Thân Hữu Tiếp Tay...

Dr. Nikonian - Xem ra di họa còn dài…

Nghề y là một nghề khắc nghiệt, vì những sai lầm của nó nhiều khi là vô phương cứu vãn, không thể sửa chữa được. Chương trình đào tạo y khoa, nếu so với các trường đại học khác, có thể gấp hai đến ba lần

nếu chỉ tính theo thời lượng và khối lượng kiến thức phải hấp thu: sáng thực tập bệnh viện, chiều lên giảng đường nghe giảng, tối phải thức trắng đêm trực bệnh viện. Đó là chưa kể, kiến thức y khoa tiến bộ như vũ bão, tính trung bình sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 50 năm. Một thầy thuốc thiếu mẫn tiệp và dư lười nhác sẽ mau chóng lạc hậu, thậm chí trở thành nguy hiểm, nếu không chịu rèn luyện thói quen cập nhật kiến thức chuyên ngành của mình trong một rừng những khuyến cáo, cập nhật về chẩn đoán, điều trị.

Hiểu như vậy, không ai ngạc nhiên nếu thấy cuộc sàng lọc để có một ghế sinh viên trường thuốc là vô cùng cam go và khắc nghiệt. Cuộc sàng lọc này chỉ dành chỗ cho những học sinh ưu tú nhất, xuất sắc nhất về trí lực và thể lực để có thể kham nổi một chương trình học cực kỳ nặng nề. Nhiều sinh viên y khoa đã phải đánh mất những thú vui rất thường tình của tuổi trẻ để ép mình kham khổ như nhà tu trong những năm tháng dùi mài ở trường y.

Cũng dễ hiểu không kém, khi người ta thấy đa phần những sinh viên y khoa ưu tú, đều có lai lịch na ná giống nhau. Hoặc xuất thân từ những địa phương có truyền thống học hành. Hoặc lớn lên trong một gia đình khoa bảng, trí thức. Quan trọng hơn hết, họ phải là những người xuất sắc nhất, là người có chỉ số thông minh không tồi, đoạt được số điểm cao nhất trong kỳ thi vượt vũ môn vào trường y, cũng khó khăn vào hạng nhất này.

Những cái nhất đó là việc thường tình ở thời Đại học Y khoa Sài Gòn cũ, hay ở rất nhiều quốc gia khác.

Trừ xứ mình!

Vâng, trừ xứ mình với những chính sách tuyển sinh không giống ai, thậm chí quái gở!

Rất nhiều người vẫn chưa quên chính sách tuyển sinh theo lý lịch ở những năm đầu sau 1975. Theo đó, một cậu học sinh có lý lịch tốt, nhóm 1- sẽ dễ dàng đoạt được một suất vào trường y với điểm 9 cho tổng cộng ba môn thi. Ngược lại, một em cháu nào đó kém may mắn, có cha anh là “sĩ quan ngụy”, đành ôm hận về sửa xe đạp vỉa hè cho dù điểm thi là 23-24 điểm.

Chính sách tuyển sinh ngày ấy đã góp phần “mang Việt Nam ra toàn thế giới”, bằng cách gián tiếp đẩy khá nhiều thanh niên Việt Nam ưu tú nhưng thất thời lên thuyền vượt biên, chỉ với một mục tiêu đơn giản: tìm một ghế trên giảng đường đại học, thay cho những cánh cửa đã đóng chặt trên chính quê hương mình. Nhiều người trong họ bỏ xác trên biển, nhưng cũng nhiều người thành danh, làm rạng rỡ quê hương trên xứ người.

Vì kiến thức y khoa không phải là hoa trái tự rụng vào đầu, vì học y hoàn toàn không dễ như lấy đồ trong túi, không ai ngạc nhiên khi thấy các sĩ tử 3-môn-9-điểm hoàn thành chương trình bác sĩ vô cùng chật vật. Lưu ban, thi lại, đậu vớt… cũng chẳng hề gì. Vì ở xứ mình, vào được là ra được! Trường nào cũng thế, cứ gì trường y?

Nhưng sự ưu tiên không dừng lại ở đó. Sau khi ra trường, với lý lịch dày dặn và những quan hệ sẵn có, những “hạt giống” này dễ dàng kiếm được một chỗ làm tốt trong những bệnh viện lớn. Các học bổng đào tạo sau Đại học cũng dành rất nhiều ưu ái cho họ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ta thấy họ đã là giáo sư, tiến sĩ, chủ nhiệm bộ môn, đầu ngành… với rất nhiều học vị mà dân trong nghề khi nghe đến chỉ biết lắc đầu cười nhẹ.

Chuyện xưa kể lại, tưởng đã không còn, lại giật mình kinh hãi khi đọc báo thấy vẫn y nguyên. Người ta gọi đó là “chính sách đào tạo theo hợp đồng”. Theo đó, người ta dành 50% (300 trên 600 thí sinh) để đào tạo bác sĩ y khoa cho một số tỉnh XYZ nào đó.

Dĩ nhiên, những thí sinh này sẽ được một số điểm ưu tiên, đến nỗi phải đánh rớt những học sinh ưu tú đạt 26 điểm nhưng vẫn không đậu vì ngoài diện ưu ái nói trên.

Dĩ nhiên, không có sự ưu tiên nào là miễn phí!
Dĩ nhiên, con cái dân đen không phải là đối tượng ưu tiên!

Dĩ nhiên, không phải nhờ ưu tiên mà người ta có thể trở thành một bác sĩ tử tế! Mặc dù có thể trở thành những “chuyên gia đầu ngành” như việc đã xảy ra với các ưu tiên lý lịch nhóm 1 năm nào.

Cái họa áo trắng bắt nguồn từ chủ nghĩa lý lịch năm xưa, chưa biết khi nào mới giải quyết hết. Nay thầy được ưu tiên lý lịch, trò được ưu tiên địa phương-hợp đồng. Quả là một “cặp đôi hoàn hảo” mà sản phẩm đầu ra như thế nào, không nói thì ai ai cũng biết!
Xem ra di họa còn dài…

Lại phải thêm một câu cũ rích vào cuối bài: Không phải tất cả! Vẫn có một thiểu số, tuy là GS-TS, nhưng xứng đáng được đồng nghiệp và bệnh nhân kính trọng về sự uyên bác, thông thái và đức độ của họ.

Dr. N.
____________
Viết thêm:

Có một ý kiến từ một trang web khác, tôi mạo muội mang về đây để rộng đường dư luận:

Thật đáng tiếc cho những em học sinh đạt trên 25 điểm mà vẫn rớt ĐH Y, năm nào báo chí cũng viết về tình trạng này. Tuy nhiên đó là sự thật tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới, mà ví dụ nơi tôi sống là ở Pháp có tỉ lệ chọi rất căng.

Các em ấy giỏi và đều muốn làm bác sĩ, nhưng số lượng chỉ tiêu có hạn nên phải loại bớt thôi.

Còn so sánh chỉ tiêu ưu tiên đào tạo địa phương với ưu tiên lý lịch trước kia, tôi cho là khác nhau một trời một vực.

Chuyện trước kia thì tác giả đã phân tích. Còn chuyện hiện nay thì ngọn ngành là do các bác sĩ không chịu về địa phương công tác. Do đó các địa phương ký hợp đồng đào tạo với các trường Y để đào tạo bác sĩ cho mình. Các bác sĩ ấy có thể kém năng lực, nhưng họ phải quay về địa phương của mình để công tác. Trong trường hợp họ không quay về thì có các biện pháp bắt buộc, tuy không phải là chặt chẽ lắm.

Theo tôi đó là một giải pháp chấp nhận được trong xã hội hiện nay. Có điều phải xem lại tỉ lệ giữa tuyển tự do và tuyển ưu tiên cho hợp lý. Bên cạnh đó áp dụng thêm hình thức đào tạo lấy học phí.

Hình thức thứ 3 này được áp dụng ở SG và HN. Các em nếu điểm không đủ cao để đậu trong ngân sách, nhưng vẫn nằm trong danh sách ngoài ngân sách thì vẫn có thể theo học, nhưng phải đóng lệ phí lên đến 10 triệu/học kỳ. Đó là một hình thức khá đắt nên nhiều em chấp nhận bỏ suất, về luyện thi tiếp để năm sau thi vào dạng ngân sách.

3 hình thức đó: Trong Ngân Sách, Ưu Tiên, Ngoài Ngân Sách đang tồn tại song song để giải quyết cùng lúc các đòi hỏi xã hội, đó là chi phí đắt đỏ của đào tạo Y, số lượng bác sĩ nên có của xã hội, chất lượng bác sĩ, làm sao đưa bác sĩ về quê, và làm sao để những người ít tài hơn vẫn theo học được, làm sao để kiếm thêm tiền cho trường Y.

Nếu nhìn bài toán tổng thể để hiểu, chắc tác giả bớt bức xúc hơn.

Theo thiển ý của tôi, chính sách cử tuyển và ưu tiên theo địa phương đã bộc lộ tất cả những sai lầm của nó về nhiều mặt:

1. Nó đã tước đi cơ hội của 50% thí sinh giỏi giang hơn, có khả năng hơn để vào trường y. Nói gì thì nói, nhiệm vụ đầu tiên của Đại học Y khoa là đào tạo ra những BS giỏi nhất, có khả năng nhất trong điều kiện hiện tại. Sau khi ra trường, việc bổ nhiệm họ về tỉnh là một việc khác, cần một chính sách khác thỏa đáng hơn về đãi ngộ để họ làm việc. Chứ không phải là việc hạ thấp chỉ tiêu đào tạo một cách thiếu công bằng như hiện nay.

2. Chính sách tuyển chọn theo địa phương, tuy không có thống kê chính thức, dành nhiều ưu đãi cho con em các quan chức hàng tỉnh-huyện, hay con các đại gia khác.

3. Trong số các bác sĩ được đào tạo theo nhu cầu địa phương đó, bao nhiêu người đã cạy cục ở lại thành phố bám lấy các BV lớn, hay làm trình được viên còn hơn quay về nguyên quán để phục vụ?

4. Sự bất cập về chuyên môn của nhóm ưu tiên này là nguyên nhân lớn nhất giải thích tình trạng dù có BS tại chỗ, người bệnh vẫn không tin tưởng và sẵn sàng vượt tuyến lên Sài gòn điều trị. Ta hãy xem lại những case tai biến, những vụ bạo động đốt phá BV tỉnh, huyện để hiểu thêm về tính chất vá víu của việc đào tạo theo nhu cầu địa phương này.

5. Hãy xem ĐH Y khoa Sài Gòn cũ, họ chỉ tuyển chọn những người xuất sắc nhất, bất kể nguồn gốc. Nhưng sau khi ra trường, tất cả tân khoa Bác sĩ đều sẵn lòng về tỉnh phục vụ, với một chính sách đãi ngộ thỏa đáng. ĐH Y khoa Huế cũng vây: khi số lượng BS đã vượt quá nhu cầu của địa phương, các BS Huế đã tự đi tìm nhiệm sở ở rất nhiều vùng miền trên cả nước.

Do đó, tôi cho rằng việc đào tạo những BS giỏi vẫn là yêu cầu duy nhất của ĐH Y. Còn sử dụng, bổ nhiệm họ như thế nào phải được tách bạch hẳn hòi, và không được dùng những sản phẩm loại 2 để biện bạch cho nhu cầu y tế của địa phương.
 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Dr. Nikonian - Xem ra di họa còn dài…

Nghề y là một nghề khắc nghiệt, vì những sai lầm của nó nhiều khi là vô phương cứu vãn, không thể sửa chữa được. Chương trình đào tạo y khoa, nếu so với các trường đại học khác, có thể gấp hai đến ba lần

nếu chỉ tính theo thời lượng và khối lượng kiến thức phải hấp thu: sáng thực tập bệnh viện, chiều lên giảng đường nghe giảng, tối phải thức trắng đêm trực bệnh viện. Đó là chưa kể, kiến thức y khoa tiến bộ như vũ bão, tính trung bình sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 50 năm. Một thầy thuốc thiếu mẫn tiệp và dư lười nhác sẽ mau chóng lạc hậu, thậm chí trở thành nguy hiểm, nếu không chịu rèn luyện thói quen cập nhật kiến thức chuyên ngành của mình trong một rừng những khuyến cáo, cập nhật về chẩn đoán, điều trị.

Hiểu như vậy, không ai ngạc nhiên nếu thấy cuộc sàng lọc để có một ghế sinh viên trường thuốc là vô cùng cam go và khắc nghiệt. Cuộc sàng lọc này chỉ dành chỗ cho những học sinh ưu tú nhất, xuất sắc nhất về trí lực và thể lực để có thể kham nổi một chương trình học cực kỳ nặng nề. Nhiều sinh viên y khoa đã phải đánh mất những thú vui rất thường tình của tuổi trẻ để ép mình kham khổ như nhà tu trong những năm tháng dùi mài ở trường y.

Cũng dễ hiểu không kém, khi người ta thấy đa phần những sinh viên y khoa ưu tú, đều có lai lịch na ná giống nhau. Hoặc xuất thân từ những địa phương có truyền thống học hành. Hoặc lớn lên trong một gia đình khoa bảng, trí thức. Quan trọng hơn hết, họ phải là những người xuất sắc nhất, là người có chỉ số thông minh không tồi, đoạt được số điểm cao nhất trong kỳ thi vượt vũ môn vào trường y, cũng khó khăn vào hạng nhất này.

Những cái nhất đó là việc thường tình ở thời Đại học Y khoa Sài Gòn cũ, hay ở rất nhiều quốc gia khác.

Trừ xứ mình!

Vâng, trừ xứ mình với những chính sách tuyển sinh không giống ai, thậm chí quái gở!

Rất nhiều người vẫn chưa quên chính sách tuyển sinh theo lý lịch ở những năm đầu sau 1975. Theo đó, một cậu học sinh có lý lịch tốt, nhóm 1- sẽ dễ dàng đoạt được một suất vào trường y với điểm 9 cho tổng cộng ba môn thi. Ngược lại, một em cháu nào đó kém may mắn, có cha anh là “sĩ quan ngụy”, đành ôm hận về sửa xe đạp vỉa hè cho dù điểm thi là 23-24 điểm.

Chính sách tuyển sinh ngày ấy đã góp phần “mang Việt Nam ra toàn thế giới”, bằng cách gián tiếp đẩy khá nhiều thanh niên Việt Nam ưu tú nhưng thất thời lên thuyền vượt biên, chỉ với một mục tiêu đơn giản: tìm một ghế trên giảng đường đại học, thay cho những cánh cửa đã đóng chặt trên chính quê hương mình. Nhiều người trong họ bỏ xác trên biển, nhưng cũng nhiều người thành danh, làm rạng rỡ quê hương trên xứ người.

Vì kiến thức y khoa không phải là hoa trái tự rụng vào đầu, vì học y hoàn toàn không dễ như lấy đồ trong túi, không ai ngạc nhiên khi thấy các sĩ tử 3-môn-9-điểm hoàn thành chương trình bác sĩ vô cùng chật vật. Lưu ban, thi lại, đậu vớt… cũng chẳng hề gì. Vì ở xứ mình, vào được là ra được! Trường nào cũng thế, cứ gì trường y?

Nhưng sự ưu tiên không dừng lại ở đó. Sau khi ra trường, với lý lịch dày dặn và những quan hệ sẵn có, những “hạt giống” này dễ dàng kiếm được một chỗ làm tốt trong những bệnh viện lớn. Các học bổng đào tạo sau Đại học cũng dành rất nhiều ưu ái cho họ. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ta thấy họ đã là giáo sư, tiến sĩ, chủ nhiệm bộ môn, đầu ngành… với rất nhiều học vị mà dân trong nghề khi nghe đến chỉ biết lắc đầu cười nhẹ.

Chuyện xưa kể lại, tưởng đã không còn, lại giật mình kinh hãi khi đọc báo thấy vẫn y nguyên. Người ta gọi đó là “chính sách đào tạo theo hợp đồng”. Theo đó, người ta dành 50% (300 trên 600 thí sinh) để đào tạo bác sĩ y khoa cho một số tỉnh XYZ nào đó.

Dĩ nhiên, những thí sinh này sẽ được một số điểm ưu tiên, đến nỗi phải đánh rớt những học sinh ưu tú đạt 26 điểm nhưng vẫn không đậu vì ngoài diện ưu ái nói trên.

Dĩ nhiên, không có sự ưu tiên nào là miễn phí!
Dĩ nhiên, con cái dân đen không phải là đối tượng ưu tiên!

Dĩ nhiên, không phải nhờ ưu tiên mà người ta có thể trở thành một bác sĩ tử tế! Mặc dù có thể trở thành những “chuyên gia đầu ngành” như việc đã xảy ra với các ưu tiên lý lịch nhóm 1 năm nào.

Cái họa áo trắng bắt nguồn từ chủ nghĩa lý lịch năm xưa, chưa biết khi nào mới giải quyết hết. Nay thầy được ưu tiên lý lịch, trò được ưu tiên địa phương-hợp đồng. Quả là một “cặp đôi hoàn hảo” mà sản phẩm đầu ra như thế nào, không nói thì ai ai cũng biết!
Xem ra di họa còn dài…

Lại phải thêm một câu cũ rích vào cuối bài: Không phải tất cả! Vẫn có một thiểu số, tuy là GS-TS, nhưng xứng đáng được đồng nghiệp và bệnh nhân kính trọng về sự uyên bác, thông thái và đức độ của họ.

Dr. N.
____________
Viết thêm:

Có một ý kiến từ một trang web khác, tôi mạo muội mang về đây để rộng đường dư luận:

Thật đáng tiếc cho những em học sinh đạt trên 25 điểm mà vẫn rớt ĐH Y, năm nào báo chí cũng viết về tình trạng này. Tuy nhiên đó là sự thật tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới, mà ví dụ nơi tôi sống là ở Pháp có tỉ lệ chọi rất căng.

Các em ấy giỏi và đều muốn làm bác sĩ, nhưng số lượng chỉ tiêu có hạn nên phải loại bớt thôi.

Còn so sánh chỉ tiêu ưu tiên đào tạo địa phương với ưu tiên lý lịch trước kia, tôi cho là khác nhau một trời một vực.

Chuyện trước kia thì tác giả đã phân tích. Còn chuyện hiện nay thì ngọn ngành là do các bác sĩ không chịu về địa phương công tác. Do đó các địa phương ký hợp đồng đào tạo với các trường Y để đào tạo bác sĩ cho mình. Các bác sĩ ấy có thể kém năng lực, nhưng họ phải quay về địa phương của mình để công tác. Trong trường hợp họ không quay về thì có các biện pháp bắt buộc, tuy không phải là chặt chẽ lắm.

Theo tôi đó là một giải pháp chấp nhận được trong xã hội hiện nay. Có điều phải xem lại tỉ lệ giữa tuyển tự do và tuyển ưu tiên cho hợp lý. Bên cạnh đó áp dụng thêm hình thức đào tạo lấy học phí.

Hình thức thứ 3 này được áp dụng ở SG và HN. Các em nếu điểm không đủ cao để đậu trong ngân sách, nhưng vẫn nằm trong danh sách ngoài ngân sách thì vẫn có thể theo học, nhưng phải đóng lệ phí lên đến 10 triệu/học kỳ. Đó là một hình thức khá đắt nên nhiều em chấp nhận bỏ suất, về luyện thi tiếp để năm sau thi vào dạng ngân sách.

3 hình thức đó: Trong Ngân Sách, Ưu Tiên, Ngoài Ngân Sách đang tồn tại song song để giải quyết cùng lúc các đòi hỏi xã hội, đó là chi phí đắt đỏ của đào tạo Y, số lượng bác sĩ nên có của xã hội, chất lượng bác sĩ, làm sao đưa bác sĩ về quê, và làm sao để những người ít tài hơn vẫn theo học được, làm sao để kiếm thêm tiền cho trường Y.

Nếu nhìn bài toán tổng thể để hiểu, chắc tác giả bớt bức xúc hơn.

Theo thiển ý của tôi, chính sách cử tuyển và ưu tiên theo địa phương đã bộc lộ tất cả những sai lầm của nó về nhiều mặt:

1. Nó đã tước đi cơ hội của 50% thí sinh giỏi giang hơn, có khả năng hơn để vào trường y. Nói gì thì nói, nhiệm vụ đầu tiên của Đại học Y khoa là đào tạo ra những BS giỏi nhất, có khả năng nhất trong điều kiện hiện tại. Sau khi ra trường, việc bổ nhiệm họ về tỉnh là một việc khác, cần một chính sách khác thỏa đáng hơn về đãi ngộ để họ làm việc. Chứ không phải là việc hạ thấp chỉ tiêu đào tạo một cách thiếu công bằng như hiện nay.

2. Chính sách tuyển chọn theo địa phương, tuy không có thống kê chính thức, dành nhiều ưu đãi cho con em các quan chức hàng tỉnh-huyện, hay con các đại gia khác.

3. Trong số các bác sĩ được đào tạo theo nhu cầu địa phương đó, bao nhiêu người đã cạy cục ở lại thành phố bám lấy các BV lớn, hay làm trình được viên còn hơn quay về nguyên quán để phục vụ?

4. Sự bất cập về chuyên môn của nhóm ưu tiên này là nguyên nhân lớn nhất giải thích tình trạng dù có BS tại chỗ, người bệnh vẫn không tin tưởng và sẵn sàng vượt tuyến lên Sài gòn điều trị. Ta hãy xem lại những case tai biến, những vụ bạo động đốt phá BV tỉnh, huyện để hiểu thêm về tính chất vá víu của việc đào tạo theo nhu cầu địa phương này.

5. Hãy xem ĐH Y khoa Sài Gòn cũ, họ chỉ tuyển chọn những người xuất sắc nhất, bất kể nguồn gốc. Nhưng sau khi ra trường, tất cả tân khoa Bác sĩ đều sẵn lòng về tỉnh phục vụ, với một chính sách đãi ngộ thỏa đáng. ĐH Y khoa Huế cũng vây: khi số lượng BS đã vượt quá nhu cầu của địa phương, các BS Huế đã tự đi tìm nhiệm sở ở rất nhiều vùng miền trên cả nước.

Do đó, tôi cho rằng việc đào tạo những BS giỏi vẫn là yêu cầu duy nhất của ĐH Y. Còn sử dụng, bổ nhiệm họ như thế nào phải được tách bạch hẳn hòi, và không được dùng những sản phẩm loại 2 để biện bạch cho nhu cầu y tế của địa phương.
 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm