Mục tiêu thoán ngôi Phương Tây cả về kinh tế, sức mạnh mềm và địa chính trị đi liền với sáng kiến 900 tỷ USD này nhắc lại chuyện về đường viễn du Đông - Tây thời cổ đại.
Nhưng những Con đường Tơ lụa trên bộ và trên biển thời xưa không phải của riêng Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh đề cao Đô đốc Trịnh Hòa thời Minh cũng cần đặt đúng vào bối cảnh lịch sử khi đó.
Tơ lụa và gián điệp kinh tế
Trang của Unesco về 'Silk Road' nói dù Trung Quốc thời cổ độc quyền xuất khẩu tơ lụa nhưng việc sản xuất mặt hàng này không chỉ có ở Trung Quốc.
Vào Thế kỷ I trước Công nguyên, tơ lụa vào Đế quốc La Mã là tạo nhu cầu tiêu thụ cao.
Người La Mã bắt dầu dùng lụa và nhu cầu mua tơ lụa tăng lên khi Đế quốc La Mã phía Đông (Bizantium) dùng áo lụa làm trang phục triều đình.
Kiến thức về nghề canh cửi và dệt lụa từ tơ tằm đã từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Đông Nam Á và Nhật Bản, rồi tới Đế quốc Ba Tư.
Vào Thế kỷ 6, sử gia La Mã, Procopius viết về vụ 'tình báo kinh tế' đưa trứng tằm sang phía Tây:
"Có những tu sỹ đến từ Ấn Độ khoảng năm 550, và nói với Hoàng đế Augustus rằng La Mã không cần nhập lụa từ Ba Tư nữa. Họ hứa sẽ tìm cách đưa công nghệ dệt lụa đến và không ai cần mua từ kẻ thù của họ, người Ba Tư...Họ nói họ đến từ vùng Serinda, vùng đất có những người từ Ấn Độ đã học cách làm lụa thường đến. Sau khi bị Hoàng đế chất vấn, các tăng lữ nào tiết lộ rằng có một loại tằm sản xuất ra tơ, và dù không thể nào đem các con nhộng còn sống tới đây, có cách đem trứng tằm đến...Trứng tằm cần được giữ ấm (khi vận chuyển đường xa) và một vài ổ có thể nở ra vô số nhộng...Họ đã trở về Ấn Độ là làm như vậy, đem trứng tằm trở lại Byzantium, và phương pháp làm lụa đã được truyền, như tôi đã nói, là nhộng này sống bằng ăn lá dâu (mulberry- có ở châu Âu). Từ đó, nghề dệt lụa có ở Đố Quốc La Mã."
Có nhiều Con đường Tơ lụa
Tượng Phật ở Afghanistan bên tuyến đường qua sa mạc thời xưaCũng trang của Unesco viết rằng Đường Tơ lụa chỉ là một trong nhiều tuyến giao thông xuyên Trung Á, vận chuyển đủ thứ, hương liệu, vải vóc, ngũ cốc, hàng kinh khí, rau quả, da lông và công cụ.
Ngoài ra là đồ dùng cho sinh hoạt tôn giáo, đá quý.
Đây cũng là đường di chuyển của giới doanh nhân, du hành, tăng lữ.
"Không có một con đường cụ thể, mà tùy vào nhu cầu của các xã hội sở tại thì giới kinh doanh chọn một trong vô số con đường nối Đông Âu, Trung Đông, Trung Á và Viễn Đông để đi, cộng thêm các tuyến hải hành chuyển hàng hóa từ Trung Hoa, Đông Nam Á qua Ấn Độ Dương tới châu Phi, và Cận Đông..."
Từ châu Âu, các con đường cũng nối vùng Caucasus với Biển Caspian, rồi sang các thảo nguyên Trung Á,
Tại Bảo tàng Ashmolean, Oxford, Anh Quốc có một tấm bản đồ lớn nối Ý ở Địa Trung Hải với Hồng Hải, qua Ấn Độ sang Luy Lâu (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh của Việt Nam), rồi lên Quảng Châu của Trung Quốc.
Đường biển này 15000 km đã chạy từ Nhật Bản xuống bờ biển Trung Hoa, sang Giao Châu, Champa, xuống quần đảo Molucca nay thuộc Indonesia.
Hồi giáo đã đi từ Trung Đông trên các con thuyền của người Ả Rập sang Ấn Độ và đến Malaya, rồi Indonesia.
Giao thương giữa vùng Arabia và Trung Quốc đã diễn ra vào Thế kỷ 8.
Công nghệ đi biển của các chàng Sinbad cũng từ vùng này đi sang Đông Á.
Các nhân vật nổi trội
Bản quyền hình ảnh Keystone Image caption Marco PoloTrương Khiên: Vị tướng thời Hán Vũ đế bị người Hung Nô bắt làm tù binh sau nhiều năm đã trở về nhà, giới thiệu cho vua chúa Trung Quốc sự giàu có của Tây Vực.
Trung Hoa đã gửi Trương Khiên trở lại vùng nay là Tân Cương vào năm 119 trước Công nguyên để kết nối quan hệ thương mại, lập sứ bộ.
Chính Con đường Tơ lụa trên biển đã đem các sư Phật giáo vào Giao Châu và Quảng Châu rồi Tràng An.
Đường Huyền Trang: Nhà sư Trung Hoa đi mất 25 năm (629 - 654) để thỉnh kinh và đem về cho nhà Đường sách vở, kiến thức vô cùng lớn.
Các tu sỹ đạo Ki Tô dòng Nestorian đã từ Iran đem tôn giáo này vào Trung Quốc thời Cổ đại.
Họ được phép lập nhà thờ và truyền đạo mà người Trung Hoa gọi là Kinh giáo, nhưng sau bị tàn lụi.
Từ châu Âu thời Trung Cổ, các tu sỹ được Vatican cử sang phía Đông gồm có
Giovanni da Pian del Carpini: nhà truyền giáo thời Giáo hoàng Innocent IV gửi sang nhà Nguyên từ 1245 đến 1247;
William of Rubruck: tu sỹ Flemish dòng Franciscan do Vua King Louis IX của Pháp gửi sang Mông Cổ;
Marco Polo: nhà du hành từ Venice đã hành trình ngược Con đường Tơ lụa, có đoạn trên biển, có đoạn trên bộ, hơn 20 năm, từ 1271 tới 1292 để đến Hàng Châu và lên kinh đô của nhà Nguyên khi đó. Marco Polo
Các tư liệu, truyện kể của Marco Polo đánh thức trí tưởng tượng của người châu Âu về vùng Viễn Đông giàu có.
Vasco da Gama: nhà hàng hải Bồ Đào Nha, cuối Thế kỷ 15 đi qua Mũi Hảo Vọng ở châu Phi để lần đầu tiên nối Đại Tây Dương với Đông Nam bằng đườg biển.
Từ Thế kỷ 16 và 17 thuyền bè của người Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh đã đến Đông Nam Á, Trung Hoa.
Chủ nghĩa thực dân châu Âu cùng sự lan tỏa của công nghệ, khoa học cũng từ đó mà sang Viễn Đông.
Bản quyền hình ảnh China Photos Image caption Trung Quốc nay đề cao Trịnh Hòa và các con tàu đi biển xa dựng lạiHuyền thoại Trịnh Hòa
Liên hệ với Thế giới Hồi giáo vốn là trung tâm của kiến thức và công nghệ đi biển thời trung cổ đã giúp Trung Quốc có nhân vật Trịnh Hòa.
Trên thực tế, không phải các triều đại người Hán mà phải đợi đến Đế quốc Mông Cổ và nhà Nguyên thì Trung Quốc mới vươn ra biển.
Các vị đại hãn Mông Cổ có liên kết rộng rãi trong một đế chế trải từ Đông Bắc Á sang Nam Á (triều Mughal tại Ấn Độ) và làm chủ cả nhiều vùng thuộc Iran, Syria, Ai Cập.
Kiến thức đi biển đã được truyền lại, cùng các tấm bản đồ rất có thể đã đến cả cho Trịnh Hòa thời Minh.
Thuộc dân tộc Hồi sinh ra ở Vân Nam, ông thuộc dòng dõi vương giả gốc Bukhara, nay là Uzbekistan, có cha ông đều phục vụ cho Nhà Nguyên.
Sau khi Vân Nam bị Minh chiếm, cậu bé Mã Hòa (họ Mã - Muhammad) bị bắt về Yên Kinh và xung vào đội hoạn quan.
Được vua ban họ Trịnh, ông thành một nhà đi biển nổi tiếng với nhiều lần đưa các đội tàu khổng lồ của Trung Quốc sang tận vùng giáp Mozambique.
Xuất hành lần đầu năm 1405, ông đưa đội tàu 62 chiếc và gần 28 nghìn quân, tới bến đầu tiên ở điểm nay là Quy Nhơn, Việt Nam (khi đó là Champa), sau đến Xiêm La, Malacca, Java rồi vượt Ấn Độ Dương sang Sri Lanka.
Ông chết ở Calicut, Ấn Độ mùa Xuân năm 1433 trong chuyến hải hành thứ 7.
Trung Quốc nay đề cao Trịnh Hòa và các con tàu đi biển xa dựng lại
Các chuyến đi của Trịnh Hòa đã tăng tầm vươn ra về chính trị của Trung Hoa trong nửa thế kỷ ở vùng biển châu Á nhưng chúng không giống như các chuyến hải hành của người châu Âu và không lập ra những đế chế thương mạiBritannica
Nhưng ngày nay nhìn lại, có ý kiến cho rằng các chuyến hải hành của Trịnh Hòa không có ý nghĩa khám phá, thám hiểm gì cho nhân loại.
Người gốc Hồi giáo, hẳn ông nắm được kiến thức hàng hải nên đi bằng tuyến đường đã quen thuộc từ Đông sang Tây chứ không tìm ra con đường nào mới.
Một số sử gia không nhìn thấy thành tích gì cho các chuyến đi tốn kém của Trịnh Hòa, ngoài việc đem về phẩm vật triều cống và lời ca ngợi cho vua Vĩnh Lạc.
Britannica viết:
"Các chuyến đi của Trịnh Hòa đã tăng tầm vươn ra về chính trị của Trung Hoa trong nửa thế kỷ ở vùng biển châu Á. Nhưng chúng không giống như các chuyến hải hành của người châu Âu là lập ra những đế chế thương mại."
"Điều chắc chắn là các chuyến đi của Trịnh Hòa đã mở đường cho di dân người Hoa từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á."
"Di dân Trung Hoa tăng lên và tạo ra làn sóng thực dân hóa người Hoa ở vùng Đông Nam Á," Britannica viết.
Điều trớ trêu là vua chúa Trung Hoa không hề muốn xảy ra chuyện đó.
Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Quy Nhơn: trạm dừng chân đầu tiên của Trịnh Hòa khi đến Champa, nay là Việt NamĐể chống lại làn sóng bỏ đi, sang thời Hồng Hi, nhà Minh cho đốt tàu đi biển xa và bắt dân lùi vào sâu trong bờ và cấm cả thuyền lớn ra khơi đánh cá.
Nhưng các tuyến đường Trịnh Hòa mở ra thì không mất đi.
Khi Minh bị nhà Thanh thôn tính, người Hoa dùng thuyền chạy sang Việt Nam, Malaysia, Indonesia...tạo ra các cộng đồng Minh Hương mà con cháu còn đến ngày nay.
Mở ra các tuyến đường thời nay, Trung Quốc đã tạo một cú hích mới cho giao thương Đông Tây.
Giao lưu toàn cầu luôn đem lại những kết quả bất ngờ, lớn hơn ý định ban đầu, và vượt lên trên mục tiêu 'phù phiếm' là đề cao một lãnh đạo hay một thể chế, như các chuyến hải hành thời Minh cho thấy.Nguyễn Giang BBC
Tài liệu BBC
Chuyện về chàng thanh niên đi theo con đường tơ lụa của riêng mình:
2007- Silk Trailer:
| | Silk - Trailer |
Đọc Truyện:
Câu chuyện về mối tình của một đôi vợ chồng vào thế kỷ 19 tại nước Pháp. Khi người chồng nhận lời đi làm xa và đặt tình yêu của họ vào bờ vực cao nhất của sự thách thức.
Đây không phải là một bộ phim được IMDB đánh giá cao, bởi số điểm của nó chỉ vỏn vẹn 5.8, nhưng đối với ta, đây vẫn là một trong những bộ phim đáng xem, nhất là với những ai là fan của Keira Knightley.
Helene (Keira Knightley) trong này đẹp đến điên dại. Người phụ nữ ấy lúc nào cũng phảng phất một nỗi buồn, một sự cô đơn, để rồi bừng sáng khi ở bên cạnh tình yêu của cuộc đời mình và Herve (Michael Pitt). Helene thích ngồi phác thảo một thứ gì đó, có lẽ là vẽ Herve, hoặc ngôi vườn trong mơ của cô.
Điều mình thật sự thích ở đôi vợ chồng này là cứ mỗi lần ra đi, Herve lại thì thầm bên tai Helene: “Anh sẽ mãi mãi yêu em” – I will always love you. Không biết có ai xem rồi để ý không chứ ta thì cực kỳ để ý. Mỗi lần tiễn chồng ra xe ngựa là Helene lại nghe được những lời như thể từ Herve, và anh đã thực sự nghĩ như thế, rằng anh sẽ mãi luôn yêu cô.
Khi xem bộ phim này, bản thân mình khi ngắm cô gái người Nhật cũng cảm thấy cô ấy thực sự rất đẹp. Mọi việc cô ấy làm, mọi thứ cô ấy nhìn đều hướng về Herve. Trong phân cảnh cô ấy nắm lấy tay Herve, rồi tác thành cho anh với một cô gái khác, để họ ân ái với nhau trong chính căn phòng bên cạnh nơi cô ở. Ta cũng cảm thấy có chút gì đó thương xót cho người đàn bà này, nếu như không gặp Helene từ trước, yêu thương Helene, có lẽ Herve cũng sẽ dành toàn vẹn trái tim mình cho cô gái Nhật ấy chăng?
Mỗi chuyến đi thu thập trứng tằm, là mỗi bước đánh dấu của sự thay đổi trong trái tim Herve. Nếu như hai lần trước, anh ra đi là vì bắt buộc, thì những lần sau, anh lại tự nguyện đến nơi xa xôi ấy với mong muốn gặp lại cô gái Nhật. Ta như cảm thấy được sự giằng xé nơi trái tim Herve bởi hai người phụ nữ, người vợ mà anh yêu và người con gái khiến anh bị ám ảnh. Đồng thời trong lúc nhớ dến cô gái ấy, Herve lại bị dằn vặt bởi chính tình yêu mà mình dành cho Helene. Anh đã muốn nói cho cô biết, nhưng phần nào đó trong anh lại không đủ can đảm để làm điều ấy.
Câu chuyện thực sự khiến tôi phải nhìn theo một hướng khác, khi đến cuối phim, bức thư đầy tâm sự mà Herve ngỡ là của cô gái Nhật viết cho mình, lại là do chính Helene viết nên. Và cả khi quý bà người Nhật nói với Herve rằng cứ như thể trong giây phút ấy, Helene đã muốn mình là cô gái Nhật ấy, để được anh hoài tưởng, gây cho anh những mộng mị.
“Chủ nhân thương mến.
Xin người đừng e sợ. Xin đừng dịch chuyển. Cũng đừng nói gì. Chẳng ai có thể thấy được chúng ta đâu. Hãy ở nguyên đó. Em muốn ngắm nhìn người. Chúng ta đã có những đêm trao nhau và em muốn nhìn ngắm người. Cơ thể người bên trên em…làn da người, đôi môi của người. Hãy nhắm mắt lại. Không ai có thể thấy được chúng ta. Và em ở đây bên cạnh người. Người cảm nhận được chứ? Khi em chạm vào người lần đầu tiên…đó sẽ là đôi môi em. Người sẽ nhận ra được hơi ấm nhưng sẽ không biết là ở đâu. Có lẽ, nó sẽ ở nơi mắt người.
Em sẽ đặt môi mình lên mắt người và người sẽ nhận thấy hơi ấm. Mở mắt ra nào, người em yêu, hãy nhìn em đi. Hãy nhìn xuống khuôn ngực em, đôi tay người nhấc bổng em, để em trượt trên người. Tiếng rên rỉ của em, thân thể người run rẩy. Sẽ không có kết thúc nào cả…người không hiểu sao? Người sẽ luôn quay đầu lại. và em luôn gạt đi dòng nước mắt. Giây phút này là như vậy. Giây phút này sẽ tiếp tục từ hiện tại cho đến mãi mãi. Chúng ta không nên gặp nhau nữa.
Đó là điều chúng ta phải làm, và đã làm. Người em yêu ơi, chúng ta đã làm thể lâu rồi. Hãy để cuộc đời người xa khỏi vòng tay em, và nếu như nó khiến người hạnh phúc, xin đừng do dự dù chỉ trong giây lát, hãy quên đi người đàn bà đang nói điều này mà không hề hối tiếc. Farewell.”
Và rồi sau bao nhiêu tháng ngày mơ tưởng ấy, Herve nhận ra người anh yêu vẫn luôn là Helene. Vẫn là cô và chỉ có cô.
Mời đọc truyện LỤA ở đây:
| | Lụa - Alessandro Baricco |
Hoặc ở đây:
| | Lụa - Alessandro Baricco ~ Chương 1 |