Mỗi Ngày Một Chuyện
GIỮ LỬA THẦN - CAO MỴ NHÂN
GIỮ
LỬA THẦN
- CAO MỴ NHÂN
Khi thấy tôi lơ đãng ngó đâu đâu, bà bạn
tên May của tôi , nhà ở bên kia đường, cười hơ hớ một cách dễ ghét,
" mợ" ta bèn nói :
Này, mình quen thân một con mệ tức cười
lắm , khi mô nói chuyện, hắn cũng có chữ " anh " đầu câu mới chết chớ
.
Nghe chữ " anh ", tôi hốt hoảng
trở về cõi thực, hỏi cho ra lẽ
" anh mô ", vì mợ nớ dư biết
mình hay kể chuyện " anh" cho mợ nghe .
Con mệ Tám ở Gia Hội xưa, quen không?
Không quen, không nói à? Hay tôi giới
thiệu bà cho soái chủ
" cà kê dê ngỗng " nha ?
Chớ răng có " Mỗi ngày một chuyện
" không đưa người ta lên, mà phải " cà kê dê ngỗng " ?
Lên đâu?
Lên cái " Mỗi ngày..." đó tề .
Đồng ý, vậy bà định bày tỏ chuyện gì, thế
nào ?
Số là thế này : con mệ Tám đó, hắn cứ mở miệng ra , là phải có chữ " anh"
thay cho dấu gạch đầu dòng, thí dụ :
Anh chở em đi chợ ...
Anh dẹp cho em đống đồ đang để trên bàn...
Anh đưa em đi lấy quần áo kẻo hết đồ đi
chơi ...
Anh điện thoại hỏi mụ X có đi Nhật với em
không?
Anh...
Thôi bà, tôi không muốn nghe nữa, sốt ruột
quá.
Bà May cười như được hả dạ điều gì, đoạn
kháy tôi, chớ không phải bà cũng gọi " anh" hoài trong thơ ca đó à ?
Bà nói mới lạ, trong thơ mà không có anh
em, thì đọc biểu ngữ... cho rồi.
Tôi kể cho bà May nghe, hồi tôi mới "
quy Mã ", tôi đến nhà họ hàng, họ dặn tôi là, nếu tình cờ tôi bị Mỹ hỏi
mánh : " you red ? ", tôi phải lập tức trả lời " I no" .
Tôi bèn đóng tập bản thảo khoảng 100 bài
thơ đấu tranh, tất nhiên là chống cộng, và một lô bực bội về những vấn nạn xã
hội bên quê nhà, CSVN đã đối xử tàn ác đối với sĩ quan VNCH cả trong tù lẫn
ngoài xã hội, nhờ bạn bè đánh máy để chuẩn bị đi in, xuất bản, phát hành vv...
Mấy năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tôi
rất năng nổ, luôn luôn tham dự các buổi giới thiệu thơ nghịch lý của giáo sư
Phan Ngô, luôn ngâm những bài thơ của nhà văn Duy Lam như : " Chiếc kẹo
nhỏ trong bàn tay người chết" , về cái chết của trung tá Nguyễn Khoa Dánh lúc hấp hối ở trong
tù, muốn được ăn một chiếc kẹo nhỏ .
Anh em tù đã tìm được một chiếc kẹo, nhưng
vừa để vô tay trung tá Nguyễn Khoa Dánh, thì ông lịm dần ...chết khổ .
Cũng thế , nhà văn Duy Lam còn có bài thơ
diễn tả qua bài viết tạp ghi Chốn Bụi Hồng của tôi, là " Mây" , tức
nữ đại uý Nguyễn Thị Vân rất đẹp, chị là con nhà giầu, hoa khôi Cục Quân y QL/
VNCH .
Chị đại uý Vân bị bịnh trầm cảm nặng, nhất
định chết, chứ không uống thuốc xuyên tâm liên của CSVN.
Trước khi chết, chị Vân muốn mặc quần áo đẹp của chị, nhưng 2
chị Kim Hạnh B trưởng và Bích Nga A trưởng nhà 3 chúng tôi, được kêu lên chứng
kiến buổi tử biệt, thì họ đã bó xác chị đại uý Vân trong bộ đồ tù đem chôn .
Bài thơ tên" Hãy làm đẹp cho tôi khi
tôi chết " của Duy Lam chỉ cần diễn tả thiết tha, anh đã trở thành...thi
sĩ .
Với 2 bài này, chúng tôi đã mau chóng
thành lập một " Dòng Thơ Trong Tù ", và được mời đi các nơi có người
Việt tị nạn trình bầy. Tất nhiên là ...thành công rồi.
Tôi hầu như là chuyên ngâm thơ của quý thi
sĩ vừa ở tù về , các bài thơ viết trong lao lý của giáo sư Phan Ngô, giáo sư
Nguyễn Sỹ Tế, thi sĩ trung tá Cung Trầm Tưởng, nhà văn trung tá Duy Lam và
chính tôi, vv...
Qua những sự kiện mất mát to lớn, kiệt quệ
của những huynh đệ chi binh trước thời cuộc bi thảm, tôi nghĩ ít nhiều thì tâm
tư tình cảm cũng hao mòn cả từ thể chất, lẫn tinh thần ...
Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay
phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết
sau 30-4-1975 .
Do đó, nhân vật " Anh" đã hiện diện trong thơ tôi như
một chia sẻ biến cố .
Tôi tạm thời chưa in tập thơ " tù
" cải tạo, mà miệt mài viết và in toàn thơ tình bấy nay .
Có phải sau một trăm năm trái tim vẫn trẻ,
vẫn tươi, vẫn nồng nàn say đắm.
Còn sau một trăm năm, ngọn lửa đấu tranh
phải giữ kỹ như các trinh nữ phải thay phiên nhau giữ ngọn lửa thần, không được
để lửa tắt trong đền thờ thần lửa của các dân tộc truyền kỳ huyền thoại mà quý
vị đã từng nghe qua.
Bà May chép miệng như thằn lằn tặc lưỡi
tiếc của:
" khó nhỉ ? "
Tôi được nhập đồng , hét luôn: Chớ làm sao
dễ ? Sống đời thường đã khó rồi, nay lại phải sống để nuôi dưỡng ý chí đấu
tranh, tư tưởng phải bền bỉ trước thời gian dài lâu thử thách ...
Bà May bị tôi " tám" cuốn hút,
khiến tôi cũng bất chợt thương bà chả biết có " nhẹ dạ " không, chứ
tôi thì nhẹ dạ cũng có "chứng chỉ hành nghề " ...
Tôi phải dừng lại, để chiêu niệm hồn mình
đang rộng mở thênh thang mỗi khi gặp " anh thân kính, anh vô cùng huyễn
hoặc ..."
Rằng với anh, thần tượng từ thời xưa đến
thủa nay, tôi cảm thấy anh rất hết lòng trong mọi trạng thái tinh thần của
người lính VNCH, là trong tác chiến đã hăng say, mà trong yêu đương càng mê đắm
...
Bà May cứ dập dồn đặt những câu hỏi về
chiến sĩ VNCH xưa, rồi ngập ngừng " ask a question " với một ngón tay
đưa ra trước mặt.
Tôi phát buồn cười, tám tiếp : " Bà
hiểu ý tôi rồi chứ, trong hai lãnh vực khó nhất trên đời đối với người lính
VNCH là chiến đấu dẹp thù và yêu thương thân hữu, thân nhân, vì thế đối với tôi
ngày xưa trước 30 - 4 -1975, trọng tâm của công tác xã hội là gia đình quân
nhân các cấp.
Hình như bà May không dám coi thường hình
ảnh bà Tám ở Gia Hội Huế nữa, bậc phụ nữ mà chữ " anh " luôn đặt hàng
đầu trước mọi vấn đề, vì chỉ có " anh " mới làm được, mới có trách
nhiệm, mới làm nên tất cả .
Tôi nghe thấm tiếng thở dài rất nhẹ của bà
May, rồi tiếng dép cũng rất nhẹ của người cùng phố, bà May đã bỏ về nhà bên kia
đường vì không lôi kéo được tôi vô tiến trình tranh đấu cho phái nữ không bị
chi phối, không bị bỏ rơi trước nhân vật anh, như tôi vẫn hằng ngày tụng ca anh
nơi thơ phú vv...
Bà May không biết là sự được thoải mái
nghĩ tới anh, thân kính quý mến vv...anh, tôi cũng đã như người ngậm ngải tìm
trầm ở chốn rừng sâu đầy chông gai và bão tố...
Thế nên, đã từ bao giờ dòng nước mắt tuôn
ra...để cũng tự bao giờ hình ảnh não nùng nhưng say đắm của người tình si ẩn
hiện trong ...văn chương mà mình ủ kín tháng ngày viết lách ...thật mơ màng,
lãng mạn ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GIỮ LỬA THẦN - CAO MỴ NHÂN
GIỮ
LỬA THẦN
- CAO MỴ NHÂN
Khi thấy tôi lơ đãng ngó đâu đâu, bà bạn
tên May của tôi , nhà ở bên kia đường, cười hơ hớ một cách dễ ghét,
" mợ" ta bèn nói :
Này, mình quen thân một con mệ tức cười
lắm , khi mô nói chuyện, hắn cũng có chữ " anh " đầu câu mới chết chớ
.
Nghe chữ " anh ", tôi hốt hoảng
trở về cõi thực, hỏi cho ra lẽ
" anh mô ", vì mợ nớ dư biết
mình hay kể chuyện " anh" cho mợ nghe .
Con mệ Tám ở Gia Hội xưa, quen không?
Không quen, không nói à? Hay tôi giới
thiệu bà cho soái chủ
" cà kê dê ngỗng " nha ?
Chớ răng có " Mỗi ngày một chuyện
" không đưa người ta lên, mà phải " cà kê dê ngỗng " ?
Lên đâu?
Lên cái " Mỗi ngày..." đó tề .
Đồng ý, vậy bà định bày tỏ chuyện gì, thế
nào ?
Số là thế này : con mệ Tám đó, hắn cứ mở miệng ra , là phải có chữ " anh"
thay cho dấu gạch đầu dòng, thí dụ :
Anh chở em đi chợ ...
Anh dẹp cho em đống đồ đang để trên bàn...
Anh đưa em đi lấy quần áo kẻo hết đồ đi
chơi ...
Anh điện thoại hỏi mụ X có đi Nhật với em
không?
Anh...
Thôi bà, tôi không muốn nghe nữa, sốt ruột
quá.
Bà May cười như được hả dạ điều gì, đoạn
kháy tôi, chớ không phải bà cũng gọi " anh" hoài trong thơ ca đó à ?
Bà nói mới lạ, trong thơ mà không có anh
em, thì đọc biểu ngữ... cho rồi.
Tôi kể cho bà May nghe, hồi tôi mới "
quy Mã ", tôi đến nhà họ hàng, họ dặn tôi là, nếu tình cờ tôi bị Mỹ hỏi
mánh : " you red ? ", tôi phải lập tức trả lời " I no" .
Tôi bèn đóng tập bản thảo khoảng 100 bài
thơ đấu tranh, tất nhiên là chống cộng, và một lô bực bội về những vấn nạn xã
hội bên quê nhà, CSVN đã đối xử tàn ác đối với sĩ quan VNCH cả trong tù lẫn
ngoài xã hội, nhờ bạn bè đánh máy để chuẩn bị đi in, xuất bản, phát hành vv...
Mấy năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tôi
rất năng nổ, luôn luôn tham dự các buổi giới thiệu thơ nghịch lý của giáo sư
Phan Ngô, luôn ngâm những bài thơ của nhà văn Duy Lam như : " Chiếc kẹo
nhỏ trong bàn tay người chết" , về cái chết của trung tá Nguyễn Khoa Dánh lúc hấp hối ở trong
tù, muốn được ăn một chiếc kẹo nhỏ .
Anh em tù đã tìm được một chiếc kẹo, nhưng
vừa để vô tay trung tá Nguyễn Khoa Dánh, thì ông lịm dần ...chết khổ .
Cũng thế , nhà văn Duy Lam còn có bài thơ
diễn tả qua bài viết tạp ghi Chốn Bụi Hồng của tôi, là " Mây" , tức
nữ đại uý Nguyễn Thị Vân rất đẹp, chị là con nhà giầu, hoa khôi Cục Quân y QL/
VNCH .
Chị đại uý Vân bị bịnh trầm cảm nặng, nhất
định chết, chứ không uống thuốc xuyên tâm liên của CSVN.
Trước khi chết, chị Vân muốn mặc quần áo đẹp của chị, nhưng 2
chị Kim Hạnh B trưởng và Bích Nga A trưởng nhà 3 chúng tôi, được kêu lên chứng
kiến buổi tử biệt, thì họ đã bó xác chị đại uý Vân trong bộ đồ tù đem chôn .
Bài thơ tên" Hãy làm đẹp cho tôi khi
tôi chết " của Duy Lam chỉ cần diễn tả thiết tha, anh đã trở thành...thi
sĩ .
Với 2 bài này, chúng tôi đã mau chóng
thành lập một " Dòng Thơ Trong Tù ", và được mời đi các nơi có người
Việt tị nạn trình bầy. Tất nhiên là ...thành công rồi.
Tôi hầu như là chuyên ngâm thơ của quý thi
sĩ vừa ở tù về , các bài thơ viết trong lao lý của giáo sư Phan Ngô, giáo sư
Nguyễn Sỹ Tế, thi sĩ trung tá Cung Trầm Tưởng, nhà văn trung tá Duy Lam và
chính tôi, vv...
Qua những sự kiện mất mát to lớn, kiệt quệ
của những huynh đệ chi binh trước thời cuộc bi thảm, tôi nghĩ ít nhiều thì tâm
tư tình cảm cũng hao mòn cả từ thể chất, lẫn tinh thần ...
Nói theo thời đại là tư duy bị phá hủy hay
phá sản cũng vậy, tôi khơi lại ngọn lửa thơ tình, để trang trải nỗi lòng bi thiết
sau 30-4-1975 .
Do đó, nhân vật " Anh" đã hiện diện trong thơ tôi như
một chia sẻ biến cố .
Tôi tạm thời chưa in tập thơ " tù
" cải tạo, mà miệt mài viết và in toàn thơ tình bấy nay .
Có phải sau một trăm năm trái tim vẫn trẻ,
vẫn tươi, vẫn nồng nàn say đắm.
Còn sau một trăm năm, ngọn lửa đấu tranh
phải giữ kỹ như các trinh nữ phải thay phiên nhau giữ ngọn lửa thần, không được
để lửa tắt trong đền thờ thần lửa của các dân tộc truyền kỳ huyền thoại mà quý
vị đã từng nghe qua.
Bà May chép miệng như thằn lằn tặc lưỡi
tiếc của:
" khó nhỉ ? "
Tôi được nhập đồng , hét luôn: Chớ làm sao
dễ ? Sống đời thường đã khó rồi, nay lại phải sống để nuôi dưỡng ý chí đấu
tranh, tư tưởng phải bền bỉ trước thời gian dài lâu thử thách ...
Bà May bị tôi " tám" cuốn hút,
khiến tôi cũng bất chợt thương bà chả biết có " nhẹ dạ " không, chứ
tôi thì nhẹ dạ cũng có "chứng chỉ hành nghề " ...
Tôi phải dừng lại, để chiêu niệm hồn mình
đang rộng mở thênh thang mỗi khi gặp " anh thân kính, anh vô cùng huyễn
hoặc ..."
Rằng với anh, thần tượng từ thời xưa đến
thủa nay, tôi cảm thấy anh rất hết lòng trong mọi trạng thái tinh thần của
người lính VNCH, là trong tác chiến đã hăng say, mà trong yêu đương càng mê đắm
...
Bà May cứ dập dồn đặt những câu hỏi về
chiến sĩ VNCH xưa, rồi ngập ngừng " ask a question " với một ngón tay
đưa ra trước mặt.
Tôi phát buồn cười, tám tiếp : " Bà
hiểu ý tôi rồi chứ, trong hai lãnh vực khó nhất trên đời đối với người lính
VNCH là chiến đấu dẹp thù và yêu thương thân hữu, thân nhân, vì thế đối với tôi
ngày xưa trước 30 - 4 -1975, trọng tâm của công tác xã hội là gia đình quân
nhân các cấp.
Hình như bà May không dám coi thường hình
ảnh bà Tám ở Gia Hội Huế nữa, bậc phụ nữ mà chữ " anh " luôn đặt hàng
đầu trước mọi vấn đề, vì chỉ có " anh " mới làm được, mới có trách
nhiệm, mới làm nên tất cả .
Tôi nghe thấm tiếng thở dài rất nhẹ của bà
May, rồi tiếng dép cũng rất nhẹ của người cùng phố, bà May đã bỏ về nhà bên kia
đường vì không lôi kéo được tôi vô tiến trình tranh đấu cho phái nữ không bị
chi phối, không bị bỏ rơi trước nhân vật anh, như tôi vẫn hằng ngày tụng ca anh
nơi thơ phú vv...
Bà May không biết là sự được thoải mái
nghĩ tới anh, thân kính quý mến vv...anh, tôi cũng đã như người ngậm ngải tìm
trầm ở chốn rừng sâu đầy chông gai và bão tố...
Thế nên, đã từ bao giờ dòng nước mắt tuôn
ra...để cũng tự bao giờ hình ảnh não nùng nhưng say đắm của người tình si ẩn
hiện trong ...văn chương mà mình ủ kín tháng ngày viết lách ...thật mơ màng,
lãng mạn ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)