Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Già Thu, Pắc bó. - Việt Nhân
(HNPĐ) Lại một lần nữa, qua nguồn internet chúng ta lại có đươc một tấm ảnh Hồ những ngày tháng 02/1941 vừa về đến Bắc Pha, sau đó chọn hang Pắc Bó đăng ký hộ khẩu thường trú, tấm ảnh nhìn Hồ thật trẻ, cũng với cái sẹo vành tai trái, đem so với tấm ảnh của phó nhòm Vũ Năng An chụp vào ngày 03/09/1945 tại phủ chủ tịch, cả hai chỉ là một người, và tấm ảnh này cũng nói lên tuổi Hồ chỉ độ tứ tuần, là tuổi thật của Hồ Tập Chương sinh năm 1901.
Bốn mươi, râu tóc đen nhánh, da còn căng, nhìn ảnh và nghe xưng cái tên già Thu mà không kềm được câu chửi cái hỗn của tên Hồ Hẹ… lúc đó Hồ là chú Thu của mẹ Nông Đức Mạnh thì okay, nhưng xưng bác cùng mọi người Việt thì đúng là thằng bác bố láo. Câu chuyện kỳ này là nối tiếp câu chuyện Hồ Quang ở Côn Minh, mà đám cộng sản Đông dương Hải ngoại, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Phùng Chí Kiên, xúm lại tôn vinh Hồ làm lãnh tụ.
Câu chuyện Hồ Quang vừa rồi, dừng nơi đoạn Hồ đi Trùng Khánh, rồi trở về Quế Lâm vào tháng 10/1940, và cũng là lúc tình hình VN lẫn Đông Dương bước vào cục diện mới, cái chính là phát xít Nhật đã làm chủ Đông Dương. Hồ cho là thời cơ thuận lợi mà đem Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, và cả luôn Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp lúc đó đang ở Bát lộ quân Quý Dương, chờ tham dự “Đại học kháng Nhật Tây Nam” ở Diên An cùng sang Quảng Tây.
Đảng bộ Hải ngoại ở Côn Minh cũng được chuyển về Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm, lập căn cứ địa cách mạng. Tại Quế lâm Hồ thành lập “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội” (Việt Minh) do Hồ Học Lãm đứng đầu và Phạm Văn Đồng làm Phó. Đúng hơn đây là tổ chức của Hồ Học Lãm lập tháng 01/1936, William Duiker (HCM: A Life trang 245) có viết: “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội… Nhiều năm trước đây, một tổ chức với tên đó đã được tạo ra bởi Hồ Học Lãm”!
Ngày 20/02/1941, các thành viên "Ủy ban Quốc gia Giải phóng" của Hồ được chia thành hai nhóm, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan vẫn bám trụ tại Tĩnh Tây, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Lê Quảng Ba và Hồ về Cao Bằng. Hồ tức Già Thu, chính thức lấy tên Hồ Chí Minh (bí danh của Hồ Học Lãm), sống tại hang Pắc Bó, gần một ngôi làng người Nùng huyện Tĩnh Tây… Đây là lần đầu tiên Hồ đến Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo Việt Minh!
Ngày 12/04/1941, Hồ thành lập mật khu “Giải Phóng Quốc gia Việt Nam” xây dựng cơ quan bí mật Đảng Cộng sản Đông Dương, đến 10/05/1941 Hồ cho tổ chức cuộc họp Trung ương Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tại Việt Bắc. Hồ chủ trì, tham dự gồm có Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Hoan, mục đích cuộc họp là Việt Minh muốn thành lập và phát triển các căn cứ mật khu và căn cứ du kích quân.
Nhìn thực tế lúc bấy giờ, từ lúc đám cộng sản Đông dương Hải ngoại ở Côn Minh đến Quế Lâm, Quảng Tây rồi về Tĩnh Tây, Cao Bằng thì vẫn là đám Hồ làm cách mạng miệng với nhau, chưa có được lấy một tay súng. Xin được nhắc, Hồ Quang với kiến thức có được khi thụ huấn lớp huấn luyện cán bộ du kích tại Hành Sơn (giai đoạn 2 từ 20/06 đến 20/09/1939), mà sau này 22/12/1944 tại căn cứ Việt Bắc, Hồ lập được một chi đội giải phóng quân vũ trang đầu tiên.
Theo William Duiker khi vừa gặp nhóm Cộng sản Đông dương Hải ngoại ở Côn Minh, trong HCM: A Life trang 242 Hồ nói về vũ khí như sau: “Chúng ta sẽ có vũ khí khi chúng ta phát động cuộc tổng nổi dậy của chúng ta - Đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất cho cách mạng, nhưng nếu chúng ta có vũ khí bây giờ, ai sẽ mang chúng? Vì vậy, đầu tiên chúng ta phải tìm cách trở về nước và vận động quần chúng, khi quần chúng được đánh thức, họ sẽ có vũ khí…
Câu nói cho thấy mọi cái Việt Minh có, từ đâu ra mà không là từ ăn cướp, cướp công kháng chiến của các đảng phái quốc gia, cướp chính quyền từ tay nhà nước Trần trọng Kim, cộng phỉ (cách gọi của TT Thiệu) làm theo cách mạng cướp của chúng. Lịch sử còn ghi, buổi mít tinh sáng ngày 17/08/1945, hai vạn dân Hà Nội ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, chỉ chưa đến mười người VM đã cướp lấy cuộc mit tinh, biến thành cuộc tuần hành ủng hộ mặt trận VM.
Chú Thu đã về Pắc Bó tháng 02/1941, ta thấy gì khi Hồ xuất hiện, cũng như lần lượt những cái chết của những ai từng quen biết Nguyễn, mà dư luận cho đó là có bàn tay của CSQT và Tầu cộng, để màn kịch ‘dời hoa ghép cây’ được tròn, vẹn như nhận định của Hồ Tuấn Hùng? Xin được để quý độc giả nhận xét, phần còn lại của câu chuyện hôm nay là phần những gì nhà nghiên cứa William Duiker viết trong HCM: A Life về bộ phận cộng sản Đông Dương ở miền Nam VN.
Đã có dư luận cho rằng nhà nghiên cứu William Duiker khi viết đôi lúc tỏ ý đã thiên về Hồ, điều đó không quan trọng, vì chúng ta chỉ lọc lấy sự kiện, và nhìn sự việc bằng con mắt của chính chúng ta! Trong HCM: A Life, trang 246 theo William Duiker đúng vào lúc Hồ xuất hiện tại Pắc Bó, Cao Bằng, Việt Bắc, lập căn cứ mật khu, thì cộng sản miền Nam: “Lúc bấy giờ Ủy ban Trung ương, vốn đã đặt trụ sở chính ở Sài Gòn, thì trong tình trạng gần như hoàn toàn lộn xộn…
… Tất cả những thành viên của nó thực ra ở trong tù, ngoại trừ Phan Đăng Lưu, và những mối liên kết với những ủy ban khu vực ở miền Trung Việt Nam và miền Bắc đã bị phá vỡ… Những đặc vụ của ĐCSĐD ở Nam Bộ bị bỏ mặc với những phương cách của riêng họ, Trần Văn Giàu, một trong những Đảng viên hàng đầu trong khu vực, đã được thả ra từ nhà tù vào tháng Năm năm 1940, nhưng bị bắt lại năm ngày sau đó.”
Chống thuế và bắt lính của Pháp là mục tiêu đấu tranh, làm binh biến và khích động quần chúng biểu tình tại các trung tâm tuyển dụng lính các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cho Phan Đăng Lưu ra miền Bắc để tham khảo ý kiến với ủy ban khu vực Bắc Bộ. Tạ Uyên là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ, trước tình hình gấp rút hàng ngàn binh sĩ Việt Nam nổi dậy ở Sài Gòn phản đối đưa họ đến biên giới Siam của Pháp. Ngày 23/11/1940, Tạ Uyên phát động cuộc nổi dậy!
Cuộc nổi dậy thất bại, trước một ngày Tạ Uyên bị bắt, bị xử tử ngày 10/12/1940, trước đó Phan Đăng Lưu cũng đã ra tới Hà Nội, gặp các lãnh đạo cộng sản phía Bắc, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, và Hoàng Văn Thụ… Phan Đăng Lưu được lệnh trở lại Nam Bộ, yêu cầu hoãn cuộc nổi dậy, nhưng đã trễ, Phan Đăng Lưu về đến Sài Gòn đúng ngày nổi dậy 23/11 thì bị bắt tại nhà ga xe lửa. Chính quyền Pháp được cảnh báo trước, nên đè bẹp cuộc khởi nghĩa dễ dàng!
Biến cố này, tại Sài Gòn, hàng trăm nhà hoạt động cộng sản bị bắt, William Duiker trong HCM: A Life trang 248 viết: “Ở Sài Gòn, hàng trăm nhà hoạt động Cộng sản bị dồn lại, bao gồm vợ cũ của Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Minh Khai. Nhiều tài liệu gây buộc tội được tìm thấy trong nhà cô ta… Vào tháng Ba 1941, Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, và Hà Huy Tập bị kết án tử hình bởi một tòa án quân sự ở Sài Gòn; tất cả bị xử tử bởi đội súng hành quyết ngay sau đó.”
Kẻ biết nhiều về Hồ tức P.C.Lin là nhân vật Lê Hồng Phong, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương, William Duiker cũng đã cho biết: “Trước khi cái chết của cô ta, Nguyễn Thị Minh Khai gặp mặt ngắn ngủi chồng mình, Lê Hông Phong là người đã từng ở tù kể từ tháng 06/1939, đã chết vì sự tra tấn hoặc thủ tiêu trong những chuồng cọp ở nhà tù Côn Sơn vào ngày 06/09/1942”.
Sân khấu đã được dọn sạch, màn kịch người chết sống lại, nhân vật Hồ trong vai Nguyễn dễ dàng trong vai diễn của mình, đó là chủ trương của Quốc Tế Cộng Sản, nhằm để Hồ thực hiện tốt các công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại vùng Đông Nam Á. Đương nhiên kẻ hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Tầu cộng!!!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Già Thu, Pắc bó. - Việt Nhân
(HNPĐ) Lại một lần nữa, qua nguồn internet chúng ta lại có đươc một tấm ảnh Hồ những ngày tháng 02/1941 vừa về đến Bắc Pha, sau đó chọn hang Pắc Bó đăng ký hộ khẩu thường trú, tấm ảnh nhìn Hồ thật trẻ, cũng với cái sẹo vành tai trái, đem so với tấm ảnh của phó nhòm Vũ Năng An chụp vào ngày 03/09/1945 tại phủ chủ tịch, cả hai chỉ là một người, và tấm ảnh này cũng nói lên tuổi Hồ chỉ độ tứ tuần, là tuổi thật của Hồ Tập Chương sinh năm 1901.
Bốn mươi, râu tóc đen nhánh, da còn căng, nhìn ảnh và nghe xưng cái tên già Thu mà không kềm được câu chửi cái hỗn của tên Hồ Hẹ… lúc đó Hồ là chú Thu của mẹ Nông Đức Mạnh thì okay, nhưng xưng bác cùng mọi người Việt thì đúng là thằng bác bố láo. Câu chuyện kỳ này là nối tiếp câu chuyện Hồ Quang ở Côn Minh, mà đám cộng sản Đông dương Hải ngoại, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan, Phùng Chí Kiên, xúm lại tôn vinh Hồ làm lãnh tụ.
Câu chuyện Hồ Quang vừa rồi, dừng nơi đoạn Hồ đi Trùng Khánh, rồi trở về Quế Lâm vào tháng 10/1940, và cũng là lúc tình hình VN lẫn Đông Dương bước vào cục diện mới, cái chính là phát xít Nhật đã làm chủ Đông Dương. Hồ cho là thời cơ thuận lợi mà đem Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Văn Hoan, và cả luôn Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp lúc đó đang ở Bát lộ quân Quý Dương, chờ tham dự “Đại học kháng Nhật Tây Nam” ở Diên An cùng sang Quảng Tây.
Đảng bộ Hải ngoại ở Côn Minh cũng được chuyển về Cơ quan Bát lộ Quân Quế Lâm, lập căn cứ địa cách mạng. Tại Quế lâm Hồ thành lập “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội” (Việt Minh) do Hồ Học Lãm đứng đầu và Phạm Văn Đồng làm Phó. Đúng hơn đây là tổ chức của Hồ Học Lãm lập tháng 01/1936, William Duiker (HCM: A Life trang 245) có viết: “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội… Nhiều năm trước đây, một tổ chức với tên đó đã được tạo ra bởi Hồ Học Lãm”!
Ngày 20/02/1941, các thành viên "Ủy ban Quốc gia Giải phóng" của Hồ được chia thành hai nhóm, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan vẫn bám trụ tại Tĩnh Tây, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Lê Quảng Ba và Hồ về Cao Bằng. Hồ tức Già Thu, chính thức lấy tên Hồ Chí Minh (bí danh của Hồ Học Lãm), sống tại hang Pắc Bó, gần một ngôi làng người Nùng huyện Tĩnh Tây… Đây là lần đầu tiên Hồ đến Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo Việt Minh!
Ngày 12/04/1941, Hồ thành lập mật khu “Giải Phóng Quốc gia Việt Nam” xây dựng cơ quan bí mật Đảng Cộng sản Đông Dương, đến 10/05/1941 Hồ cho tổ chức cuộc họp Trung ương Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII tại Việt Bắc. Hồ chủ trì, tham dự gồm có Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Hoan, mục đích cuộc họp là Việt Minh muốn thành lập và phát triển các căn cứ mật khu và căn cứ du kích quân.
Nhìn thực tế lúc bấy giờ, từ lúc đám cộng sản Đông dương Hải ngoại ở Côn Minh đến Quế Lâm, Quảng Tây rồi về Tĩnh Tây, Cao Bằng thì vẫn là đám Hồ làm cách mạng miệng với nhau, chưa có được lấy một tay súng. Xin được nhắc, Hồ Quang với kiến thức có được khi thụ huấn lớp huấn luyện cán bộ du kích tại Hành Sơn (giai đoạn 2 từ 20/06 đến 20/09/1939), mà sau này 22/12/1944 tại căn cứ Việt Bắc, Hồ lập được một chi đội giải phóng quân vũ trang đầu tiên.
Theo William Duiker khi vừa gặp nhóm Cộng sản Đông dương Hải ngoại ở Côn Minh, trong HCM: A Life trang 242 Hồ nói về vũ khí như sau: “Chúng ta sẽ có vũ khí khi chúng ta phát động cuộc tổng nổi dậy của chúng ta - Đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất cho cách mạng, nhưng nếu chúng ta có vũ khí bây giờ, ai sẽ mang chúng? Vì vậy, đầu tiên chúng ta phải tìm cách trở về nước và vận động quần chúng, khi quần chúng được đánh thức, họ sẽ có vũ khí…
Câu nói cho thấy mọi cái Việt Minh có, từ đâu ra mà không là từ ăn cướp, cướp công kháng chiến của các đảng phái quốc gia, cướp chính quyền từ tay nhà nước Trần trọng Kim, cộng phỉ (cách gọi của TT Thiệu) làm theo cách mạng cướp của chúng. Lịch sử còn ghi, buổi mít tinh sáng ngày 17/08/1945, hai vạn dân Hà Nội ủng hộ Chính Phủ Trần Trọng Kim, chỉ chưa đến mười người VM đã cướp lấy cuộc mit tinh, biến thành cuộc tuần hành ủng hộ mặt trận VM.
Chú Thu đã về Pắc Bó tháng 02/1941, ta thấy gì khi Hồ xuất hiện, cũng như lần lượt những cái chết của những ai từng quen biết Nguyễn, mà dư luận cho đó là có bàn tay của CSQT và Tầu cộng, để màn kịch ‘dời hoa ghép cây’ được tròn, vẹn như nhận định của Hồ Tuấn Hùng? Xin được để quý độc giả nhận xét, phần còn lại của câu chuyện hôm nay là phần những gì nhà nghiên cứa William Duiker viết trong HCM: A Life về bộ phận cộng sản Đông Dương ở miền Nam VN.
Đã có dư luận cho rằng nhà nghiên cứu William Duiker khi viết đôi lúc tỏ ý đã thiên về Hồ, điều đó không quan trọng, vì chúng ta chỉ lọc lấy sự kiện, và nhìn sự việc bằng con mắt của chính chúng ta! Trong HCM: A Life, trang 246 theo William Duiker đúng vào lúc Hồ xuất hiện tại Pắc Bó, Cao Bằng, Việt Bắc, lập căn cứ mật khu, thì cộng sản miền Nam: “Lúc bấy giờ Ủy ban Trung ương, vốn đã đặt trụ sở chính ở Sài Gòn, thì trong tình trạng gần như hoàn toàn lộn xộn…
… Tất cả những thành viên của nó thực ra ở trong tù, ngoại trừ Phan Đăng Lưu, và những mối liên kết với những ủy ban khu vực ở miền Trung Việt Nam và miền Bắc đã bị phá vỡ… Những đặc vụ của ĐCSĐD ở Nam Bộ bị bỏ mặc với những phương cách của riêng họ, Trần Văn Giàu, một trong những Đảng viên hàng đầu trong khu vực, đã được thả ra từ nhà tù vào tháng Năm năm 1940, nhưng bị bắt lại năm ngày sau đó.”
Chống thuế và bắt lính của Pháp là mục tiêu đấu tranh, làm binh biến và khích động quần chúng biểu tình tại các trung tâm tuyển dụng lính các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cho Phan Đăng Lưu ra miền Bắc để tham khảo ý kiến với ủy ban khu vực Bắc Bộ. Tạ Uyên là Bí thư xứ ủy Nam Kỳ, trước tình hình gấp rút hàng ngàn binh sĩ Việt Nam nổi dậy ở Sài Gòn phản đối đưa họ đến biên giới Siam của Pháp. Ngày 23/11/1940, Tạ Uyên phát động cuộc nổi dậy!
Cuộc nổi dậy thất bại, trước một ngày Tạ Uyên bị bắt, bị xử tử ngày 10/12/1940, trước đó Phan Đăng Lưu cũng đã ra tới Hà Nội, gặp các lãnh đạo cộng sản phía Bắc, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, và Hoàng Văn Thụ… Phan Đăng Lưu được lệnh trở lại Nam Bộ, yêu cầu hoãn cuộc nổi dậy, nhưng đã trễ, Phan Đăng Lưu về đến Sài Gòn đúng ngày nổi dậy 23/11 thì bị bắt tại nhà ga xe lửa. Chính quyền Pháp được cảnh báo trước, nên đè bẹp cuộc khởi nghĩa dễ dàng!
Biến cố này, tại Sài Gòn, hàng trăm nhà hoạt động cộng sản bị bắt, William Duiker trong HCM: A Life trang 248 viết: “Ở Sài Gòn, hàng trăm nhà hoạt động Cộng sản bị dồn lại, bao gồm vợ cũ của Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Minh Khai. Nhiều tài liệu gây buộc tội được tìm thấy trong nhà cô ta… Vào tháng Ba 1941, Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, và Hà Huy Tập bị kết án tử hình bởi một tòa án quân sự ở Sài Gòn; tất cả bị xử tử bởi đội súng hành quyết ngay sau đó.”
Kẻ biết nhiều về Hồ tức P.C.Lin là nhân vật Lê Hồng Phong, Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương, William Duiker cũng đã cho biết: “Trước khi cái chết của cô ta, Nguyễn Thị Minh Khai gặp mặt ngắn ngủi chồng mình, Lê Hông Phong là người đã từng ở tù kể từ tháng 06/1939, đã chết vì sự tra tấn hoặc thủ tiêu trong những chuồng cọp ở nhà tù Côn Sơn vào ngày 06/09/1942”.
Sân khấu đã được dọn sạch, màn kịch người chết sống lại, nhân vật Hồ trong vai Nguyễn dễ dàng trong vai diễn của mình, đó là chủ trương của Quốc Tế Cộng Sản, nhằm để Hồ thực hiện tốt các công tác bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại vùng Đông Nam Á. Đương nhiên kẻ hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Tầu cộng!!!
VIỆT NHÂN (HNPĐ)