Kinh Đời
Được và mất khi sống ở Mỹ
25-9-2016
Đứa em sau một thời gian qua Mỹ, nó nói cái mất đi của nó là cuộc sống coi trọng vẻ bề ngoài ở Việt Nam, mất đi những thứ có thể mua bằng tiền kể cả việc phạm pháp, mất đi sự lười biếng vốn có với việc sáng tà tà cafe, chiều lân la quán nhậu .v.v…
Còn cái được? Đó là được đối xử bình đẳng không phân biệt giai cấp, được hưởng những dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội tốt cho cả thế hệ hiện tại và sau này. Được sống trong sự văn minh của văn hoá loài người, được hưởng bầu không khí trong lành, không ô nhiễm. Được nói những gì mà nó muốn, được mọi người tôn trọng quyền riêng tư .v.v…
Tóm lại là nó được làm một con người đúng nghĩa, thứ mà lúc ở Việt Nam, nó thấy mình bị khiếm khuyết rất nhiều.
Nó nói lúc ở Việt Nam, cùng một công việc nếu hiệu quả được 1, thì qua Mỹ vẫn là công việc ấy, thời gian ấy, hiệu quả phải tăng lên gấp 4, bởi ở nước Mỹ, cơ hội chia đều cho tất cả, miễn là bạn siêng năng, chịu khó và nếu cộng thêm chút thông minh nữa thì quá Ok.
Chúng ta, những con người Việt Nam hiện tại, đang sống ở đất nước này có cần cù, có chịu khó, có thông minh không? Tất nhiên là có.
Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ nghèo, đất nước chúng ta vẫn lẹt đẹt, an sinh xã hội vẫn là con số 0, dù thuế, phí chúng ta đóng không thiếu một xu và cái gì cũng cao hơn so với các nước khác?
Tôi đưa ra một ví dụ cho các bạn dễ hình dung.
“Theo nghiên cứu của một tổ chức uy tín, nếu coi năng suất lao động của một lao động nhập cư vào Mỹ là 100%, thì năng suất lao động của người ấy khi ở quê nhà chỉ đạt 23%. Trong 73% chênh lệch ấy, công nghệ Mỹ chỉ góp vào 22%, 51% còn lại là do thể chế chính trị đem đến.”(nguồn: Vietnamnet)
Đó, một thể chế đa đảng, vận hành theo nguyên tắc kinh tế thị trường không gắn đuôi XHCN nó đem lại kết quả là sự tăng vọt gấp nhiều lần của năng suất lao động, nhân tố chính cho sự giàu có của mỗi quốc gia.
Nếu chúng ta có một thể chế tốt hơn thì người Việt đã không phải ngồi than với trời rằng, sao mình cần cù, chịu khó, thông minh vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Được và mất khi sống ở Mỹ
25-9-2016
Đứa em sau một thời gian qua Mỹ, nó nói cái mất đi của nó là cuộc sống coi trọng vẻ bề ngoài ở Việt Nam, mất đi những thứ có thể mua bằng tiền kể cả việc phạm pháp, mất đi sự lười biếng vốn có với việc sáng tà tà cafe, chiều lân la quán nhậu .v.v…
Còn cái được? Đó là được đối xử bình đẳng không phân biệt giai cấp, được hưởng những dịch vụ y tế, giáo dục, an sinh xã hội tốt cho cả thế hệ hiện tại và sau này. Được sống trong sự văn minh của văn hoá loài người, được hưởng bầu không khí trong lành, không ô nhiễm. Được nói những gì mà nó muốn, được mọi người tôn trọng quyền riêng tư .v.v…
Tóm lại là nó được làm một con người đúng nghĩa, thứ mà lúc ở Việt Nam, nó thấy mình bị khiếm khuyết rất nhiều.
Nó nói lúc ở Việt Nam, cùng một công việc nếu hiệu quả được 1, thì qua Mỹ vẫn là công việc ấy, thời gian ấy, hiệu quả phải tăng lên gấp 4, bởi ở nước Mỹ, cơ hội chia đều cho tất cả, miễn là bạn siêng năng, chịu khó và nếu cộng thêm chút thông minh nữa thì quá Ok.
Chúng ta, những con người Việt Nam hiện tại, đang sống ở đất nước này có cần cù, có chịu khó, có thông minh không? Tất nhiên là có.
Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ nghèo, đất nước chúng ta vẫn lẹt đẹt, an sinh xã hội vẫn là con số 0, dù thuế, phí chúng ta đóng không thiếu một xu và cái gì cũng cao hơn so với các nước khác?
Tôi đưa ra một ví dụ cho các bạn dễ hình dung.
“Theo nghiên cứu của một tổ chức uy tín, nếu coi năng suất lao động của một lao động nhập cư vào Mỹ là 100%, thì năng suất lao động của người ấy khi ở quê nhà chỉ đạt 23%. Trong 73% chênh lệch ấy, công nghệ Mỹ chỉ góp vào 22%, 51% còn lại là do thể chế chính trị đem đến.”(nguồn: Vietnamnet)
Đó, một thể chế đa đảng, vận hành theo nguyên tắc kinh tế thị trường không gắn đuôi XHCN nó đem lại kết quả là sự tăng vọt gấp nhiều lần của năng suất lao động, nhân tố chính cho sự giàu có của mỗi quốc gia.
Nếu chúng ta có một thể chế tốt hơn thì người Việt đã không phải ngồi than với trời rằng, sao mình cần cù, chịu khó, thông minh vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo.