Tham Khảo
Giá Dầu Còn Rớt
Sáu tháng về trước, mọi người đều có vẻ vui mừng khi dầu thô sụt giá. Nhưng từ đầu năm nay, nhiều người bắt đầu lo sợ vì giá dầu lại sụt quá mạnh. Tuần qua, nguồn tin của các doanh nghiệp dầu khí, giới buôn bán dầu và Tổ chức Năng lượng Quốc tế International Energy Agency lại dự đoán rằng dầu sẽ còn mất giá trong những tháng tới. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về các dự báo này qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong loạt bài tổng kết về kinh tế thế giới năm 2014 và dự đoán về tình hình năm 2015, ông có trình bày rằng việc dầu thô sụt giá sẽ là một yếu tố bất ổn trong năm nay. Tuần qua, nhiều nguồn tin kinh tế lại dự đoán là dầu thô sẽ còn sụt giá nữa sau khi đã mất hơn 60% kể từ Tháng Sáu năm ngoái. Vì vậy, kỳ này chúng tôi xin đề nghị ông phân tích cho hiện tượng sụt giá đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đầu bằng cách trình bày bối cảnh của vấn đề trong trường kỳ rồi mình mới nhìn vào chuyện ngắn hạn là tình hình giá dầu trong năm nay vì quả thật là người ta thấy nhiều chỉ dấu đáng ngại về việc sụt giá này.
- Trước hết, dầu thô là sản phẩm chiến lược vì cần thiết cho việc sản xuất và vận tải của các nước cho nên ngoài yếu tố cung cầu có ảnh hưởng đến giá cả người ta phải chú ý đến việc các nước sản xuất và xuất khẩu dầu có thể sử dụng thương phẩm này như một võ khí. Chẳng hạn như sau cuộc chiến giữa quốc gia Israel của dân Do Thái với các nước Hồi giáo của dân Á Rập, thì một đại gia về dầu khí là Saudi Arabia phong toả việc bán dầu để gây sức ép với Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Vì vậy, bất kể đến yếu tố lời lỗ về sản xuất vốn không thay đổi trong ngắn hạn, giá dầu tăng hơn gấp đôi khiến các nước Tây phương bị suy trầm kinh tế. Thứ hai, là nếu nhìn theo viễn ảnh dài, người ta tự hỏi rằng giá dầu có thể lên hay xuống đến mức nào?
Việt Long: Quả thật như vậy vì trong quá khứ giá dầu thô có lúc sụt dưới 20 đô la một thùng rồi lại lên tới gần 120 đồng như ta đã thấy giữa năm ngoái. Nhìn trong trường kỳ thì đâu là những đỉnh cao và đâu là cái đáy thấp của giá cả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu tính theo hiện giá của đồng Mỹ kim, tức là sau khi giải trừ hiệu ứng lạm phát thì trong 45 năm qua, từ 1970 đến 2015, giá dầu loại West Texas Intermediate viết tắt là WTI trên thị trường Bắc Mỹ gọi là NYMEX đã xê xích từ 15 tới 120 đô la một thùng. Trong chương trình này, ta dùng giá NYMEX của loại dầu "ngọt" và "nhẹ" theo tiêu chuẩn mua bán tại Hoa Kỳ, dù biết là giá dầu trên các thị trường khác có thể sai biệt chút đỉnh.
- Khi nhớ lại tình hình giá dầu trong quá khứ nhằm ước đoán tương lai, ta thấy ra nhiều giai đoạn thăng trầm. Lần đầu là trong 10 năm, từ 1974 đến 1985, giá dầu xê xích trong biên độ 50-120 đô la. Kế tiếp, từ 1986 đến 2004, trong gần 20 năm, giá dầu lên xuống giữa khoảng 20-50.
Trước hết, dầu thô là sản phẩm chiến lược vì cần thiết cho việc sản xuất và vận tải của các nước cho nên ngoài yếu tố cung cầu có ảnh hưởng đến giá cả người ta phải chú ý đến việc các nước sản xuất và xuất khẩu dầu có thể sử dụng thương phẩm này như một võ khí
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Lần đó có hai ngoại lệ ngắn mà giá dầu vượt trần 50 hay tuột sàn 20 đô là khi Iraq tấn công Kuweit năm 1990 và khi Liên bang Nga phá giá đồng bạc vào năm 1998 do hiệu ứng của vụ khủng hoảng kinh tế từ Đông Á năm 1997. Sau đấy, từ 2005 đến Tháng Sáu năm ngoái, giá dầu trở lại biên độ thời 1974-1985, là xê dịch giữa 50 và 120 đồng.
- Tóm lại, giá dầu có hai biên độ giao dịch đáng nhớ là 20-50 và 50-120. Cái bản lề hay điểm lật là 50 đô la một thùng. Tháng trước dầu thô đã sụt dưới đáy 50 nên người ta có thể nghĩ đến biên độ 20-50 đồng như thời 1986-2004.
Việt Long: Khi dầu thô sụt giá thì thì nhà tiêu thụ có lợi và nhà sản xuất bị thiệt, nhưng khi giá dầu lại sụt quá nhanh và quá mạnh, trong sáu tháng mà mất tới hơn 60% thì các doanh nghiệp và các nước bán dầu đều bị thiệt hại. Thưa ông, phải chăng vì vậy mà mỗi khi có tin là dầu thô mất giá thì các thị trường cổ phiếu cũng đều sụt?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là thị trường cổ phiếu có bao gồm nhiều doanh nghiệp năng lượng và dầu thô sụt giá tất nhiên làm giảm oanh lợi của họ và điều ấy có góp phần đánh sụt các chỉ số trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, yếu tố làm thị trường chứng khoán sụt giá lại có tính cách bao quát hơn. Giá dầu đang sụt chủ yếu là vì lý do cung cầu khi số cung có tăng - mà mạnh nhất là từ giới sản xuất Hoa Kỳ với kỹ thuật mới gọi là "fracking"- trong khi đó số cầu lại giảm vì tình trạng suy trầm của các nến kinh tế lớn như Âu Châu, Trung Quốc và Nhật Bản. Thành thử, thị trường chứng khoán mà sụt giá đột ngột chính là vì triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa chứ không chỉ vì dầu thô sụt giá. Dầu thô sụt giá là một chỉ dấu về sự sa sút của sản xuất kinh tế.
Việt Long: Ông vừa nhắc đến vai trò của các doanh nghiệp dầu khí Mỹ trong yếu tố cung cầu. Nếu số cầu đã giảm thì liệu các doanh nghiệp này có tiếp tục bơm dầu nữa không? Hỏi cách khác thưa ông, khi dầu thô mất giá thì việc bơm dầu bằng kỹ thuật mới sẽ bớt lời nên doanh nghiệp Mỹ có giảm dần sản lượng không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng chuyện ấy đang xảy ra tại nhiều nơi chứ không riêng gì ở bên Mỹ. Thí dụ như hai tập đoàn dầu khí quốc tế là Shell của Âu Châu và Chevron của Mỹ đã cắt đầu tư khoảng 40 tỷ đô la từ đầu Tháng 11 và theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris thì năm nay kỹ nghệ dầu khí nói chung sẽ giảm mức đầu tư khoảng 100 tỷ Mỹ kim.
Hai tập đoàn dầu khí quốc tế là Shell của Âu Châu và Chevron của Mỹ đã cắt đầu tư khoảng 40 tỷ đô la từ đầu Tháng 11 và theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris thì năm nay kỹ nghệ dầu khí nói chung sẽ giảm mức đầu tư khoảng 100 tỷ Mỹ kim
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Riêng tại Hoa Kỳ thì trong tuần cuối của Tháng Giêng đã có 94 dàn khoan bị đóng. Kể từ 28 năm nay, chưa khi nào trong một tuần lại có nhiều dàn khoan tạm ngưng hoạt động như vậy. Bây giờ tại Bắc Mỹ thì chỉ còn 1.233 dàn khoan đang hoạt động, là mức thấp nhất từ ba năm nay. Ngoài ra còn có hàng loạt doanh nghiệp cho thuê các dàn khoan dầu đang sa thải nhân viên sau khi đã tuyển dụng rất nhiều từ các năm 2009 đến 2013. Tình hình thất nghiệp tại Mỹ đã không trầm trọng hơn trong mấy năm qua chính là nhờ khả năng thu dụng của ngành dầu khí, bây giờ ngành này đang bắt đầu thải người! Tiểu bang Texas đã có thành tích kinh tế rất cao khi cả nước Mỹ bị lao đao là nhờ dầu khí, bây giờ đến lượt Texas bị khốn đốn vì giá dầu sụt quá nhanh!
Việt Long: Nếu vậy thưa ông vì sao người ta cứ dự báo là giá dầu sẽ còn hạ trong thời gian tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta khó biết trước mọi chuyện một cách chính xác mà cũng không quên rằng có một khoảng thời gian giữa quyết định đóng mở về phía cung với kết quả cụ thể về giá cả. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thì số tồn kho về dầu thô tại Mỹ vào Tháng Giêng vừa qua vẫn lên tới hơn 496 triệu thùng là mức tồn kho cao nhất kể từ khi chính phủ bắt đàu thu thập loại thống kê này vào năm 1982. Tồn kho mà còn nhiều như vậy thì dù các xí nghiệp có giảm công xuất thì giá dầu vẫn còn hạ,
- Đã vậy, hôm Thứ Ba vừa qua, viên Tổng quản trị CEO của một doanh nghiệp chuyên giao dịch về dầu khí là Tập đoàn Vitol dự báo rằng giá dầu còn giảm nữa cho đến khi cung cầu sẽ cân bằng từ giữa năm nay trở đi. Mỗi ngày hãng Vitol mua bán đến năm triệu thùng dầu thô và các loại dầu khác cho nên nhận định của họ mới được thị trường và báo chí chú ý.
Việt Long: Khi người ta dự đoán là giá dầu sẽ còn giảm như vậy ít ra cho đến cuối năm thì giới buôn bán dầu có căn cứ vào đó mà tính toán không. Và ngược lại, những tính toán ấy có tác động vào giá dầu hay chăng?
Chúng ta nên nhớ rằng các nghiệp vụ đầu tư này thường có hạn kỳ ngắn và đầy rủi ro, tức là giới đầu tư vẫn có thể lầm mà đánh ngược. Kết luận ở đây là dầu thô có thể còn hạ giá nữa cho đấn giữa năm thì mới tạm ổn định. Hạ đến mức nào thì chưa ai biết chắc
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông nêu ra một câu hỏi rất hay vì chính điều ấy cũng là một cơ sở cho mình dự đoán về giá dầu trong tương lai.
- Đầu tiên, tôi xin được nói về một loại thị trường rắc rối gọi là "thương phẩm" hay commodities là các loại nguyên nhiên vật liệu cồng kềnh như dầu thô, sắt thép, xi măng hay nông sản, được giao dịch dưới dạng để sá với hợp đồng mua bán có tiêu chuẩn nhất định. Trong thị trường ấy có một giới đầu tư nhảy vào mua qua bán lại không để đem các thương phẩm này về dùng mà để kiếm lời nếu mặt hàng lên hay xuống giá trong một tương lai nhất định. Ta gọi đó là thị trường có hạn kỳ hay futures. Giới đầu tư tài chính này lấy rủi ro rất lớn khi đoán sai mà lời rất cao nếu đoán đúng. Có thể gọi nghiệp vụ ấy là "đầu cơ" theo ý trung lập chứ không luân lý, đó là kiếm lời rất bộn thật nhanh mà cũng lãnh rủi ro rất cao. Chính là giới đầu tư ấy ở giữa mới góp phần lãnh chịu rủi ro cho nhà sản xuất và nhà tiêu thụ ở hai đầu. Ngoài ra, thị trường này còn có một loại khách hàng khác là các quỹ đầu tư đối xung hay "hedge funds". Họ đầu tư như đóng chốt theo hai cửa trái ngược nên mới gọi là đối xung, để nếu mặt hàng này lên giá thì mặt hàng kia sụt giá khiến họ bớt bị rủi ro. Khi theo dõi giá dầu thô trong tương lai thì mình rất nên chú ý đến loại giao dịch này vì chính thị trường ấy cũng tác động vào giá cả.
Việt Long: Xin nhờ ông giải thích thêm một chút về chuyện này. Thưa ông, thị trường ấy nó tác động vào giá cả như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu tôi biết đa số những người đem bạc tỷ ra đánh cá rằng giá dầu sẽ hạ thì tôi chẳng dại gì đem vài vạn ra đánh cá ngược. Trái lại, tôi bọc xuôi theo thị trường và cũng đầu tư vào cửa "bán" chứ không vào cửa "mua" nên góp phần làm giá dầu càng hạ hơn nữa!
Việt Long: Như vậy, theo những thông tin làm ông chú ý thì thị trường thương phẩm đó đang cá cược ra sao trong các nghiệp vụ của giới đầu tư hay đầu cơ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngoài sự kiện là nhiều doanh nghiệp dầu khí tại Mỹ đã đóng dàn khoan và thải người vì giá dầu quá hạ làm họ mất lời thì trong thị trường thương phẩm có hạn kỳ, giới đầu tư tiếp tục giao dịch theo chiều hướng là giá dầu vẫn còn hạ nữa. Chẳng hạn như trong tuần cuối của Tháng Giêng, đa số hợp đồng giao dịch vẫn đánh cá là giá dầu sẽ còn giảm. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng các nghiệp vụ đầu tư này thường có hạn kỳ ngắn và đầy rủi ro, tức là giới đầu tư vẫn có thể lầm mà đánh ngược. Kết luận ở đây là dầu thô có thể còn hạ giá nữa cho đấn giữa năm thì mới tạm ổn định. Hạ đến mức nào thì chưa ai biết chắc, nhưng biên độ 20-50 trong lịch sử mua bán dầu tại Hoa Kỳ có thể là một chỉ dấu.,
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần phân tích này
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Giá Dầu Còn Rớt
Sáu tháng về trước, mọi người đều có vẻ vui mừng khi dầu thô sụt giá. Nhưng từ đầu năm nay, nhiều người bắt đầu lo sợ vì giá dầu lại sụt quá mạnh. Tuần qua, nguồn tin của các doanh nghiệp dầu khí, giới buôn bán dầu và Tổ chức Năng lượng Quốc tế International Energy Agency lại dự đoán rằng dầu sẽ còn mất giá trong những tháng tới. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về các dự báo này qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, trong loạt bài tổng kết về kinh tế thế giới năm 2014 và dự đoán về tình hình năm 2015, ông có trình bày rằng việc dầu thô sụt giá sẽ là một yếu tố bất ổn trong năm nay. Tuần qua, nhiều nguồn tin kinh tế lại dự đoán là dầu thô sẽ còn sụt giá nữa sau khi đã mất hơn 60% kể từ Tháng Sáu năm ngoái. Vì vậy, kỳ này chúng tôi xin đề nghị ông phân tích cho hiện tượng sụt giá đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin khởi đầu bằng cách trình bày bối cảnh của vấn đề trong trường kỳ rồi mình mới nhìn vào chuyện ngắn hạn là tình hình giá dầu trong năm nay vì quả thật là người ta thấy nhiều chỉ dấu đáng ngại về việc sụt giá này.
- Trước hết, dầu thô là sản phẩm chiến lược vì cần thiết cho việc sản xuất và vận tải của các nước cho nên ngoài yếu tố cung cầu có ảnh hưởng đến giá cả người ta phải chú ý đến việc các nước sản xuất và xuất khẩu dầu có thể sử dụng thương phẩm này như một võ khí. Chẳng hạn như sau cuộc chiến giữa quốc gia Israel của dân Do Thái với các nước Hồi giáo của dân Á Rập, thì một đại gia về dầu khí là Saudi Arabia phong toả việc bán dầu để gây sức ép với Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Vì vậy, bất kể đến yếu tố lời lỗ về sản xuất vốn không thay đổi trong ngắn hạn, giá dầu tăng hơn gấp đôi khiến các nước Tây phương bị suy trầm kinh tế. Thứ hai, là nếu nhìn theo viễn ảnh dài, người ta tự hỏi rằng giá dầu có thể lên hay xuống đến mức nào?
Việt Long: Quả thật như vậy vì trong quá khứ giá dầu thô có lúc sụt dưới 20 đô la một thùng rồi lại lên tới gần 120 đồng như ta đã thấy giữa năm ngoái. Nhìn trong trường kỳ thì đâu là những đỉnh cao và đâu là cái đáy thấp của giá cả?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu tính theo hiện giá của đồng Mỹ kim, tức là sau khi giải trừ hiệu ứng lạm phát thì trong 45 năm qua, từ 1970 đến 2015, giá dầu loại West Texas Intermediate viết tắt là WTI trên thị trường Bắc Mỹ gọi là NYMEX đã xê xích từ 15 tới 120 đô la một thùng. Trong chương trình này, ta dùng giá NYMEX của loại dầu "ngọt" và "nhẹ" theo tiêu chuẩn mua bán tại Hoa Kỳ, dù biết là giá dầu trên các thị trường khác có thể sai biệt chút đỉnh.
- Khi nhớ lại tình hình giá dầu trong quá khứ nhằm ước đoán tương lai, ta thấy ra nhiều giai đoạn thăng trầm. Lần đầu là trong 10 năm, từ 1974 đến 1985, giá dầu xê xích trong biên độ 50-120 đô la. Kế tiếp, từ 1986 đến 2004, trong gần 20 năm, giá dầu lên xuống giữa khoảng 20-50.
Trước hết, dầu thô là sản phẩm chiến lược vì cần thiết cho việc sản xuất và vận tải của các nước cho nên ngoài yếu tố cung cầu có ảnh hưởng đến giá cả người ta phải chú ý đến việc các nước sản xuất và xuất khẩu dầu có thể sử dụng thương phẩm này như một võ khí
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Lần đó có hai ngoại lệ ngắn mà giá dầu vượt trần 50 hay tuột sàn 20 đô là khi Iraq tấn công Kuweit năm 1990 và khi Liên bang Nga phá giá đồng bạc vào năm 1998 do hiệu ứng của vụ khủng hoảng kinh tế từ Đông Á năm 1997. Sau đấy, từ 2005 đến Tháng Sáu năm ngoái, giá dầu trở lại biên độ thời 1974-1985, là xê dịch giữa 50 và 120 đồng.
- Tóm lại, giá dầu có hai biên độ giao dịch đáng nhớ là 20-50 và 50-120. Cái bản lề hay điểm lật là 50 đô la một thùng. Tháng trước dầu thô đã sụt dưới đáy 50 nên người ta có thể nghĩ đến biên độ 20-50 đồng như thời 1986-2004.
Việt Long: Khi dầu thô sụt giá thì thì nhà tiêu thụ có lợi và nhà sản xuất bị thiệt, nhưng khi giá dầu lại sụt quá nhanh và quá mạnh, trong sáu tháng mà mất tới hơn 60% thì các doanh nghiệp và các nước bán dầu đều bị thiệt hại. Thưa ông, phải chăng vì vậy mà mỗi khi có tin là dầu thô mất giá thì các thị trường cổ phiếu cũng đều sụt?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là thị trường cổ phiếu có bao gồm nhiều doanh nghiệp năng lượng và dầu thô sụt giá tất nhiên làm giảm oanh lợi của họ và điều ấy có góp phần đánh sụt các chỉ số trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, yếu tố làm thị trường chứng khoán sụt giá lại có tính cách bao quát hơn. Giá dầu đang sụt chủ yếu là vì lý do cung cầu khi số cung có tăng - mà mạnh nhất là từ giới sản xuất Hoa Kỳ với kỹ thuật mới gọi là "fracking"- trong khi đó số cầu lại giảm vì tình trạng suy trầm của các nến kinh tế lớn như Âu Châu, Trung Quốc và Nhật Bản. Thành thử, thị trường chứng khoán mà sụt giá đột ngột chính là vì triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa chứ không chỉ vì dầu thô sụt giá. Dầu thô sụt giá là một chỉ dấu về sự sa sút của sản xuất kinh tế.
Việt Long: Ông vừa nhắc đến vai trò của các doanh nghiệp dầu khí Mỹ trong yếu tố cung cầu. Nếu số cầu đã giảm thì liệu các doanh nghiệp này có tiếp tục bơm dầu nữa không? Hỏi cách khác thưa ông, khi dầu thô mất giá thì việc bơm dầu bằng kỹ thuật mới sẽ bớt lời nên doanh nghiệp Mỹ có giảm dần sản lượng không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng chuyện ấy đang xảy ra tại nhiều nơi chứ không riêng gì ở bên Mỹ. Thí dụ như hai tập đoàn dầu khí quốc tế là Shell của Âu Châu và Chevron của Mỹ đã cắt đầu tư khoảng 40 tỷ đô la từ đầu Tháng 11 và theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris thì năm nay kỹ nghệ dầu khí nói chung sẽ giảm mức đầu tư khoảng 100 tỷ Mỹ kim.
Hai tập đoàn dầu khí quốc tế là Shell của Âu Châu và Chevron của Mỹ đã cắt đầu tư khoảng 40 tỷ đô la từ đầu Tháng 11 và theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Paris thì năm nay kỹ nghệ dầu khí nói chung sẽ giảm mức đầu tư khoảng 100 tỷ Mỹ kim
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Riêng tại Hoa Kỳ thì trong tuần cuối của Tháng Giêng đã có 94 dàn khoan bị đóng. Kể từ 28 năm nay, chưa khi nào trong một tuần lại có nhiều dàn khoan tạm ngưng hoạt động như vậy. Bây giờ tại Bắc Mỹ thì chỉ còn 1.233 dàn khoan đang hoạt động, là mức thấp nhất từ ba năm nay. Ngoài ra còn có hàng loạt doanh nghiệp cho thuê các dàn khoan dầu đang sa thải nhân viên sau khi đã tuyển dụng rất nhiều từ các năm 2009 đến 2013. Tình hình thất nghiệp tại Mỹ đã không trầm trọng hơn trong mấy năm qua chính là nhờ khả năng thu dụng của ngành dầu khí, bây giờ ngành này đang bắt đầu thải người! Tiểu bang Texas đã có thành tích kinh tế rất cao khi cả nước Mỹ bị lao đao là nhờ dầu khí, bây giờ đến lượt Texas bị khốn đốn vì giá dầu sụt quá nhanh!
Việt Long: Nếu vậy thưa ông vì sao người ta cứ dự báo là giá dầu sẽ còn hạ trong thời gian tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta khó biết trước mọi chuyện một cách chính xác mà cũng không quên rằng có một khoảng thời gian giữa quyết định đóng mở về phía cung với kết quả cụ thể về giá cả. Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ thì số tồn kho về dầu thô tại Mỹ vào Tháng Giêng vừa qua vẫn lên tới hơn 496 triệu thùng là mức tồn kho cao nhất kể từ khi chính phủ bắt đàu thu thập loại thống kê này vào năm 1982. Tồn kho mà còn nhiều như vậy thì dù các xí nghiệp có giảm công xuất thì giá dầu vẫn còn hạ,
- Đã vậy, hôm Thứ Ba vừa qua, viên Tổng quản trị CEO của một doanh nghiệp chuyên giao dịch về dầu khí là Tập đoàn Vitol dự báo rằng giá dầu còn giảm nữa cho đến khi cung cầu sẽ cân bằng từ giữa năm nay trở đi. Mỗi ngày hãng Vitol mua bán đến năm triệu thùng dầu thô và các loại dầu khác cho nên nhận định của họ mới được thị trường và báo chí chú ý.
Việt Long: Khi người ta dự đoán là giá dầu sẽ còn giảm như vậy ít ra cho đến cuối năm thì giới buôn bán dầu có căn cứ vào đó mà tính toán không. Và ngược lại, những tính toán ấy có tác động vào giá dầu hay chăng?
Chúng ta nên nhớ rằng các nghiệp vụ đầu tư này thường có hạn kỳ ngắn và đầy rủi ro, tức là giới đầu tư vẫn có thể lầm mà đánh ngược. Kết luận ở đây là dầu thô có thể còn hạ giá nữa cho đấn giữa năm thì mới tạm ổn định. Hạ đến mức nào thì chưa ai biết chắc
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông nêu ra một câu hỏi rất hay vì chính điều ấy cũng là một cơ sở cho mình dự đoán về giá dầu trong tương lai.
- Đầu tiên, tôi xin được nói về một loại thị trường rắc rối gọi là "thương phẩm" hay commodities là các loại nguyên nhiên vật liệu cồng kềnh như dầu thô, sắt thép, xi măng hay nông sản, được giao dịch dưới dạng để sá với hợp đồng mua bán có tiêu chuẩn nhất định. Trong thị trường ấy có một giới đầu tư nhảy vào mua qua bán lại không để đem các thương phẩm này về dùng mà để kiếm lời nếu mặt hàng lên hay xuống giá trong một tương lai nhất định. Ta gọi đó là thị trường có hạn kỳ hay futures. Giới đầu tư tài chính này lấy rủi ro rất lớn khi đoán sai mà lời rất cao nếu đoán đúng. Có thể gọi nghiệp vụ ấy là "đầu cơ" theo ý trung lập chứ không luân lý, đó là kiếm lời rất bộn thật nhanh mà cũng lãnh rủi ro rất cao. Chính là giới đầu tư ấy ở giữa mới góp phần lãnh chịu rủi ro cho nhà sản xuất và nhà tiêu thụ ở hai đầu. Ngoài ra, thị trường này còn có một loại khách hàng khác là các quỹ đầu tư đối xung hay "hedge funds". Họ đầu tư như đóng chốt theo hai cửa trái ngược nên mới gọi là đối xung, để nếu mặt hàng này lên giá thì mặt hàng kia sụt giá khiến họ bớt bị rủi ro. Khi theo dõi giá dầu thô trong tương lai thì mình rất nên chú ý đến loại giao dịch này vì chính thị trường ấy cũng tác động vào giá cả.
Việt Long: Xin nhờ ông giải thích thêm một chút về chuyện này. Thưa ông, thị trường ấy nó tác động vào giá cả như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu tôi biết đa số những người đem bạc tỷ ra đánh cá rằng giá dầu sẽ hạ thì tôi chẳng dại gì đem vài vạn ra đánh cá ngược. Trái lại, tôi bọc xuôi theo thị trường và cũng đầu tư vào cửa "bán" chứ không vào cửa "mua" nên góp phần làm giá dầu càng hạ hơn nữa!
Việt Long: Như vậy, theo những thông tin làm ông chú ý thì thị trường thương phẩm đó đang cá cược ra sao trong các nghiệp vụ của giới đầu tư hay đầu cơ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngoài sự kiện là nhiều doanh nghiệp dầu khí tại Mỹ đã đóng dàn khoan và thải người vì giá dầu quá hạ làm họ mất lời thì trong thị trường thương phẩm có hạn kỳ, giới đầu tư tiếp tục giao dịch theo chiều hướng là giá dầu vẫn còn hạ nữa. Chẳng hạn như trong tuần cuối của Tháng Giêng, đa số hợp đồng giao dịch vẫn đánh cá là giá dầu sẽ còn giảm. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng các nghiệp vụ đầu tư này thường có hạn kỳ ngắn và đầy rủi ro, tức là giới đầu tư vẫn có thể lầm mà đánh ngược. Kết luận ở đây là dầu thô có thể còn hạ giá nữa cho đấn giữa năm thì mới tạm ổn định. Hạ đến mức nào thì chưa ai biết chắc, nhưng biên độ 20-50 trong lịch sử mua bán dầu tại Hoa Kỳ có thể là một chỉ dấu.,
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần phân tích này