Tham Khảo

GIỮ TIẾNG VIỆT, VỮNG NƯỚC VIỆT (Trangđài Glassey-Trầnguyễn)

Ngôn ngữ vẫn luôn là linh hồn của một văn hóa. Nó là một phần của nhân diện quốc gia, là bản sắc trọng yếu của một dân tộc. Trong tiếng Việt, chúng ta tìm thấy lịch sử, nhiều mặt của di sản văn hóa,

* Viết đặc biệt theo Chủ đề Khoá TNSP thứ 25 năm 2013 do BĐD TAViet tổ chức *

1. Tiếng Việt – Công cụ tiên quyết để giữ nước

Ngôn ngữ vẫn luôn là linh hồn của một văn hóa. Nó là một phần của nhân diện quốc gia, là bản sắc trọng yếu của một dân tộc. Trong tiếng Việt, chúng ta tìm thấy lịch sử, nhiều mặt của di sản văn hóa, bản sắc dân tộc, và hồn thiêng sông núi. Giữa một thế giới toàn cầu hóa như hôm nay, ngôn ngữ là một thực thể tiêu biểu cho một văn hóa hơn cả. Đó là vì những hình thức khác của một văn hóa, chẳng hạn như ẩm thực hay trang phục hay âm nhạc, đều có thể được làm quen một cách dễ dàng, nhưng ngôn ngữ đòi hỏi một sự đầu tư và tích lũy lâu dài. Ngôn ngữ nào cũng biến người sử dụng thành công dân của văn hóa đó.

“Tiếng Việt còn, Nước Việt còn.” Tuy chúng ta có nhắc nhở nhau thường xuyên, nhưng câu nói này không bao giờ trở nên nhàm chán hay tầm thường. Ngược lại, ngay trong lúc này, khi quê hương đang một lần nữa bị nạn ngoại xâm đe dọa, thì câu nói này lại mang một giá trị chiến lược thiết yếu. Từ những trang sử giữ nước, những dòng nhạc yêu quê hương, cho đến những mạch thơ ái quốc, Tiếng Việt là sợi dây thiêng liêng mạnh mẽ nối liền tâm hồn và ý chí người Việt ở khắp mọi nơi. Tiếng Việt có mãnh lực khơi gợi trong chúng ta sự gắn bó với quê hương, và hun đúc quyết tâm gìn giữ tổ quốc. Khi chúng ta dạy con em Tiếng Việt, chúng ta đã trao cho các em công cụ tiên quyết để làm một người Việt yêu nước và vì nước. Và qua việc dạy Tiếng Việt, chính chúng ta cũng được hun đúc thêm tinh thần yêu nước và giữ nước ấy, vì dạy là học đến mười lần.

Vậy nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng, tiếng Việt là công cụ tiên quyết để giữ nước, thì câu hỏi cần đặt ra là: làm thế nào để gìn giữ tiếng Việt? Giảng dạy Việt ngữ vào cuối tuần thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần biến tiếng Việt thành mạch sống trãi dài, thẩm thấu trong mọi sinh hoạt của chúng ta và con em – ngay từ trong phôi thai. Chúng ta phải tiếp tục công việc đưa tiếng Việt vào giáo dục dòng chính, hỗ trợ cho những chương trình ở bậc đại học và hậu đại học về văn hoá, lịch sử Việt Nam.

Trong khung cảnh cộng đồng Việt hải ngoại và trong tương quan địa-phương/quốc-tế, ai cũng biết Little

Saigon, Quận Cam, vẫn luôn dẫn đầu trên cả thế giới về những sinh hoạt của người Việt hải ngoại – nhất là trong việc đấu tranh và vận động cho toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nếu New York không bao giờ ngủ, thì Quận Cam không bao giờ nghỉ. Sự hiếu động này mang lại nhiều hiệu suất, thử thách, và hứa hẹn. Chúng ta cần trang bị cho các thế hệ sau khả năng ngôn ngữ và văn hoá để tham gia vào cộng đồng nhà, tiếp tục phát triển cộng đồng, và tận dụng những thay đổi không ngừng này. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu học một ngôn ngữ là từ trong bụng mẹ, nhưng cần phải có những chương trình huấn luyện ngay từ nhỏ, trãi dài suốt cho đến đại học và sau đó. Cộng đồng Việt hải ngoại ngày càng mở rộng, và đóng vai trò tiên quyết trong công cuộc tranh đấu cho nhân quyền, dân quyền, và chủ quyền lãnh thổ tại và của Việt Nam. Tiếng Việt chính là trung tâm điểm của sự phát triển và công cuộc đấu tranh này, vì mục đích tiên quyết trong việc dạy tiếng Việt là truyền đạt lòng yêu nước Việt, yêu văn hoá Việt.

2. Biển Đông dậy lòng

Tôi muốn đặt nền tảng của bài viết ngắn này trên việc nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS). Do đó, tôi sẽ nhìn vào những biến cố đang diễn ra xoay quanh vấn đề HS-TS từ góc độ chủ quyền, thay vì từ góc độ tranh chấp. Khi gọi những biến cố này là tranh chấp, thì ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể vô tình mà đồng ý với Trung Cộng rằng đây là một vấn đề còn chưa được minh định. Khi gọi chúng là những biến cố liên quan đến chủ quyền HS-TS, chúng ta khẳng định quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong khu vực này, và xác nhận với thế giới rằng sự hiện diện của Trung Cộng là một hành động xâm lược.

Bài viết này một phần chịu ảnh hưởng tinh thần Nhân Chủ của Việt triết 1, lấy con người làm gốc, mà Triết gia Kim Định và Tác giả Việt Nhân đã khởi bàn (theo tôi, vai trò của những ai thao thức với Triết Việt và đất Việt, là tận hoạt triết lý Nhân Chủ này). Triết gia Kim Định, trong quyển Thái Bình Minh Triết, Phần II, Chương I, Đoạn 9 và 10, trang 119-120, có bàn:

“…Nho là một nền Minh Triết, một Sophia. Nói khác, nền tảng Nho nằm trong Kinh Dịch. Tinh hoa của Dịch nằm trong âm dương, Tam tài, Ngũ hành:

Âm dương là số 2 chỉ Thái Hòa
Tam Tài, số 3, chỉ Nhân Chủ
Ngũ Hành số 5, chỉ Tâm linh, huyền niệm

Như vậy cốt tủy văn hóa Việt nằm gọn trong ba bộ số 2, 3, 5, hay trong ba định đề nền tảng là: Thái Hòa, Nhân Chủ, Tâm Linh…

Số 3 (chỉ Nhân Chủ) gặp được trong những bộ ba cái chạc tìm được trong các mộ cổ Đông Sơn có thể coi như đại biểu cho vô số bộ ba khác như thắp ba nén hương, rót ba chén rượu, ba cấp bàn thờ.”

Nhà nghiên cứu Việt Nhân, trong công trình nghiên cứu ba tập Văn Hóa Thái Hòa, Tập I “Văn Hóa Đông Nam,” Chương Chín, Phần A, Đoạn III, trang 297, có ghi:

“…Một Trời, hai Đất, ba Người. Ba Người là một nét đặc trưng cho triết lý An Vi: coi Người như một tài ngang với Trời Đất, nên cũng gọi là Tham thông, cả ba tham dự. Nếu Trời làm, Đất làm, thì Người cũng làm. Có làm mới là tham thông, mới là một trong ba tài. Con Người đây là Con Người Nhân Chủ: con người làm chủ sự vật…”

Theo tinh thần Nhân Chủ này, tôi đặt con người làm trọng tâm cho việc ý thức và bảo vệ chủ quyền Biển Đông, khởi đi từ thời gian thai giáo. Do đó, tôi không nhằm vào việc phân tích lịch sử và tình hình chính trị liên quan đến HS-TS, mà mong đề ra việc xây dựng một thành lũy vững vàng trong tâm thức cộng thông của người Việt ở mọi nơi trên thế giới. Thành lũy đó chính là lòng yêu nước, cần được gieo cấy và vun bồi ngay từ trong phôi thai – qua công tác dạy và học tiếng Việt. Khi mọi người đang nô nức và quyết liệt xuống đường biểu tình để bảo vệ chủ quyền HS-TS, tôi muốn đề ra một chiến lược cần thiết cho tương lai, nhất là cho những thế hệ ngoại biên, sinh trưởng tại hải ngoại. Chiến lược đó lại được đặt ra với tất cả chúng ta – những Thầy Cô giáo dạy Việt ngữ – và vai trò của tiếng Việt trong bối cảnh đấu tranh này.
 
3. từ tu thân đến trị quốc

Sau buổi nói chuyện của Đức Đạt La Lạt Ma tại Đại học Stanford, California, vào đầu tháng 11, 2005, một vị cao niên gốc Do Thái cư ngụ tại Palo Alto, cũng là một nhà tranh đấu cho Hòa bình trong nhiều năm, đã nói với tôi:

- Sâu sắc quá! Tôi tâm đắc nhất là việc Đức Lạt Ma nói về việc tu thân.

Một thông điệp tưởng đơn giản, nhưng cần thiết và tiên quyết cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Trước khi bắt đầu, Đức Lạt Ma đã cởi giày, một cách bày tỏ với cử tọa hơn 7,000 người rằng, Ngài coi họ là bạn thân. Thái độ đầy thân thiết và lời nói đơn giản ấy đã mở trái tim và khối óc của những tham dự viên may mắn (vì số vé giới hạn, nhiều người chỉ có thể nghe buổi nói chuyện trực tiếp trên website của trường Đại học).

Tuy sinh tại Việt Nam sau 30 tháng Tư 1975, tôi được đãi ngộ lớn lên trong một gia đình mà người thân vẫn nhắc nhở tôi về nguyên tắc tu thân, dù nó không được đề cập đến tại trường học, nơi trẻ em được đúc não theo khuôn Mác-Bác-Lê. Khi nghe lời nhận xét của vị cao niên nọ, tôi mới thấm thía cái giá trị của nguyên tắc căn bản này.

Nhưng Đức Lạt Ma còn có một vai trò rất mấu chốt trong tiến trình bảo vệ chủ quyền tại biển Đông của người Việt. Ngài là hiện thân của đối đầu bất bạo động, tay không chống lại một chính quyền khát máu và bành trướng. Từ năm 1950, Ngài đã đóng vai trò lãnh đạo tinh thần cho Tây Tạng. Khi Trung Cộng xâm lấn quê hương Ngài năm 1959, Đức Lạt Ma đã âm thầm bỏ sang Ấn Độ, đưa theo hàng ngàn đồng bào lưu vong của mình. Kể từ năm 1960, với sự thông cảm và hỗ trợ của chính phủ Ấn, Ngài đã thiết lập một quốc gia lưu vong tại Dharamsala, Bắc Ấn.

Đức Lạt Ma tỏ thái độ kiên quyết và không sợ hãi đối với chính quyền Trung Cộng. Phong cách và sự kiên trì đấu tranh cho dân tộc Tây Tạng của Ngài đã giúp Ngài chinh phục cả thế giới đứng về phía Tây Tạng, cùng dân tộc Ngài tranh đấu cho chủ quyền và độc lập. Tìm kiếm những phương pháp bất bạo động dựa trên kiến thức, sự nhẫn nhịn, và tương kính, Đức Lạt Ma đã trở nên biểu tượng của hòa bình và của đấu tranh bất bạo động, bên cạnh Thánh Gandhi và người cũng nhận giải Nobel Hòa Bình như Ngài là nhà dân chủ Miến Điện Daw Aung San Suu Kyi.

Khi Quốc Hội Hoa Kỳ trao Huy Chương Vàng để vinh danh Đức Lạt Ma năm 2007, cũng như trong những lần các vị nguyên thủ quốc gia Hoa kỳ nghênh tiếp Ngài tại Bạch Cung, thì chính quyền Trung Cộng kịch liệt phản đối và yêu cầu hủy bỏ những chương trình này. Mặc cho những thái độ quá khích này, Đức Lạt Ma luôn giữ một thái độ bình thản, và thậm chí đôi khi còn khéo léo khôi hài trong các cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề Tây Tạng. Điều này có lẽ đến từ một nền tảng tâm linh vững vàng và tinh anh. Trào phúng, một yếu tố cần thiết trong việc đối diện với những kẻ hung hãn và tham độc. Hình như nhân loại ở khắp nơi, trong tất cả những kinh nghiệm bị đàn áp trong thời nô lệ hay đô hộ, đều ghi vào lịch sử một truyền thống trào phúng như công cụ đấu tranh.

Tôi nhớ đến bài thơ trào phúng “Lưỡi Bò Nướng” của nhà thơ Bắc Phong, hiện cư ngụ tại Canada, đăng trên Tiền Vệ, ngày 27 tháng 06, 2011. Bài thơ dài, tưởng như một công thức nấu ăn, nhưng thực chất thì không đơn giản như vậy. Xin trích phần đầu và phần cuối của bài thơ ở đây:

chiều thứ Bẩy bạn buồn tình
muốn nhậu lai rai
sao không thử món lưỡi bò nướng
lạ, dễ làm,
mà lại rất ngon
bảo đảm ai ăn
cũng phải rung đùi sướng

lưỡi bò nướng chín chấm mắm nêm
bạn ăn với rau sống và chuối chát
uống cốc bia to
chắc chắn mọi ưu phiền quên hết
....
mà này bạn, món lưỡi bò nướng
phải lưỡi bò Trung Quốc mới ngon!

4. giữ Tiếng Việt, vững Nước Việt

Tư tưởng là tiền đề của hành động. Tôi cho rằng khi Việt Nam đối diện với sự xâm lấn của Trung Cộng trong vùng HS-TS, người dân Việt sẽ tìm được sự hỗ trợ tinh thần rất lớn và một kim chỉ nam cần thiết ở Đức Đại La Lạt Ma. Từ hơn nửa thế kỷ qua, chính Đức Lạt Ma vẫn đang kiên trì tranh đấu trong một cuộc chiến mà chúng ta đang đối diện ở Biển Đông: chống bành trướng Trung Cộng, bảo vệ chủ quyền cương thổ. Thông điệp tu thân của Ngài thật thích hợp trong lúc này.

Tại hải ngoại, giữ gìn tiếng Việt là căn cước của việc tu thân, là mẫu số chung cho tất cả những dấn thân cho một Việt Nam tốt đẹp hơn. Nếu mỗi bậc cha mẹ Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều đặt việc nuôi dưỡng lòng yêu nước làm đầu, thì chúng ta không bao giờ sợ mất nước. Chính tư tưởng bảo vệ đất nước sẽ là bàn đạp, đưa những người con Việt về chống nạn ngoại xâm, hay đứng ra vận động với thế giới cho sự toàn vẹn lãnh thổ của quê hương mình ở bất cứ nơi nào. Nếu chúng ta lấy văn hiến làm cờ, lấy lịch sử kiên cường làm vũ khí, lấy chính nghĩa làm chiến lược, lấy sự đồng lòng làm thế tấn công, thì sẽ đẩy lùi được bất cứ một quân đội đồ sộ nào. Trận Lĩnh Nam, trận Bạch Đằng, trận Ngọc Hồi, và bao nhiêu trận khác trong thanh sử đã chứng tỏ sự chiến thắng của lòng quyết tâm và đồng tâm.

Tiếng Việt chính là trung tâm và linh hồn của quá trình tu thân và nuôi dưỡng lòng yêu nước trong khung cảnh hải ngoại ở thế kỷ thứ 21. Thai giáo là thời điểm tốt nhất để bắt đầu gieo hạt mầm yêu nước, và môi trường gia đình cộng đồng là miền đất trù phú nhất để vun trồng những tâm hồn vì nước. Mỗi người dân Việt đóng một vai trò thiết yếu trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền HS-TS. Nếu mỗi người dân Việt ở mọi nơi trở nên một Thầy Cô giáo Việt ngữ, cùng lên tiếng nói chống lại sự xâm lược của Trung Cộng, thì chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông chắc chắn sẽ được bảo tồn. Và lẽ phải, công lý, và hòa bình sẽ đến trên quê hương, dân tộc, và mỗi người chúng ta. Chúng ta cùng cầm đuốc với người trẻ, chuyển cho họ vai trò lãnh đạo và đấu tranh, và tiếp tục cùng họ sánh bước. Con em chúng ta học tiếng Việt để giữ nước Việt. Chúng ta cùng dạy tiếng Việt để vững nước Việt với các em.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

1 Tác giả xin chân thành cảm ơn Nghị viên Vũ Khánh Thành, MBE, Luân Đôn, Anh Quốc, đã giới thiệu cho tác giả về bộ sách của Nhà nghiên cứu Việt Nhân. Ông Vũ Khánh Thành cũng là Gia trưởng của An Việt Toàn Cầu và Anh Quốc, trang nhà anviettoancau.net. Ông cũng được Nữ Hoàng Anh trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2005 vì những đóng góp lớn lao cho người Việt tỵ nạn tại Anh Quốc và cho đất nước này nói chung.

( Bài Tác giả gửi HNPD )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

GIỮ TIẾNG VIỆT, VỮNG NƯỚC VIỆT (Trangđài Glassey-Trầnguyễn)

Ngôn ngữ vẫn luôn là linh hồn của một văn hóa. Nó là một phần của nhân diện quốc gia, là bản sắc trọng yếu của một dân tộc. Trong tiếng Việt, chúng ta tìm thấy lịch sử, nhiều mặt của di sản văn hóa,

* Viết đặc biệt theo Chủ đề Khoá TNSP thứ 25 năm 2013 do BĐD TAViet tổ chức *

1. Tiếng Việt – Công cụ tiên quyết để giữ nước

Ngôn ngữ vẫn luôn là linh hồn của một văn hóa. Nó là một phần của nhân diện quốc gia, là bản sắc trọng yếu của một dân tộc. Trong tiếng Việt, chúng ta tìm thấy lịch sử, nhiều mặt của di sản văn hóa, bản sắc dân tộc, và hồn thiêng sông núi. Giữa một thế giới toàn cầu hóa như hôm nay, ngôn ngữ là một thực thể tiêu biểu cho một văn hóa hơn cả. Đó là vì những hình thức khác của một văn hóa, chẳng hạn như ẩm thực hay trang phục hay âm nhạc, đều có thể được làm quen một cách dễ dàng, nhưng ngôn ngữ đòi hỏi một sự đầu tư và tích lũy lâu dài. Ngôn ngữ nào cũng biến người sử dụng thành công dân của văn hóa đó.

“Tiếng Việt còn, Nước Việt còn.” Tuy chúng ta có nhắc nhở nhau thường xuyên, nhưng câu nói này không bao giờ trở nên nhàm chán hay tầm thường. Ngược lại, ngay trong lúc này, khi quê hương đang một lần nữa bị nạn ngoại xâm đe dọa, thì câu nói này lại mang một giá trị chiến lược thiết yếu. Từ những trang sử giữ nước, những dòng nhạc yêu quê hương, cho đến những mạch thơ ái quốc, Tiếng Việt là sợi dây thiêng liêng mạnh mẽ nối liền tâm hồn và ý chí người Việt ở khắp mọi nơi. Tiếng Việt có mãnh lực khơi gợi trong chúng ta sự gắn bó với quê hương, và hun đúc quyết tâm gìn giữ tổ quốc. Khi chúng ta dạy con em Tiếng Việt, chúng ta đã trao cho các em công cụ tiên quyết để làm một người Việt yêu nước và vì nước. Và qua việc dạy Tiếng Việt, chính chúng ta cũng được hun đúc thêm tinh thần yêu nước và giữ nước ấy, vì dạy là học đến mười lần.

Vậy nếu chúng ta đồng ý với nhau rằng, tiếng Việt là công cụ tiên quyết để giữ nước, thì câu hỏi cần đặt ra là: làm thế nào để gìn giữ tiếng Việt? Giảng dạy Việt ngữ vào cuối tuần thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần biến tiếng Việt thành mạch sống trãi dài, thẩm thấu trong mọi sinh hoạt của chúng ta và con em – ngay từ trong phôi thai. Chúng ta phải tiếp tục công việc đưa tiếng Việt vào giáo dục dòng chính, hỗ trợ cho những chương trình ở bậc đại học và hậu đại học về văn hoá, lịch sử Việt Nam.

Trong khung cảnh cộng đồng Việt hải ngoại và trong tương quan địa-phương/quốc-tế, ai cũng biết Little

Saigon, Quận Cam, vẫn luôn dẫn đầu trên cả thế giới về những sinh hoạt của người Việt hải ngoại – nhất là trong việc đấu tranh và vận động cho toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nếu New York không bao giờ ngủ, thì Quận Cam không bao giờ nghỉ. Sự hiếu động này mang lại nhiều hiệu suất, thử thách, và hứa hẹn. Chúng ta cần trang bị cho các thế hệ sau khả năng ngôn ngữ và văn hoá để tham gia vào cộng đồng nhà, tiếp tục phát triển cộng đồng, và tận dụng những thay đổi không ngừng này. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu học một ngôn ngữ là từ trong bụng mẹ, nhưng cần phải có những chương trình huấn luyện ngay từ nhỏ, trãi dài suốt cho đến đại học và sau đó. Cộng đồng Việt hải ngoại ngày càng mở rộng, và đóng vai trò tiên quyết trong công cuộc tranh đấu cho nhân quyền, dân quyền, và chủ quyền lãnh thổ tại và của Việt Nam. Tiếng Việt chính là trung tâm điểm của sự phát triển và công cuộc đấu tranh này, vì mục đích tiên quyết trong việc dạy tiếng Việt là truyền đạt lòng yêu nước Việt, yêu văn hoá Việt.

2. Biển Đông dậy lòng

Tôi muốn đặt nền tảng của bài viết ngắn này trên việc nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS). Do đó, tôi sẽ nhìn vào những biến cố đang diễn ra xoay quanh vấn đề HS-TS từ góc độ chủ quyền, thay vì từ góc độ tranh chấp. Khi gọi những biến cố này là tranh chấp, thì ở một mức độ nào đó, chúng ta có thể vô tình mà đồng ý với Trung Cộng rằng đây là một vấn đề còn chưa được minh định. Khi gọi chúng là những biến cố liên quan đến chủ quyền HS-TS, chúng ta khẳng định quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong khu vực này, và xác nhận với thế giới rằng sự hiện diện của Trung Cộng là một hành động xâm lược.

Bài viết này một phần chịu ảnh hưởng tinh thần Nhân Chủ của Việt triết 1, lấy con người làm gốc, mà Triết gia Kim Định và Tác giả Việt Nhân đã khởi bàn (theo tôi, vai trò của những ai thao thức với Triết Việt và đất Việt, là tận hoạt triết lý Nhân Chủ này). Triết gia Kim Định, trong quyển Thái Bình Minh Triết, Phần II, Chương I, Đoạn 9 và 10, trang 119-120, có bàn:

“…Nho là một nền Minh Triết, một Sophia. Nói khác, nền tảng Nho nằm trong Kinh Dịch. Tinh hoa của Dịch nằm trong âm dương, Tam tài, Ngũ hành:

Âm dương là số 2 chỉ Thái Hòa
Tam Tài, số 3, chỉ Nhân Chủ
Ngũ Hành số 5, chỉ Tâm linh, huyền niệm

Như vậy cốt tủy văn hóa Việt nằm gọn trong ba bộ số 2, 3, 5, hay trong ba định đề nền tảng là: Thái Hòa, Nhân Chủ, Tâm Linh…

Số 3 (chỉ Nhân Chủ) gặp được trong những bộ ba cái chạc tìm được trong các mộ cổ Đông Sơn có thể coi như đại biểu cho vô số bộ ba khác như thắp ba nén hương, rót ba chén rượu, ba cấp bàn thờ.”

Nhà nghiên cứu Việt Nhân, trong công trình nghiên cứu ba tập Văn Hóa Thái Hòa, Tập I “Văn Hóa Đông Nam,” Chương Chín, Phần A, Đoạn III, trang 297, có ghi:

“…Một Trời, hai Đất, ba Người. Ba Người là một nét đặc trưng cho triết lý An Vi: coi Người như một tài ngang với Trời Đất, nên cũng gọi là Tham thông, cả ba tham dự. Nếu Trời làm, Đất làm, thì Người cũng làm. Có làm mới là tham thông, mới là một trong ba tài. Con Người đây là Con Người Nhân Chủ: con người làm chủ sự vật…”

Theo tinh thần Nhân Chủ này, tôi đặt con người làm trọng tâm cho việc ý thức và bảo vệ chủ quyền Biển Đông, khởi đi từ thời gian thai giáo. Do đó, tôi không nhằm vào việc phân tích lịch sử và tình hình chính trị liên quan đến HS-TS, mà mong đề ra việc xây dựng một thành lũy vững vàng trong tâm thức cộng thông của người Việt ở mọi nơi trên thế giới. Thành lũy đó chính là lòng yêu nước, cần được gieo cấy và vun bồi ngay từ trong phôi thai – qua công tác dạy và học tiếng Việt. Khi mọi người đang nô nức và quyết liệt xuống đường biểu tình để bảo vệ chủ quyền HS-TS, tôi muốn đề ra một chiến lược cần thiết cho tương lai, nhất là cho những thế hệ ngoại biên, sinh trưởng tại hải ngoại. Chiến lược đó lại được đặt ra với tất cả chúng ta – những Thầy Cô giáo dạy Việt ngữ – và vai trò của tiếng Việt trong bối cảnh đấu tranh này.
 
3. từ tu thân đến trị quốc

Sau buổi nói chuyện của Đức Đạt La Lạt Ma tại Đại học Stanford, California, vào đầu tháng 11, 2005, một vị cao niên gốc Do Thái cư ngụ tại Palo Alto, cũng là một nhà tranh đấu cho Hòa bình trong nhiều năm, đã nói với tôi:

- Sâu sắc quá! Tôi tâm đắc nhất là việc Đức Lạt Ma nói về việc tu thân.

Một thông điệp tưởng đơn giản, nhưng cần thiết và tiên quyết cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Trước khi bắt đầu, Đức Lạt Ma đã cởi giày, một cách bày tỏ với cử tọa hơn 7,000 người rằng, Ngài coi họ là bạn thân. Thái độ đầy thân thiết và lời nói đơn giản ấy đã mở trái tim và khối óc của những tham dự viên may mắn (vì số vé giới hạn, nhiều người chỉ có thể nghe buổi nói chuyện trực tiếp trên website của trường Đại học).

Tuy sinh tại Việt Nam sau 30 tháng Tư 1975, tôi được đãi ngộ lớn lên trong một gia đình mà người thân vẫn nhắc nhở tôi về nguyên tắc tu thân, dù nó không được đề cập đến tại trường học, nơi trẻ em được đúc não theo khuôn Mác-Bác-Lê. Khi nghe lời nhận xét của vị cao niên nọ, tôi mới thấm thía cái giá trị của nguyên tắc căn bản này.

Nhưng Đức Lạt Ma còn có một vai trò rất mấu chốt trong tiến trình bảo vệ chủ quyền tại biển Đông của người Việt. Ngài là hiện thân của đối đầu bất bạo động, tay không chống lại một chính quyền khát máu và bành trướng. Từ năm 1950, Ngài đã đóng vai trò lãnh đạo tinh thần cho Tây Tạng. Khi Trung Cộng xâm lấn quê hương Ngài năm 1959, Đức Lạt Ma đã âm thầm bỏ sang Ấn Độ, đưa theo hàng ngàn đồng bào lưu vong của mình. Kể từ năm 1960, với sự thông cảm và hỗ trợ của chính phủ Ấn, Ngài đã thiết lập một quốc gia lưu vong tại Dharamsala, Bắc Ấn.

Đức Lạt Ma tỏ thái độ kiên quyết và không sợ hãi đối với chính quyền Trung Cộng. Phong cách và sự kiên trì đấu tranh cho dân tộc Tây Tạng của Ngài đã giúp Ngài chinh phục cả thế giới đứng về phía Tây Tạng, cùng dân tộc Ngài tranh đấu cho chủ quyền và độc lập. Tìm kiếm những phương pháp bất bạo động dựa trên kiến thức, sự nhẫn nhịn, và tương kính, Đức Lạt Ma đã trở nên biểu tượng của hòa bình và của đấu tranh bất bạo động, bên cạnh Thánh Gandhi và người cũng nhận giải Nobel Hòa Bình như Ngài là nhà dân chủ Miến Điện Daw Aung San Suu Kyi.

Khi Quốc Hội Hoa Kỳ trao Huy Chương Vàng để vinh danh Đức Lạt Ma năm 2007, cũng như trong những lần các vị nguyên thủ quốc gia Hoa kỳ nghênh tiếp Ngài tại Bạch Cung, thì chính quyền Trung Cộng kịch liệt phản đối và yêu cầu hủy bỏ những chương trình này. Mặc cho những thái độ quá khích này, Đức Lạt Ma luôn giữ một thái độ bình thản, và thậm chí đôi khi còn khéo léo khôi hài trong các cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề Tây Tạng. Điều này có lẽ đến từ một nền tảng tâm linh vững vàng và tinh anh. Trào phúng, một yếu tố cần thiết trong việc đối diện với những kẻ hung hãn và tham độc. Hình như nhân loại ở khắp nơi, trong tất cả những kinh nghiệm bị đàn áp trong thời nô lệ hay đô hộ, đều ghi vào lịch sử một truyền thống trào phúng như công cụ đấu tranh.

Tôi nhớ đến bài thơ trào phúng “Lưỡi Bò Nướng” của nhà thơ Bắc Phong, hiện cư ngụ tại Canada, đăng trên Tiền Vệ, ngày 27 tháng 06, 2011. Bài thơ dài, tưởng như một công thức nấu ăn, nhưng thực chất thì không đơn giản như vậy. Xin trích phần đầu và phần cuối của bài thơ ở đây:

chiều thứ Bẩy bạn buồn tình
muốn nhậu lai rai
sao không thử món lưỡi bò nướng
lạ, dễ làm,
mà lại rất ngon
bảo đảm ai ăn
cũng phải rung đùi sướng

lưỡi bò nướng chín chấm mắm nêm
bạn ăn với rau sống và chuối chát
uống cốc bia to
chắc chắn mọi ưu phiền quên hết
....
mà này bạn, món lưỡi bò nướng
phải lưỡi bò Trung Quốc mới ngon!

4. giữ Tiếng Việt, vững Nước Việt

Tư tưởng là tiền đề của hành động. Tôi cho rằng khi Việt Nam đối diện với sự xâm lấn của Trung Cộng trong vùng HS-TS, người dân Việt sẽ tìm được sự hỗ trợ tinh thần rất lớn và một kim chỉ nam cần thiết ở Đức Đại La Lạt Ma. Từ hơn nửa thế kỷ qua, chính Đức Lạt Ma vẫn đang kiên trì tranh đấu trong một cuộc chiến mà chúng ta đang đối diện ở Biển Đông: chống bành trướng Trung Cộng, bảo vệ chủ quyền cương thổ. Thông điệp tu thân của Ngài thật thích hợp trong lúc này.

Tại hải ngoại, giữ gìn tiếng Việt là căn cước của việc tu thân, là mẫu số chung cho tất cả những dấn thân cho một Việt Nam tốt đẹp hơn. Nếu mỗi bậc cha mẹ Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều đặt việc nuôi dưỡng lòng yêu nước làm đầu, thì chúng ta không bao giờ sợ mất nước. Chính tư tưởng bảo vệ đất nước sẽ là bàn đạp, đưa những người con Việt về chống nạn ngoại xâm, hay đứng ra vận động với thế giới cho sự toàn vẹn lãnh thổ của quê hương mình ở bất cứ nơi nào. Nếu chúng ta lấy văn hiến làm cờ, lấy lịch sử kiên cường làm vũ khí, lấy chính nghĩa làm chiến lược, lấy sự đồng lòng làm thế tấn công, thì sẽ đẩy lùi được bất cứ một quân đội đồ sộ nào. Trận Lĩnh Nam, trận Bạch Đằng, trận Ngọc Hồi, và bao nhiêu trận khác trong thanh sử đã chứng tỏ sự chiến thắng của lòng quyết tâm và đồng tâm.

Tiếng Việt chính là trung tâm và linh hồn của quá trình tu thân và nuôi dưỡng lòng yêu nước trong khung cảnh hải ngoại ở thế kỷ thứ 21. Thai giáo là thời điểm tốt nhất để bắt đầu gieo hạt mầm yêu nước, và môi trường gia đình cộng đồng là miền đất trù phú nhất để vun trồng những tâm hồn vì nước. Mỗi người dân Việt đóng một vai trò thiết yếu trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền HS-TS. Nếu mỗi người dân Việt ở mọi nơi trở nên một Thầy Cô giáo Việt ngữ, cùng lên tiếng nói chống lại sự xâm lược của Trung Cộng, thì chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông chắc chắn sẽ được bảo tồn. Và lẽ phải, công lý, và hòa bình sẽ đến trên quê hương, dân tộc, và mỗi người chúng ta. Chúng ta cùng cầm đuốc với người trẻ, chuyển cho họ vai trò lãnh đạo và đấu tranh, và tiếp tục cùng họ sánh bước. Con em chúng ta học tiếng Việt để giữ nước Việt. Chúng ta cùng dạy tiếng Việt để vững nước Việt với các em.

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

1 Tác giả xin chân thành cảm ơn Nghị viên Vũ Khánh Thành, MBE, Luân Đôn, Anh Quốc, đã giới thiệu cho tác giả về bộ sách của Nhà nghiên cứu Việt Nhân. Ông Vũ Khánh Thành cũng là Gia trưởng của An Việt Toàn Cầu và Anh Quốc, trang nhà anviettoancau.net. Ông cũng được Nữ Hoàng Anh trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh năm 2005 vì những đóng góp lớn lao cho người Việt tỵ nạn tại Anh Quốc và cho đất nước này nói chung.

( Bài Tác giả gửi HNPD )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm