Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Ga MỸ LÝ _ Việt Nhân
-Không biết nửa, tôi phân vân trả lời.
Tiếng đập bánh xe trên đường ray nhịp đều và khá lâu, cho thấy đoàn tầu này phải khá dài. Trời vẫn tối lại thêm sương mù dày đặc, chúng tôi không nhìn được gì thêm, bèn vận dụng lỗ tai thay cho mắt, tiếng sột soạt cho thấy có nhiều anh em, cũng đã dậy như tôi và Hậu, một tên cán bộ đi luồn trong anh em, nhắc nhở chúng tôi giữ nội qui lúc đi đường, mà chúng đã phổ biến cho chúng tôi biết, khi còn ở trại trước lúc lên xe tải.
Sương mù nặng hạt hơn, cách năm ba thước không nhìn thấy gì, sát bên tôi phía ngoài tường, có tiếng hai tên cán bộ nhắc nhở nhau coi chừng tù trốn trại. Thật nực cười cho chuyện đời trớ trêu, điều kiện này thật lý tưởng cho những ai muốn trốn, mà chính tôi cũng đã từng hằng mong ước vào khoảng hơn một năm về trước, lúc đó mà được như thế này, tôi vượt trại là cái chắc. Mong rằng sẽ có lúc tôi kể quí vị nghe, tôi chuẩn bị và sắp đặt cho một cuộc trốn trại như thế nào, bây giờ nghĩ lại tôi thấy lúc đó tôi không khác gì một con thú sa bẫy, điên cuồng mong một lối thoát thân.
Trong xử sự tôi không còn được những gì gọi là mềm mỏng, tôi như một khối chất nổ, lúc nào cũng chỉ chực chờ kích hỏa, cái khổ của xác thân đói lạnh, cái tủi nhục của kiếp tù đắng cay, tôi không còn là tôi nữa, có lẽ đã thành một Chí phèo ngày nào của Nam Cao - Tôi cân tất cả, lúc nào ý tưởng vượt trại cũng lởn vởn trong đầu, bằng ngang cái chết là cùng, tên cán bộ quản giáo biết, tên cán bộ an ninh K-4 biết, trong nói chuyện cùng chúng, tôi như thể đối đầu, như thể khinh miệt cùng thách thức chúng, tôi luôn tỏ cho chúng biết tôi cao hơn chúng, tôi giá trị hơn chúng.
Làm thế để làm gì, tôi không biết nữa, có lẽ đó chỉ là động thái phản ứng của kẻ trong xa cơ, bị quá nhiều chà đạp của kẻ thù không xứng tầm với mình chăng, dầu sao chăng nữa, tôi cũng đã có lúc hài lòng khi thấy trong ánh mắt chúng, nét bối rối khi chạm ánh mắt tôi nhìn.
Trời sắp sáng, sương mù như dày thêm, cách nhau mươi bước không thấy nhau, phóng mình qua bờ tường là thoát, vậy mà trong lòng tôi cứ dửng dưng, bây giờ mà trốn trại ư, trong ba cái thiên thời địa lợi nhân hòa, lại thiếu mất lòng người, đó là tôi không muốn trốn trại lúc này, tại sao tôi phải trốn trại vào lúc tốt đẹp như vầy. Tôi sắp vào Hàm Tân, sắp được nhìn lại Mẹ tôi, được ôm hai con vào lòng, cứ hưởng hạnh phúc mà mình từng ước ao đi, rôi sau đó sẽ tính. Phía bên ngoài bờ tường bọn cán bộ đi lại nhộn nhịp hơn, rồi cũng tới lúc lên đường.
Ðội tôi được tên cán bộ áp tải điểm danh, hắn cười với chúng tôi khi điểm danh xong, tôi hiểu hắn cười cái gì, chúng tôi hiện diện đầy đủ có nghĩa là hắn làm tốt công tác, chúng vẫn thường nói nhiệm vụ của chúng là coi tù, còn của chúng tôi là trốn trại. Thế rồi chúng tôi được hướng dẫn đến toa tầu của mình, không gian nhà ga trở nên ồn ào, bọn cán bộ ý ới hỏi nhau, xem toa nào là toa của chúng, đoàn tù thì vẫn từng đôi nối bước nhau đi.
Ngang qua vài toa kín mít, từ trong có tiếng hỏi vọng ra: -Anh em trại nào đó, tụi tôi là Nam Hà đây?.... chúng tôi chưa kịp trả lời cho anh bạn nào đó của trại Nam Hà, thì tên cán bộ đứng ở đầu toa, đá đánh binh vào vách toa kèm theo câu chửi thề: - Đ…mẹ câm mồm, hỏi cái gì? à thì ra không phải chỉ có mỗi một trại tôi đi trên đoàn tầu nầy.
Từ ngày tình đồng chí không còn như môi với răng nữa, mà răng cắn môi chảy máu, cộng sản Tầu cho cộng sản Việt bài học năm 79, theo báo chí ghi nhận, thì mấy mươi ngàn đồng chí Trung Quốc hy sinh, còn Chèo thì mấy chục ngàn, được làm Liệt Sĩ biên giới. Ðang lúc mãi bận tay thọ giáo bài học của sư phò Tầu cộng, mấy anh Chèo sợ quá, chỉ ngại mấy anh tù miền nam, sẵn dịp nổi loạn thì có mà chết, nên chúng dời dần tù vào phía trong cho an tâm.
Các trại Bắc thái, Phong Quan, Vĩnh Phú, Nam Hà, Thanh Chương, Nghệ Tỉnh, lần lượt xuôi nam. Ngày nào vượt vĩ tuyến 17, đày ra tận Lào cai, Yên Báy, với những Cổng trời, Liên trại 5, thì nay qua cầu Bến Hải tù ta lại xuôi về nam. Cái nhộn nhịp khiến tôi thấy thậi là vui, niềm vui trào dâng như sóng dồn, bổng dưng tôi cảm thấy thật ấm lòng, các đàn anh, các bạn tôi, trong các toa tầu đóng kín mít kia, các nơi đang cùng xuôi nam với tôi.
Một ngày mới bắt đầu, ánh sáng mặt trời rựng lên phía xa, đoàn tù vẫn tiếp bước từng đôi một, tay bên tay với chiếc còng đôi mà cùng xuôi nam, thân xác đã tiều tụy nhiều, trong những bộ đồ tù rách bươm, nhưng ánh mắt mọi người hôm nay thật tươi vui rạng rỡ, cái kiêu hùng của những người lính ngày nào vẩn còn trong ánh mắt, ngay cả trong khoảnh khắc đắng cay đọa đày nhất của đời người là lúc này.
Hơn năm năm sau, tay cầm giấy ra trại tức là được tha, được tự do, nhưng nghịch lý thay tôi không có cái cảm giác ấm nồng như trong lúc này, mà cảm thấy cô đơn lạc lõng, cầm giấy ra trại tôi như con chim được sổ lồng nhưng lạc bầy. Dòng máu đang chảy trong tôi, là dòng máu của lính, nó chỉ reo vui với tình đồng đội, tình chiến hữu, tách rời nó ra khỏi bạn nó, nó sẽ khô héo rồi chết, vì vậy những năm tháng cuối đời mình, những lúc chợt nhớ về quá khứ, nghĩ về ngày tháng cũ, nhớ về những thằng bạn, sống có, chết có, những lúc như vậy tôi ngập mình trong tiếc nuối. Ngày tháng cũ đạn bom khốc liệt thật, nhưng máu trong tim những thằng lính, lúc nào cũng nồng ấm.
Cái chết lúc nào cũng cận kề, nhưng lính luôn sống với bạn bè, và lính chết cho quê hương. Quê hương thì chỉ một Việt Nam, nhưng bạn bè thì đủ cả Ðà Lạt, Thủ Ðức, Không quân, Hải quân, Nhẩy dù, Biệt động và còn nhiều nhiều nữa, tuổi tác chúng ngang ngang nhau, chúng thường gọi thế hệ của chúng, là thế hệ màu xanh cứt ngựa. Và trong cái khô cằn sắt máu của chiến tranh, hơn ai hết người lính trân trọng cái mượt mà của tình yêu, cái êm ái của tình bạn, và cao cả hơn hết là tình yêu Tổ Quốc, mỗi lần về phép, lính dồn tất cả thời gian cùng những gì mình có, cho bạn, cho người yêu, để rồi mai đây khi ra đơn vị, lính lại xả thân cho đất nước.
Bên cạnh cái biết yêu, lính cũng biết ghét, lính không ưa kẻ thù là đương nhiên rồi, cộng sản lưu manh ai mà ưa cho được, còn một cái lính không ưa nữa, đó là không ưa những thằng đâm sau lưng lính dưới mọi hình thức, trốn trong thành phố, nơi an bình nhất để múa may quay cuồng, nhân danh này nọ, để mà làm lãnh tụ, hay vua đấu tranh, phản chiến để trốn lính, thậm chí theo mốt phản chiến để đánh bóng tên tuổi mình. Những bợm bãi như thế, bất cứ thời nào xã hội nào cũng có, nhưng chỉ tiếc là trong lúc anh em lính, đối diện cái chết trong từng giây từng phút, thì tại thành phố, những tay hoạt đầu tiếp tay cho cộng sản, liên tục khuấy phá hậu phương.
Trong đời lính của tôi, những xót xa cho bạn mình nằm xuống quá nhiều, những thằng khi sống bên bạn, lúc chết cũng nằm cùng anh em, chúng đã toại nguyện nằm giữa các chiến hữu của mình, những kẻ không ồn ào, chỉ biết âm thầm hy sinh cho đất nước. Đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên hòa, mỗi lần về phép thường niên, tôi đốt hết gói thuốc thay nhang, cho bạn một điếu, còn lại mời hết những bạn mới của anh chung quanh, những khuôn mặt còn quá trẻ trên mộ bia, thuộc thế hệ của anh, thế hệ của tôi, thế hệ của lửa đạn.
Họ đã sống thật đẹp, thật hào hùng, không màng công hầu khanh tướng, khiêm tốn chỉ là người lính, người lính chết cho đất nước, và đó chính là cái làm nên họ không tầm thường, họ đã dâng trọn đời mình cho Tổ Quốc.
Ga MỸ LÝ _ Việt Nhân
-Không biết nửa, tôi phân vân trả lời.
Tiếng đập bánh xe trên đường ray nhịp đều và khá lâu, cho thấy đoàn tầu này phải khá dài. Trời vẫn tối lại thêm sương mù dày đặc, chúng tôi không nhìn được gì thêm, bèn vận dụng lỗ tai thay cho mắt, tiếng sột soạt cho thấy có nhiều anh em, cũng đã dậy như tôi và Hậu, một tên cán bộ đi luồn trong anh em, nhắc nhở chúng tôi giữ nội qui lúc đi đường, mà chúng đã phổ biến cho chúng tôi biết, khi còn ở trại trước lúc lên xe tải.
Sương mù nặng hạt hơn, cách năm ba thước không nhìn thấy gì, sát bên tôi phía ngoài tường, có tiếng hai tên cán bộ nhắc nhở nhau coi chừng tù trốn trại. Thật nực cười cho chuyện đời trớ trêu, điều kiện này thật lý tưởng cho những ai muốn trốn, mà chính tôi cũng đã từng hằng mong ước vào khoảng hơn một năm về trước, lúc đó mà được như thế này, tôi vượt trại là cái chắc. Mong rằng sẽ có lúc tôi kể quí vị nghe, tôi chuẩn bị và sắp đặt cho một cuộc trốn trại như thế nào, bây giờ nghĩ lại tôi thấy lúc đó tôi không khác gì một con thú sa bẫy, điên cuồng mong một lối thoát thân.
Trong xử sự tôi không còn được những gì gọi là mềm mỏng, tôi như một khối chất nổ, lúc nào cũng chỉ chực chờ kích hỏa, cái khổ của xác thân đói lạnh, cái tủi nhục của kiếp tù đắng cay, tôi không còn là tôi nữa, có lẽ đã thành một Chí phèo ngày nào của Nam Cao - Tôi cân tất cả, lúc nào ý tưởng vượt trại cũng lởn vởn trong đầu, bằng ngang cái chết là cùng, tên cán bộ quản giáo biết, tên cán bộ an ninh K-4 biết, trong nói chuyện cùng chúng, tôi như thể đối đầu, như thể khinh miệt cùng thách thức chúng, tôi luôn tỏ cho chúng biết tôi cao hơn chúng, tôi giá trị hơn chúng.
Làm thế để làm gì, tôi không biết nữa, có lẽ đó chỉ là động thái phản ứng của kẻ trong xa cơ, bị quá nhiều chà đạp của kẻ thù không xứng tầm với mình chăng, dầu sao chăng nữa, tôi cũng đã có lúc hài lòng khi thấy trong ánh mắt chúng, nét bối rối khi chạm ánh mắt tôi nhìn.
Trời sắp sáng, sương mù như dày thêm, cách nhau mươi bước không thấy nhau, phóng mình qua bờ tường là thoát, vậy mà trong lòng tôi cứ dửng dưng, bây giờ mà trốn trại ư, trong ba cái thiên thời địa lợi nhân hòa, lại thiếu mất lòng người, đó là tôi không muốn trốn trại lúc này, tại sao tôi phải trốn trại vào lúc tốt đẹp như vầy. Tôi sắp vào Hàm Tân, sắp được nhìn lại Mẹ tôi, được ôm hai con vào lòng, cứ hưởng hạnh phúc mà mình từng ước ao đi, rôi sau đó sẽ tính. Phía bên ngoài bờ tường bọn cán bộ đi lại nhộn nhịp hơn, rồi cũng tới lúc lên đường.
Ðội tôi được tên cán bộ áp tải điểm danh, hắn cười với chúng tôi khi điểm danh xong, tôi hiểu hắn cười cái gì, chúng tôi hiện diện đầy đủ có nghĩa là hắn làm tốt công tác, chúng vẫn thường nói nhiệm vụ của chúng là coi tù, còn của chúng tôi là trốn trại. Thế rồi chúng tôi được hướng dẫn đến toa tầu của mình, không gian nhà ga trở nên ồn ào, bọn cán bộ ý ới hỏi nhau, xem toa nào là toa của chúng, đoàn tù thì vẫn từng đôi nối bước nhau đi.
Ngang qua vài toa kín mít, từ trong có tiếng hỏi vọng ra: -Anh em trại nào đó, tụi tôi là Nam Hà đây?.... chúng tôi chưa kịp trả lời cho anh bạn nào đó của trại Nam Hà, thì tên cán bộ đứng ở đầu toa, đá đánh binh vào vách toa kèm theo câu chửi thề: - Đ…mẹ câm mồm, hỏi cái gì? à thì ra không phải chỉ có mỗi một trại tôi đi trên đoàn tầu nầy.
Từ ngày tình đồng chí không còn như môi với răng nữa, mà răng cắn môi chảy máu, cộng sản Tầu cho cộng sản Việt bài học năm 79, theo báo chí ghi nhận, thì mấy mươi ngàn đồng chí Trung Quốc hy sinh, còn Chèo thì mấy chục ngàn, được làm Liệt Sĩ biên giới. Ðang lúc mãi bận tay thọ giáo bài học của sư phò Tầu cộng, mấy anh Chèo sợ quá, chỉ ngại mấy anh tù miền nam, sẵn dịp nổi loạn thì có mà chết, nên chúng dời dần tù vào phía trong cho an tâm.
Các trại Bắc thái, Phong Quan, Vĩnh Phú, Nam Hà, Thanh Chương, Nghệ Tỉnh, lần lượt xuôi nam. Ngày nào vượt vĩ tuyến 17, đày ra tận Lào cai, Yên Báy, với những Cổng trời, Liên trại 5, thì nay qua cầu Bến Hải tù ta lại xuôi về nam. Cái nhộn nhịp khiến tôi thấy thậi là vui, niềm vui trào dâng như sóng dồn, bổng dưng tôi cảm thấy thật ấm lòng, các đàn anh, các bạn tôi, trong các toa tầu đóng kín mít kia, các nơi đang cùng xuôi nam với tôi.
Một ngày mới bắt đầu, ánh sáng mặt trời rựng lên phía xa, đoàn tù vẫn tiếp bước từng đôi một, tay bên tay với chiếc còng đôi mà cùng xuôi nam, thân xác đã tiều tụy nhiều, trong những bộ đồ tù rách bươm, nhưng ánh mắt mọi người hôm nay thật tươi vui rạng rỡ, cái kiêu hùng của những người lính ngày nào vẩn còn trong ánh mắt, ngay cả trong khoảnh khắc đắng cay đọa đày nhất của đời người là lúc này.
Hơn năm năm sau, tay cầm giấy ra trại tức là được tha, được tự do, nhưng nghịch lý thay tôi không có cái cảm giác ấm nồng như trong lúc này, mà cảm thấy cô đơn lạc lõng, cầm giấy ra trại tôi như con chim được sổ lồng nhưng lạc bầy. Dòng máu đang chảy trong tôi, là dòng máu của lính, nó chỉ reo vui với tình đồng đội, tình chiến hữu, tách rời nó ra khỏi bạn nó, nó sẽ khô héo rồi chết, vì vậy những năm tháng cuối đời mình, những lúc chợt nhớ về quá khứ, nghĩ về ngày tháng cũ, nhớ về những thằng bạn, sống có, chết có, những lúc như vậy tôi ngập mình trong tiếc nuối. Ngày tháng cũ đạn bom khốc liệt thật, nhưng máu trong tim những thằng lính, lúc nào cũng nồng ấm.
Cái chết lúc nào cũng cận kề, nhưng lính luôn sống với bạn bè, và lính chết cho quê hương. Quê hương thì chỉ một Việt Nam, nhưng bạn bè thì đủ cả Ðà Lạt, Thủ Ðức, Không quân, Hải quân, Nhẩy dù, Biệt động và còn nhiều nhiều nữa, tuổi tác chúng ngang ngang nhau, chúng thường gọi thế hệ của chúng, là thế hệ màu xanh cứt ngựa. Và trong cái khô cằn sắt máu của chiến tranh, hơn ai hết người lính trân trọng cái mượt mà của tình yêu, cái êm ái của tình bạn, và cao cả hơn hết là tình yêu Tổ Quốc, mỗi lần về phép, lính dồn tất cả thời gian cùng những gì mình có, cho bạn, cho người yêu, để rồi mai đây khi ra đơn vị, lính lại xả thân cho đất nước.
Bên cạnh cái biết yêu, lính cũng biết ghét, lính không ưa kẻ thù là đương nhiên rồi, cộng sản lưu manh ai mà ưa cho được, còn một cái lính không ưa nữa, đó là không ưa những thằng đâm sau lưng lính dưới mọi hình thức, trốn trong thành phố, nơi an bình nhất để múa may quay cuồng, nhân danh này nọ, để mà làm lãnh tụ, hay vua đấu tranh, phản chiến để trốn lính, thậm chí theo mốt phản chiến để đánh bóng tên tuổi mình. Những bợm bãi như thế, bất cứ thời nào xã hội nào cũng có, nhưng chỉ tiếc là trong lúc anh em lính, đối diện cái chết trong từng giây từng phút, thì tại thành phố, những tay hoạt đầu tiếp tay cho cộng sản, liên tục khuấy phá hậu phương.
Trong đời lính của tôi, những xót xa cho bạn mình nằm xuống quá nhiều, những thằng khi sống bên bạn, lúc chết cũng nằm cùng anh em, chúng đã toại nguyện nằm giữa các chiến hữu của mình, những kẻ không ồn ào, chỉ biết âm thầm hy sinh cho đất nước. Đến viếng Nghĩa trang Quân đội Biên hòa, mỗi lần về phép thường niên, tôi đốt hết gói thuốc thay nhang, cho bạn một điếu, còn lại mời hết những bạn mới của anh chung quanh, những khuôn mặt còn quá trẻ trên mộ bia, thuộc thế hệ của anh, thế hệ của tôi, thế hệ của lửa đạn.
Họ đã sống thật đẹp, thật hào hùng, không màng công hầu khanh tướng, khiêm tốn chỉ là người lính, người lính chết cho đất nước, và đó chính là cái làm nên họ không tầm thường, họ đã dâng trọn đời mình cho Tổ Quốc.