Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Dự đoán các kiểu Tận thế của Trái đất trong tương lai
Các nhà khoa học đã đưa ra bảng danh sách các mối đe dọa tới hành tinh của chúng ta, dẫn đến thảm họa Tận thế...
Nhà thiên văn học Lord Rees nói rằng: "Sự phát triển trong khoa học công nghệ hiện nay làm chúng ta dễ bị tổn thương theo những cách mới".
Các nhà khoa học đã đưa ra bảng danh sách các mối đe dọa tới hành tinh của chúng ta, dẫn đến thảm họa Tận thế...
Mới đây, chủ tịch danh dự Hội Hoàng gia Anh - nhà thiên văn học Martin Rees cùng với giáo sư, nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking và nhóm nghiên cứu đã cùng nhau đưa ra một loạt các "sự kiện với xác suất thấp nhưng dẫn tới hậu quả thảm khốc Tận thế" mà nhân loại có thể gây ra cho hành tinh trong tương lai.
Danh sách bao gồm những rủi ro từ các cuộc tấn công về tài chính, giao thông, virus phá hỏng máy tính... Bên cạnh đó, danh sách cũng đưa ra mối đe dọa từ chiến tranh hạt nhân, sự kiện đại hồng thủy, thảm họa sinh thái gây biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu thực phẩm hay dịch bệnh...
Nhà thiên văn học Lord Rees nói rằng: "Sự phát triển trong khoa học công nghệ hiện nay làm chúng ta dễ bị tổn thương theo những cách mới".
Mục đích của các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro tại ĐH Cambridge là xác định những rủi ro có nhiều khả năng xảy ra và đưa ra một kế hoạch để bảo vệ thế giới.
Nhà thiên văn học Lord Rees nói rằng: "Sự phát triển trong khoa học công nghệ hiện nay làm chúng ta dễ bị tổn thương theo những cách mới". Thế giới hiện đại phụ thuộc hoàn toàn vào lưới điện, giao thông hàng không, tài chính quốc tế... Một khi thảm họa công nghệ diễn ra, sự cố này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nước trên thế giới.
Có thể nói, đại dịch công nghệ đủ sức lây lan với tốc độ của máy bay phản lực, nó tàn phá tối đa mạng lưới hệ thống ở cả nước phát triển và đang phát triển. Chúng ta sẽ ra sao khi cuộc tấn công mạng làm tê liệt, chiếm quyền kiểm soát hệ thống máy tính của một cơ quan như Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hay trung tâm điều khiển vũ khí, kinh tế-xã hội quan trọng như hệ thống điện, đường sắt, đường không...
Đại dịch công nghệ đủ sức lây lan với tốc độ của máy bay phản lực...
Bên cạnh đó, giáo sư David Spiegelhalter nói thêm: "Các tiểu hành tinh "ghé thăm" Trái đất là một mối đe dọa hiện hữu, tuy không thực sự nhiều nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ lớn. Chúng tôi sẽ đưa ra nhiều kế hoạch, biện pháp để ngăn chặn những sự kiện như vậy".
Đây cũng chính là lý do mà những nhà khoa học đã đề đạt thành lập chương trình nghiên cứu để đưa ra những rủi ro hiện hữu, đánh giá khả năng xảy ra và kế hoạch bảo vệ thế giới trong tương lai.
(Nguồn tham khảo: The Telegraph)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Dự đoán các kiểu Tận thế của Trái đất trong tương lai
Các nhà khoa học đã đưa ra bảng danh sách các mối đe dọa tới hành tinh của chúng ta, dẫn đến thảm họa Tận thế...
Các nhà khoa học đã đưa ra bảng danh sách các mối đe dọa tới hành tinh của chúng ta, dẫn đến thảm họa Tận thế...
Mới đây, chủ tịch danh dự Hội Hoàng gia Anh - nhà thiên văn học Martin Rees cùng với giáo sư, nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking và nhóm nghiên cứu đã cùng nhau đưa ra một loạt các "sự kiện với xác suất thấp nhưng dẫn tới hậu quả thảm khốc Tận thế" mà nhân loại có thể gây ra cho hành tinh trong tương lai.
Danh sách bao gồm những rủi ro từ các cuộc tấn công về tài chính, giao thông, virus phá hỏng máy tính... Bên cạnh đó, danh sách cũng đưa ra mối đe dọa từ chiến tranh hạt nhân, sự kiện đại hồng thủy, thảm họa sinh thái gây biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu thực phẩm hay dịch bệnh...
Nhà thiên văn học Lord Rees nói rằng: "Sự phát triển trong khoa học công nghệ hiện nay làm chúng ta dễ bị tổn thương theo những cách mới".
Mục đích của các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro tại ĐH Cambridge là xác định những rủi ro có nhiều khả năng xảy ra và đưa ra một kế hoạch để bảo vệ thế giới.
Nhà thiên văn học Lord Rees nói rằng: "Sự phát triển trong khoa học công nghệ hiện nay làm chúng ta dễ bị tổn thương theo những cách mới". Thế giới hiện đại phụ thuộc hoàn toàn vào lưới điện, giao thông hàng không, tài chính quốc tế... Một khi thảm họa công nghệ diễn ra, sự cố này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều nước trên thế giới.
Có thể nói, đại dịch công nghệ đủ sức lây lan với tốc độ của máy bay phản lực, nó tàn phá tối đa mạng lưới hệ thống ở cả nước phát triển và đang phát triển. Chúng ta sẽ ra sao khi cuộc tấn công mạng làm tê liệt, chiếm quyền kiểm soát hệ thống máy tính của một cơ quan như Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hay trung tâm điều khiển vũ khí, kinh tế-xã hội quan trọng như hệ thống điện, đường sắt, đường không...
Đại dịch công nghệ đủ sức lây lan với tốc độ của máy bay phản lực...
Bên cạnh đó, giáo sư David Spiegelhalter nói thêm: "Các tiểu hành tinh "ghé thăm" Trái đất là một mối đe dọa hiện hữu, tuy không thực sự nhiều nhưng nó tiềm ẩn nguy cơ lớn. Chúng tôi sẽ đưa ra nhiều kế hoạch, biện pháp để ngăn chặn những sự kiện như vậy".
Đây cũng chính là lý do mà những nhà khoa học đã đề đạt thành lập chương trình nghiên cứu để đưa ra những rủi ro hiện hữu, đánh giá khả năng xảy ra và kế hoạch bảo vệ thế giới trong tương lai.
(Nguồn tham khảo: The Telegraph)