Tham Khảo
Đũa ăn: Nguồn gốc và ý nghĩa của chúng
Ngày nay với sự phổ biến của các món ăn châu Á, đôi đũa đã trở thành vật dụng quen thuộc ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên nó là đồ dùng nấu ăn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Gắn liền với nền văn hóa tại những địa phương này, đôi đũa hiện diện trong rất nhiều các truyền thuyết và phong tục dân gian khác nhau.
Một câu chuyện rất nổi tiếng kể lại rằng đũa được phát minh bởi Đại Vũ huyền thoại của Trung Hoa, trong suốt thời gian nhân loại đang bị đe dọa bởi những trận lũ lụt lớn. Quá bận rộn với công việc đổi mới hệ thống đê điều để kiểm soát dòng nước lũ, Đại Vũ đã không thể có thời gian gặp mặt vợ con mình, chưa nói đến ngồi xuống để có nổi một bữa ăn tươm tất. Một lần, khi được nhân công đưa đến một hòn đảo, Đại Vũ đã bài trí một cái nồi và nhóm lửa để nấu thịt. Bồn chồn muốn lấp đầy dạ dày của mình cho xong để trở lại với nhiệm vụ trước mắt, chứ không thể đợi cho đến khi nồi thịt nguội, ông bèn bẻ hai cành cây rồi dùng chúng để gắp thịt trực tiếp từ nồi nước có váng mỡ đang sôi. Những người khác cũng bắt chước ông, và đôi đũa đã được sinh ra đời.
Đũa được xác nhận sớm nhất là đôi đũa bằng kim loại thuộc triều đại nhà Thương (khoảng năm 1600-1046 trước công nguyên) được khai quật từ một địa điểm khảo cổ gọi là Ân Khư.
Việc ăn bằng đũa đã dần dần trở nên phổ biến. Cắt thái thức ăn trước khi dùng sẽ tiết kiệm nhiên liệu (vì các thực phẩm thái nhỏ hơn có thể được nấu chín nhanh hơn) và không cần dùng dao trên bàn ăn, là điều bị coi là kém văn hóa, man rợ.
Khổng Tử, triết gia sống ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, được cho là đã có câu châm ngôn rằng người đàn ông lịch sự “không cho phép đặt dao trên bàn của mình”.
Những quy ước tượng trưng
Về bề ngoài, đũa biểu thị các yếu tố của triết học Trung Quốc, đặc biệt là triết lý âm dương. Hai chiếc đũa phải được sử dụng như là một cặp đôi với nhau, với một chiếc được giữ chắc trong khi chiếc kia di chuyển thì mới dùng được. Điều này phản ánh sự hiểu biết về âm dương, tương ứng với các yếu tố thụ động và tích cực, hình thành nên khái niệm về một tổng thể vận động không ngừng.
Kiểu đũa thông thường có một đầu tròn và đầu kia vuông. Trong tư tưởng Trung Quốc, hình tròn phản ánh trời, còn đất được đại diện bởi các hình vuông. Điều này có xuất xứ từ bát quái, là một tập hợp các nguyên tắc sử dụng để bói toán. Các ngón tay cầm ở giữa thân đũa, đại diện cho con người được đất trời nuôi dưỡng. Bởi vì chúng nhấn mạnh sự hoà hợp của đất trời, đũa được coi là vật tốt lành, và thường được cho vào của hồi môn để chúc phúc cho cặp vợ chồng mới cưới.
Theo truyền thống, chiều dài tiêu chuẩn của một chiếc đũa là bảy thốn (1 thốn khoảng 2.54cm) và sáu phân (1 phân khoảng 1cm). Điều này được cho là đại diện cho “thất tình lục dục” được mô tả trong tư tưởng Phật giáo.
Khi cầm đũa theo đúng cách, các ngón tay tự nhiên đảm đương ba vị trí: ngón cái và ngón trỏ phía thân trên đũa, ngón tay đeo nhẫn và ngón út ở bên dưới, còn ngón giữa nằm giữa hai chiếc đũa. Điều này tượng trưng cho nguyên lý của truyền thống Trung Quốc về trời, đất và con người.
Ngón đeo nhẫn và ngón út hỗ trợ lẫn nhau ở phần dưới chiếc đũa thấp hơn, đại diện cho Đạo của đất, đó là sự hợp tác của những con người đang sống trong cõi âm. Ngón tay cái và ngón trỏ đại diện cho tính linh hoạt và ổn định, đó là những luật lệ của thiên thượng. Ngón giữa tượng trưng cho vị thế khó khăn nhưng cao quý của quốc vương, theo truyền thống được gọi là thiên tử, là người không chỉ đáp ứng các nhu cầu của người dân nhưng đồng thời phải tuân hành theo đạo đức và pháp luật.
Người Trung Quốc xưa tin rằng có tồn tại mối quan hệ giữa thiên thượng và nhân loại. Những tín ngưỡng như thế thấm đẫm vào văn hóa và cuộc sống, từ những nghi lễ tôn giáo trong triều đình Hoàng gia đến những phong tục lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác.
http://vietdaikynguyen.com/v3/111769-dua-nguon-goc-va-y-nghia-cua-chung/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đũa ăn: Nguồn gốc và ý nghĩa của chúng
Ngày nay với sự phổ biến của các món ăn châu Á, đôi đũa đã trở thành vật dụng quen thuộc ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên nó là đồ dùng nấu ăn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Gắn liền với nền văn hóa tại những địa phương này, đôi đũa hiện diện trong rất nhiều các truyền thuyết và phong tục dân gian khác nhau.
Một câu chuyện rất nổi tiếng kể lại rằng đũa được phát minh bởi Đại Vũ huyền thoại của Trung Hoa, trong suốt thời gian nhân loại đang bị đe dọa bởi những trận lũ lụt lớn. Quá bận rộn với công việc đổi mới hệ thống đê điều để kiểm soát dòng nước lũ, Đại Vũ đã không thể có thời gian gặp mặt vợ con mình, chưa nói đến ngồi xuống để có nổi một bữa ăn tươm tất. Một lần, khi được nhân công đưa đến một hòn đảo, Đại Vũ đã bài trí một cái nồi và nhóm lửa để nấu thịt. Bồn chồn muốn lấp đầy dạ dày của mình cho xong để trở lại với nhiệm vụ trước mắt, chứ không thể đợi cho đến khi nồi thịt nguội, ông bèn bẻ hai cành cây rồi dùng chúng để gắp thịt trực tiếp từ nồi nước có váng mỡ đang sôi. Những người khác cũng bắt chước ông, và đôi đũa đã được sinh ra đời.
Đũa được xác nhận sớm nhất là đôi đũa bằng kim loại thuộc triều đại nhà Thương (khoảng năm 1600-1046 trước công nguyên) được khai quật từ một địa điểm khảo cổ gọi là Ân Khư.
Việc ăn bằng đũa đã dần dần trở nên phổ biến. Cắt thái thức ăn trước khi dùng sẽ tiết kiệm nhiên liệu (vì các thực phẩm thái nhỏ hơn có thể được nấu chín nhanh hơn) và không cần dùng dao trên bàn ăn, là điều bị coi là kém văn hóa, man rợ.
Khổng Tử, triết gia sống ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, được cho là đã có câu châm ngôn rằng người đàn ông lịch sự “không cho phép đặt dao trên bàn của mình”.
Những quy ước tượng trưng
Về bề ngoài, đũa biểu thị các yếu tố của triết học Trung Quốc, đặc biệt là triết lý âm dương. Hai chiếc đũa phải được sử dụng như là một cặp đôi với nhau, với một chiếc được giữ chắc trong khi chiếc kia di chuyển thì mới dùng được. Điều này phản ánh sự hiểu biết về âm dương, tương ứng với các yếu tố thụ động và tích cực, hình thành nên khái niệm về một tổng thể vận động không ngừng.
Kiểu đũa thông thường có một đầu tròn và đầu kia vuông. Trong tư tưởng Trung Quốc, hình tròn phản ánh trời, còn đất được đại diện bởi các hình vuông. Điều này có xuất xứ từ bát quái, là một tập hợp các nguyên tắc sử dụng để bói toán. Các ngón tay cầm ở giữa thân đũa, đại diện cho con người được đất trời nuôi dưỡng. Bởi vì chúng nhấn mạnh sự hoà hợp của đất trời, đũa được coi là vật tốt lành, và thường được cho vào của hồi môn để chúc phúc cho cặp vợ chồng mới cưới.
Theo truyền thống, chiều dài tiêu chuẩn của một chiếc đũa là bảy thốn (1 thốn khoảng 2.54cm) và sáu phân (1 phân khoảng 1cm). Điều này được cho là đại diện cho “thất tình lục dục” được mô tả trong tư tưởng Phật giáo.
Khi cầm đũa theo đúng cách, các ngón tay tự nhiên đảm đương ba vị trí: ngón cái và ngón trỏ phía thân trên đũa, ngón tay đeo nhẫn và ngón út ở bên dưới, còn ngón giữa nằm giữa hai chiếc đũa. Điều này tượng trưng cho nguyên lý của truyền thống Trung Quốc về trời, đất và con người.
Ngón đeo nhẫn và ngón út hỗ trợ lẫn nhau ở phần dưới chiếc đũa thấp hơn, đại diện cho Đạo của đất, đó là sự hợp tác của những con người đang sống trong cõi âm. Ngón tay cái và ngón trỏ đại diện cho tính linh hoạt và ổn định, đó là những luật lệ của thiên thượng. Ngón giữa tượng trưng cho vị thế khó khăn nhưng cao quý của quốc vương, theo truyền thống được gọi là thiên tử, là người không chỉ đáp ứng các nhu cầu của người dân nhưng đồng thời phải tuân hành theo đạo đức và pháp luật.
Người Trung Quốc xưa tin rằng có tồn tại mối quan hệ giữa thiên thượng và nhân loại. Những tín ngưỡng như thế thấm đẫm vào văn hóa và cuộc sống, từ những nghi lễ tôn giáo trong triều đình Hoàng gia đến những phong tục lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác.
http://vietdaikynguyen.com/v3/111769-dua-nguon-goc-va-y-nghia-cua-chung/