Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Dùng chip ARM làm siêu máy tính, Nhật Bản vượt mặt Mỹ, Trung Quốc
Chip ARM cho máy Mac, Fugaku siêu máy tính Nhật Bản dùng chip ARM cũng được bảng xếp hàng Top500 trao cho danh hiệu siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Cùng ngày với việc Apple thông báo chính thức kế hoạch chuyển sang sử dụng chip ARM cho máy Mac, Fugaku siêu máy tính Nhật Bản dùng chip ARM cũng được bảng xếp hàng Top500 trao cho danh hiệu siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên các bộ xử lý ARM giành được ngôi vị hàng đầu trên bảng xếp hạng này.
Trái tim của siêu máy tính Fugaku – sản phẩm được đồng phát triển bởi Riken và Fujitsu – là
bộ SoC A64FX 48 lõi.
Kết hợp sức mạnh của 158.976 chip này,
Fugaku có điểm số benchmark lên tới 415,5 PetaFlop và đạt hiệu năng đỉnh ở mức 1
Exaflop.
Để thấy được hiệu năng này lớn đến mức nào, hãy so sánh nó với siêu máy tính Summit của Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge tại Tennessee, Mỹ - từng là siêu máy tính nhanh
nhất thế giới trước khi bị Fugaku vượt mặt.
Điểm số benchmark của Summit là 148,8 PetaFlop, nghĩa là Fugaku nhanh gấp 2,8 lần
đối thủ vừa bị nó qua mặt.
bộ xử lýsiêu máy tínhphòng thí nghiệm tốc độ nhanh nhất thế giới
Hệ thống siêu máy tính này có chi phí hơn
1 tỷ USD và hãng Fujitsu đã phải mất 6 năm
để thiết kế và xây dựng nên nó.
Theo New York Times, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng Fugaku để thực hiện các nghiên
cứu liên quan đến virus corona.
Trong những năm gần đây, các siêu máy tính trang bị những bộ xử lý x86 của Intel và AMD thường là các cái tên phổ biến trong bảng xếp hạng Top500 này.
Mới chỉ có 4 siêu máy tính sử dụng chip ARM xuất hiện trong danh sách hiện nay.
Điều đáng chú ý là Fugaku còn không có cả
bất kỳ GPU dành riêng nào để xử lý các ứng
dụng trí tuệ nhân tạo.
Tuy vậy, nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch,
có thể ngôi vị số một của Fugaku sẽ không
kéo dài lâu. Hiện tại cùng với sự trợ giúp của AMD, hãng Cray Computing đang xây dựng
một hệ thống 1,5 ExaFlop (nhanh hơn gấp
3 lần Fugaku hiện nay) cho Bộ Năng lượng
Mỹ và Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge. Cray cũng đang làm một hệ thống siêu máy
tính khác dùng Intel với hiệu năng lên tới hàng exaflop cho Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne. Cả hai siêu máy tính này đều dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2021.
Cho dù vậy đây cũng là một thành tích đáng kể của Nhật Bản trong cuộc chạy đua siêu máy
tính, vốn đã bị thống trị bởi Mỹ và Trung Quốc
từ nhiều năm nay. Hai quốc gia này đã đóng
góp tổng cộng 340 siêu máy tính trong bảng
xếp hạng Top500.
Dự án của Nhật Bản sắp trình làng siêu máy tính có tốc độ vượt xa siêu máy tính nhanh nhất thế giới của Mỹ
Theo Nikkei Asian Review, dự án do chính
phủ Nhật hỗ trợ dự kiến sắp giúp nước
này chiếm vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh
vực siêu máy tính khi hoàn thiện trong
tháng này.
Được phát triển bởi Hãng Fujitsu và Viện
Riken (Nhật), siêu máy tính Fugaku có thể
đạt tốc độ kinh khủng là 530 petaflop, với 1 petaflop bằng 1 triệu tỉ phép tính/giây.
Tốc độ này tương đương dân số 7 tỉ người
trên toàn cầu chia nhau làm 1 phép tính/giây
liên tục trong 2 năm liền. Tốc độ kỷ lục này
cao hơn gấp đôi so với siêu máy tính nhanh
nhất thế giới hiện nay là Summit của IBM
(Mỹ) có tốc độ 200 petaflop.
Hoạt động sớm vì Covid-19
Fugaku là tên thi vị của núi Phú Sĩ và máy
tính được lắp đặt tại Trung tâm khoa học
máy tính của Viện Riken ở Kobe từ ngày 3.12.2019. Đến ngày 13.5, tất cả 400 cụm
máy được đưa đến trung tâm đúng hạn sau nhiều nỗ lực của các đội ngũ liên quan trong
đại dịch Covid-19 .
Dự kiến Fugaku sẽ hoạt động toàn hệ
thống trong tài khóa 2021.
Hiện một bộ phận của Fugaku đang hoạt động nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19 khi
phân tích khả năng phát tán của các giọt li ti
chứa vi rút từ đường hô hấp của bệnh nhân.
Theo Đài NHK, bằng phương pháp mô phỏng, siêu máy tính này chỉ ra rằng vách ngăn giữa
các bàn làm việc trong văn phòng nên cao
hơn vị trí đầu nhân viên khi ngồi, nhằm ngăn chặn phần lớn các hạt li ti.
Một mô phỏng khác phân tích dòng không
khí trong tàu điện di chuyển tốc độ 80 km/giờ
và mở cửa sổ. Kết quả cho thấy nếu tàu đầy khách trong giờ cao điểm, việc mở cửa sổ
cũng không giúp ngăn ngừa lây nhiễm
Covid-19.
Dự kiến nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra khuyến
cáo chính thức vào tháng 7.
Chưa hết, Fugaku đang tham gia một nghiên
cứu nhằm tìm ra các loại thuốc có khả năng
điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Tham khảo Engadget
VN chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Dùng chip ARM làm siêu máy tính, Nhật Bản vượt mặt Mỹ, Trung Quốc
Chip ARM cho máy Mac, Fugaku siêu máy tính Nhật Bản dùng chip ARM cũng được bảng xếp hàng Top500 trao cho danh hiệu siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Cùng ngày với việc Apple thông báo chính thức kế hoạch chuyển sang sử dụng chip ARM cho máy Mac, Fugaku siêu máy tính Nhật Bản dùng chip ARM cũng được bảng xếp hàng Top500 trao cho danh hiệu siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên các bộ xử lý ARM giành được ngôi vị hàng đầu trên bảng xếp hạng này.
Trái tim của siêu máy tính Fugaku – sản phẩm được đồng phát triển bởi Riken và Fujitsu – là
bộ SoC A64FX 48 lõi.
Kết hợp sức mạnh của 158.976 chip này,
Fugaku có điểm số benchmark lên tới 415,5 PetaFlop và đạt hiệu năng đỉnh ở mức 1
Exaflop.
Để thấy được hiệu năng này lớn đến mức nào, hãy so sánh nó với siêu máy tính Summit của Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge tại Tennessee, Mỹ - từng là siêu máy tính nhanh
nhất thế giới trước khi bị Fugaku vượt mặt.
Điểm số benchmark của Summit là 148,8 PetaFlop, nghĩa là Fugaku nhanh gấp 2,8 lần
đối thủ vừa bị nó qua mặt.
bộ xử lýsiêu máy tínhphòng thí nghiệm tốc độ nhanh nhất thế giới
Hệ thống siêu máy tính này có chi phí hơn
1 tỷ USD và hãng Fujitsu đã phải mất 6 năm
để thiết kế và xây dựng nên nó.
Theo New York Times, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng Fugaku để thực hiện các nghiên
cứu liên quan đến virus corona.
Trong những năm gần đây, các siêu máy tính trang bị những bộ xử lý x86 của Intel và AMD thường là các cái tên phổ biến trong bảng xếp hạng Top500 này.
Mới chỉ có 4 siêu máy tính sử dụng chip ARM xuất hiện trong danh sách hiện nay.
Điều đáng chú ý là Fugaku còn không có cả
bất kỳ GPU dành riêng nào để xử lý các ứng
dụng trí tuệ nhân tạo.
Tuy vậy, nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch,
có thể ngôi vị số một của Fugaku sẽ không
kéo dài lâu. Hiện tại cùng với sự trợ giúp của AMD, hãng Cray Computing đang xây dựng
một hệ thống 1,5 ExaFlop (nhanh hơn gấp
3 lần Fugaku hiện nay) cho Bộ Năng lượng
Mỹ và Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge. Cray cũng đang làm một hệ thống siêu máy
tính khác dùng Intel với hiệu năng lên tới hàng exaflop cho Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne. Cả hai siêu máy tính này đều dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2021.
Cho dù vậy đây cũng là một thành tích đáng kể của Nhật Bản trong cuộc chạy đua siêu máy
tính, vốn đã bị thống trị bởi Mỹ và Trung Quốc
từ nhiều năm nay. Hai quốc gia này đã đóng
góp tổng cộng 340 siêu máy tính trong bảng
xếp hạng Top500.
Dự án của Nhật Bản sắp trình làng siêu máy tính có tốc độ vượt xa siêu máy tính nhanh nhất thế giới của Mỹ
Theo Nikkei Asian Review, dự án do chính
phủ Nhật hỗ trợ dự kiến sắp giúp nước
này chiếm vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh
vực siêu máy tính khi hoàn thiện trong
tháng này.
Được phát triển bởi Hãng Fujitsu và Viện
Riken (Nhật), siêu máy tính Fugaku có thể
đạt tốc độ kinh khủng là 530 petaflop, với 1 petaflop bằng 1 triệu tỉ phép tính/giây.
Tốc độ này tương đương dân số 7 tỉ người
trên toàn cầu chia nhau làm 1 phép tính/giây
liên tục trong 2 năm liền. Tốc độ kỷ lục này
cao hơn gấp đôi so với siêu máy tính nhanh
nhất thế giới hiện nay là Summit của IBM
(Mỹ) có tốc độ 200 petaflop.
Hoạt động sớm vì Covid-19
Fugaku là tên thi vị của núi Phú Sĩ và máy
tính được lắp đặt tại Trung tâm khoa học
máy tính của Viện Riken ở Kobe từ ngày 3.12.2019. Đến ngày 13.5, tất cả 400 cụm
máy được đưa đến trung tâm đúng hạn sau nhiều nỗ lực của các đội ngũ liên quan trong
đại dịch Covid-19 .
Dự kiến Fugaku sẽ hoạt động toàn hệ
thống trong tài khóa 2021.
Hiện một bộ phận của Fugaku đang hoạt động nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19 khi
phân tích khả năng phát tán của các giọt li ti
chứa vi rút từ đường hô hấp của bệnh nhân.
Theo Đài NHK, bằng phương pháp mô phỏng, siêu máy tính này chỉ ra rằng vách ngăn giữa
các bàn làm việc trong văn phòng nên cao
hơn vị trí đầu nhân viên khi ngồi, nhằm ngăn chặn phần lớn các hạt li ti.
Một mô phỏng khác phân tích dòng không
khí trong tàu điện di chuyển tốc độ 80 km/giờ
và mở cửa sổ. Kết quả cho thấy nếu tàu đầy khách trong giờ cao điểm, việc mở cửa sổ
cũng không giúp ngăn ngừa lây nhiễm
Covid-19.
Dự kiến nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra khuyến
cáo chính thức vào tháng 7.
Chưa hết, Fugaku đang tham gia một nghiên
cứu nhằm tìm ra các loại thuốc có khả năng
điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Tham khảo Engadget
VN chuyen