Tham Khảo
G20: Trung Quốc hướng về một thượng khách khác, không phải Nga
Dù Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin là "khách quý" tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng tầm nhìn của Bắc Kinh có vẻ hướng về một nhân vật khác.
Chiều nay (4/9), Hội nghị thượng đỉnh G20 đã chính thức khai mạc ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Lãnh đạo các nước tham dự đã lần lượt có mặt tại đây trong hai ngày vừa qua.
Trong đó, nhân vật nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế là Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev. Ông tới Hàng Châu từ tối 1/9 và có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày hôm sau.
Đáng chú ý, trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, trong vai trò "khách mời đặc biệt" mà Trung Quốc đã sử dụng quyền hạn của quốc gia Chủ tịch G20 để mời đến, ông Nazarbayev nhận được đãi ngộ và sự coi trọng "chưa từng thấy" của Bắc Kinh.
Động thái này cũng cho thấy tầm quan trọng của Kazakhstan, quốc gia lớn nhất khu vực Trung Á, đồng thời là láng giềng, đối tác và mang giá trị chiến lược ngày càng lớn đối với Trung Quốc.
Nước này không chỉ nằm trên Con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử, mà ngày nay đã nằm trên con đường huyết mạch mà bất cứ tuyến lưu thông nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nào qua lục địa Á-Âu cũng phải đi qua.
Nga - một "đồng minh" lớn và hết sức quan trọng của Trung Quốc, thậm chí không xuất hiện trong quy hoạch sơ bộ của sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do ông Tập Cận Bình khởi xướng. Nhưng Kazakhstan là "yếu địa" mà Bắc Kinh không thể đi đường vòng.
Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev tới Hàng Châu tối 1/9 để dự hội nghị G20. (Ảnh: Xinhua)
Trong bối cảnh đối diện với nhiều thất bại ngoại giao ở Đông Bắc Á và biển Đông, đặc biệt sau phán quyết vụ kiện giữa Philippines-Trung Quốc của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7, Bắc Kinh đã nhấn mạnh chủ đề kinh tế và phát triển sẽ là nội dung chủ yếu trong các cuộc thảo luận ở Hàng Châu.
Kazakhstan là nước
tham gia sớm nhất vào sáng kiến của ông Tập, đồng thời Tổng thống
Nazarbayev là người ủng hộ rất tích cực đối với tham vọng phục hưng
"Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa thế kỷ 21". Ông xem đây là lộ trình
tối ưu để gia tăng vị thế Kazakhstan tại Trung Á.
Đa Chiều bình luận, bên cạnh nỗ lực tô đậm sáng kiến "Một vành đai, một con đường" ở G20, vị thế của Kazakhstan trong xã hội quốc tế cũng là điều được Trung Quốc quan tâm.
Bắc Kinh đánh giá cao vai trò khởi xướng của Kazakhstan đối với Hội nghị về Phối hợp hành động và Các Biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU), hay tư cách thành viên cốt lõi của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Vị trí địa
lý đặc biệt cho phép Kazakhstan trở thành nhân tố then chốt ảnh hưởng
tới tình hình ở Afghanistan, Iraq và Trung Đông. Đồng thời, giới quan
sát nhận định Astana và Bắc Kinh có nhiều điểm tương đồng trong lập
trường chính trị và mục tiêu chiến lược.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
G20: Trung Quốc hướng về một thượng khách khác, không phải Nga
Dù Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin là "khách quý" tại Hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng tầm nhìn của Bắc Kinh có vẻ hướng về một nhân vật khác.
Chiều nay (4/9), Hội nghị thượng đỉnh G20 đã chính thức khai mạc ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Lãnh đạo các nước tham dự đã lần lượt có mặt tại đây trong hai ngày vừa qua.
Trong đó, nhân vật nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế là Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev. Ông tới Hàng Châu từ tối 1/9 và có cuộc gặp quan trọng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày hôm sau.
Đáng chú ý, trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, trong vai trò "khách mời đặc biệt" mà Trung Quốc đã sử dụng quyền hạn của quốc gia Chủ tịch G20 để mời đến, ông Nazarbayev nhận được đãi ngộ và sự coi trọng "chưa từng thấy" của Bắc Kinh.
Động thái này cũng cho thấy tầm quan trọng của Kazakhstan, quốc gia lớn nhất khu vực Trung Á, đồng thời là láng giềng, đối tác và mang giá trị chiến lược ngày càng lớn đối với Trung Quốc.
Nước này không chỉ nằm trên Con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử, mà ngày nay đã nằm trên con đường huyết mạch mà bất cứ tuyến lưu thông nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nào qua lục địa Á-Âu cũng phải đi qua.
Nga - một "đồng minh" lớn và hết sức quan trọng của Trung Quốc, thậm chí không xuất hiện trong quy hoạch sơ bộ của sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do ông Tập Cận Bình khởi xướng. Nhưng Kazakhstan là "yếu địa" mà Bắc Kinh không thể đi đường vòng.
Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev tới Hàng Châu tối 1/9 để dự hội nghị G20. (Ảnh: Xinhua)
Trong bối cảnh đối diện với nhiều thất bại ngoại giao ở Đông Bắc Á và biển Đông, đặc biệt sau phán quyết vụ kiện giữa Philippines-Trung Quốc của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7, Bắc Kinh đã nhấn mạnh chủ đề kinh tế và phát triển sẽ là nội dung chủ yếu trong các cuộc thảo luận ở Hàng Châu.
Kazakhstan là nước
tham gia sớm nhất vào sáng kiến của ông Tập, đồng thời Tổng thống
Nazarbayev là người ủng hộ rất tích cực đối với tham vọng phục hưng
"Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa thế kỷ 21". Ông xem đây là lộ trình
tối ưu để gia tăng vị thế Kazakhstan tại Trung Á.
Đa Chiều bình luận, bên cạnh nỗ lực tô đậm sáng kiến "Một vành đai, một con đường" ở G20, vị thế của Kazakhstan trong xã hội quốc tế cũng là điều được Trung Quốc quan tâm.
Bắc Kinh đánh giá cao vai trò khởi xướng của Kazakhstan đối với Hội nghị về Phối hợp hành động và Các Biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU), hay tư cách thành viên cốt lõi của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).
Vị trí địa
lý đặc biệt cho phép Kazakhstan trở thành nhân tố then chốt ảnh hưởng
tới tình hình ở Afghanistan, Iraq và Trung Đông. Đồng thời, giới quan
sát nhận định Astana và Bắc Kinh có nhiều điểm tương đồng trong lập
trường chính trị và mục tiêu chiến lược.
theo Trí Thức Trẻ