Mỗi Ngày Một Chuyện
GIỌT LỆ KHÔ - CAO MỴ NHÂN
GIỌT LỆ KHÔ - CAO MỴ NHÂN
Cách
đây 35 năm, nếu bạn văn thơ nào, còn lang thang như tôi, đều hình dung lại được
cái khung cảnh miền nam VN nói chung, hay cái nôi của những đồn đại, suy diễn
Saigon nói riêng, thì sau này cảm thấy ...vui vui nhớ về một dĩ vãng ...ma ma
Phật Phật cũng đầy hứng thú.
Bấy
giờ, 1982, đã lác đác sĩ quan chế độ cũ từ các trại tù cải tạo trở về với gia
đình. Số người dân từ thành phố đi kinh tế mới cũng đã lục tục tự ý bỏ núi rừng
ruộng rẫy trở lại thành phố, không cần lệnh ai, và cũng không sợ quyền lực nào
cả.
Chỉ
khó một điều là làm sao sinh sống được yên lành.
Tuy
nhiên điều lo lắng kiếm cách sinh nhai, cũng không còn là vấn nạn khủng khiếp
nữa. Bởi vì người dân miền nam VN có thể khởi sự sống kiểu lộng giả thành
chân, hay thoạt thì chỉ đùa thôi, nhưng sau mọi chuyện biến thành sự thật lúc
nào không hay.
Thí
dụ: cựu trung tá VNCH Lê Văn Cần, gốc Võ Bị Đà Lạt từ những ngày chúng tôi còn
học nữ trung học Trưng Vương.
Sau
có thời ông giữ chức Trung tâm trưởng Trung Tâm Hành quân QĐI/QKl.
Khi
ra tù, ông cùng các con trai nhào nặn than bùn ngay tại sân nhà "villa"
ở đường Thánh Mẫu Tân Bình. Phơi những nắm than quả bàng khắp sân nhà...
Đồng
thời lại đến lò gạch đặt những chiếc lò nấu than quả bàng đó, do ông "design",
rồi cha con chia nhau đi bỏ mối hàng chợ, đi bán rong quanh các đường phố....
Hình
ảnh một vị trung tá "cũ" như vậy, tránh sao khỏi nỗi đau lòng huynh
đệ chi binh phe ta.
Ấy
vậy mà còn văn nghệ nữa chứ. Sẵn có giáo sư Nguyễn Tường Ánh cũng hết vòng lao lý
sau đó vài tháng, vị giáo sư dòng họ Nguyễn Tường, trưởng nam nhà văn danh
tiếng Hoàng Đạo trong Tự Lực Văn Đoàn.
Nhị
vị đương nêu, 2 người xài xe đạp cho tiện bề mưu sinh kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa, đã
rong rả quanh khu chợ ông Tạ.
Một
vị như đã kể là
bán dạo than đất quả bàng, còn một vị vốn gốc giáo sư, có lẽ đi tù vì đảng phái
hay dòng họ nhà văn lớn, cụ Hoàng Đạo thân sinh giáo sư Nguyễn Tường Ánh, từng là Bộ
trưởng trong nội các của già Hồ năm 1945, hoá cho nên cộng sản thù hằn trí thức
tiểu tư sản là phương châm của đám " duy vật " đó rồi .
Nhị
vị trung tá Lê văn Cần và nhà văn Nguyễn Tường Ánh ghé tệ xá tôi đúng nghĩa là
căn nhà đầu hẻm cụt 117/2 Huỳnh văn Bánh Phú Nhuận, mời tôi cùng quý vị đi xem
một cái dương cầm cũ nát của bạn tôi muốn bán, cũng quanh chợ ông Tạ thôi.
Thế
là quan 5 Cần phải tháo cái giỏ than quả bàng và vài cái bếp lò, để lại ngay
phòng khách bé như "cái lỗ mũi" nhà tôi, để tôi có thể ngồi thay vào
chỗ 2 giỏ than quả bàng hằng ngày của quan 5 vẫn đi bỏ mối khách quen, là chính
phe ta QL/VNCH, đôi khi có khách mới xa lạ, nhưng chẳng ăn nhằm gì, miễn duy
trì cách sinh hoạt bình thường .
Chúng
tôi gồm 3 người, giáo sư Nguyễn Tường Ánh một mình một xe, vừa đạp vừa hát nhỏ
nhỏ bài gì đó, trung tá Lê Văn Cần vì có thời phục vụ chung đơn vị với tôi, tức
là ở Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, nên thân hơn, tôi vẫn có thể nhõng nhẽo kiểu đàn em, là cái chắc, vì
tôi cũng đã có nhiều dịp thăm ông bà Cần, chị ấy là giáo viên mẫu giáo gương
mẫu, tên Bích Vân.
Chuyến
mua đi bán lại dương cầm cũ, chẳng "thành công" gì cả. Giáo sư Nguyễn
Tường Ánh còn là tay dương cầm khá lừng danh, nhưng ông chỉ tiêu khiển chứ
không phải trình diễn chuyên nghiệp.
Cuộc
sống của ông giáo sư vô cùng kín đáo, không thích ...ồn ào, trái lại trung tá
Lê Văn Cần với tôi thì cứ như ...đại hội toàn quân, cứ sợ là không còn cơ hội
gặp nhau nữa, nên nói cười thỏa thích.
Chẳng
biết sau đó về, quan 5 Cần có bán thêm được gì không, nhưng vốn sĩ quan VNCH ta
là lúc nào cũng hào hoa phong nhã, nên đã " tiếp tân" hạn chế mỗi
người một tô canh bún rau muống ở ngay cửa chợ ông Tạ, trên 3 cái ghế hàng quà
rong , ngoài Trung ...tôi kêu là cái đòn, trung tá Cần dân tác chiến nên quả
một tô canh bún Xã hội Chủ nghĩa chả bõ dính răng .
Nhưng
vui xuân đâu quên nhiệm vụ, ăn cho đã rồi vợ con phiêu lưu dế mèn sao? Sơ sơ
văn nghệ thôi chớ.
Tôi
thì có vẻ thích cười nhiều hơn ăn, là vì tôi cứ nhớ lại trước 30-4-1975, trung
tá Cần mà bây giờ tôi vẫn nhớ nụ cười bao dung của ông, ông nháy mắt: " Ăn
đi chứ, canh bún thì vậy thôi, ngon đấy."
Sau
này chúng tôi đã qua Mỹ theo diện HO. Hai lần qua miền đông ra mắt sách, họp Ái
hữu Trung học Trưng Vương, vì bà Cần cũng học chung trường xưa, gặp lại ông bà,
như gặp lại khá đông quý vị thân quen cũ .
Trung
tá Lê Văn Cần và phu nhân đã cùng bằng hữu qua cơn bĩ cực, tới hồi thới lai,
chúng tôi đều mừng tái ngộ bên trời đất khách .
Song
cuộc vui nào hình như không thể kéo dài thêm, khi ngày tháng thi nhau bước về
quá khứ.
Cách đây có lẽ đã chục năm hơn, trên
chuyến xe đò Hoàng từ San Jose về thủ đô tị nạn Bolsa, tôi bắt gặp hình ảnh lủi
thủi, bơ vơ của một phụ nữ cao tuổi, tôi thốt gọi :
"
Chị Bích Vân, đi một mình hả? "
Câu
đầu tiên chị nói với tôi mặc dầu chị cố cười héo hắt :
"
Có biết anh Cần mất rồi không ? Buồn lắm ! "
Chúng
tôi lặng nhìn nhau, tôi chỉ ngó chị buồn mà buồn theo...chị nói tiếp: "
Ông ấy cứ ngủ cả khi ban ngày, một thời gian rồi ngủ quên luôn không dậy nữa.
Con cái nó thấy mình buồn quá, nó bảo mình đi chơi cho khuây khỏa ...
Tôi
vẫn không nói được gì thêm, dẫu sao anh chị ấy sống với nhau rất hạnh phúc là
đáng kể rồi.
Con
trai tôi tới bến xe đò Hoàng ở cửa chợ ABC, gần Phước Lộc Thọ, đón tôi. Tôi nói
chị quả phụ trung tá Lê Văn Cần là để cháu chở chị tới nơi chị muốn đến, đó là
nhà Thiếu tá Hoàng Xuân Đạm, chánh văn phòng Đại tá Hoàng Mạnh Đáng, Tham Mưu
Trưởng Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi.
Tất
cả những gì quanh tôi nơi miền địa đầu giới tuyến đã mỗi lúc mỗi quạnh vắng đi
...
Không
có giọt nước mắt nào chảy ra ngay tức khắc, nhưng bỗng có lúc nước mắt đã dấu
kỹ trong tâm tư tình cảm những người lính một thời chung chiến tuyến, phải chia
tay nhau bốn bể năm châu, mà vẫn không tròn vẹn được tháng ngày mất mát..hình
như mới trào ra lặng lẽ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIỌT LỆ KHÔ - CAO MỴ NHÂN
GIỌT LỆ KHÔ - CAO MỴ NHÂN
Cách
đây 35 năm, nếu bạn văn thơ nào, còn lang thang như tôi, đều hình dung lại được
cái khung cảnh miền nam VN nói chung, hay cái nôi của những đồn đại, suy diễn
Saigon nói riêng, thì sau này cảm thấy ...vui vui nhớ về một dĩ vãng ...ma ma
Phật Phật cũng đầy hứng thú.
Bấy
giờ, 1982, đã lác đác sĩ quan chế độ cũ từ các trại tù cải tạo trở về với gia
đình. Số người dân từ thành phố đi kinh tế mới cũng đã lục tục tự ý bỏ núi rừng
ruộng rẫy trở lại thành phố, không cần lệnh ai, và cũng không sợ quyền lực nào
cả.
Chỉ
khó một điều là làm sao sinh sống được yên lành.
Tuy
nhiên điều lo lắng kiếm cách sinh nhai, cũng không còn là vấn nạn khủng khiếp
nữa. Bởi vì người dân miền nam VN có thể khởi sự sống kiểu lộng giả thành
chân, hay thoạt thì chỉ đùa thôi, nhưng sau mọi chuyện biến thành sự thật lúc
nào không hay.
Thí
dụ: cựu trung tá VNCH Lê Văn Cần, gốc Võ Bị Đà Lạt từ những ngày chúng tôi còn
học nữ trung học Trưng Vương.
Sau
có thời ông giữ chức Trung tâm trưởng Trung Tâm Hành quân QĐI/QKl.
Khi
ra tù, ông cùng các con trai nhào nặn than bùn ngay tại sân nhà "villa"
ở đường Thánh Mẫu Tân Bình. Phơi những nắm than quả bàng khắp sân nhà...
Đồng
thời lại đến lò gạch đặt những chiếc lò nấu than quả bàng đó, do ông "design",
rồi cha con chia nhau đi bỏ mối hàng chợ, đi bán rong quanh các đường phố....
Hình
ảnh một vị trung tá "cũ" như vậy, tránh sao khỏi nỗi đau lòng huynh
đệ chi binh phe ta.
Ấy
vậy mà còn văn nghệ nữa chứ. Sẵn có giáo sư Nguyễn Tường Ánh cũng hết vòng lao lý
sau đó vài tháng, vị giáo sư dòng họ Nguyễn Tường, trưởng nam nhà văn danh
tiếng Hoàng Đạo trong Tự Lực Văn Đoàn.
Nhị
vị đương nêu, 2 người xài xe đạp cho tiện bề mưu sinh kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa, đã
rong rả quanh khu chợ ông Tạ.
Một
vị như đã kể là
bán dạo than đất quả bàng, còn một vị vốn gốc giáo sư, có lẽ đi tù vì đảng phái
hay dòng họ nhà văn lớn, cụ Hoàng Đạo thân sinh giáo sư Nguyễn Tường Ánh, từng là Bộ
trưởng trong nội các của già Hồ năm 1945, hoá cho nên cộng sản thù hằn trí thức
tiểu tư sản là phương châm của đám " duy vật " đó rồi .
Nhị
vị trung tá Lê văn Cần và nhà văn Nguyễn Tường Ánh ghé tệ xá tôi đúng nghĩa là
căn nhà đầu hẻm cụt 117/2 Huỳnh văn Bánh Phú Nhuận, mời tôi cùng quý vị đi xem
một cái dương cầm cũ nát của bạn tôi muốn bán, cũng quanh chợ ông Tạ thôi.
Thế
là quan 5 Cần phải tháo cái giỏ than quả bàng và vài cái bếp lò, để lại ngay
phòng khách bé như "cái lỗ mũi" nhà tôi, để tôi có thể ngồi thay vào
chỗ 2 giỏ than quả bàng hằng ngày của quan 5 vẫn đi bỏ mối khách quen, là chính
phe ta QL/VNCH, đôi khi có khách mới xa lạ, nhưng chẳng ăn nhằm gì, miễn duy
trì cách sinh hoạt bình thường .
Chúng
tôi gồm 3 người, giáo sư Nguyễn Tường Ánh một mình một xe, vừa đạp vừa hát nhỏ
nhỏ bài gì đó, trung tá Lê Văn Cần vì có thời phục vụ chung đơn vị với tôi, tức
là ở Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI, nên thân hơn, tôi vẫn có thể nhõng nhẽo kiểu đàn em, là cái chắc, vì
tôi cũng đã có nhiều dịp thăm ông bà Cần, chị ấy là giáo viên mẫu giáo gương
mẫu, tên Bích Vân.
Chuyến
mua đi bán lại dương cầm cũ, chẳng "thành công" gì cả. Giáo sư Nguyễn
Tường Ánh còn là tay dương cầm khá lừng danh, nhưng ông chỉ tiêu khiển chứ
không phải trình diễn chuyên nghiệp.
Cuộc
sống của ông giáo sư vô cùng kín đáo, không thích ...ồn ào, trái lại trung tá
Lê Văn Cần với tôi thì cứ như ...đại hội toàn quân, cứ sợ là không còn cơ hội
gặp nhau nữa, nên nói cười thỏa thích.
Chẳng
biết sau đó về, quan 5 Cần có bán thêm được gì không, nhưng vốn sĩ quan VNCH ta
là lúc nào cũng hào hoa phong nhã, nên đã " tiếp tân" hạn chế mỗi
người một tô canh bún rau muống ở ngay cửa chợ ông Tạ, trên 3 cái ghế hàng quà
rong , ngoài Trung ...tôi kêu là cái đòn, trung tá Cần dân tác chiến nên quả
một tô canh bún Xã hội Chủ nghĩa chả bõ dính răng .
Nhưng
vui xuân đâu quên nhiệm vụ, ăn cho đã rồi vợ con phiêu lưu dế mèn sao? Sơ sơ
văn nghệ thôi chớ.
Tôi
thì có vẻ thích cười nhiều hơn ăn, là vì tôi cứ nhớ lại trước 30-4-1975, trung
tá Cần mà bây giờ tôi vẫn nhớ nụ cười bao dung của ông, ông nháy mắt: " Ăn
đi chứ, canh bún thì vậy thôi, ngon đấy."
Sau
này chúng tôi đã qua Mỹ theo diện HO. Hai lần qua miền đông ra mắt sách, họp Ái
hữu Trung học Trưng Vương, vì bà Cần cũng học chung trường xưa, gặp lại ông bà,
như gặp lại khá đông quý vị thân quen cũ .
Trung
tá Lê Văn Cần và phu nhân đã cùng bằng hữu qua cơn bĩ cực, tới hồi thới lai,
chúng tôi đều mừng tái ngộ bên trời đất khách .
Song
cuộc vui nào hình như không thể kéo dài thêm, khi ngày tháng thi nhau bước về
quá khứ.
Cách đây có lẽ đã chục năm hơn, trên
chuyến xe đò Hoàng từ San Jose về thủ đô tị nạn Bolsa, tôi bắt gặp hình ảnh lủi
thủi, bơ vơ của một phụ nữ cao tuổi, tôi thốt gọi :
"
Chị Bích Vân, đi một mình hả? "
Câu
đầu tiên chị nói với tôi mặc dầu chị cố cười héo hắt :
"
Có biết anh Cần mất rồi không ? Buồn lắm ! "
Chúng
tôi lặng nhìn nhau, tôi chỉ ngó chị buồn mà buồn theo...chị nói tiếp: "
Ông ấy cứ ngủ cả khi ban ngày, một thời gian rồi ngủ quên luôn không dậy nữa.
Con cái nó thấy mình buồn quá, nó bảo mình đi chơi cho khuây khỏa ...
Tôi
vẫn không nói được gì thêm, dẫu sao anh chị ấy sống với nhau rất hạnh phúc là
đáng kể rồi.
Con
trai tôi tới bến xe đò Hoàng ở cửa chợ ABC, gần Phước Lộc Thọ, đón tôi. Tôi nói
chị quả phụ trung tá Lê Văn Cần là để cháu chở chị tới nơi chị muốn đến, đó là
nhà Thiếu tá Hoàng Xuân Đạm, chánh văn phòng Đại tá Hoàng Mạnh Đáng, Tham Mưu
Trưởng Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI của ...tôi.
Tất
cả những gì quanh tôi nơi miền địa đầu giới tuyến đã mỗi lúc mỗi quạnh vắng đi
...
Không
có giọt nước mắt nào chảy ra ngay tức khắc, nhưng bỗng có lúc nước mắt đã dấu
kỹ trong tâm tư tình cảm những người lính một thời chung chiến tuyến, phải chia
tay nhau bốn bể năm châu, mà vẫn không tròn vẹn được tháng ngày mất mát..hình
như mới trào ra lặng lẽ ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)