Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ghi chép trên xứ chùa tháp – Kì bí Angkor Thom !
Angkor Thom hay Đế Thích theo cách gọi của người Việt Nam quả là một bí tích. Những pho tượng đá khổng lồ bốn mặt với nụ cười rất bí ẩn. Bí ẩn chẳng khác gì nụ cười của Mona Lisa. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết những khuôn mặt này là của ai, những lời giải thích cũng chỉ là giả thuyết, và do đó chủ nhân của những khuôn mặt vẫn là một bí ẩn. Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được ý nghĩa của những pho tượng này, nhưng có thể xem Angkor Thom là một vũ trụ vi mô …
Xong chuyến thăm Angkor Wat, chúng tôi ghé thăm Angkor Thom hay Đế Thích. Đây cũng là một trong những đền quan trọng và có ý nghĩa đối với người Khmer và nước CPC. Angkor Thom thật ra là một quần thể phế tích gồm một cụm đền đài. Angkor Thom (cũng như Angkor Wat) không phải là nơi hoàng gia ở, cũng chẳng phải nơi chùa để thờ nguyện, mà là nơi để thờ các vị thần và tổ tiên của các vương triều Khmer. Hầu như đền đài nào trong quần thể Angkor Thom cũng quay về hướng Đông, và có suy luận rằng người Khmer thời đó có phong tục thờ mặt trời.
Angkor Thom được xây một cách vuông vắn, với chiều dài 3000 m và rộng 3000 m. Nói cách khác, diện tích của quần thể Angkor Thom lên đến 9 km^2! Chung quanh đền là hào rộng cỡ 100 m, ngày xưa dưới đó nghe nói thả cá sấu và rắn độc để phòng chống kẻ lạ xâm nhập. Ngày nay, phần lớn những khu chung quanh là rừng, nhưng xưa kia là một thành phố có thể nói là sầm uất. Như đề cập trong phần trước, Ankor Thom do vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỉ 12 (Angkor Wat được xây vào đầu thế kỉ 12). Kiến trúc của Angkor Thom theo motif Bayon, rất khác với kiến trúc Angkor Wat.
Tất cả các đền đài trong quần thể Angkor Thom đều được xây bằng đá ong và sa thạch. Mỗi viên đá có kích thước 20 x 12 x 4 cm đến 30 x 15 x 9 cm, tức lớn và nặng. Rất khó tưởng tượng được bằng cách nào mà người Khmer có thể tải những tảng đá khổng lồ như thế về đây và xây nên một thành quách kì vĩ như thế. Xem qua show tạp kĩ Nụ cười Angkor, tôi biết loáng thoáng là họ dùng gỗ để tải đá dọc theo dòng sông về đến nơi xây dựng, rồi sau đó dùng voi để tải đá lên công trường. Tôi hỏi nửa đùa nửa thật là chắc có nhiều người chết cho công trình này, thì người hướng dẫn (là người Khmer nhưng nói tiếng Việt rất thạo) nói đúng là có nhiều người chết, nhưng họ sẵn sàng hi sinh vì họ nghĩ rằng họ đóng góp vào một công trình vĩ đại để thờ thần thánh (chứ không phải bị chết theo kiểu xây vạn lí trường thành bên Tàu).
Cổng vào Angkor Thom thường là cổng phía Nam. Mỗi bên cổng có 27 tượng các vị thần ôm chặt một con rắn thần Naga, tượng trưng cho thần Siva bảo vệ chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh từ trần tục đến với thánh thần. Hai mươi bảy thần thiện một bên, và 27 thần ác một bên. Người hướng dẫn cho biết rằng 2 rắn thần hai bên cổng còn là biểu trưng cho truyền thuyết khuấy biển thành sữa (như tôi đề cập đến trong show tạp kĩ Nụ cười Angkor trong phần trước). Nhưng theo George Coèdes thì 54 tượng trên cầu Naga đó là nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của hoàng triều.
Cổng vào đền Angkor cao 23 m, và là phía trên là một tháp với 4 khuôn mặt. Đó là một “lời chào” cho thế giới kiến trúc Bayon trong đền. Phía dưới cổng tháp, hai bên là tượng voi 3 đầu đang hái hoa sen. Một bức tượng khó diễn giải ý nghĩa! Nhưng các học giả Khmer cho rằng tượng voi 3 đầu đó là tượng trưng cho thần Airavata là ngựa của thần Indra. Thần Indra là thần của bầu trời.
Cổng vào Angkor Thom - Đế Thích
Trung tâm của quần thể Angkor Thom là đền Bayon. Đây là một đền thờ để thờ phụng Đức Phật Avalokitesvara. Tuy nói rằng những tượng này thể hiện Phật Avalokitesvara, nhưng nhiều học giả (kể cả George Coedès của trường Viễn Đông Bác Cổ) nghĩ rằng những bức tượng này là phản ảnh khuôn mặt của vua Jayavarman VII (người khởi xướng xây dựng công trình này), vì nhà vua xem mình gần ngang hàng với thần thánh! Có tất cả 54 tượng gương mặt; mỗi tượng có 4 mặt. Tại sao 4? Có thuyết cho rằng đó là tượng trưng cho Từ Bi Hỉ Xả, nhưng cũng có thuyết nói rằng 4 mặt tượng trưng cho 4 hướng (Đông Tây Nam Bắc) hàm ý Phật có mặt khắp nơi và có thể nhìn khắp nơi.
Đền Bayon (kiến trúc Bayon) với những tượng đá bốn mặt
Những tượng đá bốn mặt làm cả thế giới phải ngưỡng phục về nghệ thuật chạm khắc
Nói cách khác, có tất cả 54 x 4 = 216 gương mặt. Tại sao 216? Người hướng dẫn giải thích rằng ba chữ của 216 cộng lại là con số 9, và đây là con số thiêng mà người Khmer thời đó sùng bái. Ngay cả từ cổng vào đã có dấu ấn của con số 9. Cổng vào hai bên là hai con rắn 7 đầu, được 54 vị thần ôm chặt, 27 vị thần ác và 27 vị thần thiện. Những chữ số 54, 27 đều cộng lại thành con số 9.
Sự độc đáo ở đây là trong số 216 gương mặt, không có gương mặt nào giống gương mặt nào! Mỗi gương mặt là đặc thù. Mỗi gương mặt có một nụ cười kì bí (hay bí hiểm?) làm cho người xem tự hỏi đó là nụ cười gì. Rất vô thường. Tất cả đều được khắc chạm rất tinh vi. Có thể xem đây là những tác phẩm nghệ thuật trên đá.
Hầu như bất cứ phiến đá nào cũng được chạm khắc phù điêu hay hoa văn. Nét khắc cực kì tinh tế. Phù điêu ở đây mô tả một kinh đô sầm uất, thịnh vượng. Dĩ nhiên, không thể thiếu những nữ thần Apsara xuất hiện khắp nơi, với ngực trần nở nang, eo thon, hông rộng trong nhiều dáng vẻ khác nhau. Nghe nói có hơn 1000 hình nữ thần Apsara ở đây! Mỗi hình là đặc thù, không hình nào giống hình nào. Có lẽ mỗi nghệ nhân khắc hoạ một nữ thần chăng? Nếu nhìn kĩ những nét vẻ này, người ta cũng có thể lĩnh hội một vài bài học cơ thể học rất tốt. Từ cơ bắp của đàn ông đến những eo phụ nữ đều được khắc vẽ cực kì tinh vi, không có vết nứt! Tôi không thể nào tưởng tượng nổi các nghệ nhân phải tốn bao nhiêu thời gian để hoàn tất tác phẩm vĩ đại này. Những ai từng đến Ý và ngưỡng phục tác phẩm của Michelangelo, thì đến đây sẽ thấy tác phẩm của Michelangelo … chẳng nhằm nhò gì so với các nghệ nhân vô danh người Khmer.
Người Khmer ít để lại sử sách, nhưng cổ sử của họ lại được tạc trên đá. Các bức phù điêu ở đền Bayon hình như được khắc khác thời điểm. Các bức phù điêu ở phía trong có lẽ được chạm khắc trước các bức phù điêu phía ngoài tường (có lẽ vào đầu thế kỉ 13). Có 8 phần phù điêu trên tường ngoài, mỗi bức dài đến 35 m và cao 3 m. Những bức phù điêu này mô tả những trận đánh với lính Chăm, nhưng cũng có phù điêu tả cảnh sinh hoạt hàng ngày như cảnh chợ búa và người đi chợ đang cân hàng, phụ nữ đùa với trẻ em, cảnh người bắt cá sấu, bắt rùa, cảnh người Tàu đang nấu nướng, và cảnh đá gà. Nói chung những bức phù điêu này cho chúng ta một số ý niệm về sinh hoạt và chiến đấu của người Khmer thời thế kỉ 12-13.
Có một bức phù điêu mô tả cảnh diễu hành của triều đình. Bức phù điêu này cũng nhất quán với những ghi chú của Châu Đạt Quan, một người Tàu đời Nguyên (1296 – 1297), từng đến đây vào năm 1296. Trong một ghi chú, Chu Đạt Quan mô tả cảnh tuần hành của triều đình như sau: “Khi nhà vua ra khỏi điện, binh lính đi dẫn đầu; kế đến là cờ, biểu ngữ và âm nhạc. Cung nữ, từ ba đến năm trăm, mặc y phục trang trí hoa, hoa cài trên tóc, cầm đèn cây trên tay, và tạo thành một đội. Ngay cả lúc ban ngày, đèn cầy vẫn được thắp đốt. Kế đến là những tì nữ, mang giáo và khiêng, nhóm hộ vệ vua, xe kéo bởi dê và ngựa, làm bằng vàng đi kế tiếp. Các quan lại và hoàng tử ngồi trên lưng voi, và đằng trước họ, người ta có thể thấy từ xa, hằng hà sa số gọng dù màu đỏ. Sau họ là vợ và các nàng hầu của vua trong cáng, xe keo, trên lưng ngựa và lưng voi. Ho có hơn một trăm lọng trang trí bằng vàng. Sau họ là nhà vua, đứng trên lưng voi, cầm gươm thiêng. Ngà voi được bao bọc bằng vàng.”
Sau đây là vài phù điêu:
Cảnh xuất quân
Một bức phù điêu hoàng tráng
Nữ thần Apsara, không ai giống ai!
Bên cạnh đền Bayon (hay phía sau? tôi quên) có một đấu trường. Sở dĩ suy luận là đấu trường vì tường còn ghi lại những cuộc đấu voi. Người hướng dẫn cho biết nơi này cũng từng là nơi trừng trị những tội phạm hay kẻ phản bội. Kẻ có tội bị nhốt ở đây cùng với rắn độc. Người nào không bị rắn độc cắn chết thì được xem là … vô tội. Nếu đúng như thế thì đây là một cách xử án độc đáo!
Khu đấu voi (Elephant Terrace)
Trong quần thể Angkor Thom còn có một đền nổi tiếng có tên là Ta Prohm được xây dựng từ cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13, nằm phía Đông của quần thể Angkor Thom. Diện tích rộng 700 m và dài 1000 m. Nghe nói để xây Ta Prohm triều đình phải tốn đến 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quí. Thật ra, Ta Prohn là một tu viện Phật giáo đại thừa của vua Jayavarman VII. Trước đây tu viện này có tên là Rajavihara (tức đền Hoàng gia) mà vua dùng để tôn vinh dòng họ ông. Đến đời vua Jayavarman VIII thì ông ra lệnh phá huỷ những hình tượng mang dấu ấn Phật giáo và thay vào đó là những hình tượng Bà La Môn. Những thăng trầm lịch sử sau đó để lại một phế tích pha trộn giữa Phật giáo và Bà La Môn.
Tu viện Ta Prohm được trường Viễn Đông Bác Cổ chọn không “can thiệp”, và để trong trạng thái nguyên vẹn từ lúc phát hiện vào thế kỉ 19. Do đó, du khách đến đây có thể nhìn thấy những cây cổ thụ quấn quyện chung quanh những đền đài như nuốc chửng vậy. Có những cây nghe nói là Kơnia ôm trọn một đền một cách kì quái. Chính vì nét hoang tàn và tình trạng nguyên sơ này mà Ta Prohm là một trong những điểm đến mà du khách tham quan nhiều nhất trong quần thể Angkor Thom.
Trong Ta Prohm có một điện để tưởng niệm thân mẫu của vua là Jayarajachudanami, với ngôi mộ ngay trong điện. Theo người hướng dẫn, điện này được gắn kim cương trên 4 bức tường, nên vào đêm có thể phản chiếu rực rỡ vào những đêm có trăng. Vẫn theo người hướng dẫn, vào thế kỉ 13 những viên kim cương đã bị quân Thái Lan và Miến Điện xâm lăng ăn cắp hết, và nay chỉ còn lại những lỗ nhỏ trên tường như là chứng tích của một thời vàng son.
Núi Bakheng (Phnom Bakheng)
Tham quan xong đền Angkor Thom, chúng tôi lại lên đường đi Núi Bakheng để ngắm hoàng hôn lặn. Bakheng nằm giữa Angkor Thom và Angkor Wat. Người hướng dẫn cam đoan rằng chúng tôi sẽ thích. Quả thật, tôi rất thích và thấy mình may mắn đã được đến đây để trải nghiệm một buổi chiều đầy ý nghĩa. Thật ra, phải nói là Đồi Bakheng thì đúng hơn (chứ không hẳn là núi), vì chữ Phnom trong tiếng Khmer có nghĩa là Đồi.
Đường lên Phnom Bakheng
Từ chân đồi, chúng tôi đi bộ lên đỉnh đồi tốn khoảng 30 phút. Đến nơi thì thấy có quá nhiều du khách, nên chúng tôi phải đứng xếp hàng đợi lên đền Bakhen. Phải tốn cả 20 phút xếp hàng mới đến phiên mình để được lên đỉnh đồi, và cũng chỉ có thể lưu lại độ 10 phút (vì phải nhường chỗ cho người khác). Tất cả đều đến đây với một mục đích đơn giản: nhìn mặt trời sắp lặn trên Biển Hồ Tonle Sap. Do đó, tất cả khách đều nhìn về hướng Tây. Do đó, có thể xem Phnom Bakheng là một vọng đài.
Lên đỉnh đồi, chờ mặt trời lặn
Phnom Bakheng được xem là một ngọn đồi linh thiêng của người Khmer. Ngày xưa, Phnom Bakheng là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor. Trên đỉnh đồi Bakheng là một đền cổ cũng xây bằng đá, nhỏ hơn các đền khác (diện tích khoảng 50 m x 50 m). Giữa đền là một cái tháp, và chung quanh là bốn bộ linga. Một điều thú vị là khu này có vài tháp Chăm bằng gạch giống như ở Nha Trang. Tôi không thể lí giải tại sao có những tháp Chăm ở đây. Có lẽ ngày xưa đã có một sự giao lưu văn hoá giữa người Chăm và người Khmer, nhưng cũng có thể các vua Khmer bắt các nghệ nhân Chăm về đây để xây những tháp này. Nhưng qua thời gian và quên lãng nên những vật thể chung quanh đền đã đổ nát khá nhiều. Khi nhà tự nhiên học người Pháp Mouhot từng đến đây (lần đầu?) vào thế kỉ 19, và ông có ghi lại cảm tưởng như sau:
“Tất cả vùng này giờ đây vắng lặng và hiu quạnh, mà trước kia chắc chắn phải là sống động, nhộn nhịp và vui vẻ. Nay chỉ còn lại tiếng hú của các loài dã thú và các tiếng chim kêu giữa sự im lặng cô đơn mà thôi.”
Tuy ngày nay không có dã thú, nhưng những cảm ưởng của ông cũng chính là cảm tưởng của tôi.
Kết thúc một ngày đi tham quan quần thể Đế Thiên – Đế Thích. Thế là tôi đã đạt được ước nguyện đời ghé thăm nơi tôi từng mơ ước thì lúc còn nhỏ. Nhưng vẫn chưa đủ. Tôi nhất định sẽ quay lại Siem Reap để tìm hiểu kĩ hơn về Angkor Thom và Angkor Wat, và đi thăm những đền nhỏ khác mà chuyến đi này chưa cho phép (do eo hẹp thời gian).
(Còn tiếp ...)
Trước cổng chính vào Angkor Thom, cảm thấy mình bé nhỏ trước công trình vĩ đại
Đền Ta Prohm bị cổ thụ quấn quanh như nuốc chửng ngôi đền. Đây là ngôi đền mà Trường Viễn Đông Bác Cổ quyết định để nguyên vẹn và không can thiệp
Một góc khác ở Đền Ta Prohm. Chú ý gốc cổ thụ khổng lồ mọc trên nóc đền. Một cảnh tượng vừa kì quái vừa kì bí, thu hút rất nhiều du khách chụp hình.
http://nguyenvantuan.net/misc/9-misc/1643-ghi-chep-tren-xu-chua-thap-5-ki-bi-angkor-thom-
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ghi chép trên xứ chùa tháp – Kì bí Angkor Thom !
Angkor Thom hay Đế Thích theo cách gọi của người Việt Nam quả là một bí tích. Những pho tượng đá khổng lồ bốn mặt với nụ cười rất bí ẩn. Bí ẩn chẳng khác gì nụ cười của Mona Lisa. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết những khuôn mặt này là của ai, những lời giải thích cũng chỉ là giả thuyết, và do đó chủ nhân của những khuôn mặt vẫn là một bí ẩn. Có lẽ chúng ta không bao giờ biết được ý nghĩa của những pho tượng này, nhưng có thể xem Angkor Thom là một vũ trụ vi mô …
Xong chuyến thăm Angkor Wat, chúng tôi ghé thăm Angkor Thom hay Đế Thích. Đây cũng là một trong những đền quan trọng và có ý nghĩa đối với người Khmer và nước CPC. Angkor Thom thật ra là một quần thể phế tích gồm một cụm đền đài. Angkor Thom (cũng như Angkor Wat) không phải là nơi hoàng gia ở, cũng chẳng phải nơi chùa để thờ nguyện, mà là nơi để thờ các vị thần và tổ tiên của các vương triều Khmer. Hầu như đền đài nào trong quần thể Angkor Thom cũng quay về hướng Đông, và có suy luận rằng người Khmer thời đó có phong tục thờ mặt trời.
Angkor Thom được xây một cách vuông vắn, với chiều dài 3000 m và rộng 3000 m. Nói cách khác, diện tích của quần thể Angkor Thom lên đến 9 km^2! Chung quanh đền là hào rộng cỡ 100 m, ngày xưa dưới đó nghe nói thả cá sấu và rắn độc để phòng chống kẻ lạ xâm nhập. Ngày nay, phần lớn những khu chung quanh là rừng, nhưng xưa kia là một thành phố có thể nói là sầm uất. Như đề cập trong phần trước, Ankor Thom do vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỉ 12 (Angkor Wat được xây vào đầu thế kỉ 12). Kiến trúc của Angkor Thom theo motif Bayon, rất khác với kiến trúc Angkor Wat.
Tất cả các đền đài trong quần thể Angkor Thom đều được xây bằng đá ong và sa thạch. Mỗi viên đá có kích thước 20 x 12 x 4 cm đến 30 x 15 x 9 cm, tức lớn và nặng. Rất khó tưởng tượng được bằng cách nào mà người Khmer có thể tải những tảng đá khổng lồ như thế về đây và xây nên một thành quách kì vĩ như thế. Xem qua show tạp kĩ Nụ cười Angkor, tôi biết loáng thoáng là họ dùng gỗ để tải đá dọc theo dòng sông về đến nơi xây dựng, rồi sau đó dùng voi để tải đá lên công trường. Tôi hỏi nửa đùa nửa thật là chắc có nhiều người chết cho công trình này, thì người hướng dẫn (là người Khmer nhưng nói tiếng Việt rất thạo) nói đúng là có nhiều người chết, nhưng họ sẵn sàng hi sinh vì họ nghĩ rằng họ đóng góp vào một công trình vĩ đại để thờ thần thánh (chứ không phải bị chết theo kiểu xây vạn lí trường thành bên Tàu).
Cổng vào Angkor Thom thường là cổng phía Nam. Mỗi bên cổng có 27 tượng các vị thần ôm chặt một con rắn thần Naga, tượng trưng cho thần Siva bảo vệ chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh từ trần tục đến với thánh thần. Hai mươi bảy thần thiện một bên, và 27 thần ác một bên. Người hướng dẫn cho biết rằng 2 rắn thần hai bên cổng còn là biểu trưng cho truyền thuyết khuấy biển thành sữa (như tôi đề cập đến trong show tạp kĩ Nụ cười Angkor trong phần trước). Nhưng theo George Coèdes thì 54 tượng trên cầu Naga đó là nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của hoàng triều.
Cổng vào đền Angkor cao 23 m, và là phía trên là một tháp với 4 khuôn mặt. Đó là một “lời chào” cho thế giới kiến trúc Bayon trong đền. Phía dưới cổng tháp, hai bên là tượng voi 3 đầu đang hái hoa sen. Một bức tượng khó diễn giải ý nghĩa! Nhưng các học giả Khmer cho rằng tượng voi 3 đầu đó là tượng trưng cho thần Airavata là ngựa của thần Indra. Thần Indra là thần của bầu trời.
Cổng vào Angkor Thom - Đế Thích
Trung tâm của quần thể Angkor Thom là đền Bayon. Đây là một đền thờ để thờ phụng Đức Phật Avalokitesvara. Tuy nói rằng những tượng này thể hiện Phật Avalokitesvara, nhưng nhiều học giả (kể cả George Coedès của trường Viễn Đông Bác Cổ) nghĩ rằng những bức tượng này là phản ảnh khuôn mặt của vua Jayavarman VII (người khởi xướng xây dựng công trình này), vì nhà vua xem mình gần ngang hàng với thần thánh! Có tất cả 54 tượng gương mặt; mỗi tượng có 4 mặt. Tại sao 4? Có thuyết cho rằng đó là tượng trưng cho Từ Bi Hỉ Xả, nhưng cũng có thuyết nói rằng 4 mặt tượng trưng cho 4 hướng (Đông Tây Nam Bắc) hàm ý Phật có mặt khắp nơi và có thể nhìn khắp nơi.
Đền Bayon (kiến trúc Bayon) với những tượng đá bốn mặt
Những tượng đá bốn mặt làm cả thế giới phải ngưỡng phục về nghệ thuật chạm khắc
Nói cách khác, có tất cả 54 x 4 = 216 gương mặt. Tại sao 216? Người hướng dẫn giải thích rằng ba chữ của 216 cộng lại là con số 9, và đây là con số thiêng mà người Khmer thời đó sùng bái. Ngay cả từ cổng vào đã có dấu ấn của con số 9. Cổng vào hai bên là hai con rắn 7 đầu, được 54 vị thần ôm chặt, 27 vị thần ác và 27 vị thần thiện. Những chữ số 54, 27 đều cộng lại thành con số 9.
Sự độc đáo ở đây là trong số 216 gương mặt, không có gương mặt nào giống gương mặt nào! Mỗi gương mặt là đặc thù. Mỗi gương mặt có một nụ cười kì bí (hay bí hiểm?) làm cho người xem tự hỏi đó là nụ cười gì. Rất vô thường. Tất cả đều được khắc chạm rất tinh vi. Có thể xem đây là những tác phẩm nghệ thuật trên đá.
Hầu như bất cứ phiến đá nào cũng được chạm khắc phù điêu hay hoa văn. Nét khắc cực kì tinh tế. Phù điêu ở đây mô tả một kinh đô sầm uất, thịnh vượng. Dĩ nhiên, không thể thiếu những nữ thần Apsara xuất hiện khắp nơi, với ngực trần nở nang, eo thon, hông rộng trong nhiều dáng vẻ khác nhau. Nghe nói có hơn 1000 hình nữ thần Apsara ở đây! Mỗi hình là đặc thù, không hình nào giống hình nào. Có lẽ mỗi nghệ nhân khắc hoạ một nữ thần chăng? Nếu nhìn kĩ những nét vẻ này, người ta cũng có thể lĩnh hội một vài bài học cơ thể học rất tốt. Từ cơ bắp của đàn ông đến những eo phụ nữ đều được khắc vẽ cực kì tinh vi, không có vết nứt! Tôi không thể nào tưởng tượng nổi các nghệ nhân phải tốn bao nhiêu thời gian để hoàn tất tác phẩm vĩ đại này. Những ai từng đến Ý và ngưỡng phục tác phẩm của Michelangelo, thì đến đây sẽ thấy tác phẩm của Michelangelo … chẳng nhằm nhò gì so với các nghệ nhân vô danh người Khmer.
Người Khmer ít để lại sử sách, nhưng cổ sử của họ lại được tạc trên đá. Các bức phù điêu ở đền Bayon hình như được khắc khác thời điểm. Các bức phù điêu ở phía trong có lẽ được chạm khắc trước các bức phù điêu phía ngoài tường (có lẽ vào đầu thế kỉ 13). Có 8 phần phù điêu trên tường ngoài, mỗi bức dài đến 35 m và cao 3 m. Những bức phù điêu này mô tả những trận đánh với lính Chăm, nhưng cũng có phù điêu tả cảnh sinh hoạt hàng ngày như cảnh chợ búa và người đi chợ đang cân hàng, phụ nữ đùa với trẻ em, cảnh người bắt cá sấu, bắt rùa, cảnh người Tàu đang nấu nướng, và cảnh đá gà. Nói chung những bức phù điêu này cho chúng ta một số ý niệm về sinh hoạt và chiến đấu của người Khmer thời thế kỉ 12-13.
Có một bức phù điêu mô tả cảnh diễu hành của triều đình. Bức phù điêu này cũng nhất quán với những ghi chú của Châu Đạt Quan, một người Tàu đời Nguyên (1296 – 1297), từng đến đây vào năm 1296. Trong một ghi chú, Chu Đạt Quan mô tả cảnh tuần hành của triều đình như sau: “Khi nhà vua ra khỏi điện, binh lính đi dẫn đầu; kế đến là cờ, biểu ngữ và âm nhạc. Cung nữ, từ ba đến năm trăm, mặc y phục trang trí hoa, hoa cài trên tóc, cầm đèn cây trên tay, và tạo thành một đội. Ngay cả lúc ban ngày, đèn cầy vẫn được thắp đốt. Kế đến là những tì nữ, mang giáo và khiêng, nhóm hộ vệ vua, xe kéo bởi dê và ngựa, làm bằng vàng đi kế tiếp. Các quan lại và hoàng tử ngồi trên lưng voi, và đằng trước họ, người ta có thể thấy từ xa, hằng hà sa số gọng dù màu đỏ. Sau họ là vợ và các nàng hầu của vua trong cáng, xe keo, trên lưng ngựa và lưng voi. Ho có hơn một trăm lọng trang trí bằng vàng. Sau họ là nhà vua, đứng trên lưng voi, cầm gươm thiêng. Ngà voi được bao bọc bằng vàng.”
Sau đây là vài phù điêu:
Cảnh xuất quân
Một bức phù điêu hoàng tráng
Nữ thần Apsara, không ai giống ai!
Bên cạnh đền Bayon (hay phía sau? tôi quên) có một đấu trường. Sở dĩ suy luận là đấu trường vì tường còn ghi lại những cuộc đấu voi. Người hướng dẫn cho biết nơi này cũng từng là nơi trừng trị những tội phạm hay kẻ phản bội. Kẻ có tội bị nhốt ở đây cùng với rắn độc. Người nào không bị rắn độc cắn chết thì được xem là … vô tội. Nếu đúng như thế thì đây là một cách xử án độc đáo!
Khu đấu voi (Elephant Terrace)
Trong quần thể Angkor Thom còn có một đền nổi tiếng có tên là Ta Prohm được xây dựng từ cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13, nằm phía Đông của quần thể Angkor Thom. Diện tích rộng 700 m và dài 1000 m. Nghe nói để xây Ta Prohm triều đình phải tốn đến 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quí. Thật ra, Ta Prohn là một tu viện Phật giáo đại thừa của vua Jayavarman VII. Trước đây tu viện này có tên là Rajavihara (tức đền Hoàng gia) mà vua dùng để tôn vinh dòng họ ông. Đến đời vua Jayavarman VIII thì ông ra lệnh phá huỷ những hình tượng mang dấu ấn Phật giáo và thay vào đó là những hình tượng Bà La Môn. Những thăng trầm lịch sử sau đó để lại một phế tích pha trộn giữa Phật giáo và Bà La Môn.
Tu viện Ta Prohm được trường Viễn Đông Bác Cổ chọn không “can thiệp”, và để trong trạng thái nguyên vẹn từ lúc phát hiện vào thế kỉ 19. Do đó, du khách đến đây có thể nhìn thấy những cây cổ thụ quấn quyện chung quanh những đền đài như nuốc chửng vậy. Có những cây nghe nói là Kơnia ôm trọn một đền một cách kì quái. Chính vì nét hoang tàn và tình trạng nguyên sơ này mà Ta Prohm là một trong những điểm đến mà du khách tham quan nhiều nhất trong quần thể Angkor Thom.
Trong Ta Prohm có một điện để tưởng niệm thân mẫu của vua là Jayarajachudanami, với ngôi mộ ngay trong điện. Theo người hướng dẫn, điện này được gắn kim cương trên 4 bức tường, nên vào đêm có thể phản chiếu rực rỡ vào những đêm có trăng. Vẫn theo người hướng dẫn, vào thế kỉ 13 những viên kim cương đã bị quân Thái Lan và Miến Điện xâm lăng ăn cắp hết, và nay chỉ còn lại những lỗ nhỏ trên tường như là chứng tích của một thời vàng son.
Núi Bakheng (Phnom Bakheng)
Tham quan xong đền Angkor Thom, chúng tôi lại lên đường đi Núi Bakheng để ngắm hoàng hôn lặn. Bakheng nằm giữa Angkor Thom và Angkor Wat. Người hướng dẫn cam đoan rằng chúng tôi sẽ thích. Quả thật, tôi rất thích và thấy mình may mắn đã được đến đây để trải nghiệm một buổi chiều đầy ý nghĩa. Thật ra, phải nói là Đồi Bakheng thì đúng hơn (chứ không hẳn là núi), vì chữ Phnom trong tiếng Khmer có nghĩa là Đồi.
Đường lên Phnom Bakheng
Từ chân đồi, chúng tôi đi bộ lên đỉnh đồi tốn khoảng 30 phút. Đến nơi thì thấy có quá nhiều du khách, nên chúng tôi phải đứng xếp hàng đợi lên đền Bakhen. Phải tốn cả 20 phút xếp hàng mới đến phiên mình để được lên đỉnh đồi, và cũng chỉ có thể lưu lại độ 10 phút (vì phải nhường chỗ cho người khác). Tất cả đều đến đây với một mục đích đơn giản: nhìn mặt trời sắp lặn trên Biển Hồ Tonle Sap. Do đó, tất cả khách đều nhìn về hướng Tây. Do đó, có thể xem Phnom Bakheng là một vọng đài.
Lên đỉnh đồi, chờ mặt trời lặn
Phnom Bakheng được xem là một ngọn đồi linh thiêng của người Khmer. Ngày xưa, Phnom Bakheng là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor. Trên đỉnh đồi Bakheng là một đền cổ cũng xây bằng đá, nhỏ hơn các đền khác (diện tích khoảng 50 m x 50 m). Giữa đền là một cái tháp, và chung quanh là bốn bộ linga. Một điều thú vị là khu này có vài tháp Chăm bằng gạch giống như ở Nha Trang. Tôi không thể lí giải tại sao có những tháp Chăm ở đây. Có lẽ ngày xưa đã có một sự giao lưu văn hoá giữa người Chăm và người Khmer, nhưng cũng có thể các vua Khmer bắt các nghệ nhân Chăm về đây để xây những tháp này. Nhưng qua thời gian và quên lãng nên những vật thể chung quanh đền đã đổ nát khá nhiều. Khi nhà tự nhiên học người Pháp Mouhot từng đến đây (lần đầu?) vào thế kỉ 19, và ông có ghi lại cảm tưởng như sau:
“Tất cả vùng này giờ đây vắng lặng và hiu quạnh, mà trước kia chắc chắn phải là sống động, nhộn nhịp và vui vẻ. Nay chỉ còn lại tiếng hú của các loài dã thú và các tiếng chim kêu giữa sự im lặng cô đơn mà thôi.”
Tuy ngày nay không có dã thú, nhưng những cảm ưởng của ông cũng chính là cảm tưởng của tôi.
Kết thúc một ngày đi tham quan quần thể Đế Thiên – Đế Thích. Thế là tôi đã đạt được ước nguyện đời ghé thăm nơi tôi từng mơ ước thì lúc còn nhỏ. Nhưng vẫn chưa đủ. Tôi nhất định sẽ quay lại Siem Reap để tìm hiểu kĩ hơn về Angkor Thom và Angkor Wat, và đi thăm những đền nhỏ khác mà chuyến đi này chưa cho phép (do eo hẹp thời gian).
(Còn tiếp ...)
Trước cổng chính vào Angkor Thom, cảm thấy mình bé nhỏ trước công trình vĩ đại
Đền Ta Prohm bị cổ thụ quấn quanh như nuốc chửng ngôi đền. Đây là ngôi đền mà Trường Viễn Đông Bác Cổ quyết định để nguyên vẹn và không can thiệp
Một góc khác ở Đền Ta Prohm. Chú ý gốc cổ thụ khổng lồ mọc trên nóc đền. Một cảnh tượng vừa kì quái vừa kì bí, thu hút rất nhiều du khách chụp hình.
http://nguyenvantuan.net/misc/9-misc/1643-ghi-chep-tren-xu-chua-thap-5-ki-bi-angkor-thom-