Tham Khảo
GS Mỹ: 'Trump rất khó san bằng khoảng cách với Clinton
- Với người Việt Nam, hệ thống bầu cử ở Mỹ quá phức tạp. Xin bà giải thích vai trò của những bang tranh chấp như Ohio trong cuộc đua tổng thống này?
Ở Mỹ, tổng thống không được bầu bằng phổ thông bầu phiếu toàn quốc. Thay vào đó, mỗi bang sẽ có số phiếu đại cử tri nhất định trong “Đại cử tri đoàn” (Electoral college) tương ứng với số nghị sĩ họ có ở Quốc hội. Ứng viên giành số phiếu nhiều nhất mỗi bang sẽ được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang.
Phương thức “thắng được tất cả” này được áp dụng ở 48 bang. Chỉ hai bang phân bố đại cử tri theo tỷ lệ phiếu giữa hai ứng viên (Maine và Nebraska).
Có tổng cộng 538 phiếu đại cử tri nên để trở thành tổng thống ứng viên phải giành được đa số, tức 270 phiếu.
Các ứng viên Dân chủ thường dựa vào việc thắng các bang đông cử tri Dân chủ - như Massachusetts và New York. Ở những bang này, cử tri Dân chủ đông hơn nhiều so với phe Cộng hòa nên đương nhiên, họ có thể thắng dễ dàng.
Tương tự, ứng viên Cộng hòa sẽ thắng dễ ở các bang mình như Mississippi và Montana. Những bang như vậy gọi là “an toàn cho Dân chủ” và “an toàn cho Cộng hòa”. Nhà báo, các chuyên gia và thậm chí là cử tri thường biết rõ ứng viên nào sẽ thắng ở bang khi bang có rất đông hoặc cử tri Dân chủ hoặc cử tri Cộng hòa.
Những bang như Ohio thì rất khác. Họ có cử tri chia tương đối đều giữa Dân chủ và Cộng hòa. Những bang này rất khó để nói ứng viên nào sẽ thắng. Các bang này thỉnh thoảng ủng hộ Dân chủ, thỉnh thoảng lại ủng hộ Cộng hòa. Họ gọi các bang này là bang “dao động” (swing state – thường dịch là bang tranh chấp trong tiếng Việt) – vì họ thường dao động giữa hai phe.
Ohio có lịch sử “dao động” nhiều nhất trong 50 bang trong việc chỉ ra ai sẽ là tổng thống. Trong 30 kỳ bầu cử gần đây nhất (khoảng 120 năm), chỉ duy nhất hai lần mà người thắng ở Ohio không trở thành tổng thống Mỹ.
Trong các cuộc bầu cử gần đây, cử tri Ohio đều chọn đúng tổng thống như: Bill Clinton năm 1992 và 1996; George W. Bush năm 2000 và 2004; Obama năm 2008 và 2012. Theo cách này, Ohio thường “dao động” đúng vào người chiến thắng.
Các ứng viên tổng thống thường biết rõ bang nào là “an toàn”. Phe Dân chủ thường chắc thắng ở các bang như New York, Massachusetts và các bang khác. Phe Cộng hòa thì biết chắc thắng ở Alabama, Idaho. Vì vậy họ dành hầu hết thời gian và tiền bạc vận động ở các bang “dao động” như Ohio.
Giáo sư Melissa Miller. Ảnh: Thanh Tuấn.
- Với nhiều người ở các bang khác, lá phiếu của họ cuối cùng không quan trọng bằng các bang tranh chấp như Ohio, North Carolina, Missouri. Điều đó có vẻ không công bằng?
Những người lập ra nước Mỹ tạo ra Đại cử tri đoàn để các bang có thể tự bỏ phiếu tổng thống của mình và vô tình họ khiến một số bang có ảnh hưởng hơn các bang khác.
Lá phiếu của một đảng viên Cộng hòa cho Donald Trump ở Montana (một bang Cộng hòa hoàn toàn) chắc chắn sẽ không ảnh hưởng bằng một lá phiếu cho Donald Trump ở Ohio. Vì sao? Đơn giản vì Donald Trump chắc chắn thắng ở Montana dù cử tri Cộng hòa đó có bỏ phiếu cho ai. Ở Ohio, lá phiếu cho Trump tạo khác biệt lớn vì mọi thứ ở đây chưa rõ ràng.
Khi nước Mỹ mới thành lập, họ chỉ có 13 bang và khi đó các đảng phái chính trị chưa xuất hiện. Họ không tính được ảnh hưởng khác biệt vậy của các bang tranh chấp.
- Tình hình lúc này ở Ohio giữa Trump và Clinton? Trump dường như dẫn Clinton trong giai đoạn tương đối dài và giờ cuộc chạy đua đột nhiên cân bằng?
Donald Trump và Hillary Clinton hiện ngang nhau ở Ohio (trong các thăm dò) dù trước đó ông Trump dẫn nhiều. Sức mạnh của Trump ở Ohio xuất phát chủ yếu từ mặt sắc tộc học.
Ohio là bang tương đối “trắng” – đây là bang có tỷ lệ da trắng cao nhất Mỹ. Và vì Trump thường thu hút được nhiều người da trắng hơn là người Mỹ gốc Phi, người Latin và người Mỹ gốc Á, yếu tố sắc tộc ở Ohio giúp ông chiếm lợi thế.
Ứng viên đảng Cộng hòa trong một buổi vận động tranh cử ở Ohio. Mỹ. Ảnh: AP.
- Những vấn đề sẽ quyết định cuộc bầu cử ở Ohio? Việc Trump không được Thống đốc John Kasich (phe Cộng hòa) ủng hộ có ảnh hưởng?
Hai vấn đề cử tri Ohio – và cử tri cả nước – quan tâm nhất là kinh tế và khủng bố/an ninh quốc gia. Cử tri coi cả hai quan trọng như nhau. Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề tính cách hai ứng viên đang ngày càng mang tính quyết định tới kết quả cuối cùng hơn là chuyện chính sách của họ thế nào đối với hai vấn đề này.
Mối quan hệ giữa Donald Trump và Thống đốc John Kasich rất trắc trở. Họ đối đầu nhau trong cuộc đua sơ bộ phe Cộng hòa và Trump dễ dàng thắng. Việc Kasich không tuyên bố ủng hộ Trump có thể có ảnh hưởng, nhưng tương đối ít.
Nhóm cử tri ủng hộ Trump là nhóm rất chống lại các thành phần cựu trào và họ không quan tâm nhiều chuyện một quan chức nào đó không ủng hộ ứng viên của mình.
Mặt khác, nếu như Trump có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Kasich thì có thể ông ta đã dễ dàng huy động các cử tri Cộng hòa khác ở trong bang.
- Từ chuyện nói tục tĩu trong đoạn băng “sờ soạng” phụ nữ, rồi đe dọa bỏ tù đối thủ, từ chối không công nhận kết quả bầu cử, Trump rõ ràng là ứng viên tổng thống quá khác biệt. Và ông ta vẫn có cơ hội thành tổng thống Mỹ?
Chưa có ứng viên tổng thống nào bị dẫn nhiều như Trump ở thời điểm hơn 2 tuần trước bầu cử có thể chiến thắng. Nếu lịch sử là chỉ dấu, Trump rất khó thể san lấp khoảng cách này từ giờ tới ngày 8/11.
Các thăm dò cũng cho thấy Trump có rất ít đường để giành được 270 phiếu đại cử tri. Trump cần thắng toàn bộ các bang Mitt Romney từng thắng năm 2012 cộng thêm với Florida, Pennsylvania và Ohio hoặc Iowa. Đó là thử thách rất rất lớn.
Ông ta đang thua rất xa ở Pennsylvania và kém khá nhiều ở Florida. Và cuối cùng, sau ba cuộc tranh luận tổng thống, giờ là lúc các ứng viên kêu gọi cử tri của mình đi bỏ phiếu sớm. Hillary Clinton có nhiều nhân viên ở các bang chiến trường để vận động cử tri đi bầu.
Bà cũng gây quỹ được nhiều tiền hơn cho quảng cáo truyền hình. Clinton hiện đang có lợi thế lớn hơn rất nhiều trong những ngày cuối cùng.
Giáo sư Melissa Miller cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa khó có thể san lấp khoảng cách với đối thủ từ giờ tới ngày 8/11, nhưng thực tế khoảng cách đang rút ngắn. Đồ họa BBC
- Phe Cộng hòa bắt đầu với nhóm ứng viên không tệ, những người như Marco Rubio, Jeb Bush và thậm chí là John Kasich. Vì sao cuối cùng cử tri lại chọn Trump?
17 ứng viên chạy đua cho vị trí đại diện đảng Cộng hòa. Việc Trump là người hoàn toàn từ bên ngoài – không hề có kinh nghiệm chính trị - khiến ông có lợi thế đặc biệt với các cử tri vốn không thích Washington và những chính trị gia trào cũ.
Trong khi đó, số phiếu còn lại bị chia rẽ giữa 16 ứng viên còn lại. Chính việc có quá nhiều ứng viên chạy đua khiến Trump có lợi thế (và thắng lợi).
- Người châu Á như chúng tôi có nên sợ hãi với viễn cảnh Trump thành tổng thống?
Nếu Trump trở thành tổng thống, chúng ta sẽ thấy “chuyển trục về châu Á” như dưới thời Obama không còn được chú trọng nữa. Hillary Clinton nếu đắc cử thì sẽ duy trì chính sách này.
Tương tự vậy, Trump sẽ cứng rắn hơn với các đối tác kinh tế trong khi Hillary Clinton thì cẩn trọng hơn vì cho rằng làm vậy sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại. Ngoài ra, dù Clinton chỉ trích TPP trong khi chạy đua, khi đắc cử khả năng lớn là bà sẽ phê chuẩn hiệp định. Đó là những khác biệt lớn nhất giữa Trump và Clinton liên quan tới châu Á.
- Việc Trump đe dọa không thừa nhận kết quả bầu cử có thể dẫn tới bất ổn ở Mỹ sau bầu cử? Chúng ta liệu có nên lo lắng về bạo lực hay không rõ ràng sau đó?
Dù việc Trump đe dọa không công nhận kết quả bầu cử là rất bạt mạng, việc ông ta có công nhận thua cuộc hay không không ảnh hưởng tới kết quả. Người thắng 270 phiếu đại cử tri trở lên sẽ trở thành tổng thống Mỹ bất kể đối thủ có công nhận kết quả hay không.
Trong trường hợp Donald Trump thua, tôi tin rằng phần lớn người ủng hộ ông ta sẽ công nhận kết quả. Dù có thể là thất vọng và họ sẽ trút bực tức nhưng tôi tin việc chuyển giao quyền lực sẽ êm ả.
Xin cảm ơn giáo sư.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GS Mỹ: 'Trump rất khó san bằng khoảng cách với Clinton
- Với người Việt Nam, hệ thống bầu cử ở Mỹ quá phức tạp. Xin bà giải thích vai trò của những bang tranh chấp như Ohio trong cuộc đua tổng thống này?
Ở Mỹ, tổng thống không được bầu bằng phổ thông bầu phiếu toàn quốc. Thay vào đó, mỗi bang sẽ có số phiếu đại cử tri nhất định trong “Đại cử tri đoàn” (Electoral college) tương ứng với số nghị sĩ họ có ở Quốc hội. Ứng viên giành số phiếu nhiều nhất mỗi bang sẽ được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang.
Phương thức “thắng được tất cả” này được áp dụng ở 48 bang. Chỉ hai bang phân bố đại cử tri theo tỷ lệ phiếu giữa hai ứng viên (Maine và Nebraska).
Có tổng cộng 538 phiếu đại cử tri nên để trở thành tổng thống ứng viên phải giành được đa số, tức 270 phiếu.
Các ứng viên Dân chủ thường dựa vào việc thắng các bang đông cử tri Dân chủ - như Massachusetts và New York. Ở những bang này, cử tri Dân chủ đông hơn nhiều so với phe Cộng hòa nên đương nhiên, họ có thể thắng dễ dàng.
Tương tự, ứng viên Cộng hòa sẽ thắng dễ ở các bang mình như Mississippi và Montana. Những bang như vậy gọi là “an toàn cho Dân chủ” và “an toàn cho Cộng hòa”. Nhà báo, các chuyên gia và thậm chí là cử tri thường biết rõ ứng viên nào sẽ thắng ở bang khi bang có rất đông hoặc cử tri Dân chủ hoặc cử tri Cộng hòa.
Những bang như Ohio thì rất khác. Họ có cử tri chia tương đối đều giữa Dân chủ và Cộng hòa. Những bang này rất khó để nói ứng viên nào sẽ thắng. Các bang này thỉnh thoảng ủng hộ Dân chủ, thỉnh thoảng lại ủng hộ Cộng hòa. Họ gọi các bang này là bang “dao động” (swing state – thường dịch là bang tranh chấp trong tiếng Việt) – vì họ thường dao động giữa hai phe.
Ohio có lịch sử “dao động” nhiều nhất trong 50 bang trong việc chỉ ra ai sẽ là tổng thống. Trong 30 kỳ bầu cử gần đây nhất (khoảng 120 năm), chỉ duy nhất hai lần mà người thắng ở Ohio không trở thành tổng thống Mỹ.
Trong các cuộc bầu cử gần đây, cử tri Ohio đều chọn đúng tổng thống như: Bill Clinton năm 1992 và 1996; George W. Bush năm 2000 và 2004; Obama năm 2008 và 2012. Theo cách này, Ohio thường “dao động” đúng vào người chiến thắng.
Các ứng viên tổng thống thường biết rõ bang nào là “an toàn”. Phe Dân chủ thường chắc thắng ở các bang như New York, Massachusetts và các bang khác. Phe Cộng hòa thì biết chắc thắng ở Alabama, Idaho. Vì vậy họ dành hầu hết thời gian và tiền bạc vận động ở các bang “dao động” như Ohio.
Giáo sư Melissa Miller. Ảnh: Thanh Tuấn.
- Với nhiều người ở các bang khác, lá phiếu của họ cuối cùng không quan trọng bằng các bang tranh chấp như Ohio, North Carolina, Missouri. Điều đó có vẻ không công bằng?
Những người lập ra nước Mỹ tạo ra Đại cử tri đoàn để các bang có thể tự bỏ phiếu tổng thống của mình và vô tình họ khiến một số bang có ảnh hưởng hơn các bang khác.
Lá phiếu của một đảng viên Cộng hòa cho Donald Trump ở Montana (một bang Cộng hòa hoàn toàn) chắc chắn sẽ không ảnh hưởng bằng một lá phiếu cho Donald Trump ở Ohio. Vì sao? Đơn giản vì Donald Trump chắc chắn thắng ở Montana dù cử tri Cộng hòa đó có bỏ phiếu cho ai. Ở Ohio, lá phiếu cho Trump tạo khác biệt lớn vì mọi thứ ở đây chưa rõ ràng.
Khi nước Mỹ mới thành lập, họ chỉ có 13 bang và khi đó các đảng phái chính trị chưa xuất hiện. Họ không tính được ảnh hưởng khác biệt vậy của các bang tranh chấp.
- Tình hình lúc này ở Ohio giữa Trump và Clinton? Trump dường như dẫn Clinton trong giai đoạn tương đối dài và giờ cuộc chạy đua đột nhiên cân bằng?
Donald Trump và Hillary Clinton hiện ngang nhau ở Ohio (trong các thăm dò) dù trước đó ông Trump dẫn nhiều. Sức mạnh của Trump ở Ohio xuất phát chủ yếu từ mặt sắc tộc học.
Ohio là bang tương đối “trắng” – đây là bang có tỷ lệ da trắng cao nhất Mỹ. Và vì Trump thường thu hút được nhiều người da trắng hơn là người Mỹ gốc Phi, người Latin và người Mỹ gốc Á, yếu tố sắc tộc ở Ohio giúp ông chiếm lợi thế.
Ứng viên đảng Cộng hòa trong một buổi vận động tranh cử ở Ohio. Mỹ. Ảnh: AP.
- Những vấn đề sẽ quyết định cuộc bầu cử ở Ohio? Việc Trump không được Thống đốc John Kasich (phe Cộng hòa) ủng hộ có ảnh hưởng?
Hai vấn đề cử tri Ohio – và cử tri cả nước – quan tâm nhất là kinh tế và khủng bố/an ninh quốc gia. Cử tri coi cả hai quan trọng như nhau. Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề tính cách hai ứng viên đang ngày càng mang tính quyết định tới kết quả cuối cùng hơn là chuyện chính sách của họ thế nào đối với hai vấn đề này.
Mối quan hệ giữa Donald Trump và Thống đốc John Kasich rất trắc trở. Họ đối đầu nhau trong cuộc đua sơ bộ phe Cộng hòa và Trump dễ dàng thắng. Việc Kasich không tuyên bố ủng hộ Trump có thể có ảnh hưởng, nhưng tương đối ít.
Nhóm cử tri ủng hộ Trump là nhóm rất chống lại các thành phần cựu trào và họ không quan tâm nhiều chuyện một quan chức nào đó không ủng hộ ứng viên của mình.
Mặt khác, nếu như Trump có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Kasich thì có thể ông ta đã dễ dàng huy động các cử tri Cộng hòa khác ở trong bang.
- Từ chuyện nói tục tĩu trong đoạn băng “sờ soạng” phụ nữ, rồi đe dọa bỏ tù đối thủ, từ chối không công nhận kết quả bầu cử, Trump rõ ràng là ứng viên tổng thống quá khác biệt. Và ông ta vẫn có cơ hội thành tổng thống Mỹ?
Chưa có ứng viên tổng thống nào bị dẫn nhiều như Trump ở thời điểm hơn 2 tuần trước bầu cử có thể chiến thắng. Nếu lịch sử là chỉ dấu, Trump rất khó thể san lấp khoảng cách này từ giờ tới ngày 8/11.
Các thăm dò cũng cho thấy Trump có rất ít đường để giành được 270 phiếu đại cử tri. Trump cần thắng toàn bộ các bang Mitt Romney từng thắng năm 2012 cộng thêm với Florida, Pennsylvania và Ohio hoặc Iowa. Đó là thử thách rất rất lớn.
Ông ta đang thua rất xa ở Pennsylvania và kém khá nhiều ở Florida. Và cuối cùng, sau ba cuộc tranh luận tổng thống, giờ là lúc các ứng viên kêu gọi cử tri của mình đi bỏ phiếu sớm. Hillary Clinton có nhiều nhân viên ở các bang chiến trường để vận động cử tri đi bầu.
Bà cũng gây quỹ được nhiều tiền hơn cho quảng cáo truyền hình. Clinton hiện đang có lợi thế lớn hơn rất nhiều trong những ngày cuối cùng.
Giáo sư Melissa Miller cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa khó có thể san lấp khoảng cách với đối thủ từ giờ tới ngày 8/11, nhưng thực tế khoảng cách đang rút ngắn. Đồ họa BBC
- Phe Cộng hòa bắt đầu với nhóm ứng viên không tệ, những người như Marco Rubio, Jeb Bush và thậm chí là John Kasich. Vì sao cuối cùng cử tri lại chọn Trump?
17 ứng viên chạy đua cho vị trí đại diện đảng Cộng hòa. Việc Trump là người hoàn toàn từ bên ngoài – không hề có kinh nghiệm chính trị - khiến ông có lợi thế đặc biệt với các cử tri vốn không thích Washington và những chính trị gia trào cũ.
Trong khi đó, số phiếu còn lại bị chia rẽ giữa 16 ứng viên còn lại. Chính việc có quá nhiều ứng viên chạy đua khiến Trump có lợi thế (và thắng lợi).
- Người châu Á như chúng tôi có nên sợ hãi với viễn cảnh Trump thành tổng thống?
Nếu Trump trở thành tổng thống, chúng ta sẽ thấy “chuyển trục về châu Á” như dưới thời Obama không còn được chú trọng nữa. Hillary Clinton nếu đắc cử thì sẽ duy trì chính sách này.
Tương tự vậy, Trump sẽ cứng rắn hơn với các đối tác kinh tế trong khi Hillary Clinton thì cẩn trọng hơn vì cho rằng làm vậy sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại. Ngoài ra, dù Clinton chỉ trích TPP trong khi chạy đua, khi đắc cử khả năng lớn là bà sẽ phê chuẩn hiệp định. Đó là những khác biệt lớn nhất giữa Trump và Clinton liên quan tới châu Á.
- Việc Trump đe dọa không thừa nhận kết quả bầu cử có thể dẫn tới bất ổn ở Mỹ sau bầu cử? Chúng ta liệu có nên lo lắng về bạo lực hay không rõ ràng sau đó?
Dù việc Trump đe dọa không công nhận kết quả bầu cử là rất bạt mạng, việc ông ta có công nhận thua cuộc hay không không ảnh hưởng tới kết quả. Người thắng 270 phiếu đại cử tri trở lên sẽ trở thành tổng thống Mỹ bất kể đối thủ có công nhận kết quả hay không.
Trong trường hợp Donald Trump thua, tôi tin rằng phần lớn người ủng hộ ông ta sẽ công nhận kết quả. Dù có thể là thất vọng và họ sẽ trút bực tức nhưng tôi tin việc chuyển giao quyền lực sẽ êm ả.
Xin cảm ơn giáo sư.