Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
F-35 mạnh ngang một đội hình tiêm kích thế hệ 4
Thay vì sử dụng hàng chục tiêm kích các loại để thực hiện cuộc tập kích, Mỹ chỉ cần sử dụng hai chiếc F-35 đi cùng hai chiếc F-22.
Một tiêm kích F-35 bên cạnh máy bay F-16 trong cuộc tập trận. Ảnh: Không quân Mỹ. Trong cuộc diễn tập mô phỏng tình huống tấn công cơ sở hạt nhân của Triều Tiên diễn ra gần đây, lực lượng không quân Vệ binh Quốc gia bang Vermont (Mỹ) chỉ triển khai hai tiêm kích tàng hình F-35 và hai chiếc F-22 để thực hiện nhiệm vụ, thay vì đội hình hàng chục máy bay thế hệ 4 như trước đây, Business Insider ngày 21/10 đưa tin.
Adam Alpert, phi công điều khiển một chiếc F-35 tham gia diễn tập, cho biết trước đây, để thực hiện nhiệm vụ tập kích tương tự, Mỹ cần đến một đội hình gồm vài máy bay F-18 để tấn công điện tử, tiêm kích F-15 để chiếm ưu thế trên không, F-16 để đánh bom, và thêm một số máy bay cảnh báo sớm, với tổng cộng 75 phi công có thể gặp nguy hiểm trong lưới phòng không đối phương.
Alpert cho rằng F-35 sẽ giúp không quân Mỹ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và sinh mạng phi công khi thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm sâu trong lãnh thổ đối phương. Trong cuộc diễn tập, họ chỉ cần đến 4 phi công là có thể hoàn thành nhiệm vụ tập kích.
Mặc dù nhiều chuyên gia quân sự trước đây tỏ ý lo ngại về khả năng không chiến của F-35, trung tá John Rahill, phi công huấn luyện loại tiêm kích tàng hình này, cho rằng khả năng chiến đấu tầm gần của F-35 là rất khó đoán trước. "Cuộc không chiến giữa F-35 và F-16 giống như đấu dao trong buồng điện thoại, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", Rahill nói.
Phi công này cho rằng F-35 có thể sử dụng các cảm biến và vũ khí tầm xa để bắn hạ đối phương trước khi bị phát hiện. Sự kết hợp giữa tính tàng hình và hệ thống điện tử tối tân giúp F-35 trở nên nguy hiểm hơn, đồng thời tăng an toàn cho phi công. "Đánh giá F-35 qua khả năng không chiến chẳng khác gì xem xét khẩu súng trường chỉ bằng tính năng đánh giáp lá cà", Rahill nhận định.
Alpert cũng chỉ ra nhiều điểm khiến F-35 vượt trội hơn so với F-16. Máy bay sử dụng giao diện rất trực quan, giúp phi công tập trung vào nhiệm vụ hơn là chú ý tới cỗ máy mình đang điều khiển. Phi công này ví hệ thống điều khiển của F-35 giống như một trò chơi máy tính với rất nhiều ứng dụng mà anh có thể liên tục dùng để thu được những thông tin cần thiết, kể cả mức độ tàng hình của máy bay trước radar của địch.
Tử Quỳnh
Theo vnexpress
Một tiêm kích F-35 bên cạnh máy bay F-16 trong cuộc tập trận. Ảnh: Không quân Mỹ. Trong cuộc diễn tập mô phỏng tình huống tấn công cơ sở hạt nhân của Triều Tiên diễn ra gần đây, lực lượng không quân Vệ binh Quốc gia bang Vermont (Mỹ) chỉ triển khai hai tiêm kích tàng hình F-35 và hai chiếc F-22 để thực hiện nhiệm vụ, thay vì đội hình hàng chục máy bay thế hệ 4 như trước đây, Business Insider ngày 21/10 đưa tin.
Adam Alpert, phi công điều khiển một chiếc F-35 tham gia diễn tập, cho biết trước đây, để thực hiện nhiệm vụ tập kích tương tự, Mỹ cần đến một đội hình gồm vài máy bay F-18 để tấn công điện tử, tiêm kích F-15 để chiếm ưu thế trên không, F-16 để đánh bom, và thêm một số máy bay cảnh báo sớm, với tổng cộng 75 phi công có thể gặp nguy hiểm trong lưới phòng không đối phương.
Alpert cho rằng F-35 sẽ giúp không quân Mỹ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và sinh mạng phi công khi thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm sâu trong lãnh thổ đối phương. Trong cuộc diễn tập, họ chỉ cần đến 4 phi công là có thể hoàn thành nhiệm vụ tập kích.
Mặc dù nhiều chuyên gia quân sự trước đây tỏ ý lo ngại về khả năng không chiến của F-35, trung tá John Rahill, phi công huấn luyện loại tiêm kích tàng hình này, cho rằng khả năng chiến đấu tầm gần của F-35 là rất khó đoán trước. "Cuộc không chiến giữa F-35 và F-16 giống như đấu dao trong buồng điện thoại, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", Rahill nói.
Phi công này cho rằng F-35 có thể sử dụng các cảm biến và vũ khí tầm xa để bắn hạ đối phương trước khi bị phát hiện. Sự kết hợp giữa tính tàng hình và hệ thống điện tử tối tân giúp F-35 trở nên nguy hiểm hơn, đồng thời tăng an toàn cho phi công. "Đánh giá F-35 qua khả năng không chiến chẳng khác gì xem xét khẩu súng trường chỉ bằng tính năng đánh giáp lá cà", Rahill nhận định.
Alpert cũng chỉ ra nhiều điểm khiến F-35 vượt trội hơn so với F-16. Máy bay sử dụng giao diện rất trực quan, giúp phi công tập trung vào nhiệm vụ hơn là chú ý tới cỗ máy mình đang điều khiển. Phi công này ví hệ thống điều khiển của F-35 giống như một trò chơi máy tính với rất nhiều ứng dụng mà anh có thể liên tục dùng để thu được những thông tin cần thiết, kể cả mức độ tàng hình của máy bay trước radar của địch.
Tử Quỳnh
Theo vnexpress
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
F-35 mạnh ngang một đội hình tiêm kích thế hệ 4
Thay vì sử dụng hàng chục tiêm kích các loại để thực hiện cuộc tập kích, Mỹ chỉ cần sử dụng hai chiếc F-35 đi cùng hai chiếc F-22.
Một tiêm kích F-35 bên cạnh máy bay F-16 trong cuộc tập trận. Ảnh: Không quân Mỹ. Trong cuộc diễn tập mô phỏng tình huống tấn công cơ sở hạt nhân của Triều Tiên diễn ra gần đây, lực lượng không quân Vệ binh Quốc gia bang Vermont (Mỹ) chỉ triển khai hai tiêm kích tàng hình F-35 và hai chiếc F-22 để thực hiện nhiệm vụ, thay vì đội hình hàng chục máy bay thế hệ 4 như trước đây, Business Insider ngày 21/10 đưa tin.
Adam Alpert, phi công điều khiển một chiếc F-35 tham gia diễn tập, cho biết trước đây, để thực hiện nhiệm vụ tập kích tương tự, Mỹ cần đến một đội hình gồm vài máy bay F-18 để tấn công điện tử, tiêm kích F-15 để chiếm ưu thế trên không, F-16 để đánh bom, và thêm một số máy bay cảnh báo sớm, với tổng cộng 75 phi công có thể gặp nguy hiểm trong lưới phòng không đối phương.
Alpert cho rằng F-35 sẽ giúp không quân Mỹ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực và sinh mạng phi công khi thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm sâu trong lãnh thổ đối phương. Trong cuộc diễn tập, họ chỉ cần đến 4 phi công là có thể hoàn thành nhiệm vụ tập kích.
Mặc dù nhiều chuyên gia quân sự trước đây tỏ ý lo ngại về khả năng không chiến của F-35, trung tá John Rahill, phi công huấn luyện loại tiêm kích tàng hình này, cho rằng khả năng chiến đấu tầm gần của F-35 là rất khó đoán trước. "Cuộc không chiến giữa F-35 và F-16 giống như đấu dao trong buồng điện thoại, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", Rahill nói.
Phi công này cho rằng F-35 có thể sử dụng các cảm biến và vũ khí tầm xa để bắn hạ đối phương trước khi bị phát hiện. Sự kết hợp giữa tính tàng hình và hệ thống điện tử tối tân giúp F-35 trở nên nguy hiểm hơn, đồng thời tăng an toàn cho phi công. "Đánh giá F-35 qua khả năng không chiến chẳng khác gì xem xét khẩu súng trường chỉ bằng tính năng đánh giáp lá cà", Rahill nhận định.
Alpert cũng chỉ ra nhiều điểm khiến F-35 vượt trội hơn so với F-16. Máy bay sử dụng giao diện rất trực quan, giúp phi công tập trung vào nhiệm vụ hơn là chú ý tới cỗ máy mình đang điều khiển. Phi công này ví hệ thống điều khiển của F-35 giống như một trò chơi máy tính với rất nhiều ứng dụng mà anh có thể liên tục dùng để thu được những thông tin cần thiết, kể cả mức độ tàng hình của máy bay trước radar của địch.
Tử Quỳnh
Theo vnexpress