Mỗi Ngày Một Chuyện
GIỌNG HUẾ TRONG THƠ CA - CAO MỴ NHÂN
GIỌNG HUẾ TRONG THƠ CA - CAO MỴ NHÂN
Cũng chỉ tại hình ảnh một con thuyền trôi trên sông Hương, mà bao người đứng
trước lớp phế hưng Huế phải giao động buồn nhớ.
Nỗi nhớ hiển hiện trong văn chương, thì chỉ cần mở sách báo ra đọc bất kể thơ
ca nhạc hoạ vv...đều thấy Huế, khỏi tìm kiếm thêm.
Song không nói văn hoa óng ả "nỗi nhớ" chi cho mệt, chỉ cần nói
"cái nhớ" Huế thông thường thôi, đã khiến cả một trời dĩ vãng trong
giọng nói của anh hiện ra rồi.
Cả một trời dĩ vãng
Trong giọng nói của anh
Cả cuộc tình lãng đãng
Trôi mau cùng xuân xanh ...
(Khi đứng nhìn
mưa CMN)
Ấy bởi tui đờn bà, nên viết rứa, chớ tui thề không viết nữa Huế của anh
mô, nhưng lạ thiệt, "cái nhớ" Huế nó cứ đi vào tâm tư tình cảm
Huế, suốt một thời son giá, nằm giữa lòng Huế, mà vẫn không chừa thương nhớ Huế
mới khổ làm sao.
Đã thế trưa ni hờn anh quá, lại nằm coi hình ảnh cái đám ma nhà thơ, ngâm sĩ Tô
Kiều Ngân ở Saigon, đồng thời nghe những giọng ngâm thực sự Huế qua bài "Giọng
Huế" của Tô Kiều Ngân, ôi, chẳng vướng víu với ai Huế, ngoại trừ ông chồng
Huế đã qua đời từ năm 2006, mà bỗng thấy lòng...tan nát chi lạ.
Thi sĩ Tô Kiều Ngân lấy cái biệt hiệu đã dịu dàng rồi, mà cái tên thiệt của nhà
thơ Huế, còn mộng mơ hơn, mới nguỵ chớ.
Thi sĩ Thiếu tá VNCH Lê Mộng Ngân (1926- 2012 ), tức khi mãn phần ông "mới
có" 86 tuổi thôi.
Cha chả, có 2 điều tui phải xin lỗi quý vị, là tại sao tui phải ghi rõ thi sĩ
Tô Kiều Ngân là thiếu tá VNCH, bởi vì ri, đám ma của nhà thơ ngâm sĩ Tô
Kiều Ngân đông lắm, không kể những thân hữu, chiến hữu, văn nghệ sĩ VNCH xưa,
còn có giới văn nghệ sĩ và phần hành trách nhiệm an ninh xã hội đương thời.
Chỉ có một điều là trong tang lễ vị thiếu tá Chiến tranh chính trị / Tâm lý
chiến chế độ VNCH, sĩ quan cựu tù cải tạo về, họ chỉ nhắc tới danh nghĩa "ông
là một nghệ sĩ thổi sáo, có danh hiệu là Tô Lang", cũng chẳng hề nói thổi
sáo cho ai nghe và ở khung cảnh nào.
Thí dụ như trong Ban thi ca Tao Đàn, tiếng nói của Thơ văn miền Tự Do, do
thi sĩ Đinh Hùng phụ trách, với sự cộng tác của Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Văn
Quang, Thái Thuỷ vv...
Toàn là những Văn nghệ sĩ Tâm Lý Chiến hạng nặng, có vị còn là quan 5, như nhà
văn Văn Quang, hiện kẹt lại trong nước.
Một đám tang bề thế trong lễ nghi gia đình, và ngoài xã hội, không chê trách
được, có lẽ qua hình ảnh này, Việt Cộng cũng phải ngả nón chào.
Đó là một đám tang có chuẩn bị, từ ban thờ, chư tăng niệm Phật, cỗ sự, tang
nghi, có cả bức chân dung thi sĩ thiếu tá Tô Kiều Ngân mặc Quốc phục, áo the và
khăn đóng đều mầu đen, nghĩa là ông chết trong tinh thần hoàn toàn dân tộc
tính.
Thay vì, nếu ngày xưa trước 30-4 -1975, hoặc lưu vong ở hải ngoại này, quan tài
ông sẽ được phủ lá cờ vàng 3 sọc đỏ, mà gần như suốt cuộc đời ông đã hết mình
vì sắc cờ vàng này.
Thi sĩ Tô Kiều Ngân là một trong 2 tác giả viết bài nhạc cờ bay trên cổ thành
Quảng Trị, nhưng không "khoe" ra bao giờ, còn ký tên Kim Hoa.
Trong đám tang Thi sĩ Tô Kiều Ngân, tang gia và có lẽ cũng có sự tiếp tay của
văn thi hữu, người ta đã mở bài thơ "Giọng Huế" của nhà thơ Tô Kiều
Ngân, do ca sĩ Bảo Yến hát...
...Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành, không nuối tiếc chi mô ...
( Giọng Huế Tô Kiều Ngân
)
Rồi một loạt các thân hữu, văn nghệ sĩ, thắp hương và bầy tỏ niềm thương nỗi
tiếc nhà thơ Huế rất Huế này,
ra đi về cõi vĩnh hằng.
Điều tui chú ý hơn cả là 6 vị khách vào hạng tuổi bát tuần, chia nhau đứng 3
người mỗi bên linh cữu nhà thơ Tô Kiều Ngân, với giọng bái biệt thật hào sảng,
mạch lạc, rất lính xưa.
Là một người hô to :" nghiêm " rồi " chào ", lập tức 6
người giơ tay chào kiểu QL/ VNCH, còn thêm câu chót " một phút mặc niệm
", thì trời ơi, đánh cho chết cái linh cảm của tui, 6 vị đó nhứt định là
phe ta giày sô, nón sắt trước 1975 rồi.
Phút động quan bắt đầu, băng thơ Tống Biệt Hành của thi sĩ tiền chiến Thâm Tâm,
đã được nhà thơ Tô Kiều Ngân diễn ngâm, đưa tiễn chính ngâm sĩ lên đường đi
Bình Hưng Hoà, để vô hoả tháp, vào thiên cổ .
Phủ trên cỗ sự thi sĩ Tô Kiều Ngân là một tấm khăn lớn sắc vàng, mầu Hoàng kỳ
VNCH, trải phẳng phiu, phủ kín quan tài, đi bồng bềnh trong lời thơ tống biệt :
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng...
( Tống Biệt Hành Thâm Tâm )
Thật quả là miên man khi tui chỉ định viết về giọng Huế nơi một con thuyền,
trôi trên dòng Hương Giang ấy , song đã nghe " Giọng Huế " của thi sĩ
Tô Kiều Ngân
rồi, thì chả biết về sau có bài diễn tả giọng Huế nào hay hơn, chớ hiện nay vẫn
chỉ " Giọng Huế" của ngâm sĩ Tô Lang là bay bổng tuyệt vời :
Hẹn chi rứa, răng chừ em sợ lắm
Mạ ngày xưa cũng từng nói như em
Anh mất mạ càng thương em tha thiết
Như từng thương câu hát Huế êm đềm ...
( Giọng Huế Tô Kiều Ngân
)
Để kết thúc về tư tưởng " Giọng Huế trong thơ ca " tui xin đan cử có
2 nhân vật điển hình, mà sự nghiệp của quý vị ấy đi từ chất liệu " Giọng
Huế " đã quyến rũ tha nhân, đã thuyết phục đa số thường dân cũng như văn nghệ
sĩ các giới " ta và địch (nếu có) "là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 -
2001) và thi sĩ Tô Kiều Ngân (1926 - 2012) .
Mà, tang lễ của nhị vị này khá đông người đưa tiễn, khá nhiều vòng hoa tưởng
niệm, khá quên lằn ranh Quốc cộng.
Không phải vì ai, chính ở cái thực tài vượt trên mọi xu hướng chính trị, mọi
quan điểm cá nhân.
Để chứng minh cho quý vị thấy, là linh cữu Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm đó, quàn
tại tư gia là một biệt thự nhỏ ở tận cùng con hẻm lớn kia, vòng hoa đã để từ
trong nhà ra suốt con hẻm, tới mí đường cái lớn, 2,3 lớp, ngó như một bức
trường thành hoa vậy.
Đám tang Trịnh nhạc sĩ trẻ trung hơn, 62 tuổi, nên bạn giới trẻ nhiều hơn,
nhưng lại không toát ra được cái nét thơ mộng như đám tang Tô thi sĩ.
Đám tang Thi sĩ Tô Kiều Ngân đúng là một nhà thơ thân quen từ chòm xóm đến
ngoài đời.
Và chẳng lẽ nói rằng : "người sao, tới lúc mệnh chung cũng thể hiện ra vậy",
tâm tư, tình cảm nhà thơ Tô Kiều Ngân rất hiền hoà, vị tha, khiêm tốn ...đến
nỗi không ai có thể nghĩ ông là một đối thủ, trong mọi mặt, bởi cái thực tài
của Thi sĩ, ngâm sĩ, nhạc sĩ Tô Kiều Ngân quả là vĩnh cửu với không gian và
thời gian, một giọng Huế tiêu biểu, mà tôi đã có dịp hân hạnh diện kiến ông nhiều
lần ở Saigon trước khi tôi "quy Mã".
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIỌNG HUẾ TRONG THƠ CA - CAO MỴ NHÂN
GIỌNG HUẾ TRONG THƠ CA - CAO MỴ NHÂN
Cũng chỉ tại hình ảnh một con thuyền trôi trên sông Hương, mà bao người đứng
trước lớp phế hưng Huế phải giao động buồn nhớ.
Nỗi nhớ hiển hiện trong văn chương, thì chỉ cần mở sách báo ra đọc bất kể thơ
ca nhạc hoạ vv...đều thấy Huế, khỏi tìm kiếm thêm.
Song không nói văn hoa óng ả "nỗi nhớ" chi cho mệt, chỉ cần nói
"cái nhớ" Huế thông thường thôi, đã khiến cả một trời dĩ vãng trong
giọng nói của anh hiện ra rồi.
Cả một trời dĩ vãng
Trong giọng nói của anh
Cả cuộc tình lãng đãng
Trôi mau cùng xuân xanh ...
(Khi đứng nhìn
mưa CMN)
Ấy bởi tui đờn bà, nên viết rứa, chớ tui thề không viết nữa Huế của anh
mô, nhưng lạ thiệt, "cái nhớ" Huế nó cứ đi vào tâm tư tình cảm
Huế, suốt một thời son giá, nằm giữa lòng Huế, mà vẫn không chừa thương nhớ Huế
mới khổ làm sao.
Đã thế trưa ni hờn anh quá, lại nằm coi hình ảnh cái đám ma nhà thơ, ngâm sĩ Tô
Kiều Ngân ở Saigon, đồng thời nghe những giọng ngâm thực sự Huế qua bài "Giọng
Huế" của Tô Kiều Ngân, ôi, chẳng vướng víu với ai Huế, ngoại trừ ông chồng
Huế đã qua đời từ năm 2006, mà bỗng thấy lòng...tan nát chi lạ.
Thi sĩ Tô Kiều Ngân lấy cái biệt hiệu đã dịu dàng rồi, mà cái tên thiệt của nhà
thơ Huế, còn mộng mơ hơn, mới nguỵ chớ.
Thi sĩ Thiếu tá VNCH Lê Mộng Ngân (1926- 2012 ), tức khi mãn phần ông "mới
có" 86 tuổi thôi.
Cha chả, có 2 điều tui phải xin lỗi quý vị, là tại sao tui phải ghi rõ thi sĩ
Tô Kiều Ngân là thiếu tá VNCH, bởi vì ri, đám ma của nhà thơ ngâm sĩ Tô
Kiều Ngân đông lắm, không kể những thân hữu, chiến hữu, văn nghệ sĩ VNCH xưa,
còn có giới văn nghệ sĩ và phần hành trách nhiệm an ninh xã hội đương thời.
Chỉ có một điều là trong tang lễ vị thiếu tá Chiến tranh chính trị / Tâm lý
chiến chế độ VNCH, sĩ quan cựu tù cải tạo về, họ chỉ nhắc tới danh nghĩa "ông
là một nghệ sĩ thổi sáo, có danh hiệu là Tô Lang", cũng chẳng hề nói thổi
sáo cho ai nghe và ở khung cảnh nào.
Thí dụ như trong Ban thi ca Tao Đàn, tiếng nói của Thơ văn miền Tự Do, do
thi sĩ Đinh Hùng phụ trách, với sự cộng tác của Thanh Nam, Tô Kiều Ngân, Văn
Quang, Thái Thuỷ vv...
Toàn là những Văn nghệ sĩ Tâm Lý Chiến hạng nặng, có vị còn là quan 5, như nhà
văn Văn Quang, hiện kẹt lại trong nước.
Một đám tang bề thế trong lễ nghi gia đình, và ngoài xã hội, không chê trách
được, có lẽ qua hình ảnh này, Việt Cộng cũng phải ngả nón chào.
Đó là một đám tang có chuẩn bị, từ ban thờ, chư tăng niệm Phật, cỗ sự, tang
nghi, có cả bức chân dung thi sĩ thiếu tá Tô Kiều Ngân mặc Quốc phục, áo the và
khăn đóng đều mầu đen, nghĩa là ông chết trong tinh thần hoàn toàn dân tộc
tính.
Thay vì, nếu ngày xưa trước 30-4 -1975, hoặc lưu vong ở hải ngoại này, quan tài
ông sẽ được phủ lá cờ vàng 3 sọc đỏ, mà gần như suốt cuộc đời ông đã hết mình
vì sắc cờ vàng này.
Thi sĩ Tô Kiều Ngân là một trong 2 tác giả viết bài nhạc cờ bay trên cổ thành
Quảng Trị, nhưng không "khoe" ra bao giờ, còn ký tên Kim Hoa.
Trong đám tang Thi sĩ Tô Kiều Ngân, tang gia và có lẽ cũng có sự tiếp tay của
văn thi hữu, người ta đã mở bài thơ "Giọng Huế" của nhà thơ Tô Kiều
Ngân, do ca sĩ Bảo Yến hát...
...Nếu lại được em ru bằng giọng Huế
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt
Chết cũng đành, không nuối tiếc chi mô ...
( Giọng Huế Tô Kiều Ngân
)
Rồi một loạt các thân hữu, văn nghệ sĩ, thắp hương và bầy tỏ niềm thương nỗi
tiếc nhà thơ Huế rất Huế này,
ra đi về cõi vĩnh hằng.
Điều tui chú ý hơn cả là 6 vị khách vào hạng tuổi bát tuần, chia nhau đứng 3
người mỗi bên linh cữu nhà thơ Tô Kiều Ngân, với giọng bái biệt thật hào sảng,
mạch lạc, rất lính xưa.
Là một người hô to :" nghiêm " rồi " chào ", lập tức 6
người giơ tay chào kiểu QL/ VNCH, còn thêm câu chót " một phút mặc niệm
", thì trời ơi, đánh cho chết cái linh cảm của tui, 6 vị đó nhứt định là
phe ta giày sô, nón sắt trước 1975 rồi.
Phút động quan bắt đầu, băng thơ Tống Biệt Hành của thi sĩ tiền chiến Thâm Tâm,
đã được nhà thơ Tô Kiều Ngân diễn ngâm, đưa tiễn chính ngâm sĩ lên đường đi
Bình Hưng Hoà, để vô hoả tháp, vào thiên cổ .
Phủ trên cỗ sự thi sĩ Tô Kiều Ngân là một tấm khăn lớn sắc vàng, mầu Hoàng kỳ
VNCH, trải phẳng phiu, phủ kín quan tài, đi bồng bềnh trong lời thơ tống biệt :
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng...
( Tống Biệt Hành Thâm Tâm )
Thật quả là miên man khi tui chỉ định viết về giọng Huế nơi một con thuyền,
trôi trên dòng Hương Giang ấy , song đã nghe " Giọng Huế " của thi sĩ
Tô Kiều Ngân
rồi, thì chả biết về sau có bài diễn tả giọng Huế nào hay hơn, chớ hiện nay vẫn
chỉ " Giọng Huế" của ngâm sĩ Tô Lang là bay bổng tuyệt vời :
Hẹn chi rứa, răng chừ em sợ lắm
Mạ ngày xưa cũng từng nói như em
Anh mất mạ càng thương em tha thiết
Như từng thương câu hát Huế êm đềm ...
( Giọng Huế Tô Kiều Ngân
)
Để kết thúc về tư tưởng " Giọng Huế trong thơ ca " tui xin đan cử có
2 nhân vật điển hình, mà sự nghiệp của quý vị ấy đi từ chất liệu " Giọng
Huế " đã quyến rũ tha nhân, đã thuyết phục đa số thường dân cũng như văn nghệ
sĩ các giới " ta và địch (nếu có) "là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 -
2001) và thi sĩ Tô Kiều Ngân (1926 - 2012) .
Mà, tang lễ của nhị vị này khá đông người đưa tiễn, khá nhiều vòng hoa tưởng
niệm, khá quên lằn ranh Quốc cộng.
Không phải vì ai, chính ở cái thực tài vượt trên mọi xu hướng chính trị, mọi
quan điểm cá nhân.
Để chứng minh cho quý vị thấy, là linh cữu Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm đó, quàn
tại tư gia là một biệt thự nhỏ ở tận cùng con hẻm lớn kia, vòng hoa đã để từ
trong nhà ra suốt con hẻm, tới mí đường cái lớn, 2,3 lớp, ngó như một bức
trường thành hoa vậy.
Đám tang Trịnh nhạc sĩ trẻ trung hơn, 62 tuổi, nên bạn giới trẻ nhiều hơn,
nhưng lại không toát ra được cái nét thơ mộng như đám tang Tô thi sĩ.
Đám tang Thi sĩ Tô Kiều Ngân đúng là một nhà thơ thân quen từ chòm xóm đến
ngoài đời.
Và chẳng lẽ nói rằng : "người sao, tới lúc mệnh chung cũng thể hiện ra vậy",
tâm tư, tình cảm nhà thơ Tô Kiều Ngân rất hiền hoà, vị tha, khiêm tốn ...đến
nỗi không ai có thể nghĩ ông là một đối thủ, trong mọi mặt, bởi cái thực tài
của Thi sĩ, ngâm sĩ, nhạc sĩ Tô Kiều Ngân quả là vĩnh cửu với không gian và
thời gian, một giọng Huế tiêu biểu, mà tôi đã có dịp hân hạnh diện kiến ông nhiều
lần ở Saigon trước khi tôi "quy Mã".
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)