ngài, không có ác quỷ làm loạn, như vậy tương lai những thần tiên kia sẽ tìm đến ngài.”

Kể từ đó, hành tung của Tần Thủy Hoàng được bảo mật nghiêm cẩn, thường không để lộ cho người ngoài. Nhưng một ngày nọ, thừa tướng Lý Tư xuất hành, huy động nhiều người, khiến Tần Thủy Hoàng nhìn thấy không vừa ý. Sau này có người nói với Lý Tư, khiến ông ta giảm thiểu quân ngũ và quy mô xuất hành. Tần Thủy Hoàng thấy sự thay đổi của Lý Tư, đoán ra có người mật báo với ông ta. Không chấp nhận bên mình có người của kẻ khác, Tần Thủy Hoàng bèn đem những tùy tùng biết chuyện giết hết.

Sự việc này khiến đám Hầu Sinh, Lư Sinh rất bất an, vì chiểu theo luật pháp nhà Tần, phương sỹ mà dâng phương thuật, nếu hai lần không linh nghiệm sẽ bị chặt đầu. Khi cảm thấy thuật lừa đảo sắp bại lộ, họ còn bôi nhọ và dựng chuyện về Tần Thủy Hoàng trước khi chạy trốn. Trong “Sử ký” có ghi chép rõ rằng: Hầu Sinh, Lư Sinh phi nghĩa với Thủy Hoàng, đồn đại rằng “Tần Thủy Hoàng vốn là người chỉ chăm dùng hình ngục, quan coi ngục luôn được tin dùng. Dẫu có bảy mươi quan viên cấp bậc Tiến sĩ mà chỉ để đấy không dùng”.

Lư Sinh chạy trốn rồi, Tần Thủy Hoàng nổi giận đùng đùng, hạ lệnh truy nã Lư Sinh. Về sau không tìm được Lư Sinh, lại nhận ra mình đã bị đám phương sỹ lừa gạt, Tần Thủy Hoàng liền bắt đầu xử lý mạnh tay đám thuật sỹ thần côn. Trong “Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản ký” chép rằng:

Tần Thủy Hoàng biết chuyện đại nộ: “Ta tôn quý ban tặng bọn Lư Sinh rất nhiều, nay lại chê bai ta để làm lỗi ta thêm nặng. Những kẻ học đạo ở thành Hàm Dương kia, ta đã sai người đến xét hỏi, có kẻ nói lời dối trá để lừa gạt dân đen”. Do đó sai quan Ngự sử xét hỏi hết các kẻ sỹ học đạo, các kẻ sỹ học đạo lại tố cáo lẫn nhau, bèn tự bắt hơn bốn trăm kẻ phạm cấm rồi chôn ở thành Hàm Dương, cho thiên hạ biết việc ấy để răn người đời sau.

Những thần côn bị chôn, vào thời kỳ Tiên Tần được gọi là “Tư” (胥), chữ “Tư” và chữ “Nho” (儒) lúc bấy giờ là đồng âm (ngày nay không đồng âm nữa), hai từ này lại thường bị dùng lẫn lộn, cho nên những thần côn bị chôn sống này lại được hiểu nhầm là “Nho sinh”. Việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách chôn Nho” bắt nguồn là như vậy.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Tranh từ thế kỷ 18 vẽ cảnh “đốt sách chôn Nho” thời Tần (Ảnh qua Wikipedia)

Thời đó thật sự có một số Nho sinh phản đối chính sách của Tần Thủy Hoàng, nhưng ông chỉ cấm họ ngôn luận trong triều, chứ không dùng đến hành động. Nói về người vào triều thời đó, Thừa tướng Lý Tư có bàn về họ là: “nhập tắc tâm phi, xuất tắc hạng nghị” (vào chầu thì trong lòng cho là sai, ra ngoài thì bàn luận). Dù vậy, trừ những kẻ sau này bị quan Ngự sử phát hiện là phạm tội lừa gạt dân đen, hòng đòi hỏi quyền lực hay khôi phục các nước cũ, thì số còn lại không hề nằm trong những kẻ bị chôn sống.

Xem thêmGiải oan cho Nho giáo – Kỳ 4: Nữ quyền rốt cục là gì?

Tần Thủy Hoàng đốt sách gì?

Trong khoảng 8 năm từ 221 TCN tới 213 TCN, tức là năm mà Tần Thủy Hoàng thực thi cái gọi là “đốt sách”, ông đã cho sưu tập một lượng lớn văn hiến cổ điển từ trong cung 6 nước và trong dân gian. Đồng thời tuyển chọn hơn 70 vị học giả, ban cho làm quan Tiến sĩ. Triệu tập hơn 2.000 học sinh, từ quan Tiến sĩ trở xuống, cho làm Nho sinh. Đối với việc thanh lý và phân biệt văn hóa cổ điển, thì bỏ nguỵ giữ chân, bảo vệ văn hóa chính thống.

Tần Thủy Hoàng nói: “Ta lúc trước thu lấy sách không được dùng trong thiên hạ mà bỏ hết đi. Gọi những kẻ sỹ học văn học nghề phương thuật đến rất nhiều, muốn để bày cách làm thiên hạ thái bình…” (Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản ký)

Năm Tần Thủy Hoàng thứ 14 (năm 213 TCN), trong một lần yến hội ở cung Hàm Dương, quan Tiến sĩ Thuần Vu Việt đề xuất việc phế quận huyện, lập lại việc phân đất phong hầu, cho rằng: “Làm việc không noi theo người xưa mà lâu dài được là điều thần chưa được nghe nói”. Đó là muốn để Tần Thủy Hoàng khôi phục lại cái xưa của Lục quốc, mượn xưa để chê nay, chê bai chính quyền mới của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng thời đó phải đối mặt với việc gì? Ông dùng vũ lực để chinh phục sáu nước, nhưng chưa hề đuổi cùng giết tận. Điều này có thể chứng minh bằng sử sách ghi lại diễn biến quá trình Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Cuối cùng, ông chỉ bắt vương tộc sáu nước mà ông đã chiếm, kể cả gia đình các đại thần của họ, phải dời đến Hàm Dương, kinh đô của Tần, để cho ông dễ kiểm soát họ.

Nhưng việc đó cũng nảy sinh một vấn đề: có nhiều người trong sáu nước này mưu đồ khôi phục lại thế lực trước kia. Họ lợi dụng những rối loạn về tư tưởng, văn hóa để chê bai chính quyền mới, hòng khôi phục quyền lực. Như vậy đứng ở quan điểm của Tần Thủy Hoàng mà nói, ông nhất định phải thống nhất quy phạm văn hóa của dân chúng sáu nước. Thừa tướng Lý Tư cũng hiểu được điều này rất rõ.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Muốn hiểu sự thật việc “đốt sách chôn Nho” thì phải hiểu hoàn cảnh nhà Tần thời bấy giờ – Trong tranh, phía trên cảnh “đốt sách chôn Nho” là cảnh Thừa tướng Lý Tư dâng thư lên Hoàng đế. (Ảnh qua Wikipedia)

Chính vì vậy, khi Tần Thủy Hoàng lệnh cho quần thần nghị luận, thì Thừa tướng Lý Tư dâng thư lên Hoàng đế rằng:

“Thời xưa thiên hạ rối loạn, chẳng hợp một được, do đó chư hầu cùng nổi lên, đều nói chuyện xưa để làm gạt bỏ việc nay, trau chuốt lời nói suông để gây loạn việc thật, người ta giỏi lấy cái điều mà riêng mình học để chê bai cái việc mà nhà vua làm nên. Nay hoàng đế có cả thiên hạ, chia trắng đen mà sắp đặt từ một vua. Những kẻ học riêng kia cùng nhau chê bai pháp lệnh, người ta khi nghe pháp lệnh ban ra thì đều dựa vào cái học của mình mà bàn luận, vào chầu thì trong lòng cho là sai, ra ngoài thì bàn luận ở ngõ hẻm, khoe khoang với vua để tự kiếm danh, làm lấy việc lạ để tự cho là cao đẹp, hòa theo mọi người để nói lời chê trách. Như thế không cấm thì oai thế của nhà vua sẽ giảm ở trên, kết thành phe đảng ở dưới. Nên cấm là hơn. Thần xin quan chép sử nếu sách sử không phải ghi chép về nhà Tần thì đều đốt đi. Nếu không phải là sách mà quan Tiến sĩ nắm giữ thì thiên hạ ai có sách Thi-Thư cất giấu, sách của các nhà đều đem đến chỗ quan Thú, Úy đốt hết đi. Nếu dám họp nhóm nói về kinh Thi-Thư thì bắt chém vứt thây ở chợ. Lấy việc xưa chê việc nay thì giết cả họ. Quan lại thấy biết mà không báo lên thì coi như cùng tội. Hạ lệnh ba mươi ngày mà không đốt sách ấy thì bị tội khắc chữ lên mặt đày đi đắp thành. Những sách không bỏ là sách chữa bệnh, xem bói, trồng cây. Nếu có muốn học pháp lệnh thì lấy quan lại dạy cho.”

Sử ký, Tần Thủy Hoàng bản ký

Tần Thủy Hoàng đã chấp nhận kiến nghị này.

Trong thư của Lý Tư, chúng ta cần để ý đến đoạn: sách của triều đình là không thấy nói đến; sách sử nhà Tần thì không hủy; sách của Tiến sĩ nắm giữ là không hủy; sách chữa bệnh, xem bói, trồng cây là không hủy. Bấy giờ thư tịch của nước Tần sau một thời gian 8 năm sưu tầm và lưu trữ, có thể nói là gồm thâu những sách quý của thiên hạ. Chu Hy thời Tống cũng nói rằng Tần Thủy Hoàng đốt sách cũng chỉ là dạy cho thiên hạ đốt sách, còn trong triều đình ông ta vẫn lưu lại, và rằng “cả 6 kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu) ông ta đều lưu lại cho mình, chỉ thiên hạ thì không ai có”. Như vậy thực ra là nếu muốn tìm tòi, nghiên cứu thì trong tay triều đình cho đến Tiến sĩ cũng đều có lưu lại bản sao hoàn chỉnh.

Vậy sách bị đốt là những gì? Sách bị đốt bao gồm mấy bộ phận: sử ký của các nước trước khi thống nhất; Thi – Thư cất giấu trong dân gian; và lời của bách gia. Những sách bị đốt là những sách có thể bị kẻ phản đối nhà Tần lợi dụng để làm loạn. Vì điều này mà nhà Tần còn chế định ra luật rằng: lấy ngụ ngôn trong Thi, Thư, bêu đầu ở chợ; lấy xưa mà chê nay, giết cả họ; thấy biết mà không báo lên thì coi như cùng tội; lệnh trong ba mươi ngày mà không đem đốt, sẽ xăm mặt và bắt làm phu xây dựng trường thành; v.v.

Vậy là sự “bạo chính” của Tần Thủy Hoàng thực chất là phản ứng của ông trước khó khăn lớn: ổn định nhà Tần; thống nhất kinh tế, văn hóa, chính trị của 6 nước chư hầu bị thôn tính; dẹp bỏ những kẻ muốn khôi phục quyền lực trong 6 nước. Trước khi những việc này xảy ra, Tần Thủy Hoàng đối xử có thể nói là rất khoan dung với đám phương sỹ và những kẻ nắm quyền lực trước kia tại 6 nước chư hầu. Ông tôn trọng đám phương sỹ, cũng không đuổi tận giết tuyệt hoàng gia 6 nước chư hầu.

Đốt sách chôn Nho: Nỗi oan nghìn năm của Tần Thủy Hoàng
Người ta nói Tần Thủy Hoàn bạo chính, nhưng đứng trước nguy cơ những kẻ nắm quyền trong 6 nước chư hầu cũ âm mưu làm loạn, đứng trước cảnh nhà Tần có thể phải đối mặt với chiến tranh, Tần Thủy Hoàng có lẽ đã không có cách nào khác. (Ảnh qua Evertold.com)

Như vậy các tài liệu lịch sử thật sự đã nói lên một việc rằng Tần Thủy Hoàng không hề “đốt sách chôn Nho” như người ta vẫn tưởng. Ngay trong cuốn “Sự trỗi dậy và suy tàn của nhà Tần”(*) xuất bản từ năm 2000, một số học giả đã bắt đầu bàn luận về chi tiết này.

(*) “Rise and Fall of the Qin Dynasty”,
Asiapac Books PTE Ltd., 2000. ISBN 981-229-172-5.

Cao Sơn

( TTVN )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm