Di Sản Hồ Chí Minh
Đứa con của biển Đông. Giao Chỉ, San Jose
Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời năm 2002 Giao Chỉ, San Jose đặt lại tựa đề và chuyển tiếp từ internet. Bài này phổ biến cách đây hơn 10 năm. Lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam trên biển Đông suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 với 1 triệu người đến bến tự do và một phần tư là thảm kịch. Sóng gió tầu chìm chết ngay lại là những cái chết hạnh phúc. Năm mười lần hải tặc là bi kịch hãi hùng. Bị bắt giữ trên hoang đảo là những ngày dài thảm khốc. Đau thương hơn cả là những em bé gái bất hạnh bị bắt có thể vẫn còn sống trong các nhà chứa bên Thái Lan. Nhưng câu chuyện này là một phép lạ viết về đứa con của biển Đông 3 tuổi. Câu chuyện liên quan đến 3 bà mẹ. Bà mẹ Việt Nam, bà mẹ Tàu và đức mẹ Teresa. Cha của đứa bé là ông Việt Nam ngồi lặng thinh tráng bánh trong trại chuyển tiếp trên đất Phi, ba tháng góp được 20 Mỹ kim gửi cho vợ con bên trại Hồng Kông. Giấc mơ vô vọng của ông là tìm lại đứa con trai 3 tuổi bị bắt đi đang lưu lạc trong số hàng tỷ dân Tàu. Chúng ta có 40 năm trôi nổi trên thế giới và hiện đã an cư lạc nghiệp. Xin ngồi xuống đây nghe cha Tầm Thường kể chuyện về đứa con của biển Đông. Xin linh mục tác giả vui lòng liên lạc với chúng tôi, Viện bảo tàng Thuyền Nhân tại San Jose. Ai biết gia đình này hiện ở đâu, xin cho chúng tôi biết. (giaochi12@gmail.com) Sau đây là nguyên văn câu chuyện.
(Linh mục Nguyễn Tầm Thường) Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...
Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông này lại phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, phần ông lo tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ. Cha già Crawford người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào,. Phần ông Việt Nam rời cửa biển Cam Ranh ngày 2/9/1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Câu chuyện bắt đầu về chuyến đi sau của vợ con. Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Tiếp theo là câu chuyện mất đứa con trai. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ. Không nghe ông oán trách sao vợ lại bỏ con của ông. Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ? Bao nhiêu khó khăn tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương. - Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ? Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ đi từ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.
Ðể thỏa mãn điều kiện, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết hết để bịt miệng. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ? Ðây là lý do: Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. ....
Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.
HẬU CHUYỆN CỦA GIAO CHỈ
Tôi vừa giới thiệu với quý độc giả câu chuyện của cha "Tầm Thường". Quý vị nghĩ sao. Chuyện này nên quay thành phim. Chuyện vượt biên thời kỳ cuối 80 đầu 90. Gia đình Việt Nam miền duyên hải. Chồng đi trước thoát hiểm qua Phi. Vợ và 3 con đi chuyến sau trôi giạt lên phía Bắc. Gặp ông dân chài Hải Nam vì luật lệ Trung quốc hạn chế sinh sản nên đã đưa điều kiện bất nhân khi cứu giúp thuyền nhân đòi bắt thằng nhỏ. Người mẹ VN hẳn không chịu nhưng cả tầu vì muốn bảo về mạng sống nên đã ép buộc. Thể hiện đoạn phim này sẽ khó khăn nhưng rất đặc biệt. Thằng bé bị lấy ra khỏi tay người mẹ. Những đứa bé anh chị của nó cũng khóc với mẹ. Ghe chài Hải Nam chạy vội, tiếng khóc đứa nhỏ xa dần. Ở bên đất Phi người cha chưa biết tin con tàu của vợ con ra sao. Sau mới có tin gia đình được vào Hồng Kông nhưng mất đứa con trai. Tiếp theo là giấc mơ của người chồng vẫn lo tráng bánh lúc 3 giờ sáng để 3 tháng gửi cho vợ được 20 đô la. Trên đảo Hải Nam có người chồng đánh cá chợt đem về cho vợ đứa con trai 3 tuổi. Bên đất Phi cuộc hành trình đi tìm con của người cha Việt Nam bắt đầu. Ông cha già người Mỹ là động lực chính. Nhưng tất cả đều vô ích nếu không có Mẹ Teresa can thiệp. Bậc nữ thánh từ Ấn Độ đã tạo ảnh hưởng lớn trong công việc tìm lại đứa bé trả cho bà mẹ Việt Nam. Đoạn kết của cuốn phim có hậu biết chừng nào. Nếu chúng ta có phương tiện, nên dựng lại cuốn phim. Hình ảnh hai con tàu trao đổi đứa bé trên biển cả. Cảnh người chồng tráng bánh mỗi buổi sáng tại Phi. Rồi cuộc vận động gửi thư đi các nơi. Sự can thiệp của Mẹ Teresa từ Ấn Độ. đại diện Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc đến Hải Nam để xác định đứa bé. Cảnh trao lại đứa bé cho bà mẹ trong trại Hồng Kông. Rồi gia đình được ra đi dù đã quá thời hạn ấn định. Mẹ con đi từ Hồng Kông qua Mỹ. Chồng được cho đi đặc cách từ Phi qua Mỹ. Gia đình đoàn tụ tại CA. Ghi dấu 40 năm, cả gia đình được ABC hay CNN bảo trợ chuyến đi qua Hải Nam để thăm gia đình dân chài đã nuôi đứa nhỏ 1 năm. Ước mơ như thế đâu có gì là quá đáng so với giấc mơ đoàn tụ của người cha cách đây hơn 30 năm. Các bạn nghĩ sao.??? |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đứa con của biển Đông. Giao Chỉ, San Jose
Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Dòng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời năm 2002 Giao Chỉ, San Jose đặt lại tựa đề và chuyển tiếp từ internet. Bài này phổ biến cách đây hơn 10 năm. Lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam trên biển Đông suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 với 1 triệu người đến bến tự do và một phần tư là thảm kịch. Sóng gió tầu chìm chết ngay lại là những cái chết hạnh phúc. Năm mười lần hải tặc là bi kịch hãi hùng. Bị bắt giữ trên hoang đảo là những ngày dài thảm khốc. Đau thương hơn cả là những em bé gái bất hạnh bị bắt có thể vẫn còn sống trong các nhà chứa bên Thái Lan. Nhưng câu chuyện này là một phép lạ viết về đứa con của biển Đông 3 tuổi. Câu chuyện liên quan đến 3 bà mẹ. Bà mẹ Việt Nam, bà mẹ Tàu và đức mẹ Teresa. Cha của đứa bé là ông Việt Nam ngồi lặng thinh tráng bánh trong trại chuyển tiếp trên đất Phi, ba tháng góp được 20 Mỹ kim gửi cho vợ con bên trại Hồng Kông. Giấc mơ vô vọng của ông là tìm lại đứa con trai 3 tuổi bị bắt đi đang lưu lạc trong số hàng tỷ dân Tàu. Chúng ta có 40 năm trôi nổi trên thế giới và hiện đã an cư lạc nghiệp. Xin ngồi xuống đây nghe cha Tầm Thường kể chuyện về đứa con của biển Đông. Xin linh mục tác giả vui lòng liên lạc với chúng tôi, Viện bảo tàng Thuyền Nhân tại San Jose. Ai biết gia đình này hiện ở đâu, xin cho chúng tôi biết. (giaochi12@gmail.com) Sau đây là nguyên văn câu chuyện.
(Linh mục Nguyễn Tầm Thường) Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu...
Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông này lại phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, phần ông lo tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ. Cha già Crawford người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào,. Phần ông Việt Nam rời cửa biển Cam Ranh ngày 2/9/1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót. Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vã biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở Câu chuyện bắt đầu về chuyến đi sau của vợ con. Ðó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Tiếp theo là câu chuyện mất đứa con trai. Những lần giảng trong Thánh Lễ về tình nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ. Không nghe ông oán trách sao vợ lại bỏ con của ông. Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc dò hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? Tình trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Ðất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu tìm ? Bao nhiêu khó khăn tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ý nghĩ mơ ước đi tìm con của ông như cây kim lặng lờ chìm xuống lòng đại dương. - Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Ðỏ Hongkong ? Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nhìn thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đã nghiêng vì gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức hình Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đã bỏ đi từ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Ðêm về sóng vỗ ì ầm. Biết bao người đã không tới bến.. Họ đến đây tìm an ủi trong câu kinh.
Ðể thỏa mãn điều kiện, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đã đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đã bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau vì đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hãm hiếp, chặt răng vàng, giết hết để bịt miệng. Ðối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy vì đâu họ ra sức đi tìm ? Ðây là lý do: Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ý là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía mình. ....
Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đã hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ gì. Riêng cha mẹ thì nhớ lắm, nhất là những gì đau thương vì con cái thì trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. Còn tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.
HẬU CHUYỆN CỦA GIAO CHỈ
Tôi vừa giới thiệu với quý độc giả câu chuyện của cha "Tầm Thường". Quý vị nghĩ sao. Chuyện này nên quay thành phim. Chuyện vượt biên thời kỳ cuối 80 đầu 90. Gia đình Việt Nam miền duyên hải. Chồng đi trước thoát hiểm qua Phi. Vợ và 3 con đi chuyến sau trôi giạt lên phía Bắc. Gặp ông dân chài Hải Nam vì luật lệ Trung quốc hạn chế sinh sản nên đã đưa điều kiện bất nhân khi cứu giúp thuyền nhân đòi bắt thằng nhỏ. Người mẹ VN hẳn không chịu nhưng cả tầu vì muốn bảo về mạng sống nên đã ép buộc. Thể hiện đoạn phim này sẽ khó khăn nhưng rất đặc biệt. Thằng bé bị lấy ra khỏi tay người mẹ. Những đứa bé anh chị của nó cũng khóc với mẹ. Ghe chài Hải Nam chạy vội, tiếng khóc đứa nhỏ xa dần. Ở bên đất Phi người cha chưa biết tin con tàu của vợ con ra sao. Sau mới có tin gia đình được vào Hồng Kông nhưng mất đứa con trai. Tiếp theo là giấc mơ của người chồng vẫn lo tráng bánh lúc 3 giờ sáng để 3 tháng gửi cho vợ được 20 đô la. Trên đảo Hải Nam có người chồng đánh cá chợt đem về cho vợ đứa con trai 3 tuổi. Bên đất Phi cuộc hành trình đi tìm con của người cha Việt Nam bắt đầu. Ông cha già người Mỹ là động lực chính. Nhưng tất cả đều vô ích nếu không có Mẹ Teresa can thiệp. Bậc nữ thánh từ Ấn Độ đã tạo ảnh hưởng lớn trong công việc tìm lại đứa bé trả cho bà mẹ Việt Nam. Đoạn kết của cuốn phim có hậu biết chừng nào. Nếu chúng ta có phương tiện, nên dựng lại cuốn phim. Hình ảnh hai con tàu trao đổi đứa bé trên biển cả. Cảnh người chồng tráng bánh mỗi buổi sáng tại Phi. Rồi cuộc vận động gửi thư đi các nơi. Sự can thiệp của Mẹ Teresa từ Ấn Độ. đại diện Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc đến Hải Nam để xác định đứa bé. Cảnh trao lại đứa bé cho bà mẹ trong trại Hồng Kông. Rồi gia đình được ra đi dù đã quá thời hạn ấn định. Mẹ con đi từ Hồng Kông qua Mỹ. Chồng được cho đi đặc cách từ Phi qua Mỹ. Gia đình đoàn tụ tại CA. Ghi dấu 40 năm, cả gia đình được ABC hay CNN bảo trợ chuyến đi qua Hải Nam để thăm gia đình dân chài đã nuôi đứa nhỏ 1 năm. Ước mơ như thế đâu có gì là quá đáng so với giấc mơ đoàn tụ của người cha cách đây hơn 30 năm. Các bạn nghĩ sao.??? |