Ảnh: St6 – Sách “1575 câu thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm”, Lê Gia đưa ra dị bản “đặc biệt” hơn: “Lưng chữ cú (句) vú chữ tâm. Nghĩa câu: Lưng thì hơi cong gù như hình chữ cú (句) có nét chính hơi cong như cái lưng gù. Hai vú thì xệ xuống như hình chữ ‘tâm’ (心) có nét chính cong vòng xuống như quả mướp cong, gọi là ‘vú quả mướp’. Đây là nói về tướng người phụ nữ có hình dáng hơi xấu nhưng mắn đẻ”.7- Bài “Siêu mẫu Quỳnh Thi- vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang dã”, Bùi Sĩ Nguyên lại đưa ra dị bản “lưng chữ THÚ” với cách giải thích cũng “thú vị” không kém: “Các cụ nhà mình dạy rằng “lưng chữ thú, vú chữ tâm”, nghĩa là đường cong nơi lưng nên mềm mại (chữ thú là bộ khuyển, dáng cong rất đẹp), còn ngực nên cao và tròn vành như chữ tâm.” (thegioidanong.net).
11. Vú hoả sơn (núi lửa, trông giống vú chữ Tâm); 12.[không rõ chữ]; 13. Vú dưa hấu.
14.Vú hoa sen; 15.Vú bát tô; 16.Vú quả chuối; 17. Vú quả bóng.Cứ theo đây, thì cô gái “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” chẳng có gì đặc biệt ngoài cái lưng gù và cặp vú “bầu bầu”, “hơi bầu” hoặc “vú mướp”, mắn đẻ, khéo nuôi con.Tuy nhiên, theo chúng tôi, phân tích tục ngữ về tướng pháp, nhưng các nhà nghiên cứu biên soạn từ điển lại không tìm hiểu về tướng pháp, nên có sự hiểu lầm.
Ảnh:St
Ảnh: STXét về mặt khoa học, thì bất kể đàn ông, hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân. Một người phụ nữ có tấm lưng gù làm sao đảm đương tốt thiên chức làm mẹ (riêng chuyện mang nặng khi thai ngén đã là một bất lợi, nói chi chuyện nuôi con). Có bao giờ tạo hoá lại ưu ái, trao quyền năng đặc biệt trong việc duy trì nòi giống cho một người gù lưng không? Theo chúng tôi là không. Với loài cầm, thú cũng vậy. Bất kể đực cái, hay trống mái, những con vật tạo hoá ban cho khả năng sinh sản tốt, đều có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, tấm lưng vững chắc. Con người không nằm ngoài qui luật của tạo hoá.
-Bên phải, vú bánh dày
-Bên trái, vú chữ Tâm
Ảnh: STXét tự hình chữ “cụ” 具, rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, cũng là biểu thị phần cuối của tấm lưng (ngồi là tư thế thể hiện rõ nhất kiểu dáng của cái lưng).
Hình chữ: St“Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ”具[1], chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” 具, chữ “ngũ” 五, chữ “vụ”, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”. Còn nếu “gù” đến mức giống chữ “cú” 句, chữ “thú” 狩, thì đây phải hiểu là người tàn tật mới đúng!)[2].
Ảnh: StVậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? Đến như Lê Gia hình dung “vú chữ tâm” thành “vú quả mướp” thì lại càng tệ hại! Dĩ nhiên tiêu chuẩn, quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi không tin một bộ ngực có hình dáng mơ hồ (“bầu bầu”) hoặc thõng “vú mướp”, gắn với tấm lưng gù lại thể hiện sức sống của người phụ nữ, và trở thành cái đẹp chuẩn mực khiến đàn ông phải si mê.
-Bên phải bầu vú ngoảnh ra hai bên, đầu vú hướng thương
chính là vú chữ tâm.
Đồ giải: St“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển, mô mỡ đầy đặn, hai bầu vú cân đối, “ngoảnh” ra hai bên; “vú chữ tâm” không quá to, mềm mại và săc chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi bầu vú và đầu vú vẫn thây lẩy hướng thượng, tựa nét “ngoạ câu” (móc nằm), của chữ tâm 心.
Nếu thêm nét đối xứng bên trái, sẽ thành hình dáng bộ ngực chữ tâm hoàn hảo.
Minh hoạ: HTCNghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú tròn hơi bẹt, không sệ, kém phát triển]; cũng không thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển, Tàu gọi là “mộc qua” -木瓜 – vú đu đủ]; không quá to như “vú quả dừa” [lang tử nhũ-椰子乳], hay “vú dưa hấu” [tây qua nhũ – 西瓜乳]).
Ảnh: StTuy lấy tự hình chữ Hán làm trực quan so sánh, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy yếu tố gốc Hán, hoặc một dị bản gốc Hán nào liên quan đến tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Đây là có lẽ là một kiểu đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian theo cách riêng của người Việt: Một tấm lưng thẳng, cân đối (phía sau, trông như chữ “cụ” 具), đi đôi và tương xứng với một bộ ngực săn chắc, đầy đặn (hình dáng như chữ “tâm” 心 đằng trước). Đó chẳng phải là sự kết hợp hài hoà, hoàn hảo của tạo hoá hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các cô gái đẹp thường sở hữu đặc điểm “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” khoẻ mạnh, mắn đẻ, khéo nuôi con, được người đời ca ngợi, kén chọn về làm vợ, làm dâu con./.[3]HOÀNG TUẤN CÔNG/3/2017
[1] – “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức) có ghi nhận khái niệm “lưng chữ cụ” và giảng là “lưng người ngay chừ”, nghĩa là lưng thẳng: “lưng chữ cụ • dt. Lưng người ngay chừ : Lưng chữ cụ, vú chữ tâm (tng”); mục “ngay chừ • bt. X. Ngay chò: Cây chổi ngay chừ; nằm ngay chừ”; Mục “ngay chò • tt. C/g. Ngay chừ, thật ngay : Cái cây ngay chò”.
[2] – Vì lúng túng, mơ hồ về câu tục ngữ, nên mỗi người đẻ một dị bản (chữ cụ具, thữ vụ 務, chữ ngũ 五, chữ cú 句, chữ thú 狩…). Thậm chí “Từ điển tiếng Việt” (New Era) lại cho rằng “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm Ngụ ý câu này cho rằng đàn ông mà có tấm lưng thẳng và rộng, đàn bà có cặp vú tròn trĩnh là người có dáng vóc đẹp đẽ”, và giảng “Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm”, như “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Tuy nhiên, cách diễn đạt của câu tục ngữ không cho phép người ta hiểu vế đầu nói về lưng đàn ông, vế sau nói về ngực (vú) phụ nữ.
[3] – Tham khảo một số cách hiểu liên quan đến câu tục ngữ đang xét:
– “Bầu vú như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm(心. Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể)”. (Bầu vú với văn hoá nhân loại – Lê Đình Khẩn).– “Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm sư học đạo để kéo nó lên!” (Bà Ba Phải-Giadinhhoangtrong.wdr).
– “Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp – Dân Vietj.com).
– “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (Đây là dạng người phụ nữ đẻ dễ, mắn đẻ, nhiều con)”. (Tham khảo nhân tướng học để chọn người-TS Nguyễn Hoàng Điệp-Vanhien.net).
– “Lưng chữ Cụ, vú chữ Tâm. khẽ đâm là chửa” (Vòng quay kì diệu-Lão Hà-Trannhuong.net).