Kinh Đời
GIẢI MÃ BẤT NGỜ YÊN BÁI
21-8-2016
Ba “đồng chí không bằng đồng tiền” ở Yên Bái. Từ trái qua: Phạm Duy Cường, Đỗ Cường Minh, Ngô Ngọc Tuấn
Tiếng súng dữ dằn vô tiền khoáng hậu bất ngờ sáng 18-8-2016 ở Tỉnh ủy Yên Bái làm cả nước kinh hoàng.
Lần đầu tiên, sếp ngành cấp tỉnh chơi hàng nóng “xử” gọn các “đồng chí” cỡ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, rồi tự sát. Vụ ra tay đoạt mạng nội bộ giới chức đảng còn kinh hoàng hơn phim mafia Ý, thậm chí cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Gác sang một bên chuyện tình cảm, thái độ cộng đồng mạng với vụ 3 quan chức mất mạng vì thủ tiêu dằn mặt; miễn bàn chuyện lọt đồng phạm hay không.
Xâu chuỗi những tình tiết trước đây và mới đây ở Yên Bái, có thể hiểu logic vụ việc động trời này:
1. Yên Bái là tỉnh nghèo, nhưng tài nguyên rừng rất giàu, không ít giới chức địa phương giàu nứt đố đổ vách (dãy phố nguy nga nhà quan ở Yên Bái. Bí thư Cường vừa tậu biệt thự 80 tỷ ở Hà Nội. Minh kiểm lâm chu cấp cho con du học xong Thụy Sĩ và sắp du học tiếp Anh quốc. Đưa tang Minh, xế hộp xịn nhiều như cây rừng Yên Bái) nhờ ăn của rừng mà không rưng rưng mắt. Phóng sự “Rút ruột rừng bảo tồn” gần đây của Báo Lao động và VTV từng phanh phui tệ nạn này. Lâm tặc móc nối giới chức kiểm lâm và chóp bu tỉnh, đốn gỗ quý đường kính 2-3m, bỏ lại cả những khúc cây đường kính hơn 1m… Đó là nguyên nhân để cuộc tranh đua chức quyền ở Yên Bái trở nên gay gắt, quyết liệt, mang tính sống mái.
2. Minh kiểm lâm chuyên môn nhì nhằng, không phải kiểm lâm nòi, nhờ bố vợ là Bí thư tỉnh ủy trước đây, mà chuyển từ công nhân đường sắt, sang Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, rồi nhanh chóng lên sếp kiểm lâm. Thời bố vợ Minh làm Bí thư tỉnh ủy, o ép cấp dưới là bà Trà. Nay bà Trà ngoi lên Chủ tịch UBND tỉnh, thậm chí còn là ủy viên trung ương đảng duy nhất của tỉnh, trong ê kíp cánh hẩu cùng đương kim Bí thư Cường và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Tuấn, nắm cơ hội nghìn năm có một, ra ân báo oán (hút chết, chiều 18-8, họp báo vụ thanh toán, bà Trà chưa hết run). Họ muốn “dọn” Minh, nhân chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với Chi cục Phát triển lâm nghiệp, dành ghế béo bở cho kẻ “biết điều” khác.
3. Minh được giới chức tỉnh và láng giềng đánh giá hiền lành, nhưng cục tính. Dễ hiểu vì sao, mất ghế béo bở trong lúc được coi là “hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Minh không chấp nhận nhịn êm, chọn đường chơi sát ván.
4. Đơn giản: “đồng chí không bằng đồng tiền”. Quyền đẻ ra tiền. Cả 3 đều quan chức có hạng trong guồng máy nô dịch, áp bức bóc lột, tha hóa thối nát hắc ám, dễ hiểu vì sao dân chúng không những không thương xót, lại có phần hân hoan.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
GIẢI MÃ BẤT NGỜ YÊN BÁI
21-8-2016
Ba “đồng chí không bằng đồng tiền” ở Yên Bái. Từ trái qua: Phạm Duy Cường, Đỗ Cường Minh, Ngô Ngọc Tuấn
Tiếng súng dữ dằn vô tiền khoáng hậu bất ngờ sáng 18-8-2016 ở Tỉnh ủy Yên Bái làm cả nước kinh hoàng.
Lần đầu tiên, sếp ngành cấp tỉnh chơi hàng nóng “xử” gọn các “đồng chí” cỡ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, rồi tự sát. Vụ ra tay đoạt mạng nội bộ giới chức đảng còn kinh hoàng hơn phim mafia Ý, thậm chí cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy.
Gác sang một bên chuyện tình cảm, thái độ cộng đồng mạng với vụ 3 quan chức mất mạng vì thủ tiêu dằn mặt; miễn bàn chuyện lọt đồng phạm hay không.
Xâu chuỗi những tình tiết trước đây và mới đây ở Yên Bái, có thể hiểu logic vụ việc động trời này:
1. Yên Bái là tỉnh nghèo, nhưng tài nguyên rừng rất giàu, không ít giới chức địa phương giàu nứt đố đổ vách (dãy phố nguy nga nhà quan ở Yên Bái. Bí thư Cường vừa tậu biệt thự 80 tỷ ở Hà Nội. Minh kiểm lâm chu cấp cho con du học xong Thụy Sĩ và sắp du học tiếp Anh quốc. Đưa tang Minh, xế hộp xịn nhiều như cây rừng Yên Bái) nhờ ăn của rừng mà không rưng rưng mắt. Phóng sự “Rút ruột rừng bảo tồn” gần đây của Báo Lao động và VTV từng phanh phui tệ nạn này. Lâm tặc móc nối giới chức kiểm lâm và chóp bu tỉnh, đốn gỗ quý đường kính 2-3m, bỏ lại cả những khúc cây đường kính hơn 1m… Đó là nguyên nhân để cuộc tranh đua chức quyền ở Yên Bái trở nên gay gắt, quyết liệt, mang tính sống mái.
2. Minh kiểm lâm chuyên môn nhì nhằng, không phải kiểm lâm nòi, nhờ bố vợ là Bí thư tỉnh ủy trước đây, mà chuyển từ công nhân đường sắt, sang Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, rồi nhanh chóng lên sếp kiểm lâm. Thời bố vợ Minh làm Bí thư tỉnh ủy, o ép cấp dưới là bà Trà. Nay bà Trà ngoi lên Chủ tịch UBND tỉnh, thậm chí còn là ủy viên trung ương đảng duy nhất của tỉnh, trong ê kíp cánh hẩu cùng đương kim Bí thư Cường và Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Tuấn, nắm cơ hội nghìn năm có một, ra ân báo oán (hút chết, chiều 18-8, họp báo vụ thanh toán, bà Trà chưa hết run). Họ muốn “dọn” Minh, nhân chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với Chi cục Phát triển lâm nghiệp, dành ghế béo bở cho kẻ “biết điều” khác.
3. Minh được giới chức tỉnh và láng giềng đánh giá hiền lành, nhưng cục tính. Dễ hiểu vì sao, mất ghế béo bở trong lúc được coi là “hoàn thành tốt nhiệm vụ”, Minh không chấp nhận nhịn êm, chọn đường chơi sát ván.
4. Đơn giản: “đồng chí không bằng đồng tiền”. Quyền đẻ ra tiền. Cả 3 đều quan chức có hạng trong guồng máy nô dịch, áp bức bóc lột, tha hóa thối nát hắc ám, dễ hiểu vì sao dân chúng không những không thương xót, lại có phần hân hoan.