Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

GS Sergei Kapitsa:Khoa học Nga đang ở trong hố sâu

Sau khi Liên Xô sụp đổ, khoa học Nga tụt dốc, khủng hoảng trầm trọng, và mặc dù chiến lược phát triển khoa học đến năm 2020 đã được thông qua, những cuộc tranh luận xung quanh quan điểm phát triển, cải cách khoa hoc, cải tổ Viện Hàn lâm khoa học,

cải cách khoa hoc, cải tổ Viện Hàn lâm khoa học, đẩy mạnh khoa học tại các trường đại học vẫn tiếp tục. Dưới đây là nội dung phỏng vấn GS Sergei Kapitsa của phóng viên Báo Nước Nga

 

Báo Nước Nga: Sergei Petrovich, ông thường đứng ngoài các cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng và các quan chức nhưng đồng thời chịu ảnh hưởng của các cuộc tranh cãi đó, ông có thể nói gì về họ?

Sergei Kapitsa
: Trước tiên cần đặt ra một cảnh báo: khoa học Nga đang ở trong hố sâu. Hai mươi năm thiếu kinh phí kinh niên đã đưa khoa học Nga vào tình trạng hết sức tồi tệ: Cán bộ trẻ thì bỏ đi, những người già thì ngày càng già đi, và chỉ còn là những người ông đang dạy các cháu. Trong tình trạng như vậy thì tiền bạc không phải là yếu tố chính, cái cơ bản bây giờ là tổ chức quản lí khoa học. Nhưng nếu lại bắt đầu những thay đổi vội vàng và cấp tiến trong điều kiện đảm bảo tài chính kiểu “rỏ nước mắt” thì sẽ đặt dấu chữ thập cho khoa học chúng ta. Hiện nay các nhà quản lý thường lấy khủng hoảng tài chính thế giới để cắt giảm ngân sách cho khoa học, nhưng hãy xem - Tổng thống Mĩ Obama đã tuyên bố tăng vô điều kiện kinh phí khoa học, còn ở Pháp người ta đã tăng 20%. Chúng ta biết hi vọng vào gì đây?

Có thể cái “khẩu phần ăn đói” đã buộc các nhà khoa học phải thật sự nghiêng ngã. Ai không trụ được thì sẽ ra đi, nhưng nhờ thế trụ lại là những người đầy sức sống. Từ đó sẽ ra đời một nền khoa học mới, theo nhu cầu-năng động và hướng vào các nhu cầu của thị trường.

Tôi kêu gọi hãy thận trọng hơn với những ý tưởng kiểu đó. Trong văn học dân gian thế giới có những chuyện ngụ ngôn tương tự về việc người ta giảm khẩu phần lúa mạch hàng ngày của ngựa (hoặc cừu). Kết quả cuối cùng đã rõ: con vật bất hạnh sẽ chết. Tôi sợ chúng ta đang ở trong tình trạng đó.

Nhưng chúng ta cần phải học cách sống theo các qui luật của thị trường?

Các quan hệ thị trường sơ khai không áp dụng cho khoa học cơ bản - một lĩnh vực mang đến rất nhiều lợi ích nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ, người ta đã xây dựng máy gia tốc khổng lồ ở Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN, nó ngốn mất 10 tỷ euro. Phân tích công việc của CERN do các nhà kinh tế tiến hành chỉ ra rằng với châu Âu dự án này đã trở thành nơi chế tạo các công nghệ mới như interrnet và công nghệ grid siêu hiện đại. Và đấy là cống hiến hiện thực của một tổ chức khoa học mà trên tấm biển của nó ghi” Nhận thức các qui luật cơ bản của tự nhiên”.

Những phát minh khoa học lớn sẽ tạo dựng hình ảnh cuộc sống của chúng ta sau 50-100 năm.

Trong một phỏng vấn cách đây không lâu của Báo Nước Nga, nhà khoa học giải Nobel- viện sĩ Alferov - đã gọi một phương thuốc đang mốt: hi vọng vào khoa học ở các trường đại học thay cho các viện nghiên cứu là cực kì nguy hại. Ông đã nhiều năm giảng dạy, lãnh đạo bộ môn vật lí ở đại học và ông biết rất rõ mô hình kết hợp giáo dục và khoa hoc tại đại học đó. Vậy ông thấy cần ngăn ngừa những sai lầm và hành động thiếu suy nghĩ nào của các nhà cải cách hiện nay?

Trước hết chúng ta cần phải giàu có như nước Mĩ để có thể thực thi kinh nghiệm phát triển khoa học của họ trong các trường đại học. Hãy xem châu Âu gần chúng ta hơn, khoa học ở đó được tổ chức hoàn toàn khác, Ở Đức khoa học cơ bản được hỗ trợ bởi Hiệp hội Max Planck, còn Hiệp hội Fraunhofer thì hỗ trợ các khoa học ứng dụng. Ở ta, Viện hàn lâm khoa học không chỉ là mạng lưới các viện nghiên cứu mà còn là một truyền thống quan trọng. Cải cách Viện hàn lâm theo kiểu chém vào vai là rất thiếu suy nghĩ. Hiện nay phê phán Viện hàn lâm thì rất dễ. Việc này đã trở thành phổ biến.Tôi không muốn hòa vào đội đồng ca đó, mặc dù tôi cũng có không ít cái để nói. Chúng ta cần đánh giá những cái tốt của Viện hàn lâm. Và trí tuệ tập thể của nó thì không thể thay thế bằng bất kì cái gì khác.

Trong cải cách quản lý khoa học, điều quan trọng nhất là phải tính đến ý kiến của chính các nhà khoa học. Nhưng hầu như các nhà khoa học thật sự lại không phải là nhà quản lí tốt.

Tại sao?

Cứ mỗi lần bắt đầu giải quyết cái gì đó nhà khoa học phải nghĩ ra cái gì đó hay hơn. Mà điều đó, như đã biết, lại tiêu diệt cái tốt đang có. Nhà quản lí gắn liền với trách nhiệm trước xã hội vì những quyết định của mình, còn nhà trí thức đang bận tâm với phê ph án lại ít suy nghĩ về trách nhiệm của nhà quản lí.

Làm thế nào đánh giá công việc của nhà khoa học, các cơ quan khoa học. Theo ông, ngoài các tiêu chí số lượng công bố, chỉ số trích dẫn, còn cái gì nữa?

Chính việc lấy tiêu chí công bố quốc tế và chỉ số trích dẫn để đánh giá nhà khoa học là một nguyên nhân của số lượng khổng lồ các công bố. Thậm chí đã xuất hiện câu châm ngôn “Hãy công bố, nếu không sẽ chết”. Không thể chỉ sử dụng các tiêu chí như vậy để đánh giá. Chỉ có cộng đồng khoa học mới đánh giá đúng nhà khoa học. Nhà toán học Grigori Perelman – người đã giải được bài toán Poincare, từ lâu không hề có một công bố nào, nhưng trong giới toán học người ta coi anh là một thiên tài.

Theo ý kiến nhiều người, trong quản lí khoa học Nga đang có xu hướng nguy hiểm: từ đấu tranh cho những mục tiêu phát triển chung của khoa học đã chuyển sang vì khẩu phần của mình trong ngân sách. Từ cạnh tranh với nhau không phải vì các trường phái khoa học mà vì những cá nhân và các phái riêng lẻ. Tất cả những cái đó sẽ đi đến đâu?


Đấy là điều thường thấy ở những xã hội khủng hoảng: mỗi người bắt đầu đấu tranh vì sự tồn tại của mình mà bỏ quên nhiệm vụ và mục tiêu chung. Còn các nhóm hay các phái thì thời nào cũng có-đó là bản chất con người.

Số phận khoa học của đất nước ta rất cần sự đối thoại có tính xây dựng giữa của các nhà khoa học với chính phủ và giới kinh doanh cũng như với các tầng lớp xã hội rộng rãi.

Thế còn khi ý tưởng cải cách khoa học sinh ra không phải từ nhà khoa học mà xuất phát từ trên? Chắc ông có theo dõi sự phát triển của dự án “Thung lũng Silicon của Nga”?


Trong thời kì Liên Xô đã có những ví dụ thành công của việc các trung tâm khoa học được thành lập theo mục tiêu để phát triển các vấn đề nhất định. Đấy là Pushino, Dubna, Troisk, Sarov… Về chi tiết những gì đang xẩy ra ở Skolkovo thì tôi không biết. Theo tôi hiểu, họ đang kì vọng nơi đó sẽ trở thành trung tâm của công nghiệp nano.

Thế ông nghĩ gì về các kế hoạch của Bộ Khoa học và Giáo dục mời hàng loạt các nhà khoa học làm việc ở nước ngoài về làm lãnh đạo các tập thể khoa học ở Nga. Người ta đang chuẩn bị 12 tỉ rúp cho việc này. “Phương pháp làm việc luân phiên” có phát huy trong khoa học không?

Tôi có cảm giác rằng đấy là điều hoàn toàn hợp lí trong tổ chức khoa học thế giới. Tuy nhiên quan trọng là tuyển chọn các nhà khoa học này và đảm bảo cho họ các điều kiện làm việc cần thiết. Chẳng hạn, Piotr Kapitsa đã tổ chức Viện các vấn đề vật lí vẻn vẹn trong hai năm. Viện này không lớn nhưng đã thu hút được ba nhà khoa học giải Nobel.

Việc khoa học chúng ta hội nhập vào khoa học thế giới là vấn đề quan trọng nhất cần ý thức được. Nó không thể được giải quyết trong khuôn khổ các truyền thống cũ, những cái đã cô lập khoa học chúng ta khỏi thế giới còn lại. Ngày nay khoa học đã trở nên quá phức tạp, quá đắt đỏ, việc chuyển dịch các nhà khoa học từ nước này sang nước khác là hoàn toàn tự nhiên. Chúng ta đừng quên rằng các nhà khoa học Nga nổi tiếng nhất từ thời Lomonosov cũng đều thực tập ở nước ngoài

Vậy là chúng ta đang hồi sinh những gì đã có trên nền tảng mới và các điều kiện mới?

Nói chung là đúng vậy. Theo nghĩa này thì Viện hàn lâm khoa học là một tổ chức rất phù hợp-nó đã đặt nền móng cho cách tiếp cận liên ngành. Nó thống nhất được dưới một mái nhà các khoa học tự nhiên và các khoa học, như chúng ta nói, phi tự nhiên. Theo quan điểm của tôi truyền thống này của Viện Hàn lâm Nga cho chúng ta ưu thế nhất định.

----

* GS Sergei Kapitsa xuất thân từ gia đình khoa học dòng dõi Nga. Ông nội - Viện sĩ, nhà toán học lỗi lạc và nhà thiết kế hạm đội Nga đầu thế kĩ XX; cha - Piotr Kapitsa - nhà vật lí kiệt xuất, kĩ sư, nhà tư tưởng, giải Nobel vật lí; em trai - nhà địa lí nổi tiếng, Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga.

GS Sergei Kapitsa là nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Nga, thành viên câu lạc bộ Rome, Viện sĩ hàn lâm Viện hàn lâm khoa học Châu Âu, Viện hàn lâm nhân văn quốc tế, tổng biên tập tạp chí thông tin khoa học nổi tiếng “trong thế giới khoa học” (120 nhà khoa học đoạt giải Nobel tham gia viết bài cho tạp chí này). Ông là tác giả hang trăm bài báo, cuốn sách, hàng chục bằng phát minh, đề cập đến nhiều nhiều lĩnh vực: Khí động học siêu âm, máy gia tốc các hạt cơ bản, điện động học ứng dụng, vật lí hạt nhân, từ học trái đất, lịch sử khoa học, động học dân số.

Hoạt động xã hội của ông được đánh giá cao, ông nhiều lần được mời phát biểu tại Quốc hội Mỹ, gặp gỡ và thảo luận với Tổng thư kí Liên hợp quốc về các vấn đề toàn cầu.

 

Trần Đức Lịch dịch

[Theo nguồn: Краткая справка о научной, образовательной и общественной деятельности профессора Сергея Петровича Капицы]

 

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

GS Sergei Kapitsa:Khoa học Nga đang ở trong hố sâu

Sau khi Liên Xô sụp đổ, khoa học Nga tụt dốc, khủng hoảng trầm trọng, và mặc dù chiến lược phát triển khoa học đến năm 2020 đã được thông qua, những cuộc tranh luận xung quanh quan điểm phát triển, cải cách khoa hoc, cải tổ Viện Hàn lâm khoa học,

cải cách khoa hoc, cải tổ Viện Hàn lâm khoa học, đẩy mạnh khoa học tại các trường đại học vẫn tiếp tục. Dưới đây là nội dung phỏng vấn GS Sergei Kapitsa của phóng viên Báo Nước Nga

 

Báo Nước Nga: Sergei Petrovich, ông thường đứng ngoài các cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng và các quan chức nhưng đồng thời chịu ảnh hưởng của các cuộc tranh cãi đó, ông có thể nói gì về họ?

Sergei Kapitsa
: Trước tiên cần đặt ra một cảnh báo: khoa học Nga đang ở trong hố sâu. Hai mươi năm thiếu kinh phí kinh niên đã đưa khoa học Nga vào tình trạng hết sức tồi tệ: Cán bộ trẻ thì bỏ đi, những người già thì ngày càng già đi, và chỉ còn là những người ông đang dạy các cháu. Trong tình trạng như vậy thì tiền bạc không phải là yếu tố chính, cái cơ bản bây giờ là tổ chức quản lí khoa học. Nhưng nếu lại bắt đầu những thay đổi vội vàng và cấp tiến trong điều kiện đảm bảo tài chính kiểu “rỏ nước mắt” thì sẽ đặt dấu chữ thập cho khoa học chúng ta. Hiện nay các nhà quản lý thường lấy khủng hoảng tài chính thế giới để cắt giảm ngân sách cho khoa học, nhưng hãy xem - Tổng thống Mĩ Obama đã tuyên bố tăng vô điều kiện kinh phí khoa học, còn ở Pháp người ta đã tăng 20%. Chúng ta biết hi vọng vào gì đây?

Có thể cái “khẩu phần ăn đói” đã buộc các nhà khoa học phải thật sự nghiêng ngã. Ai không trụ được thì sẽ ra đi, nhưng nhờ thế trụ lại là những người đầy sức sống. Từ đó sẽ ra đời một nền khoa học mới, theo nhu cầu-năng động và hướng vào các nhu cầu của thị trường.

Tôi kêu gọi hãy thận trọng hơn với những ý tưởng kiểu đó. Trong văn học dân gian thế giới có những chuyện ngụ ngôn tương tự về việc người ta giảm khẩu phần lúa mạch hàng ngày của ngựa (hoặc cừu). Kết quả cuối cùng đã rõ: con vật bất hạnh sẽ chết. Tôi sợ chúng ta đang ở trong tình trạng đó.

Nhưng chúng ta cần phải học cách sống theo các qui luật của thị trường?

Các quan hệ thị trường sơ khai không áp dụng cho khoa học cơ bản - một lĩnh vực mang đến rất nhiều lợi ích nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ, người ta đã xây dựng máy gia tốc khổng lồ ở Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN, nó ngốn mất 10 tỷ euro. Phân tích công việc của CERN do các nhà kinh tế tiến hành chỉ ra rằng với châu Âu dự án này đã trở thành nơi chế tạo các công nghệ mới như interrnet và công nghệ grid siêu hiện đại. Và đấy là cống hiến hiện thực của một tổ chức khoa học mà trên tấm biển của nó ghi” Nhận thức các qui luật cơ bản của tự nhiên”.

Những phát minh khoa học lớn sẽ tạo dựng hình ảnh cuộc sống của chúng ta sau 50-100 năm.

Trong một phỏng vấn cách đây không lâu của Báo Nước Nga, nhà khoa học giải Nobel- viện sĩ Alferov - đã gọi một phương thuốc đang mốt: hi vọng vào khoa học ở các trường đại học thay cho các viện nghiên cứu là cực kì nguy hại. Ông đã nhiều năm giảng dạy, lãnh đạo bộ môn vật lí ở đại học và ông biết rất rõ mô hình kết hợp giáo dục và khoa hoc tại đại học đó. Vậy ông thấy cần ngăn ngừa những sai lầm và hành động thiếu suy nghĩ nào của các nhà cải cách hiện nay?

Trước hết chúng ta cần phải giàu có như nước Mĩ để có thể thực thi kinh nghiệm phát triển khoa học của họ trong các trường đại học. Hãy xem châu Âu gần chúng ta hơn, khoa học ở đó được tổ chức hoàn toàn khác, Ở Đức khoa học cơ bản được hỗ trợ bởi Hiệp hội Max Planck, còn Hiệp hội Fraunhofer thì hỗ trợ các khoa học ứng dụng. Ở ta, Viện hàn lâm khoa học không chỉ là mạng lưới các viện nghiên cứu mà còn là một truyền thống quan trọng. Cải cách Viện hàn lâm theo kiểu chém vào vai là rất thiếu suy nghĩ. Hiện nay phê phán Viện hàn lâm thì rất dễ. Việc này đã trở thành phổ biến.Tôi không muốn hòa vào đội đồng ca đó, mặc dù tôi cũng có không ít cái để nói. Chúng ta cần đánh giá những cái tốt của Viện hàn lâm. Và trí tuệ tập thể của nó thì không thể thay thế bằng bất kì cái gì khác.

Trong cải cách quản lý khoa học, điều quan trọng nhất là phải tính đến ý kiến của chính các nhà khoa học. Nhưng hầu như các nhà khoa học thật sự lại không phải là nhà quản lí tốt.

Tại sao?

Cứ mỗi lần bắt đầu giải quyết cái gì đó nhà khoa học phải nghĩ ra cái gì đó hay hơn. Mà điều đó, như đã biết, lại tiêu diệt cái tốt đang có. Nhà quản lí gắn liền với trách nhiệm trước xã hội vì những quyết định của mình, còn nhà trí thức đang bận tâm với phê ph án lại ít suy nghĩ về trách nhiệm của nhà quản lí.

Làm thế nào đánh giá công việc của nhà khoa học, các cơ quan khoa học. Theo ông, ngoài các tiêu chí số lượng công bố, chỉ số trích dẫn, còn cái gì nữa?

Chính việc lấy tiêu chí công bố quốc tế và chỉ số trích dẫn để đánh giá nhà khoa học là một nguyên nhân của số lượng khổng lồ các công bố. Thậm chí đã xuất hiện câu châm ngôn “Hãy công bố, nếu không sẽ chết”. Không thể chỉ sử dụng các tiêu chí như vậy để đánh giá. Chỉ có cộng đồng khoa học mới đánh giá đúng nhà khoa học. Nhà toán học Grigori Perelman – người đã giải được bài toán Poincare, từ lâu không hề có một công bố nào, nhưng trong giới toán học người ta coi anh là một thiên tài.

Theo ý kiến nhiều người, trong quản lí khoa học Nga đang có xu hướng nguy hiểm: từ đấu tranh cho những mục tiêu phát triển chung của khoa học đã chuyển sang vì khẩu phần của mình trong ngân sách. Từ cạnh tranh với nhau không phải vì các trường phái khoa học mà vì những cá nhân và các phái riêng lẻ. Tất cả những cái đó sẽ đi đến đâu?


Đấy là điều thường thấy ở những xã hội khủng hoảng: mỗi người bắt đầu đấu tranh vì sự tồn tại của mình mà bỏ quên nhiệm vụ và mục tiêu chung. Còn các nhóm hay các phái thì thời nào cũng có-đó là bản chất con người.

Số phận khoa học của đất nước ta rất cần sự đối thoại có tính xây dựng giữa của các nhà khoa học với chính phủ và giới kinh doanh cũng như với các tầng lớp xã hội rộng rãi.

Thế còn khi ý tưởng cải cách khoa học sinh ra không phải từ nhà khoa học mà xuất phát từ trên? Chắc ông có theo dõi sự phát triển của dự án “Thung lũng Silicon của Nga”?


Trong thời kì Liên Xô đã có những ví dụ thành công của việc các trung tâm khoa học được thành lập theo mục tiêu để phát triển các vấn đề nhất định. Đấy là Pushino, Dubna, Troisk, Sarov… Về chi tiết những gì đang xẩy ra ở Skolkovo thì tôi không biết. Theo tôi hiểu, họ đang kì vọng nơi đó sẽ trở thành trung tâm của công nghiệp nano.

Thế ông nghĩ gì về các kế hoạch của Bộ Khoa học và Giáo dục mời hàng loạt các nhà khoa học làm việc ở nước ngoài về làm lãnh đạo các tập thể khoa học ở Nga. Người ta đang chuẩn bị 12 tỉ rúp cho việc này. “Phương pháp làm việc luân phiên” có phát huy trong khoa học không?

Tôi có cảm giác rằng đấy là điều hoàn toàn hợp lí trong tổ chức khoa học thế giới. Tuy nhiên quan trọng là tuyển chọn các nhà khoa học này và đảm bảo cho họ các điều kiện làm việc cần thiết. Chẳng hạn, Piotr Kapitsa đã tổ chức Viện các vấn đề vật lí vẻn vẹn trong hai năm. Viện này không lớn nhưng đã thu hút được ba nhà khoa học giải Nobel.

Việc khoa học chúng ta hội nhập vào khoa học thế giới là vấn đề quan trọng nhất cần ý thức được. Nó không thể được giải quyết trong khuôn khổ các truyền thống cũ, những cái đã cô lập khoa học chúng ta khỏi thế giới còn lại. Ngày nay khoa học đã trở nên quá phức tạp, quá đắt đỏ, việc chuyển dịch các nhà khoa học từ nước này sang nước khác là hoàn toàn tự nhiên. Chúng ta đừng quên rằng các nhà khoa học Nga nổi tiếng nhất từ thời Lomonosov cũng đều thực tập ở nước ngoài

Vậy là chúng ta đang hồi sinh những gì đã có trên nền tảng mới và các điều kiện mới?

Nói chung là đúng vậy. Theo nghĩa này thì Viện hàn lâm khoa học là một tổ chức rất phù hợp-nó đã đặt nền móng cho cách tiếp cận liên ngành. Nó thống nhất được dưới một mái nhà các khoa học tự nhiên và các khoa học, như chúng ta nói, phi tự nhiên. Theo quan điểm của tôi truyền thống này của Viện Hàn lâm Nga cho chúng ta ưu thế nhất định.

----

* GS Sergei Kapitsa xuất thân từ gia đình khoa học dòng dõi Nga. Ông nội - Viện sĩ, nhà toán học lỗi lạc và nhà thiết kế hạm đội Nga đầu thế kĩ XX; cha - Piotr Kapitsa - nhà vật lí kiệt xuất, kĩ sư, nhà tư tưởng, giải Nobel vật lí; em trai - nhà địa lí nổi tiếng, Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga.

GS Sergei Kapitsa là nhà khoa học và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Nga, thành viên câu lạc bộ Rome, Viện sĩ hàn lâm Viện hàn lâm khoa học Châu Âu, Viện hàn lâm nhân văn quốc tế, tổng biên tập tạp chí thông tin khoa học nổi tiếng “trong thế giới khoa học” (120 nhà khoa học đoạt giải Nobel tham gia viết bài cho tạp chí này). Ông là tác giả hang trăm bài báo, cuốn sách, hàng chục bằng phát minh, đề cập đến nhiều nhiều lĩnh vực: Khí động học siêu âm, máy gia tốc các hạt cơ bản, điện động học ứng dụng, vật lí hạt nhân, từ học trái đất, lịch sử khoa học, động học dân số.

Hoạt động xã hội của ông được đánh giá cao, ông nhiều lần được mời phát biểu tại Quốc hội Mỹ, gặp gỡ và thảo luận với Tổng thư kí Liên hợp quốc về các vấn đề toàn cầu.

 

Trần Đức Lịch dịch

[Theo nguồn: Краткая справка о научной, образовательной и общественной деятельности профессора Сергея Петровича Капицы]

 

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm