Tham Khảo
GS Mỹ phân tích điều gì sẽ xảy ra nếu sắc lệnh của Trump bị tòa phán quyết là vi hiến
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Trí Thức Trẻ, GS.TS William Frasure đã phân tích các góc cạnh của cuộc chiến pháp lý giữa chính phủ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhánh tư pháp.
LTS: Chính trường Mỹ vừa qua đã trải qua một tuần đầy biến động, trong đó đỉnh điểm là việc thẩm phán liên bang James Robart thuộc bang Washington hôm 3/2 đã ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh hạn chế nhập cư mà Tổng thống Donald Trump ký ban hành sau khi nhậm chức.
Nhà Trắng đương nhiên không chịu ngồi yên, và đã lập tức cùng bộ Tư pháp kháng cáo phán quyết của ông Robart. Trong khi đó, trên khắp nước Mỹ vẫn diễn ra hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh của tân Tổng thống.
Để góp phần giúp quý độc giả hiểu sâu hơn về những chi tiết liên quan đến cuộc đối đầu giữa nhánh hành pháp (Donald Trump và chính phủ) với nhánh tư pháp (các thẩm phán của tòa án liên bang) tại Mỹ, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với GS. TS William Frasure, hiện đang giảng dạy môn Chính phủ - Quan hệ Quốc tế tại Đại học Connecticut (Mỹ).
Toàn bộ nội dung của sắc lệnh nhập cư do Trump ban hành đã được công bố. Ông đánh giá thế nào về sắc lệnh này?
Tôi sẽ phân tích sắc lệnh này theo ba góc độ: Thứ nhất là mục đích, thứ hai là nội dung, và thứ ba là cái cách mà sắc lệnh được soạn thảo và công bố.
Mục đích của sắc lệnh là áp đặt các chính sách mà chính quyền Obama trước đó đã khởi xướng, đồng thời bổ sung những chi tiết phù hợp với những gì Trump đã hứa hẹn với những người ủng hộ trong chiến dịch tranh cử.
Khi đó, Trump cam kết sẽ "cấm người Hồi giáo" vào nước Mỹ chừng nào chính phủ còn chưa "xác định được cách giải quyết" nguy cơ các phần tử khủng bố có thể trà trộn vào dòng người nhập cư. Sau khi nhậm chức, Trump lập tức rút lại cam kết này, bởi ông hiểu rằng tự do tôn giáo là một trong những giá trị cơ bản mà tất cả người dân nước Mỹ đều ủng hộ.
Thay vào đó, Trump "giữ lời hứa" với cử tri ủng hộ bằng cách ra sắc lệnh cấm nhập cư đối với người dân một số nước ông cho rằng ẩn chứa mầm mống khủng bố. Điều Trump muốn nhấn mạnh ở đây là khủng bố, chứ không phải tôn giáo.
Trước đó, chính phủ Obama đã xác định 7 quốc gia "có vấn đề", tức là những quốc gia mà hồ sơ của người nhập cư từ đó cần phải được xem xét kĩ lưỡng hơn trước khi cấp visa. Chính phủ Obama đã khởi động một quá trình tìm ra những biện pháp kiểm tra gắt gao hơn, để rồi sau đó yêu cầu 7 nước trên phải áp dụng những biện pháp này.
Tuy nhiên, sắc lệnh của Trump lại tiến một bước xa hơn; cụ thể là nó áp đặt kì hạn 90 ngày cho quá trình tìm ra các biện pháp nói trên. Trong lúc đó, việc nhập cư từ 7 nước nói trên sẽ bị cấm.
Theo tôi, nội dung sắc lệnh này được hệ thống một cách quá lủng củng, và rất nhiều câu hỏi không có được câu trả lời xác đáng. Hệ quả là các cán bộ nhập cảnh không nắm rõ được chỉ đạo. Ví dụ như chi tiết liên quan đến các công dân có thẻ xanh. Lệnh cấm này đáng ra không áp dụng đối với họ, nhưng nhiều người vẫn bị cấm nhập cảnh tạm thời.
Nếu nội dung cũng như việc ban hành sắc lệnh được thực hiện bài bản hơn, thì mục đích của nó đáng lý ra sẽ không có gì đáng phải bàn cãi cả. Trong hơn một thập kỉ qua, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng từ các phần tử Hồi giáo cực đoan, mà rất nhiều trong số đó đã xâm nhập qua đường nhập cư để lên kế hoạch khủng bố.
Do đó, việc Trump tìm cách thắt chặt kiểm soát biên giới là hoàn toàn đúng đắn. Tuy vậy, các biện pháp kiểm soát phải hợp lý và công bằng, và phải phù hợp với hiến pháp Mỹ.
Những diễn biến gần đây cho thấy sắc lệnh của Trump dường như đã đi ngược lại với một số điểm trong hiến pháp. Nếu sắc lệnh của Trump được hiểu theo nghĩa là lệnh cấm đối với người theo một tôn giáo nhất định, thì chắc chắn nó sẽ vi phạm tự do tôn giáo, điều được hiến pháp bảo vệ, áp dụng đối với những người dân Mỹ hợp pháp và đối với người dân có thẻ xanh.
Vậy theo ông, vì sao sắc lệnh này lại vấp phải sự phản đối và các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ?
Theo tôi thì dù có đồng tình hay phản đối sắc lệnh này, thì ai cũng phải hiểu rằng người Mỹ có quyền được biểu tình chống lại các quyết định của chính phủ. Đây là một truyền thống quan trọng của Mỹ, và là quyền được hiến pháp quy định rõ. Những cuộc biểu tình như hiện nay đã từng xảy ra trên khắp chiều dài lịch sử của Mỹ. Bất cứ khi nào chính phủ làm gì gây tranh cãi, chắc chắn sẽ có biểu tình, diễu hành, v.v...
Trong vài ngày gần đây, một số cuộc biểu tình đã xuất hiện bạo lực, trong đó đáng chú ý nhất là ở Berkeley, California, nơi người biểu tình đã gây bạo loạn khiến người dân bị thương và gây thiệt hại về tài sản. Những hành vi bạo lực này không được hiến pháp bảo vệ, và những kẻ gây bạo động cần phải bị pháp luật trừng trị.
Những cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra tại Đại học California - Berkeley trong tuần qua. Ảnh: ABC News
Xin ông giải thích một cách cặn kẽ cho độc giả hiểu hơn về cuộc chiến pháp lý giữa chính phủ của Trump và thẩm phán liên bang. Cụ thể là họ đối đầu dựa trên cơ sở pháp lý nào? Cuộc chiến sẽ diễn biến ra sao và kéo dài bao lâu? Và trong lịch sử nước Mỹ đã có tiền lệ tương tự nào hay chưa?
Tất cả những màn đối đầu này đang diễn ra trong khuôn khổ hệ thống tòa án liên bang, nói cách khác là các tòa án thuộc chính phủ nhà nước, chứ không phải chính phủ cấp bang. Hệ thống tư pháp liên bang được chia ra làm 3 lớp, thẩm quyền theo thứ tự từ thấp đến cao: tòa án địa phương (district court), tòa án kháng cáo (circuit court of appeal), và trên cùng là tòa án tối cao (Supreme Court).
Sắc lệnh của Tổng thống Trump đã bị vô hiệu hóa tạm thời bởi một tòa án địa phương tại thành phố Seattle, bang Washington. Tòa án này vô hiệu hóa tạm thời sắc lệnh cho đến khi cả hai bên trình bày rõ luận điểm của mình trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Phía Nhà Trắng đã phản đối phán quyết của tòa án địa phương bằng cách đệ đơn lên tòa án kháng cáo phụ trách khu vực bang Washington, nhưng tòa án kháng cáo đã phê chuẩn việc tạm thời vô hiệu hóa sắc lệnh của Trump.
Tòa án địa phương cũng khẳng định, phán quyết cuối cùng mà họ đưa ra đối với sắc lệnh của Trump sẽ có hiệu lực trên toàn nước Mỹ. Dù phán quyết cuối cùng có ra sao, thì chắc chắn cũng sẽ được phe thua cuộc đưa lên tòa án kháng cáo. Sau khi tòa án kháng cáo ra phán quyết, rất có thể phán quyết ấy cũng sẽ lại được mang lên tòa án tối cao xem xét.
"Số phận" của sắc lệnh nhập cư do Trump ban hành rất có thể sẽ phải chờ phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao. Ảnh: Britannica
Quá trình này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí hơn một năm. Cũng không loại trừ khả năng các tòa án đẩy nhanh tiến độ, nhưng nhanh nhất cũng sẽ phải mất vài tuần.
Vai trò của một thẩm phán liên bang tại tòa án địa phương là đối chiếu nội dung sắc lệnh của Tổng thống với hiến pháp và các luật lệ hiện hành tại Mỹ. Ở đây phải nói thêm rằng thẩm phán Robart không phải người khởi kiện, mà bên nguyên trong trường hợp này là những cá nhân phải chịu ảnh hưởng từ sắc lệnh của Tổng thống.
Nếu
phán quyết cuối cùng được đưa ra là sắc lệnh của ông Trump vi hiến, thì
cuộc đối đầu sẽ khép lại. Bởi khả năng Tổng thống Trump không tuân thủ
phán quyết của tòa án tối cao là rất khó xảy ra.
Kể cả khi Trump muốn chống lại tòa tối cao, thì ông cũng phải lôi kéo nhiều gương mặt khác trên chính trường Mỹ về phe mình, mà những người này chắc chắn sẽ không muốn tổn hại đến thanh danh bằng việc chống lại tòa án tối cao.
Tôi nghĩ sau cùng thì các bên cũng sẽ tiến đến thỏa hiệp, tìm một "phương án chính trị" để giải quyết, hoặc Tổng thống sẽ phải nhún nhường.
Một tiền lệ thú vị từng xảy ra vào năm 1952, khi đó là chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Truman bấy giờ tìm cách kiểm soát các nhà máy thép trên toàn nước Mỹ trong bối cảnh các công nhân đình công trên diện rộng.
Nhưng tòa án tối cao ra phán quyết rằng ông Truman không được phép chiếm hữu tài sản tư nhân kể cả trong tình trạng khẩn cấp. Tòa cho rằng Truman nếu làm vậy đồng nghĩa với việc ông đã dùng quyền lập pháp của Quốc hội. Truman rốt cục đã phải nghe theo phán quyết của tòa án.
Một phần không thể thiếu trong hệ thống pháp quyền Mỹ là một bộ máy tư pháp không chịu ảnh hưởng của chính trị.
Tại Mỹ, các thẩm phán liên bang được bổ nhiệm trọn đời, và không phải báo cáo lên Tổng thống hay Quốc hội. Với người Mỹ, một hệ thống tư pháp hoạt động độc lập là sự đảm bảo quan trọng nhất đối với quyền lợi của họ, là phương thức kiểm soát mạnh nhất đối với quyền lực của chính phủ, và là lá chắn quan trọng nhất trước tham nhũng. Kể cả Tổng thống cũng không thể xếp trên luật pháp.
Theo ông, cuộc đối đầu giữa nhánh hành pháp và tư pháp liệu sẽ còn tiếp diễn trong nhiệm kì của Trump?
Việc Tổng thống đối đầu với tòa án tại Mỹ là điều khá bình thường. Tổng thống nào cũng đã từng có bất đồng với tòa án, chỉ khác là người này bất đồng nhiều hơn người kia thôi.
Nixon và Clinton đã từng gặp rất nhiều rắc rối với luật pháp, những vụ việc của họ đã khiến người dân Mỹ phải dán mắt vào màn hình TV trong nhiều tháng liền. George W. Bush và cuộc chiến tại Iraq cũng dẫn tới một số phán quyết quan trọng của tòa án tối cao. Thành tựu quan trọng nhất của Obama, đạo luật bảo hiểm y tế được biết đến với cái tên Obamacare, cũng phải đợi một thời gian mới được tòa án tối cao phê chuẩn.
Bản thân Obama cũng từng đưa ra nhiều sắc lệnh hành pháp (executive order) ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không ít trong số đó đã không qua nổi "ải" tòa án. Kể cả những Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ như Lincoln hay Roosevelt cũng từng tranh cãi nảy lửa với tòa án.
Do đó, việc hành pháp và tư pháp đối đầu là một phần không thể thiếu trong hệ thống chính trị nước Mỹ. Và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong nhiệm kì của Trump.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
GS Mỹ phân tích điều gì sẽ xảy ra nếu sắc lệnh của Trump bị tòa phán quyết là vi hiến
Trả lời phỏng vấn báo điện tử Trí Thức Trẻ, GS.TS William Frasure đã phân tích các góc cạnh của cuộc chiến pháp lý giữa chính phủ tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhánh tư pháp.
LTS: Chính trường Mỹ vừa qua đã trải qua một tuần đầy biến động, trong đó đỉnh điểm là việc thẩm phán liên bang James Robart thuộc bang Washington hôm 3/2 đã ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh hạn chế nhập cư mà Tổng thống Donald Trump ký ban hành sau khi nhậm chức.
Nhà Trắng đương nhiên không chịu ngồi yên, và đã lập tức cùng bộ Tư pháp kháng cáo phán quyết của ông Robart. Trong khi đó, trên khắp nước Mỹ vẫn diễn ra hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh của tân Tổng thống.
Để góp phần giúp quý độc giả hiểu sâu hơn về những chi tiết liên quan đến cuộc đối đầu giữa nhánh hành pháp (Donald Trump và chính phủ) với nhánh tư pháp (các thẩm phán của tòa án liên bang) tại Mỹ, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn với GS. TS William Frasure, hiện đang giảng dạy môn Chính phủ - Quan hệ Quốc tế tại Đại học Connecticut (Mỹ).
Toàn bộ nội dung của sắc lệnh nhập cư do Trump ban hành đã được công bố. Ông đánh giá thế nào về sắc lệnh này?
Tôi sẽ phân tích sắc lệnh này theo ba góc độ: Thứ nhất là mục đích, thứ hai là nội dung, và thứ ba là cái cách mà sắc lệnh được soạn thảo và công bố.
Mục đích của sắc lệnh là áp đặt các chính sách mà chính quyền Obama trước đó đã khởi xướng, đồng thời bổ sung những chi tiết phù hợp với những gì Trump đã hứa hẹn với những người ủng hộ trong chiến dịch tranh cử.
Khi đó, Trump cam kết sẽ "cấm người Hồi giáo" vào nước Mỹ chừng nào chính phủ còn chưa "xác định được cách giải quyết" nguy cơ các phần tử khủng bố có thể trà trộn vào dòng người nhập cư. Sau khi nhậm chức, Trump lập tức rút lại cam kết này, bởi ông hiểu rằng tự do tôn giáo là một trong những giá trị cơ bản mà tất cả người dân nước Mỹ đều ủng hộ.
Thay vào đó, Trump "giữ lời hứa" với cử tri ủng hộ bằng cách ra sắc lệnh cấm nhập cư đối với người dân một số nước ông cho rằng ẩn chứa mầm mống khủng bố. Điều Trump muốn nhấn mạnh ở đây là khủng bố, chứ không phải tôn giáo.
Trước đó, chính phủ Obama đã xác định 7 quốc gia "có vấn đề", tức là những quốc gia mà hồ sơ của người nhập cư từ đó cần phải được xem xét kĩ lưỡng hơn trước khi cấp visa. Chính phủ Obama đã khởi động một quá trình tìm ra những biện pháp kiểm tra gắt gao hơn, để rồi sau đó yêu cầu 7 nước trên phải áp dụng những biện pháp này.
Tuy nhiên, sắc lệnh của Trump lại tiến một bước xa hơn; cụ thể là nó áp đặt kì hạn 90 ngày cho quá trình tìm ra các biện pháp nói trên. Trong lúc đó, việc nhập cư từ 7 nước nói trên sẽ bị cấm.
Theo tôi, nội dung sắc lệnh này được hệ thống một cách quá lủng củng, và rất nhiều câu hỏi không có được câu trả lời xác đáng. Hệ quả là các cán bộ nhập cảnh không nắm rõ được chỉ đạo. Ví dụ như chi tiết liên quan đến các công dân có thẻ xanh. Lệnh cấm này đáng ra không áp dụng đối với họ, nhưng nhiều người vẫn bị cấm nhập cảnh tạm thời.
Nếu nội dung cũng như việc ban hành sắc lệnh được thực hiện bài bản hơn, thì mục đích của nó đáng lý ra sẽ không có gì đáng phải bàn cãi cả. Trong hơn một thập kỉ qua, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng từ các phần tử Hồi giáo cực đoan, mà rất nhiều trong số đó đã xâm nhập qua đường nhập cư để lên kế hoạch khủng bố.
Do đó, việc Trump tìm cách thắt chặt kiểm soát biên giới là hoàn toàn đúng đắn. Tuy vậy, các biện pháp kiểm soát phải hợp lý và công bằng, và phải phù hợp với hiến pháp Mỹ.
Những diễn biến gần đây cho thấy sắc lệnh của Trump dường như đã đi ngược lại với một số điểm trong hiến pháp. Nếu sắc lệnh của Trump được hiểu theo nghĩa là lệnh cấm đối với người theo một tôn giáo nhất định, thì chắc chắn nó sẽ vi phạm tự do tôn giáo, điều được hiến pháp bảo vệ, áp dụng đối với những người dân Mỹ hợp pháp và đối với người dân có thẻ xanh.
Vậy theo ông, vì sao sắc lệnh này lại vấp phải sự phản đối và các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ?
Theo tôi thì dù có đồng tình hay phản đối sắc lệnh này, thì ai cũng phải hiểu rằng người Mỹ có quyền được biểu tình chống lại các quyết định của chính phủ. Đây là một truyền thống quan trọng của Mỹ, và là quyền được hiến pháp quy định rõ. Những cuộc biểu tình như hiện nay đã từng xảy ra trên khắp chiều dài lịch sử của Mỹ. Bất cứ khi nào chính phủ làm gì gây tranh cãi, chắc chắn sẽ có biểu tình, diễu hành, v.v...
Trong vài ngày gần đây, một số cuộc biểu tình đã xuất hiện bạo lực, trong đó đáng chú ý nhất là ở Berkeley, California, nơi người biểu tình đã gây bạo loạn khiến người dân bị thương và gây thiệt hại về tài sản. Những hành vi bạo lực này không được hiến pháp bảo vệ, và những kẻ gây bạo động cần phải bị pháp luật trừng trị.
Những cuộc biểu tình bạo lực đã nổ ra tại Đại học California - Berkeley trong tuần qua. Ảnh: ABC News
Xin ông giải thích một cách cặn kẽ cho độc giả hiểu hơn về cuộc chiến pháp lý giữa chính phủ của Trump và thẩm phán liên bang. Cụ thể là họ đối đầu dựa trên cơ sở pháp lý nào? Cuộc chiến sẽ diễn biến ra sao và kéo dài bao lâu? Và trong lịch sử nước Mỹ đã có tiền lệ tương tự nào hay chưa?
Tất cả những màn đối đầu này đang diễn ra trong khuôn khổ hệ thống tòa án liên bang, nói cách khác là các tòa án thuộc chính phủ nhà nước, chứ không phải chính phủ cấp bang. Hệ thống tư pháp liên bang được chia ra làm 3 lớp, thẩm quyền theo thứ tự từ thấp đến cao: tòa án địa phương (district court), tòa án kháng cáo (circuit court of appeal), và trên cùng là tòa án tối cao (Supreme Court).
Sắc lệnh của Tổng thống Trump đã bị vô hiệu hóa tạm thời bởi một tòa án địa phương tại thành phố Seattle, bang Washington. Tòa án này vô hiệu hóa tạm thời sắc lệnh cho đến khi cả hai bên trình bày rõ luận điểm của mình trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Phía Nhà Trắng đã phản đối phán quyết của tòa án địa phương bằng cách đệ đơn lên tòa án kháng cáo phụ trách khu vực bang Washington, nhưng tòa án kháng cáo đã phê chuẩn việc tạm thời vô hiệu hóa sắc lệnh của Trump.
Tòa án địa phương cũng khẳng định, phán quyết cuối cùng mà họ đưa ra đối với sắc lệnh của Trump sẽ có hiệu lực trên toàn nước Mỹ. Dù phán quyết cuối cùng có ra sao, thì chắc chắn cũng sẽ được phe thua cuộc đưa lên tòa án kháng cáo. Sau khi tòa án kháng cáo ra phán quyết, rất có thể phán quyết ấy cũng sẽ lại được mang lên tòa án tối cao xem xét.
"Số phận" của sắc lệnh nhập cư do Trump ban hành rất có thể sẽ phải chờ phán quyết cuối cùng của tòa án tối cao. Ảnh: Britannica
Quá trình này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí hơn một năm. Cũng không loại trừ khả năng các tòa án đẩy nhanh tiến độ, nhưng nhanh nhất cũng sẽ phải mất vài tuần.
Vai trò của một thẩm phán liên bang tại tòa án địa phương là đối chiếu nội dung sắc lệnh của Tổng thống với hiến pháp và các luật lệ hiện hành tại Mỹ. Ở đây phải nói thêm rằng thẩm phán Robart không phải người khởi kiện, mà bên nguyên trong trường hợp này là những cá nhân phải chịu ảnh hưởng từ sắc lệnh của Tổng thống.
Nếu
phán quyết cuối cùng được đưa ra là sắc lệnh của ông Trump vi hiến, thì
cuộc đối đầu sẽ khép lại. Bởi khả năng Tổng thống Trump không tuân thủ
phán quyết của tòa án tối cao là rất khó xảy ra.
Kể cả khi Trump muốn chống lại tòa tối cao, thì ông cũng phải lôi kéo nhiều gương mặt khác trên chính trường Mỹ về phe mình, mà những người này chắc chắn sẽ không muốn tổn hại đến thanh danh bằng việc chống lại tòa án tối cao.
Tôi nghĩ sau cùng thì các bên cũng sẽ tiến đến thỏa hiệp, tìm một "phương án chính trị" để giải quyết, hoặc Tổng thống sẽ phải nhún nhường.
Một tiền lệ thú vị từng xảy ra vào năm 1952, khi đó là chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Truman bấy giờ tìm cách kiểm soát các nhà máy thép trên toàn nước Mỹ trong bối cảnh các công nhân đình công trên diện rộng.
Nhưng tòa án tối cao ra phán quyết rằng ông Truman không được phép chiếm hữu tài sản tư nhân kể cả trong tình trạng khẩn cấp. Tòa cho rằng Truman nếu làm vậy đồng nghĩa với việc ông đã dùng quyền lập pháp của Quốc hội. Truman rốt cục đã phải nghe theo phán quyết của tòa án.
Một phần không thể thiếu trong hệ thống pháp quyền Mỹ là một bộ máy tư pháp không chịu ảnh hưởng của chính trị.
Tại Mỹ, các thẩm phán liên bang được bổ nhiệm trọn đời, và không phải báo cáo lên Tổng thống hay Quốc hội. Với người Mỹ, một hệ thống tư pháp hoạt động độc lập là sự đảm bảo quan trọng nhất đối với quyền lợi của họ, là phương thức kiểm soát mạnh nhất đối với quyền lực của chính phủ, và là lá chắn quan trọng nhất trước tham nhũng. Kể cả Tổng thống cũng không thể xếp trên luật pháp.
Theo ông, cuộc đối đầu giữa nhánh hành pháp và tư pháp liệu sẽ còn tiếp diễn trong nhiệm kì của Trump?
Việc Tổng thống đối đầu với tòa án tại Mỹ là điều khá bình thường. Tổng thống nào cũng đã từng có bất đồng với tòa án, chỉ khác là người này bất đồng nhiều hơn người kia thôi.
Nixon và Clinton đã từng gặp rất nhiều rắc rối với luật pháp, những vụ việc của họ đã khiến người dân Mỹ phải dán mắt vào màn hình TV trong nhiều tháng liền. George W. Bush và cuộc chiến tại Iraq cũng dẫn tới một số phán quyết quan trọng của tòa án tối cao. Thành tựu quan trọng nhất của Obama, đạo luật bảo hiểm y tế được biết đến với cái tên Obamacare, cũng phải đợi một thời gian mới được tòa án tối cao phê chuẩn.
Bản thân Obama cũng từng đưa ra nhiều sắc lệnh hành pháp (executive order) ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không ít trong số đó đã không qua nổi "ải" tòa án. Kể cả những Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ như Lincoln hay Roosevelt cũng từng tranh cãi nảy lửa với tòa án.
Do đó, việc hành pháp và tư pháp đối đầu là một phần không thể thiếu trong hệ thống chính trị nước Mỹ. Và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong nhiệm kì của Trump.
theo Trí Thức Trẻ