Nhân Vật
GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH
Các nhà sử học cho rằng Hồ Chí Minh là người thông minh nhưng là sự thông minh ngoài hè phố.
Về mặt chiến lược cuộc đấu tranh giải thể Cộng Sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Không thể trông đợi vào những giải pháp dễ dãi. Phải lấy người dân trong nước làm chủ lực. Muốn khai thông dân trí, chấn hưng dân khí và khôi phục niềm tin, chúng ta phải phục hồi Sự Thật Lịch Sử, đặc biệt là giải tỏa huyền thoại Hồ Chí Minh.
Để xây dựng uy tín cho Hồ Chí Minh Đảng CS đã sử dụng nhiều chiêu bài và ngụy tạo nhiều huyền thoại:
1) Ngụy tạo huyền thọai truyền thống gia đình cách mạng.
2) Ngụy tạo huyền thoại lên đường cứu nước.
3) Tiếm danh Nguyễn Ái Quốc
4) Giả danh Trần Dân Tiên
5) Giả đoàn kết quốc gia
6) Giả hiệp ước quốc tế
7) Ngụy tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Ngụy Tạo Huyền Thoại Truyền Thống Gia Đình Cách Mạng
Các nhà sử học Cộng Sản thường trình bày rằng Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình cách mạng, thân phụ là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy là bạn đồng khoa với Phan Chu Trinh và thường giao kết với Phan Bội Châu là người đồng hương. Sau khi được bổ nhiệm tri huyện Bình Khê, Nguyễn Sinh Sắc đã tự ý từ quan để phản kháng chế độ thực dân phong kiến.
Sự thực không phải như vậy. Dầu là một sĩ phu đỗ đại khoa, Nguyễn Sinh Sắc đã không có một đời sống cá nhân đứng đắn. Ông thường say rượu và trong những lúc nóng giận đã có thái độ thô lỗ và đánh đập con cái. Năm 1910, cũng vì say sưa, Nguyễn Sinh Sắc đã quá tay đánh chết một nghi can là Tạ Đức Quang. Cũng vì vậy mà ông bị triều đình tuyên phạt 100 trượng, giáng 4 cấp, cách chức tri huyện và sa thải khỏi quan trường. Sau này ông được miễn hình phạt 100 trượng vì không có hành vi cố ý. Dầu sao ông đã làm nhục giới nho sĩ vì đã không biết tu thân trước khi trị quốc. Vì việc sỉ nhục này đối với sĩ lâm và bà con bạn bè lối xóm, ông đã dắt các con rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tha phương cầu thực, làm nghề bốc thuốc tại Miền Nam.
Sự thật lịch sử này đã được chứng minh bằng một văn thư do Hồ Chí Minh dưới tên Paul Tất Thành viết từ Nữu Ước ngày 15-12-1912 gửi Khâm Sứ Trung Kỳ xin cho cha được phục chức làm thừa biện, giáo thụ hay huấn đạo để có phương tiện mưu sinh. Do đó, truyền thống gia đình cách mạng của Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại (Chính Đạo: Hồ Chí Minh: Con người và huyền thoại).
II. Ngụy Tạo Huyền Thọai Lên Đường Cứu Nước
Các nhà sử học CS còn trình bầy rằng năm 21 tuổi Hồ Chí Minh rời bến Nhà Rồng Saigon xuất dương lên đường cứu nước. Thời gian này phong trào kháng thuế tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung đã bị dập tắt. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội đã bị thâu hồi giấy phép, và tại Nhật Bản Phan Bội Châu, Cường Để cùng 200 sinh viên du học Việt Nam đã bị trục xuất. Năm 1911, Hồ Chí Minh theo gương Phan Chu Trinh tìm đường qua Pháp để học hỏi tinh thần tự do dân chủ, hy vọng có ngày trở về giải phóng đồng bào khỏi ách đế quốc tư bản.
Đây cũng chỉ là một huyền thoại. Do đơn ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất Thành xin Bộ Thuộc Địạ Pháp đặc cách cho theo học Trường Thuộc Địa “để trở nên người hữu ích cho nước Pháp (utile à la France)”. Trường Thuộc Địa là trung tâm đào tạo các cán bộ hành chánh và giáo dục của chế độ thuộc địa và bảo hộ. Theo quy chế, các sinh viên phải được sự giới thiệu của nhà chức trách Đông Dương. Nhiều vị khoa bảng và trí thức nổi tiếng đã theo học trường này như Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Thân Trọng Huề, Bùi Quang Chiêu, Bùi Bằng Đoàn v...v... Vì không đúng thủ tục, đơn của Nguyễn Tất Thành đã bị bác bỏ. Và huyền thoại Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng xuất dương lên đường cứu nước đã bị giải tỏa.
III. Tiếm Danh Nguyễn Ái Quốc- Mạo nhận tác giả Thỉnh Nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam.
Trong 3 năm từ 1911 đến 1914, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tại các tầu buôn thuộc hãng Les Chargeurs Réunis chạy quanh các nước Âu Châu, Phi Châu và Mỹ Châu. Khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Nguyễn Tất Thành sang Anh làm phụ bếp tại nhà hàng Carlton và trở về Paris năm 1917. Trong thời gian này Luật Sư Phan Văn Trường đã thành lập Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước để đấu tranh công khai đòi tự trị và độc lập cho Việt Nam. Cùng với Phan Chu Trinh, ông đã nhiều lần đến điều trần tại Quốc Hội Pháp để trình bày quan điểm về chính sách bảo hộ của Pháp tại Việt Nam và đạo đạt các nguyện vọng của người dân Việt Nam lên Quốc Hội Pháp do lời mời của lãnh tụ Đảng Xã Hội Pháp Jean Jaures là người đã can thiệp với Thủ Tướng Pháp để ân xá cho Phan Chu Trinh.
Sau Thế Chiến Thứ Nhất, năm 1919 tại Paris, dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, bộ ba Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành nhân danh Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước đã đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh và Chính Phủ Pháp Thỉnh nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam trong tinh thần bất bạo động, hợp tác và thương nghị, nguyên văn như sau:
“Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh, các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai căn cứ vào những cam kết minh thị và trân trọng của các cường quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc đấu tranh vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống Dã Man.
Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.
Trong khi chờ đợi Nguyên Tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế do sự thừa nhận và thực thi Quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, Dân Tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý, cũng như Chính Phủ Pháp khả kính, những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:
1) Ban hành Đại Xá cho tất cả các chính trị phạm bản xứ.
2) Cải thiện chế độ tư pháp Đông Dương bằng cách ban hành những bảo đảm về quyền bình đẳng trước pháp luật giữa người bản xứ và người Âu Châu. Bãi bỏ tòan bộ và vĩnh viễn hệ thống tòa án đặc biệt được dùng làm công cụ khủng bố và đàn áp các thành phần lương thiện nhất của dân tộc Việt Nam.
3) Ban hành Tự Do Báo Chí, Tự Do Ngôn Luận
4) Ban hành Tự Do Lập Hội và Tự Do Hội Họp.
5) Ban hành Tự Do Di Trú và Xuất Ngoại.
6) Ban hành Tự Do Giáo Dục và thiết lập tại các tỉnh những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ.
7) Thay thế chế độ cai trị bằng nghị định bằng chế độ pháp trị.
8) Thành lập Phái Bộ Thường Trực dân cử của người bản xứ bên cạnh Quốc Hội Pháp để đạo đạt tới Quốc Hội những nguyện vọng của người bản xứ.
Khi đệ trình những thỉnh nguyện nêu trên, Dân Tộc Việt Nam kỳ vọng vào nền Công Lý Thế Giới của các Cường Quốc và đặc biệt tin tưởng vào sự hào hiệp của Dân Tộc Pháp Cao Quý hiện đang nắm giữ vận mệnh của Dân Tộc Việt Nam bằng cách đứng ra bảo hộ Dân Tộc Việt Nam nhân danh Cộng Hòa Pháp. Dân Tộc Việt Nam không hổ thẹn được sự bảo trợ của Dân Tộc Pháp, trái lại còn cảm thấy vinh hạnh. Vì họ biết rằng Dân Tộc Pháp biểu tượng cho Tự Do và Công Lý, và sẽ không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của Nghĩa Bác Ái tòan cầu. Vì những lý do đó, trong khi lắng nghe tiếng nói của kẻ bị trị, Dân Tộc Pháp sẽ hòan thành nghĩa vụ của mình đối với nước Pháp cũng như đối với nhân loại.
Thay mặt Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Ái Quốc.”
Luật Sư Phan Văn Trường, tiến sĩ luật khoa, Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước tại Paris là người soạn tài liệu này.
Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của bộ ba Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Nguyễn là dòng họ đa số tại Việt Nam và Ái Quốc là phỏng theo tên Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Với bút hiệu này, họ đã viết những bài bình luận trên các báo của Đảng Xã Hội như Nhân Loại (L’Humanité), Dân Chúng ( Le Populaire)... Mặc dầu vậy, Hồ Chí Minh đã tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, trong cuốn “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch”, Hồ Chí Minh viết: “Khi chiến tranh chấm dứt, tại Hội Nghị Hoà Bình Véc Xây, Tổng Thống Mỹ Wilson nói về 14 điều. Các đại biểu các dân tộc bị áp bức đến để yêu cầu độc lập và tự do. Trong số đó, có Nguyễn Ái Quốc (tức là Anh Ba hay Hồ Chí Minh). Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và ở các tỉnh khác. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa yêu cầu 8 điều ra trước Hội Nghị Véc Xây”.
Đây chỉ là một sự mạo nhận. Và tác giả thỉnh nguyện thư là Luật Sư Phan Văn Trường. Vì những lý do sau đây:
a) Thỉnh Nguyện Thư được soạn thảo nhân danh Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, một tổ chức do Phan Văn Trường thành lập năm 1914 tại Paris, khi Nguyễn Tất Thành còn ở Luân Đôn.
b) Thỉnh Nguyện Thư đề cập đến những nguyên tắc pháp lý mà trong thời gian đó (1919) chỉ các luật gia và chính trị gia mới thấu hiểu như quyền bình đẳng trước pháp luật, chế độ pháp trị, chế độ tòa án đặc biệt, quyền dân tộc tự quyết v…v...
c) Đề nghị thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử Việt Nam tại Quốc Hội Pháp là do sáng kiến của Phan Văn Trường. Vì từ năm 1911, theo lời mời cuả Jean Jaures, cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường đã nhiều lần đến điều trần tại Quốc Hội Pháp để đạo đạt những nguyện vọng của nhân dân Việt Nam lên Quốc Hội.
d) Nguyễn Tất Thành chỉ là một học sinh vừa qua bậc tiểu học và không có kiến thức chính trị. “Ông ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công, và thế nào là chính đảng... Ông không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay... Ông lắng nghe những buổi thảo luận nhưng không hiểu rõ về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản v…v... ông nhức đầu vì khó hiểu”. (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Vả lại vốn liếng tiếng Pháp của ông chỉ gồm những chữ thông dụng trong đời sống hằng ngày học từ những cô sen trong giới bình dân.
e) Trần Dân Tiên còn nêu lên yêu cầu bãi bỏ chế độ sưu dịch, thuế đinh, thuế muối và việc bắt ép dân mua muối và thuốc phiện. Những điều khoản này không thấy trong bản Thỉnh Nguyện Thư đăng trên báo L’Humanité ngày 18-6-1919 và trong nguyên bản tiếng Pháp (Chính Đạo: sách đã dẫn).
Nói tóm lại, trái với lời Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh không phải là tác giả Thỉnh Nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam. Và năm 1919 Hồ Chí Minh cũng chưa phải là Nguyễn Ái Quốc. Đây chỉ là một sự mạo nhận tư cách của Nguyễn Tất Thành, một kẻ ít học nhưng nhiều tham vọng.
Năm 1917, khi từ Luân Đôn trở về Paris, Nguyễn Tất Thành tá túc tại nhà Luật sư Phan Văn Trường số 6 Villa des Gobelins. Năm 1914, Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt giam về tội phản nghịch (tình nghi liên lạc với Cường Để tại Berlin). Sau 9 tháng điều tra hai nhà chí sĩ họ Phan đã được miễn tố (Phan Chu Trinh chủ trương hợp tác với Pháp đánh Đức, cũng như Gandhi hô hào thanh niên Ấn Độ tình nguyện gia nhập quân đội Hoàng Gia Anh). Mặc dầu vậy, hai vị vẫn bị cảnh sát điều tra theo rõi. Mỗi khi có trát đòi Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành đứng ra nhận trát, tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Ông nói “Nguyễn Ái Quốc chính là tôi, các ông cứ đưa trát cho tôi, đừng làm phiền chú/bác tôi (ý nói Phan Văn Trường hay Phan Chu Trinh)”. Năm 1920, Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng CS dưới tên Nguyễn Ái Quốc.
IV. Giả Danh Trần Dân Tiên
Các nhà sử học cho rằng Hồ Chí Minh là người thông minh nhưng là sự thông minh ngoài hè phố. Sự khôn ngoan giảo quyệt này đã được biểu lộ rõ nét nhất trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên xuất bản và tái bản nhiều lần từ 1948 đến 1976. Ngày nay ai cũng biết Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Trong lịch sử văn học thế giới, không thấy nhà văn tự trọng nào lại giả danh bằng một bút hiệu để tự đề cao và thần thánh hóa mình. Dùng bút hiệu thật để nói về mình cũng là vạn bất đắc dĩ vì “cái tôi thường đáng ghét”. Dùng bút hiệu giả để tự đề cao và thần thánh hóa mình thì quả là đáng ghét!
Chúng ta thử đánh giá sự khiêm tốn của tác giả:
“Nhiều nhà văn nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng mãi đến nay chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình (...) hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau 80 năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã (...). Với đức tính khiêm tốn nhường ấy, và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc làm sao Hồ Chủ Tịch có thể kể lại bình sinh của Người được”.
Thế nhưng Hồ Chủ Tịch đã đại ngôn:
“Khi còn là một thiếu niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh khâm phục các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hòang Hoa Thám nhưng không hòan toàn tán thành cách làm của 3 người, vì:
- Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.
- Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Chẳng khác gì đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau.
- Cụ Hoàng Hoa Thám còn nặng cốt cách phong kiến”.
Năm 1905, khi Hồ Chí Minh 15 tuổi, cụ Phan Chu Trinh chưa viết “Đầu Pháp Chính Phủ Thư” năm l906 (đầu thư là gửi thư cũng như đầu đơn là gửi đơn), cụ cũng chưa phát động Phong Trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục năm l907. Vậy mà Hồ Chí Minh đã phê phán chính sách canh tân và giáo dục của cụ là cải lương. Mà cải lương thì đã sao? (nhật nhật tân, hựu nhật tân).
Chưa thấy cụ Phan Bội Châu rước cọp vào nhà, chỉ thấy Hồ Chí Minh cõng rắn CS về cắn gà nhà, gây tai hại vô lường cho đất nuớc và dân tộc.
Năm 1945, khi mới 55 tuổi, Hồ Chí Minh tự phong mình là “Cha Già của dân tộc”. Ông còn tự thần thánh hóa mình kể rằng “chân dung Hồ Chủ Tịch được treo trên bàn thờ giữa những bình hương hoa đèn nến”.
“Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người. Chủ Tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhân dân (...). Đối với nhi đồng, tên Bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn”.
Vậy mà người Cha Già (67 tuổi) đã nhẫn tâm để đàn em hạ sát người vợ trẻ đã sinh cho mình đứa con trai là Nguyễn Tất Trung. Năm l957, khi cô Nguyễn Thị Xuân (Nông Thị Xuân) yêu cầu công khai hoá cuộc hôn phối đã kéo dài trên 2 năm, Hồ Chí Minh vẫn ngọt ngào giả lả: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được”. Do đó, cô đành phải chờ một thời gian. Trong thời gian này cô đã biến thành chướng ngại vật làm mất uy tín của lãnh tụ. Theo đúng phương châm hành động tất cả những chướng ngại vật làm cản trở con đường của lãnh tụ đều sẽ bị thanh toán và vô hiệu hóa.
Thanh toán trước hết bằng cách hạ nhục đối phương. Cho viên tướng công an Trần quốc Hoàn mặc sức hãm hiếp. Rồi cho thủ hạ chùm chăn lên đầu và dùng búa đánh vỡ sọ nạn nhân (như vụ Stalin hạ sát Trotsky tại Mexico năm 1940). Một người có những thủ đoạn bất nhân như vậy, mà bộ máy tuyên truyền của CS còn đề cao như một vị anh minh kết tinh được “những đức tính từ bi của Đức Phật, công bằng bác ái của chúa Ki Tô, sự minh triết của Khổng Tử, sự siêu thóat của Lão Trang”.
Ngoài ra, Trần Dân Tiên còn tự sánh mình với Mặc Tử là người đã mòn trán lỏng gót, bôn ba khắp nơi để lo cho Thiên Hạ. Điều đáng nói là, trong khi Mặc Tử chủ trương hòa bình, thì Hồ Chí Minh cổ võ chiến tranh. Trong khi Mặc Tử theo thuyết Kiêm Ái, yêu dân tộc, yêu nhân loại, thì Hồ Chí Minh gieo rắc căm hờn, thúc dục thú tính để phát động đấu tranh giai cấp và thủ tiêu những đồng bào yêu nước theo Chủ Nghĩa Dân Tộc.
V. Giả Đoàn Kết Quốc Gia
Khi hay biết phe Thế Giới Dân Chủ không chịu trao Đông Dương cho Đảng
CSĐD vì họ không muốn Stalin mở rộng bức Màn Sắt từ Đông Âu qua Đông Á, ngày 11-11-1945 Nguyễn Ái Quốc giả bộ giải tán Đảng CSĐD để thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Các Mác. Để có chính nghiã đoàn kết quốc gia, Hồ Chí Minh mời Nguyễn Hải Thần thuộc Cách Mạng Đồng Minh Hội và Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng tham gia chính phủ liên hiệp.
Trong Tuyên Cáo Đoàn Kết ngày 24-12-1945 Hồ Chí Minh cam kết tôn trọng sự đoàn kết cuả các đảng phái quốc gia để tranh thủ độc lập: “Vì độc lập quốc gia là cứu cánh tối hậu cần phải tranh thủ. Và chỉ có sự hợp tác hữu nghị chân thành giữa những người Việt Nam mới có thể đạt được độc lập quốc gia”. Ông còn lên án mọi hành vi phá hoại tình đoàn kết quốc gia cũng như việc dùng võ lực để tiêu diệt các đảng phái quốc gia.
Vậy mà sau đó, như Trần Dân Tiên đã vu oan giá hoạ: “Bọn phản động Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam được Trung Hoa Quốc Dân Đảng giúp đỡ đã có âm mưu phá hoại, và Hồ Chủ Tịch đã phải nhường cho họ 70 ghế quốc hội”.
Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 15 ngàn quân Pháp được đổ bộ Hải Phòng và được đồn trú tại Bắc Việt trong thời hạn 5 năm.
Tháng 5-1946, Hồ Chí Minh qua Paris thương nghị. Phái đoàn Việt Nam đáng lẽ do ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam lãnh đạo, nhưng trước đó: “Bộ Trưởng Tam đã bỏ trốn”. Và mùa hè năm đó, Vũ Hồng Khanh cũng đã phải bỏ trốn sang Tầu. Sau khi tống xuất quân đội Trung Hoa, CS thẳng tay đàn áp và thủ tiêu các cán binh Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội. Như vậy, Tuyên Cáo Đoàn Kết ngày 24-12-45 chỉ nhằm thành lập chính phủ liên hiệp làm bình phong thương nghị với Pháp. Rồi nhờ Pháp tống xuất Tầu cho Đảng CS rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia để được độc quyền lãnh đạo.
Trong Thế Chiến Hai, để được sự yểm trợ cuả Đồng Minh, Stalin đưa ra chính sách thân thiện với Anh Pháp. Đảng CS Pháp phối hợp hoạt động với Đảng Xã Hội trong Mặt Trận Bình Dân. Phe CS Việt Nam cũng đã hợp tác với phe Tân Tả Phái của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch để thành lập Mặt Trận Dân Chủ và xuất bản tờ La Lutte (Tranh Đấu). Trong những cuộc bầu cử Hội Đồng Đô Thành Saigon và Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, liên danh Tranh Đấu của Tạ Thu Thâu đã tòan thắng. Đây là giai đoạn đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp và bất bạo động. Chính sách đoàn kết quốc gia một lần nữa được áp dụng. Nguyễn An Ninh thuộc phe Trung Hoà, Tạ Thu Thâu thuộc phe Tân Tả Phái và Nguyễn Phan Long thuộc phe Lập Hiến đã đứng ra tổ chức Đông Dương Đại Hội để đạo đạt những thỉnh nguyện của nhân dân Việt Nam tới Phái Đoàn Quốc Hội từ Paris sang.
Vậy mà, sau khi cướp được chính quyền, Đảng CS đã phản bội lời giao ước đoàn kết. Và đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo v.v... là những người quốc gia yêu nước thuộc các nhóm Tân Tả Phái và Lập Hiến.
Về việc hạ sát Tạ Thu Thâu, Hồ Chí Minh còn giả nhân nghĩa tiếc Tạ Thu Thâu là người yêu nước. Nhưng ông lại thêm rằng những ai chống lại chính sách của ông đều sẽ bị vô hiệu hoá. Sau khi Stalin thủ tiêu người chiến hữu đàn anh Trotsky năm 1940, tất cả phe Tân Tả Phái Trotskit đều phải bị thanh toán và triệt hạ uy tín.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn hạ sát Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ cùng các nhà lãnh tụ các đảng phái quốc gia như Trương Tử Anh (Đại Việt), Lý Đông A (Duy Dân), Khái Hưng, Nhượng Tống (Quốc Dân Đảng) v...v...
VI. Giả Hiệp Ước Quốc Tế.
VI. Giả Hiệp Ước Quốc Tế.
Theo sách lược CS, ký hiệp ước không phải để thi hành hiệp ước. Vì hiệp ước ngoại giao chỉ là phương tiện để thực thi những mục tiêu chính trị giai đoạn:
- Ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny l946 nhờ Pháp tống xuất Tàu để được độc quyền lãnh đạo sau khi đã thanh toán các đảng phái quốc gia. Sau đó lại phát động chiến tranh.
- Ký Hiệp Định Đình Chiến Genève 1954 để tống xuất Pháp và cướp chính quyền tại Miền Bắc. Sau đó lại tái phát động chiến tranh.
- Ký Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 để tống xuất Mỹ. Sau đó lại tái phát động chiến tranh để thôn tính Miền Nam.
VII. Nguỵ Tạo Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
Sau cuộc cách mạng giải thể CS tại Đông Âu chủ nghĩa CS đã bị nhân dân thế giới vứt vào thùng rác lịch sử. Tại Đức, quê hương của Karl Marx, chủ nghĩa Mác xít đã bị phủ định và thay thế bằng chủ nghĩa Dân Chủ Tự Do hay Dân Chủ Xã Hội. Tại Nga, quê hương của Lênin, chủ nghĩa Lênin cũng đã bị phủ định để thay thế bằng chủ nghĩa Dân Chủ Tự Do hay Dân Chủ Xã Hội.
Trước sự phá sản tinh thần của chủ nghĩa Mác Lê, Đảng CS đã ngụy tạo cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh, một điều mà chính Hồ Chí Minh thời sinh tiền cũng không bao giờ đề cập đến. Ông ta chỉ nói đến chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông, và tác phong Hồ Chí Minh. Ông nhìn nhận rằng, về phần tư tưởng, “Bác Mao đã viết cả rồi nên tôi không còn gì để viết nữa”. Do đó ông chỉ thực thi trung thành những nguyên lý Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Ông hết sức tán tụng Stalin và Mao Trạch Đông, ông viết: “Mao Trạch Đông đã đông phương hóa chủ nghĩa Mác Lê và đã đưa cách mạng Trung Quốc đến thành công. Cách mạng Việt Nam phải học tập và thực sự đã học hỏi rất nhiều từ cuộc cách mạng Trung Quốc. Các nhà cách mạng (CS) Việt Nam phải ghi nhớ điều này và phải biết ơn Mao Trạch Đông về sự đóng góp to lớn này”.
Thật vậy, Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì đặc sắc. Ông chỉ là người sao chép lại:
Những mục tiêu Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc ghi trong các tiêu đề chánh thức của nhà nước chỉ là phỏng theo 3 cương lĩnh của chủ nghĩa Tam Dân do Tôn Dật Tiên đề xướng trong Cách Mạng 1911: “Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do và Dân Sinh Hạnh Phúc”.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2-9-1945 cũng là sự sao chép Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 theo đó: “mọi người sinh ra bình đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thêm vào đó là lời mở đầu Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789: “mọi người sinh ra tự do và bình đẳng và mãi mãi được tự do và bình đẳng”.
Dùng giả nhân nghĩa là ngụy quân tử. Nhưng khéo ngụy trang Hồ Chí Minh đã viện dẫn tư tưởng minh triết của các nho gia trong việc giáo hóa, trị dân và dựng nước như: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân, không lo nghèo mà lo không đều, mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” v...v....
Về mặt kiến thức, Hồ Chí Minh thú nhận ông không am tường chính trị và nhức đầu khi nghe nói về những vấn đề lý thuyết chủ nghĩa. Ông chỉ là cán bộ thừa hành trung thành và tận tụy của Stalin và Mao Trạch Đông. Nhờ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền, ông nổi danh vì bút hiệu chung Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, ông được giới thiệu với các lãnh tụ Xã Hội và CS Pháp như Léon Blum, Marcel Cachin v…v... Từ một tiểu trí thức, ông đã bước lên địa vị một cán bộ CS quốc tế tại Đông Nam Á.
Trong khi các lãnh tụ CS Á Châu khác như Roy tại Ấn Độ hay Malaka tại Nam Dương đều bị thất sủng dưới bàn tay sắt của Stalin vì họ có những tư tưởng hướng về chủ nghĩa Dân Tộc và chủ thuyết Hồi Giáo, thì Hồ Chí Minh vẫn một lòng một dạ chung thủy với Quốc Tế CS.
Dầu không có tư tưởng chính trị đặc sắc nhưng Hồ Chí Minh đã thành công trong việc:
- Dùng ngụy trang và dối trá (ngụy chủ nghĩa dân tộc)
- Lấy giả nhân và giả nghĩa (bằng các chiêu bài độc lập, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, đoàn kết, hòa giải, hòa hợp)
- Để giành chính nghĩa (giải phóng dân tộc, giải phóng lao động)
- Và để cướp chính quyền (và không chia sẻ quyền hành với bất cứ ai).
Và sau đây là kết toán của học giả Jean-Francois Revel về chế độ Cộng Sản.
KẾT TOÁN SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH.
Thay vì là một anh hùng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ để có dân chủ và tiến bộ trong một nền văn minh tổng hợp kết tinh các truyền thống dân tộc và các giá trị tân tiến của một quốc gia hiện đại.
Thay vì phục vụ mục tiêu độc lập quốc gia để giành quyền tự quyết cho dân tộc với tự do tuyển cử, tự do lựa chọn những người lãnh đạo trong một chế độ pháp trị và trên căn bản nhân sinh cố hữu của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phủ nhận chủ nghĩa dân tộc để xếp Việt Nam vào hàng ngũ Quốc Tế CS và cưỡng bách áp đặt trên đầu nhân dân chế độ độc tài Staline với những vụ hành quyết, những trại tập trung hay trại cải tạo làm tha hóa con người, những vụ thủ tiêu cá nhân và tàn sát tập thể trong một bộ máy cầm quyền hủ hóa, một xã hội kiểu gia binh triệt để tuân hành mệnh lệnh của Mạc tư Khoa.
Cũng vì vậy trong thế kỷ này, Hồ Chí Minh đã triệt để áp dụng đường lối Quốc Tế CS, dùng tuyên truyền lung lạc để vận dụng sức mạnh của quần chúng với những nguyện vọng tự nhiên về độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, tiến bộ, rốt cuộc chỉ để phục vụ những mục tiêu chiến lược của Quốc Tế CS hoàn toàn đối nghịch với những nguyện vọng tha thiết của người dân. Và khi mọi người nhìn ra sự lường gạt gian trá này thì việc đã rồi và guồng máy độc tài thống trị đã khép kín, cửa lồng chim đã đóng chặt rồi.
Không có sự man rợ nào quỷ quyệt hơn là việc lợi dụng tấm lòng hào hiệp quả cảm của hàng triệu con người tận tụy với những nhiệt tình tha thiết và chính đáng nhất. Và thay vì tự do, chỉ thấy nô lệ; thay vì hạnh phúc, chỉ thấy nghèo đói; thay vì tự hào dân tộc, chỉ thấy tủi nhục con người; thay vì tình thương bác ái chỉ là tội ác dã man. Hệ thống CS có lẽ là hệ thống giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Tới năm 1980, hơn 2 tỷ người còn bị nô lệ bởi hệ thống dã man, tàn ác và ngu xuẩn đó. Ngày nay, kết quả vẫn còn đó: nô lệ, xương máu, chết chóc, đói khổ. Cuộc đấu tranh chống đế quốc đã đem lại những kết quả tai hại như vậy. Và Hồ Chí Minh không thể phủ nhận tội trạng mà cũng không được hưởng trường hợp
giảm khinh. Vì đây là một vụ lừa bịp tính toán trắng trợn.
(Jean-Francois Revel 1990).
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH
Các nhà sử học cho rằng Hồ Chí Minh là người thông minh nhưng là sự thông minh ngoài hè phố.
Về mặt chiến lược cuộc đấu tranh giải thể Cộng Sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Không thể trông đợi vào những giải pháp dễ dãi. Phải lấy người dân trong nước làm chủ lực. Muốn khai thông dân trí, chấn hưng dân khí và khôi phục niềm tin, chúng ta phải phục hồi Sự Thật Lịch Sử, đặc biệt là giải tỏa huyền thoại Hồ Chí Minh.
Để xây dựng uy tín cho Hồ Chí Minh Đảng CS đã sử dụng nhiều chiêu bài và ngụy tạo nhiều huyền thoại:
1) Ngụy tạo huyền thọai truyền thống gia đình cách mạng.
2) Ngụy tạo huyền thoại lên đường cứu nước.
3) Tiếm danh Nguyễn Ái Quốc
4) Giả danh Trần Dân Tiên
5) Giả đoàn kết quốc gia
6) Giả hiệp ước quốc tế
7) Ngụy tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Ngụy Tạo Huyền Thoại Truyền Thống Gia Đình Cách Mạng
Các nhà sử học Cộng Sản thường trình bày rằng Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình cách mạng, thân phụ là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hay Nguyễn Sinh Huy là bạn đồng khoa với Phan Chu Trinh và thường giao kết với Phan Bội Châu là người đồng hương. Sau khi được bổ nhiệm tri huyện Bình Khê, Nguyễn Sinh Sắc đã tự ý từ quan để phản kháng chế độ thực dân phong kiến.
Sự thực không phải như vậy. Dầu là một sĩ phu đỗ đại khoa, Nguyễn Sinh Sắc đã không có một đời sống cá nhân đứng đắn. Ông thường say rượu và trong những lúc nóng giận đã có thái độ thô lỗ và đánh đập con cái. Năm 1910, cũng vì say sưa, Nguyễn Sinh Sắc đã quá tay đánh chết một nghi can là Tạ Đức Quang. Cũng vì vậy mà ông bị triều đình tuyên phạt 100 trượng, giáng 4 cấp, cách chức tri huyện và sa thải khỏi quan trường. Sau này ông được miễn hình phạt 100 trượng vì không có hành vi cố ý. Dầu sao ông đã làm nhục giới nho sĩ vì đã không biết tu thân trước khi trị quốc. Vì việc sỉ nhục này đối với sĩ lâm và bà con bạn bè lối xóm, ông đã dắt các con rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tha phương cầu thực, làm nghề bốc thuốc tại Miền Nam.
Sự thật lịch sử này đã được chứng minh bằng một văn thư do Hồ Chí Minh dưới tên Paul Tất Thành viết từ Nữu Ước ngày 15-12-1912 gửi Khâm Sứ Trung Kỳ xin cho cha được phục chức làm thừa biện, giáo thụ hay huấn đạo để có phương tiện mưu sinh. Do đó, truyền thống gia đình cách mạng của Hồ Chí Minh chỉ là một huyền thoại (Chính Đạo: Hồ Chí Minh: Con người và huyền thoại).
II. Ngụy Tạo Huyền Thọai Lên Đường Cứu Nước
Các nhà sử học CS còn trình bầy rằng năm 21 tuổi Hồ Chí Minh rời bến Nhà Rồng Saigon xuất dương lên đường cứu nước. Thời gian này phong trào kháng thuế tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung đã bị dập tắt. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội đã bị thâu hồi giấy phép, và tại Nhật Bản Phan Bội Châu, Cường Để cùng 200 sinh viên du học Việt Nam đã bị trục xuất. Năm 1911, Hồ Chí Minh theo gương Phan Chu Trinh tìm đường qua Pháp để học hỏi tinh thần tự do dân chủ, hy vọng có ngày trở về giải phóng đồng bào khỏi ách đế quốc tư bản.
Đây cũng chỉ là một huyền thoại. Do đơn ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất Thành xin Bộ Thuộc Địạ Pháp đặc cách cho theo học Trường Thuộc Địa “để trở nên người hữu ích cho nước Pháp (utile à la France)”. Trường Thuộc Địa là trung tâm đào tạo các cán bộ hành chánh và giáo dục của chế độ thuộc địa và bảo hộ. Theo quy chế, các sinh viên phải được sự giới thiệu của nhà chức trách Đông Dương. Nhiều vị khoa bảng và trí thức nổi tiếng đã theo học trường này như Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Thân Trọng Huề, Bùi Quang Chiêu, Bùi Bằng Đoàn v...v... Vì không đúng thủ tục, đơn của Nguyễn Tất Thành đã bị bác bỏ. Và huyền thoại Hồ Chí Minh từ bến Nhà Rồng xuất dương lên đường cứu nước đã bị giải tỏa.
III. Tiếm Danh Nguyễn Ái Quốc- Mạo nhận tác giả Thỉnh Nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam.
Trong 3 năm từ 1911 đến 1914, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tại các tầu buôn thuộc hãng Les Chargeurs Réunis chạy quanh các nước Âu Châu, Phi Châu và Mỹ Châu. Khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ, Nguyễn Tất Thành sang Anh làm phụ bếp tại nhà hàng Carlton và trở về Paris năm 1917. Trong thời gian này Luật Sư Phan Văn Trường đã thành lập Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước để đấu tranh công khai đòi tự trị và độc lập cho Việt Nam. Cùng với Phan Chu Trinh, ông đã nhiều lần đến điều trần tại Quốc Hội Pháp để trình bày quan điểm về chính sách bảo hộ của Pháp tại Việt Nam và đạo đạt các nguyện vọng của người dân Việt Nam lên Quốc Hội Pháp do lời mời của lãnh tụ Đảng Xã Hội Pháp Jean Jaures là người đã can thiệp với Thủ Tướng Pháp để ân xá cho Phan Chu Trinh.
Sau Thế Chiến Thứ Nhất, năm 1919 tại Paris, dưới bút hiệu Nguyễn Ái Quốc, bộ ba Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành nhân danh Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước đã đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh và Chính Phủ Pháp Thỉnh nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam trong tinh thần bất bạo động, hợp tác và thương nghị, nguyên văn như sau:
“Từ sau cuộc chiến thắng của Đồng Minh, các dân tộc bị trị vô cùng xúc động trước những triển vọng tương lai căn cứ vào những cam kết minh thị và trân trọng của các cường quốc Đồng Minh trước dư luận thế giới trong cuộc đấu tranh vừa qua để bảo vệ Văn Minh chống Dã Man.
Chiếu theo các cam kết này, một Kỷ Nguyên mới của Luật Pháp và Công Lý sẽ khai mở đem lại hy vọng chứa chan cho các dân tộc bị trị.
Trong khi chờ đợi Nguyên Tắc Chủ Quyền Quốc Gia được chấp thuận trong lý tưởng cũng như trên thực tế do sự thừa nhận và thực thi Quyền Dân Tộc Tự Quyết thiêng liêng, Dân Tộc Việt Nam trân trọng đệ trình các Chính Phủ Đồng Minh cao quý, cũng như Chính Phủ Pháp khả kính, những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:
1) Ban hành Đại Xá cho tất cả các chính trị phạm bản xứ.
2) Cải thiện chế độ tư pháp Đông Dương bằng cách ban hành những bảo đảm về quyền bình đẳng trước pháp luật giữa người bản xứ và người Âu Châu. Bãi bỏ tòan bộ và vĩnh viễn hệ thống tòa án đặc biệt được dùng làm công cụ khủng bố và đàn áp các thành phần lương thiện nhất của dân tộc Việt Nam.
3) Ban hành Tự Do Báo Chí, Tự Do Ngôn Luận
4) Ban hành Tự Do Lập Hội và Tự Do Hội Họp.
5) Ban hành Tự Do Di Trú và Xuất Ngoại.
6) Ban hành Tự Do Giáo Dục và thiết lập tại các tỉnh những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ.
7) Thay thế chế độ cai trị bằng nghị định bằng chế độ pháp trị.
8) Thành lập Phái Bộ Thường Trực dân cử của người bản xứ bên cạnh Quốc Hội Pháp để đạo đạt tới Quốc Hội những nguyện vọng của người bản xứ.
Khi đệ trình những thỉnh nguyện nêu trên, Dân Tộc Việt Nam kỳ vọng vào nền Công Lý Thế Giới của các Cường Quốc và đặc biệt tin tưởng vào sự hào hiệp của Dân Tộc Pháp Cao Quý hiện đang nắm giữ vận mệnh của Dân Tộc Việt Nam bằng cách đứng ra bảo hộ Dân Tộc Việt Nam nhân danh Cộng Hòa Pháp. Dân Tộc Việt Nam không hổ thẹn được sự bảo trợ của Dân Tộc Pháp, trái lại còn cảm thấy vinh hạnh. Vì họ biết rằng Dân Tộc Pháp biểu tượng cho Tự Do và Công Lý, và sẽ không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của Nghĩa Bác Ái tòan cầu. Vì những lý do đó, trong khi lắng nghe tiếng nói của kẻ bị trị, Dân Tộc Pháp sẽ hòan thành nghĩa vụ của mình đối với nước Pháp cũng như đối với nhân loại.
Thay mặt Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước: Nguyễn Ái Quốc.”
Luật Sư Phan Văn Trường, tiến sĩ luật khoa, Chủ Tịch Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước tại Paris là người soạn tài liệu này.
Nguyễn Ái Quốc là bút hiệu chung của bộ ba Phan văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Nguyễn là dòng họ đa số tại Việt Nam và Ái Quốc là phỏng theo tên Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước. Với bút hiệu này, họ đã viết những bài bình luận trên các báo của Đảng Xã Hội như Nhân Loại (L’Humanité), Dân Chúng ( Le Populaire)... Mặc dầu vậy, Hồ Chí Minh đã tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, trong cuốn “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch”, Hồ Chí Minh viết: “Khi chiến tranh chấm dứt, tại Hội Nghị Hoà Bình Véc Xây, Tổng Thống Mỹ Wilson nói về 14 điều. Các đại biểu các dân tộc bị áp bức đến để yêu cầu độc lập và tự do. Trong số đó, có Nguyễn Ái Quốc (tức là Anh Ba hay Hồ Chí Minh). Ông Nguyễn tổ chức nhóm người Việt Nam yêu nước tại Paris và ở các tỉnh khác. Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa yêu cầu 8 điều ra trước Hội Nghị Véc Xây”.
Đây chỉ là một sự mạo nhận. Và tác giả thỉnh nguyện thư là Luật Sư Phan Văn Trường. Vì những lý do sau đây:
a) Thỉnh Nguyện Thư được soạn thảo nhân danh Hội Những Người Việt Nam Yêu Nước, một tổ chức do Phan Văn Trường thành lập năm 1914 tại Paris, khi Nguyễn Tất Thành còn ở Luân Đôn.
b) Thỉnh Nguyện Thư đề cập đến những nguyên tắc pháp lý mà trong thời gian đó (1919) chỉ các luật gia và chính trị gia mới thấu hiểu như quyền bình đẳng trước pháp luật, chế độ pháp trị, chế độ tòa án đặc biệt, quyền dân tộc tự quyết v…v...
c) Đề nghị thành lập Phái Bộ Thường Trực Dân Cử Việt Nam tại Quốc Hội Pháp là do sáng kiến của Phan Văn Trường. Vì từ năm 1911, theo lời mời cuả Jean Jaures, cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường đã nhiều lần đến điều trần tại Quốc Hội Pháp để đạo đạt những nguyện vọng của nhân dân Việt Nam lên Quốc Hội.
d) Nguyễn Tất Thành chỉ là một học sinh vừa qua bậc tiểu học và không có kiến thức chính trị. “Ông ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là công hội, thế nào là bãi công, và thế nào là chính đảng... Ông không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay... Ông lắng nghe những buổi thảo luận nhưng không hiểu rõ về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản v…v... ông nhức đầu vì khó hiểu”. (Trần Dân Tiên, sách đã dẫn).
Vả lại vốn liếng tiếng Pháp của ông chỉ gồm những chữ thông dụng trong đời sống hằng ngày học từ những cô sen trong giới bình dân.
e) Trần Dân Tiên còn nêu lên yêu cầu bãi bỏ chế độ sưu dịch, thuế đinh, thuế muối và việc bắt ép dân mua muối và thuốc phiện. Những điều khoản này không thấy trong bản Thỉnh Nguyện Thư đăng trên báo L’Humanité ngày 18-6-1919 và trong nguyên bản tiếng Pháp (Chính Đạo: sách đã dẫn).
Nói tóm lại, trái với lời Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh không phải là tác giả Thỉnh Nguyện Thư của Dân Tộc Việt Nam. Và năm 1919 Hồ Chí Minh cũng chưa phải là Nguyễn Ái Quốc. Đây chỉ là một sự mạo nhận tư cách của Nguyễn Tất Thành, một kẻ ít học nhưng nhiều tham vọng.
Năm 1917, khi từ Luân Đôn trở về Paris, Nguyễn Tất Thành tá túc tại nhà Luật sư Phan Văn Trường số 6 Villa des Gobelins. Năm 1914, Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường bị bắt giam về tội phản nghịch (tình nghi liên lạc với Cường Để tại Berlin). Sau 9 tháng điều tra hai nhà chí sĩ họ Phan đã được miễn tố (Phan Chu Trinh chủ trương hợp tác với Pháp đánh Đức, cũng như Gandhi hô hào thanh niên Ấn Độ tình nguyện gia nhập quân đội Hoàng Gia Anh). Mặc dầu vậy, hai vị vẫn bị cảnh sát điều tra theo rõi. Mỗi khi có trát đòi Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành đứng ra nhận trát, tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Ông nói “Nguyễn Ái Quốc chính là tôi, các ông cứ đưa trát cho tôi, đừng làm phiền chú/bác tôi (ý nói Phan Văn Trường hay Phan Chu Trinh)”. Năm 1920, Nguyễn Tất Thành bỏ Đảng Xã Hội để gia nhập Đảng CS dưới tên Nguyễn Ái Quốc.
IV. Giả Danh Trần Dân Tiên
Các nhà sử học cho rằng Hồ Chí Minh là người thông minh nhưng là sự thông minh ngoài hè phố. Sự khôn ngoan giảo quyệt này đã được biểu lộ rõ nét nhất trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên xuất bản và tái bản nhiều lần từ 1948 đến 1976. Ngày nay ai cũng biết Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Trong lịch sử văn học thế giới, không thấy nhà văn tự trọng nào lại giả danh bằng một bút hiệu để tự đề cao và thần thánh hóa mình. Dùng bút hiệu thật để nói về mình cũng là vạn bất đắc dĩ vì “cái tôi thường đáng ghét”. Dùng bút hiệu giả để tự đề cao và thần thánh hóa mình thì quả là đáng ghét!
Chúng ta thử đánh giá sự khiêm tốn của tác giả:
“Nhiều nhà văn nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nhưng mãi đến nay chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất đơn giản: Chủ Tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình (...) hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau 80 năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã (...). Với đức tính khiêm tốn nhường ấy, và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc làm sao Hồ Chủ Tịch có thể kể lại bình sinh của Người được”.
Thế nhưng Hồ Chủ Tịch đã đại ngôn:
“Khi còn là một thiếu niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh khâm phục các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hòang Hoa Thám nhưng không hòan toàn tán thành cách làm của 3 người, vì:
- Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.
- Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Chẳng khác gì đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau.
- Cụ Hoàng Hoa Thám còn nặng cốt cách phong kiến”.
Năm 1905, khi Hồ Chí Minh 15 tuổi, cụ Phan Chu Trinh chưa viết “Đầu Pháp Chính Phủ Thư” năm l906 (đầu thư là gửi thư cũng như đầu đơn là gửi đơn), cụ cũng chưa phát động Phong Trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục năm l907. Vậy mà Hồ Chí Minh đã phê phán chính sách canh tân và giáo dục của cụ là cải lương. Mà cải lương thì đã sao? (nhật nhật tân, hựu nhật tân).
Chưa thấy cụ Phan Bội Châu rước cọp vào nhà, chỉ thấy Hồ Chí Minh cõng rắn CS về cắn gà nhà, gây tai hại vô lường cho đất nuớc và dân tộc.
Năm 1945, khi mới 55 tuổi, Hồ Chí Minh tự phong mình là “Cha Già của dân tộc”. Ông còn tự thần thánh hóa mình kể rằng “chân dung Hồ Chủ Tịch được treo trên bàn thờ giữa những bình hương hoa đèn nến”.
“Hồ Chủ Tịch được nhân dân yêu mến là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người. Chủ Tịch không bao giờ nghĩ đến mình. Người chỉ nghĩ đến người khác, nghĩ đến nhân dân (...). Đối với nhi đồng, tên Bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn”.
Vậy mà người Cha Già (67 tuổi) đã nhẫn tâm để đàn em hạ sát người vợ trẻ đã sinh cho mình đứa con trai là Nguyễn Tất Trung. Năm l957, khi cô Nguyễn Thị Xuân (Nông Thị Xuân) yêu cầu công khai hoá cuộc hôn phối đã kéo dài trên 2 năm, Hồ Chí Minh vẫn ngọt ngào giả lả: “Cô xin như vậy là hợp tình hợp lý nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được”. Do đó, cô đành phải chờ một thời gian. Trong thời gian này cô đã biến thành chướng ngại vật làm mất uy tín của lãnh tụ. Theo đúng phương châm hành động tất cả những chướng ngại vật làm cản trở con đường của lãnh tụ đều sẽ bị thanh toán và vô hiệu hóa.
Thanh toán trước hết bằng cách hạ nhục đối phương. Cho viên tướng công an Trần quốc Hoàn mặc sức hãm hiếp. Rồi cho thủ hạ chùm chăn lên đầu và dùng búa đánh vỡ sọ nạn nhân (như vụ Stalin hạ sát Trotsky tại Mexico năm 1940). Một người có những thủ đoạn bất nhân như vậy, mà bộ máy tuyên truyền của CS còn đề cao như một vị anh minh kết tinh được “những đức tính từ bi của Đức Phật, công bằng bác ái của chúa Ki Tô, sự minh triết của Khổng Tử, sự siêu thóat của Lão Trang”.
Ngoài ra, Trần Dân Tiên còn tự sánh mình với Mặc Tử là người đã mòn trán lỏng gót, bôn ba khắp nơi để lo cho Thiên Hạ. Điều đáng nói là, trong khi Mặc Tử chủ trương hòa bình, thì Hồ Chí Minh cổ võ chiến tranh. Trong khi Mặc Tử theo thuyết Kiêm Ái, yêu dân tộc, yêu nhân loại, thì Hồ Chí Minh gieo rắc căm hờn, thúc dục thú tính để phát động đấu tranh giai cấp và thủ tiêu những đồng bào yêu nước theo Chủ Nghĩa Dân Tộc.
V. Giả Đoàn Kết Quốc Gia
Khi hay biết phe Thế Giới Dân Chủ không chịu trao Đông Dương cho Đảng
CSĐD vì họ không muốn Stalin mở rộng bức Màn Sắt từ Đông Âu qua Đông Á, ngày 11-11-1945 Nguyễn Ái Quốc giả bộ giải tán Đảng CSĐD để thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Các Mác. Để có chính nghiã đoàn kết quốc gia, Hồ Chí Minh mời Nguyễn Hải Thần thuộc Cách Mạng Đồng Minh Hội và Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng tham gia chính phủ liên hiệp.
Trong Tuyên Cáo Đoàn Kết ngày 24-12-1945 Hồ Chí Minh cam kết tôn trọng sự đoàn kết cuả các đảng phái quốc gia để tranh thủ độc lập: “Vì độc lập quốc gia là cứu cánh tối hậu cần phải tranh thủ. Và chỉ có sự hợp tác hữu nghị chân thành giữa những người Việt Nam mới có thể đạt được độc lập quốc gia”. Ông còn lên án mọi hành vi phá hoại tình đoàn kết quốc gia cũng như việc dùng võ lực để tiêu diệt các đảng phái quốc gia.
Vậy mà sau đó, như Trần Dân Tiên đã vu oan giá hoạ: “Bọn phản động Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam được Trung Hoa Quốc Dân Đảng giúp đỡ đã có âm mưu phá hoại, và Hồ Chủ Tịch đã phải nhường cho họ 70 ghế quốc hội”.
Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 15 ngàn quân Pháp được đổ bộ Hải Phòng và được đồn trú tại Bắc Việt trong thời hạn 5 năm.
Tháng 5-1946, Hồ Chí Minh qua Paris thương nghị. Phái đoàn Việt Nam đáng lẽ do ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam lãnh đạo, nhưng trước đó: “Bộ Trưởng Tam đã bỏ trốn”. Và mùa hè năm đó, Vũ Hồng Khanh cũng đã phải bỏ trốn sang Tầu. Sau khi tống xuất quân đội Trung Hoa, CS thẳng tay đàn áp và thủ tiêu các cán binh Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội. Như vậy, Tuyên Cáo Đoàn Kết ngày 24-12-45 chỉ nhằm thành lập chính phủ liên hiệp làm bình phong thương nghị với Pháp. Rồi nhờ Pháp tống xuất Tầu cho Đảng CS rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia để được độc quyền lãnh đạo.
Trong Thế Chiến Hai, để được sự yểm trợ cuả Đồng Minh, Stalin đưa ra chính sách thân thiện với Anh Pháp. Đảng CS Pháp phối hợp hoạt động với Đảng Xã Hội trong Mặt Trận Bình Dân. Phe CS Việt Nam cũng đã hợp tác với phe Tân Tả Phái của Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch để thành lập Mặt Trận Dân Chủ và xuất bản tờ La Lutte (Tranh Đấu). Trong những cuộc bầu cử Hội Đồng Đô Thành Saigon và Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, liên danh Tranh Đấu của Tạ Thu Thâu đã tòan thắng. Đây là giai đoạn đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp và bất bạo động. Chính sách đoàn kết quốc gia một lần nữa được áp dụng. Nguyễn An Ninh thuộc phe Trung Hoà, Tạ Thu Thâu thuộc phe Tân Tả Phái và Nguyễn Phan Long thuộc phe Lập Hiến đã đứng ra tổ chức Đông Dương Đại Hội để đạo đạt những thỉnh nguyện của nhân dân Việt Nam tới Phái Đoàn Quốc Hội từ Paris sang.
Vậy mà, sau khi cướp được chính quyền, Đảng CS đã phản bội lời giao ước đoàn kết. Và đã thủ tiêu Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phạm Quỳnh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Văn Sâm, Hồ Văn Ngà, Dương Văn Giáo v.v... là những người quốc gia yêu nước thuộc các nhóm Tân Tả Phái và Lập Hiến.
Về việc hạ sát Tạ Thu Thâu, Hồ Chí Minh còn giả nhân nghĩa tiếc Tạ Thu Thâu là người yêu nước. Nhưng ông lại thêm rằng những ai chống lại chính sách của ông đều sẽ bị vô hiệu hoá. Sau khi Stalin thủ tiêu người chiến hữu đàn anh Trotsky năm 1940, tất cả phe Tân Tả Phái Trotskit đều phải bị thanh toán và triệt hạ uy tín.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn hạ sát Đức Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ cùng các nhà lãnh tụ các đảng phái quốc gia như Trương Tử Anh (Đại Việt), Lý Đông A (Duy Dân), Khái Hưng, Nhượng Tống (Quốc Dân Đảng) v...v...
VI. Giả Hiệp Ước Quốc Tế.
VI. Giả Hiệp Ước Quốc Tế.
Theo sách lược CS, ký hiệp ước không phải để thi hành hiệp ước. Vì hiệp ước ngoại giao chỉ là phương tiện để thực thi những mục tiêu chính trị giai đoạn:
- Ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny l946 nhờ Pháp tống xuất Tàu để được độc quyền lãnh đạo sau khi đã thanh toán các đảng phái quốc gia. Sau đó lại phát động chiến tranh.
- Ký Hiệp Định Đình Chiến Genève 1954 để tống xuất Pháp và cướp chính quyền tại Miền Bắc. Sau đó lại tái phát động chiến tranh.
- Ký Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 để tống xuất Mỹ. Sau đó lại tái phát động chiến tranh để thôn tính Miền Nam.
VII. Nguỵ Tạo Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
Sau cuộc cách mạng giải thể CS tại Đông Âu chủ nghĩa CS đã bị nhân dân thế giới vứt vào thùng rác lịch sử. Tại Đức, quê hương của Karl Marx, chủ nghĩa Mác xít đã bị phủ định và thay thế bằng chủ nghĩa Dân Chủ Tự Do hay Dân Chủ Xã Hội. Tại Nga, quê hương của Lênin, chủ nghĩa Lênin cũng đã bị phủ định để thay thế bằng chủ nghĩa Dân Chủ Tự Do hay Dân Chủ Xã Hội.
Trước sự phá sản tinh thần của chủ nghĩa Mác Lê, Đảng CS đã ngụy tạo cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh, một điều mà chính Hồ Chí Minh thời sinh tiền cũng không bao giờ đề cập đến. Ông ta chỉ nói đến chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông, và tác phong Hồ Chí Minh. Ông nhìn nhận rằng, về phần tư tưởng, “Bác Mao đã viết cả rồi nên tôi không còn gì để viết nữa”. Do đó ông chỉ thực thi trung thành những nguyên lý Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Ông hết sức tán tụng Stalin và Mao Trạch Đông, ông viết: “Mao Trạch Đông đã đông phương hóa chủ nghĩa Mác Lê và đã đưa cách mạng Trung Quốc đến thành công. Cách mạng Việt Nam phải học tập và thực sự đã học hỏi rất nhiều từ cuộc cách mạng Trung Quốc. Các nhà cách mạng (CS) Việt Nam phải ghi nhớ điều này và phải biết ơn Mao Trạch Đông về sự đóng góp to lớn này”.
Thật vậy, Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì đặc sắc. Ông chỉ là người sao chép lại:
Những mục tiêu Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc ghi trong các tiêu đề chánh thức của nhà nước chỉ là phỏng theo 3 cương lĩnh của chủ nghĩa Tam Dân do Tôn Dật Tiên đề xướng trong Cách Mạng 1911: “Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do và Dân Sinh Hạnh Phúc”.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2-9-1945 cũng là sự sao chép Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 theo đó: “mọi người sinh ra bình đẳng và được Tạo Hóa ban cho những quyền bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thêm vào đó là lời mở đầu Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789: “mọi người sinh ra tự do và bình đẳng và mãi mãi được tự do và bình đẳng”.
Dùng giả nhân nghĩa là ngụy quân tử. Nhưng khéo ngụy trang Hồ Chí Minh đã viện dẫn tư tưởng minh triết của các nho gia trong việc giáo hóa, trị dân và dựng nước như: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân, không lo nghèo mà lo không đều, mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” v...v....
Về mặt kiến thức, Hồ Chí Minh thú nhận ông không am tường chính trị và nhức đầu khi nghe nói về những vấn đề lý thuyết chủ nghĩa. Ông chỉ là cán bộ thừa hành trung thành và tận tụy của Stalin và Mao Trạch Đông. Nhờ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền, ông nổi danh vì bút hiệu chung Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, ông được giới thiệu với các lãnh tụ Xã Hội và CS Pháp như Léon Blum, Marcel Cachin v…v... Từ một tiểu trí thức, ông đã bước lên địa vị một cán bộ CS quốc tế tại Đông Nam Á.
Trong khi các lãnh tụ CS Á Châu khác như Roy tại Ấn Độ hay Malaka tại Nam Dương đều bị thất sủng dưới bàn tay sắt của Stalin vì họ có những tư tưởng hướng về chủ nghĩa Dân Tộc và chủ thuyết Hồi Giáo, thì Hồ Chí Minh vẫn một lòng một dạ chung thủy với Quốc Tế CS.
Dầu không có tư tưởng chính trị đặc sắc nhưng Hồ Chí Minh đã thành công trong việc:
- Dùng ngụy trang và dối trá (ngụy chủ nghĩa dân tộc)
- Lấy giả nhân và giả nghĩa (bằng các chiêu bài độc lập, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, đoàn kết, hòa giải, hòa hợp)
- Để giành chính nghĩa (giải phóng dân tộc, giải phóng lao động)
- Và để cướp chính quyền (và không chia sẻ quyền hành với bất cứ ai).
Và sau đây là kết toán của học giả Jean-Francois Revel về chế độ Cộng Sản.
KẾT TOÁN SỰ NGHIỆP HỒ CHÍ MINH.
Thay vì là một anh hùng dân tộc đưa đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ để có dân chủ và tiến bộ trong một nền văn minh tổng hợp kết tinh các truyền thống dân tộc và các giá trị tân tiến của một quốc gia hiện đại.
Thay vì phục vụ mục tiêu độc lập quốc gia để giành quyền tự quyết cho dân tộc với tự do tuyển cử, tự do lựa chọn những người lãnh đạo trong một chế độ pháp trị và trên căn bản nhân sinh cố hữu của dân tộc, Hồ Chí Minh đã phủ nhận chủ nghĩa dân tộc để xếp Việt Nam vào hàng ngũ Quốc Tế CS và cưỡng bách áp đặt trên đầu nhân dân chế độ độc tài Staline với những vụ hành quyết, những trại tập trung hay trại cải tạo làm tha hóa con người, những vụ thủ tiêu cá nhân và tàn sát tập thể trong một bộ máy cầm quyền hủ hóa, một xã hội kiểu gia binh triệt để tuân hành mệnh lệnh của Mạc tư Khoa.
Cũng vì vậy trong thế kỷ này, Hồ Chí Minh đã triệt để áp dụng đường lối Quốc Tế CS, dùng tuyên truyền lung lạc để vận dụng sức mạnh của quần chúng với những nguyện vọng tự nhiên về độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, tiến bộ, rốt cuộc chỉ để phục vụ những mục tiêu chiến lược của Quốc Tế CS hoàn toàn đối nghịch với những nguyện vọng tha thiết của người dân. Và khi mọi người nhìn ra sự lường gạt gian trá này thì việc đã rồi và guồng máy độc tài thống trị đã khép kín, cửa lồng chim đã đóng chặt rồi.
Không có sự man rợ nào quỷ quyệt hơn là việc lợi dụng tấm lòng hào hiệp quả cảm của hàng triệu con người tận tụy với những nhiệt tình tha thiết và chính đáng nhất. Và thay vì tự do, chỉ thấy nô lệ; thay vì hạnh phúc, chỉ thấy nghèo đói; thay vì tự hào dân tộc, chỉ thấy tủi nhục con người; thay vì tình thương bác ái chỉ là tội ác dã man. Hệ thống CS có lẽ là hệ thống giết người tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Tới năm 1980, hơn 2 tỷ người còn bị nô lệ bởi hệ thống dã man, tàn ác và ngu xuẩn đó. Ngày nay, kết quả vẫn còn đó: nô lệ, xương máu, chết chóc, đói khổ. Cuộc đấu tranh chống đế quốc đã đem lại những kết quả tai hại như vậy. Và Hồ Chí Minh không thể phủ nhận tội trạng mà cũng không được hưởng trường hợp
giảm khinh. Vì đây là một vụ lừa bịp tính toán trắng trợn.
(Jean-Francois Revel 1990).
Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG