Cà Kê Dê Ngỗng
GIÀU NHỜ GIA ĐÌNH – Vai trò của gia đình trong nền kinh tế
Vai trò của gia đình trong nền kinh tế] Chúng ta thường nói chúng ta là một xã hội cá nhân. Nhưng thật ra, chúng ta là một xã hội gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội, đất nước, con người, kinh tế, giáo dục và sự phát triển. Báo chí, nhất là báo chí Việt Nam, thường dùng những vĩ nhân cá biệt để đáng đồng với đại đa số người dân. Hai trong các ngộ nhận chết người đó là:
- Những người giàu không nên để lại gì cho con cái.
- Các tỷ phủ đều từ trắng tay mà đi lên.
Đúng, trong xã hội sẽ luôn có những cá nhân ưu tú và đặc biệt. Nhưng đại đa số con người làm giàu không phải từ nỗ lực cá nhân mà từ nỗ lực của gia đình. Hay nói đúng hơn là nỗ lực cá nhân chỉ đóng một phần, yếu tố quan trọng hơn cả là nền tảng gia đình. Càng sai lầm hơn khi báo chí nói “người đó giàu nhờ gia đình chứ đâu có tự lực.” Họ quên rằng gia đình là yếu tố tất yêu trong sự phát triển của một cá nhân và đất nước.
Nếu Bill Gates sinh ra trong một gia đình nghèo và chỉ đi trường công thì ông ta có cơ hội tiếp cận công nghệ để có kiến thức để lập Microsoft không? Tôi nghĩ là không, chắc chắn là không. Nếu Donald Trump sinh ra trong một gia đình nghèo thì ông ta có nền tảng và học thức để xây dựng đế chế bất động sản của mình không? Tôi nghĩ là không. Nếu Mark Zuckerberg sinh ra trong một gia đình lao động nghèo thì cậu ta có thể có được kiến thức để vào Harvard rồi lập Facebook không? Càng không. Cho nên thật lố bịch để chỉ trích ai đó rằng “họ giàu vì gia đình chứ không phải tự lực.” Tôi xin giải thích vai trò của gia đình trong nền kinh tế.
TÍCH LŨY TÀI SẢN – Bây giờ giả sử ông nội bạn có $50,000. Đó là một số tiền khiêm tốn tôi chỉ lấy làm ví dụ. Hàng tháng ông ta tái đầu tư $400 với mức tăng trưởng tầm 10%/năm. Ông ta làm vậy 30 năm trời trong thời gian đi làm của mình. Khi ông ta chết, ông ta để lại cho cha mẹ bạn. Cha mẹ bạn cũng làm điều tương tự trong 30 năm rồi để lại cho bạn. Vậy sau 60 năm tích lũy tải sản đó bạn có được bao nhiêu? Câu trả lời là $835,000. Nghĩa là sự tích lũy của ông và cha mẹ bạn đã để lại cho bạn số tiền để bạn xây dựng cuộc sống. Giả sử nếu không có cha mẹ bạn thì bạn phải đi làm 60 năm mới tích lũy số tiền tương tự. Vậy vai trò của gia đình là gì? Đó là tích lũy tài sản, xây dựng nền tảng kinh tế để người đi sau có thể có điểm khởi đầu tốt hơn. Đại đa số con người và gia đình đều hoạt động và phát triển dựa trên nền tảng đó. Cho nên việc để lại của cải cho gia đình là một hành động tất yếu chứ không phải là điều xấu xa. Và một người giàu vì gia đình là một điều tự hào chứ không phải bất tài.
TRUYỀN KIẾN THỨC VÀ GIÁO DỤC – Một người mẹ lao động phổ thông bỏ học không thể nào dạy con mình khôn được. Nhưng con cô ta đi học rồi thành tài. Rồi sau khi chính cô ta sinh con cô ta có thể dạy cho con mình những kiến thức mình đã học được. Nếu là gia đình kinh doanh thì kinh nghiệm càng quan trọng vì nó giúp tiết kiệm công sức và thời gian tìm hiểu.
NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH ĐỂ KHỞI NGHIỆP – Vì truyền thông thích tôn vinh những người cá biệt nên chúng ta quên rằng đại đa số người dân có được tiền khởi nghiệp ra sao. Câu trả lời là gia đình. Điều này chính xác với hầu hết những doanh nhân từ Bill Gates, Mark Zuck, Donald Trump hay nhất là ở những xã hội Khổng Giáo như Trung Quốc, Nhật hay Việt Nam. Gia đình là nguồn vốn đầu tiên. Ít ai biết rằng mẹ của Bill Gates là một giám đốc ngân hàng và đã giúp con mình có được nguồn vốn và mối quan hệ cần thiết để phát triển sự nghiệp. Donald Trump cũng nhận vốn khởi nghiệp $1 triệu từ gia đình mình để rồi biến nó thành đế chế. Trong xã hội chúng ta, đa số các doanh nhân phát triển dựa trên nền tảng gia đình.
KẾT LUẬN – Đó là vai trò của gia đình trong nền kinh tế. Gia đình là nền tảng giáo dục, kinh tế, xã hội và phát triển. Một thiên tài có thể tự lực nhưng nếu không có gia đình đứng sau ủng hộ thì gần như không thể hoặc vô cùng khó. Đại đa số con người không phải là nhân tài mà chỉ là những người bình thường. Sự thịnh vượng không được xây dựng một cách nhanh chóng mà qua sự tích lũy và kinh nghiệm theo thời gian, dựa trên nền tảng gia đình. Cho nên lần sau bạn nghe ai nói “bạn đó giàu vì gia đình chứ có giỏi gì đâu” thì hãy nói “đúng, đó là nền tảng của xã hội chúng ta, có gì sai?”
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIÀU NHỜ GIA ĐÌNH – Vai trò của gia đình trong nền kinh tế
Vai trò của gia đình trong nền kinh tế] Chúng ta thường nói chúng ta là một xã hội cá nhân. Nhưng thật ra, chúng ta là một xã hội gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội, đất nước, con người, kinh tế, giáo dục và sự phát triển. Báo chí, nhất là báo chí Việt Nam, thường dùng những vĩ nhân cá biệt để đáng đồng với đại đa số người dân. Hai trong các ngộ nhận chết người đó là:
- Những người giàu không nên để lại gì cho con cái.
- Các tỷ phủ đều từ trắng tay mà đi lên.
Đúng, trong xã hội sẽ luôn có những cá nhân ưu tú và đặc biệt. Nhưng đại đa số con người làm giàu không phải từ nỗ lực cá nhân mà từ nỗ lực của gia đình. Hay nói đúng hơn là nỗ lực cá nhân chỉ đóng một phần, yếu tố quan trọng hơn cả là nền tảng gia đình. Càng sai lầm hơn khi báo chí nói “người đó giàu nhờ gia đình chứ đâu có tự lực.” Họ quên rằng gia đình là yếu tố tất yêu trong sự phát triển của một cá nhân và đất nước.
Nếu Bill Gates sinh ra trong một gia đình nghèo và chỉ đi trường công thì ông ta có cơ hội tiếp cận công nghệ để có kiến thức để lập Microsoft không? Tôi nghĩ là không, chắc chắn là không. Nếu Donald Trump sinh ra trong một gia đình nghèo thì ông ta có nền tảng và học thức để xây dựng đế chế bất động sản của mình không? Tôi nghĩ là không. Nếu Mark Zuckerberg sinh ra trong một gia đình lao động nghèo thì cậu ta có thể có được kiến thức để vào Harvard rồi lập Facebook không? Càng không. Cho nên thật lố bịch để chỉ trích ai đó rằng “họ giàu vì gia đình chứ không phải tự lực.” Tôi xin giải thích vai trò của gia đình trong nền kinh tế.
TÍCH LŨY TÀI SẢN – Bây giờ giả sử ông nội bạn có $50,000. Đó là một số tiền khiêm tốn tôi chỉ lấy làm ví dụ. Hàng tháng ông ta tái đầu tư $400 với mức tăng trưởng tầm 10%/năm. Ông ta làm vậy 30 năm trời trong thời gian đi làm của mình. Khi ông ta chết, ông ta để lại cho cha mẹ bạn. Cha mẹ bạn cũng làm điều tương tự trong 30 năm rồi để lại cho bạn. Vậy sau 60 năm tích lũy tải sản đó bạn có được bao nhiêu? Câu trả lời là $835,000. Nghĩa là sự tích lũy của ông và cha mẹ bạn đã để lại cho bạn số tiền để bạn xây dựng cuộc sống. Giả sử nếu không có cha mẹ bạn thì bạn phải đi làm 60 năm mới tích lũy số tiền tương tự. Vậy vai trò của gia đình là gì? Đó là tích lũy tài sản, xây dựng nền tảng kinh tế để người đi sau có thể có điểm khởi đầu tốt hơn. Đại đa số con người và gia đình đều hoạt động và phát triển dựa trên nền tảng đó. Cho nên việc để lại của cải cho gia đình là một hành động tất yếu chứ không phải là điều xấu xa. Và một người giàu vì gia đình là một điều tự hào chứ không phải bất tài.
TRUYỀN KIẾN THỨC VÀ GIÁO DỤC – Một người mẹ lao động phổ thông bỏ học không thể nào dạy con mình khôn được. Nhưng con cô ta đi học rồi thành tài. Rồi sau khi chính cô ta sinh con cô ta có thể dạy cho con mình những kiến thức mình đã học được. Nếu là gia đình kinh doanh thì kinh nghiệm càng quan trọng vì nó giúp tiết kiệm công sức và thời gian tìm hiểu.
NGUỒN VỐN TÀI CHÍNH ĐỂ KHỞI NGHIỆP – Vì truyền thông thích tôn vinh những người cá biệt nên chúng ta quên rằng đại đa số người dân có được tiền khởi nghiệp ra sao. Câu trả lời là gia đình. Điều này chính xác với hầu hết những doanh nhân từ Bill Gates, Mark Zuck, Donald Trump hay nhất là ở những xã hội Khổng Giáo như Trung Quốc, Nhật hay Việt Nam. Gia đình là nguồn vốn đầu tiên. Ít ai biết rằng mẹ của Bill Gates là một giám đốc ngân hàng và đã giúp con mình có được nguồn vốn và mối quan hệ cần thiết để phát triển sự nghiệp. Donald Trump cũng nhận vốn khởi nghiệp $1 triệu từ gia đình mình để rồi biến nó thành đế chế. Trong xã hội chúng ta, đa số các doanh nhân phát triển dựa trên nền tảng gia đình.
KẾT LUẬN – Đó là vai trò của gia đình trong nền kinh tế. Gia đình là nền tảng giáo dục, kinh tế, xã hội và phát triển. Một thiên tài có thể tự lực nhưng nếu không có gia đình đứng sau ủng hộ thì gần như không thể hoặc vô cùng khó. Đại đa số con người không phải là nhân tài mà chỉ là những người bình thường. Sự thịnh vượng không được xây dựng một cách nhanh chóng mà qua sự tích lũy và kinh nghiệm theo thời gian, dựa trên nền tảng gia đình. Cho nên lần sau bạn nghe ai nói “bạn đó giàu vì gia đình chứ có giỏi gì đâu” thì hãy nói “đúng, đó là nền tảng của xã hội chúng ta, có gì sai?”
Ku Búa @ Cafe Ku Búa