Truyện Ngắn & Phóng Sự
Gỉa Từ Vũ Khí
MĐ Tường Vy
TRONG CĂN CỨ, HOÀNG- HOA- THÁM.
Tháng ba, những ngày cuối xuân; trời trong và gió nhẹ, không khí mát mẻ, chan hòa nắng ấm. Cây cối đâm chồi, nẩy lộc, đơm bông, kết trái. Những doanh trại nằm ẩn mình sau các hàng cây ngô đồng, trồng hai bên đường, chạy dọc, ngang trong căn cứ, bao phủ một màu lá non, xanh tươi, bát ngát , làm nổi bậc ngọn Cờ vàng ba sọc đỏ vương cao trên kỳ đài, bay phất phới trước bộ tư lệnh Sư đoàn.
Sáng nay, tôi cùng đi với phái đoàn đến thăm anh em thương binh đang nằm điều trị tại bệnh viện Đỗ-Vinh của Sư đoàn, có mang theo một ít quà bánh và đồ dùng cá nhân để làm quà tặng, thăm hỏi và an ủi anh em, mỗi khi Tiểu đoàn có dịp về hậu cứ. Và trên đường về lại Tiểu đoàn, tôi ghé thăm ngôi Chùa của Sư đoàn.
Trước sân Chùa , mấy khóm hồng và thược dược, hoa vẫn nở rực rỡ muôn màu. Đôi bướm trắng đuổi bắt nhau, lượn quanh mấy gốc cây kiển trên hòn non bộ, rồi biến mất sau mái hiên Chùa. Dưới hồ, mấy chú cá vàng vẩy đuôi ngôi lên mặt nước miệng há to đớp bóng đòi ăn khi thấy có người xuất hiện, dạn dĩ và quen thuộc như bạn của con người.
Tôi yêu khoảng không gian yên tĩnh của ngôi Chùa; nơi có mùi hương trầm bay thoang thoảng trong gió, có tiếng mõ lốc cốc chen lẫn tiếng tụng kinh nho nhỏ của vị sư già. Tôi thường dừng chân nơi hòn non bộ, xem cách bài trí khéo léo của người đời, thật giống như một khung trời thu hẹp; cũng có núi, có sông, có chiếc cầu tre bắc ngang qua suối, cũng có chú tiều phu đốn củi nuôi thân và trên tản đá dưới gốc cây tùng già, một ông lão đang ngồi câu cá.
Cảnh vật vẫn vậy, có thay đổi gì đâu? Sao tôi cứ thích dừng chân đứng nhìn, mỗi lần đến Chùa Lễ Phật.
Tôi cầu xin:
- Phật Tổ phù hộ: Quốc thái, dân an,
- Cho Nước nhà, hết cảnh đao binh.
- Cho Hoà bình trở về với dân tộc
- Để người dân được hưởng thái bình.
- Và xin sư ông làm lễ; siêu sinh tịnh độ cho các vong linh tử sĩ; được nghìn thu an nghỉ nơi cõi Vĩnh hằng.
Tôi trở về doanh trại, vào văn phòng Đại đội, hỏi Kế toán trưởng xem; Tiểu đoàn có gọi, hợp hành gì không?
- Không nghe gì hết, Đích thân. Trung sĩ nhất Yên trả lời.
Lay hoay chẳng biết làm gì, tôi bước ra ngoài, đứng trước cửa văn phòng, dưới bóng mát cây ngô đồng, châm thuốc hút và nhìn mấy chú bồ câu gật đầu gạ gẫm...gù gù trên mái vòm câu lạc bộ Hạ Sĩ Quan Tiểu Đoàn. Đôi chim sẻ từ sân cờ bay vụt lên đậu nơi cành cây, miệng kêu chim chíp, chân nhảy nhót không ngừng. Lấp ló dưới đài hoa năm cánh, những quả non xanh biết nhu nhú bóng loáng, trông thật dễ thương. Mùa Xuân lại hiện về theo giòng tư tưởng của tôi qua truyện Kiều của cụ Nguyễn Du:
- Ngày Xuân con én đưa thôi,
- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Vào những ngày Xuân, trên cánh đồng lúa nơi quê tôi, có rất nhiều chim én. Chúng từ đâu đến rồi đi lúc nào tôi cũng không còn nhớ rõ. Thửa ấy, cứ mỗi chiều tan học trên đường về nhà, chúng tôi thường dừng chân xem bầy én bay lượn trên cánh đồng. Chúng lao vút từ trên cao xuống ruộng lúa, rồi lại cất lên nhanh nhẹn khác thường. Và đám học trò mãi mê xem đàn én nhỏ săn mồi, về đến nhà thì trời đã tối, nên thường hay bị người lớn la rầy.
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành môt bức tranh thật sinh động, dạt dào tình tự quê hương, dân tộc. Và đó chỉ là cái nhìn của một người lính trong khuôn viên nhỏ hẹp, tại hậu cứ Sư Đoàn Nhảy Dù, trong những ngày cấm trại nhàm chán.
Còn ở ngoài đường phố có gì khác hơn không?. Thưa, nơi đó có khung trời rộng mở. Những tà áo dài được giới thiệu qua nét đẹp duyên dáng của người con gái Việt Nam, uyển chuyển trong dáng đi, thước tha trong màu lụa mỏng, thì người thơ như; thi sĩ Nguyên Sa cũng không giữ được bình tĩnh, quên mất cái không khí mùa Hè ôi bức của Thủ đô Sài gòn. Thản thốt ghi vội;
- Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát.
Bỡi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Nhưng hôm nay, lụa Hà Đông không còn làm mát lòng anh trai nữa và người em gái cũng không còn lòng dạ nào mặc áo lụa dạo chơi dưới trời nắng ấm. Bỡi vì, người người đang âu lo cho sự tồn vong của đất nước...Miền Nam Việt Nam đang lên cơn sốt, do sự phản bội của nhiều thế lực: Trong cũng như ngoài nước.
Hôm nay, mùng năm tháng tư. Xuân đã đi qua và đàn én cũng đã bay xa. Tiểu đoàn vẫn giá: ba-lô, súng đạn.... chờ ngày đi hành quân.
Thời gian Tiểu đoàn tham chiến tại Thường Đức, Quảng Nam, ngày đêm tôi lo đánh nhau với Việt cọng, báo chí không có, tin tức chiến sự mù tịt.
Hôm nay, Phạm Bình Minh; một ngưới bạn mất một con mắt ở trận Hạ Lào, đã giải ngũ, nhưng gia đình anh vẫn còn cư ngụ trong cư xá Sĩ quan Tiểu đoàn, mới từ Sài Gòn về, thảy cho tôi tờ báo Diều hâu hay Tia sáng gì đó. Lâu quá rồi tôi cũng không còn nhớ rõ.
Tôi kéo chiếc nghế đến gần sát cửa sổ văn phòng Đại đội, tìm chút ánh sáng để đọc chữ cho rõ. Tôi lật qua trang tổng kết tình hình chiến sự, tìm đọc những tin tức quan trọng, chím gần hết trang giấy. Tôi giáng mắt vào những giòng chữ và đọc một hơi không ngừng, mắt không chớp;
Đọc tới đâu, tôi buồn tới đó, vì toàn những tin xấu, làm đầu óc tôi tê cứng, dù có nhiều tin tôi đã nghe qua và cũng đã biết rồi.
- Tiền đồn trấn giữ biên giới nổi tiếng như Tống Lê Chân bỏ ngõ ngày 11/5/74. Đến tháng 8/74 Quân lỵ Thường Đức, Quảng Nam rơi vào tay địch.
- Đầu năm 75, ngày 6/1 Tĩnh lỵ Phước Long bị địch lấn chiếm, Bộ Tổng Tham Mưu điều động Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù vào tiếp ứng, giống như; thảy viên sói nhỏ vào hồ nước mênh mông. Có thấm vào đâu khi lực lượng địch trên cấp Sư đoàn, có tăng, có pháo yểm trợ đang tràng ngập Tĩnh lỵ Phước Long.
Và cứ thế, thừa thắng xông lên: Ngày 10/3 địch điều động 3 sư đoàn tấn công Buôn-Mê-Thuộc. Lực lượng phòng thủ chỉ có một Trung đoàn của Sư đoàn 23 và Địa Phương quân, Liên đoàn Biệt Động Quân trấn giữ Buôn-Hô cũng đang bị địch tấn công. Quân ta đã chiến đấu rất anh dũng, bắn đến viên đạn cuối cùng, nhưng quân số địch quá đông! Một... chọi mười, làm sao ta chịu nổi, cũng đành thất thủ mà thôi. Tan hàng- Đau đớn!
Địch đang ở thế mạnh: quân số, đạn dược, khối Cọng tiếp liệu đầy đủ. Ba sư đoàn tiến như thác lũ, làm sao Lữ đoàn 3 Nhảy Dù cản nổi. Mà địch dại gì đương đầu với quân Dù. Chúng nó coi rừng núi là nhà, len lổi trong rừng sâu, núi thẳm là nghề của bọn chúng, đi đâu mà chẳng được... Rốt cuộc; địch ở sau lưng ta, làm Lữ đơàn 3 Nhảy Dù tắt nghẽn đường về.
CẤM TRẠI, 100/100.
Trung tuần tháng ba, Lữ đoài I Nhảy Dù rời vùng I chiến thuật di chuyển về Sài Gòn bằng đường không vận và khi về đến Hậu cứ, binh sỉ không được nghỉ bốn ngày phép “Ân thưởng hành quân” như thường lệ, mà toàn bộ Tiểu đoàn cấm trại 100/100. Binh sĩ lo làu chùi vũ khí, đạn dược, đổi quân trang, quân dụng, có trang bị thêm cưa, để cưa cây làm hầm hố cho chắc chắn. Phen này, quyết ăn thua đủ với địch.
Mọi người đoán già, đoán non, địch sẽ tiến vào Sài Gòn, nên tôi đem vợ con vào sống nơi cư xá Sĩ quan Tiểu đoàn, trong vòng đai phi trường Tân-Sơn-Nhất. Địch có tấn công như tết Mậu Thân, chúng cũng phải trả giá đắc lắm, mới hạ gục được chúng tôi.
Và theo tình hình hiện tại, Mỹ cắt hết viện trợ, vì vậy phương tiện tiếp tế, tiếp liệu cho các Quân đoàn bị hạn chế, nên Tổng Thống ra lệnh; “Gom quân”, chỉ giữ vùng đồng bằng đông dân cư mà thôi, theo kế hoạnh; “Đầu bé đít to”gì đó?
- Quân đoàn II di tảng theo đường Pleiku - Phú Bổn - Phú Yên, con đường bỏ hoang lâu năm, cầu cống bị hư hại, đoàn quân di chuyển chậm chạp, địch có thời gian chuyển quân truy kích, chận đánh và pháo kích liên tục.
Kết quả: Quân ta bị tổn thất nặng nề.
- Quân Đoàn I chật vật chiến đấu, sau khi Sư Đoàn Nhảy Dù rời vùng. Tình hình đang rất nguy ngập, vì lệnh lạc: Tiến...thoái “ bất cập” Tinh thần các cấp chỉ huy cao cấp:“ Nửa tỉnh - nửa mê ” thiếu dức khoát, làm Quân và Dân: Mất tinh thần.
Tình hình chiến sự thay đổi nhanh chóng, mỗi ngày một thêm rối rấm, làm tinh thần tôi cũng căng thẳng theo và trong một lúc nào đó đấu óc của tôi thật sự trống rổng, không còn biết mình phải đối phó bằng cách nào? Nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng không có câu trả lời:
- Không biết đơn vị rồi sẽ tử thủ tại đây, hay được tăng cường cho một chiến trường nào đó? Thú thật, có lúc tôi đã nghĩ đến giây phút cuối cùng, khi không còn lối thoát, đành phải hy sinh cả gia đình.
Như mọi khi, Tiểu đoàn ở tại hậu cứ. Ban ngày, binh sĩ lo học tập, huấn luyện cách đánh trong thành phố, học xử dụng những loại vũ khí chống chiến xa. Ban đêm, ra nằm tại vòng đai phòng thủ, phía Bà quẹo, đầu phi trường Tân Sơn Nhất.
Hai tuần lễ trôi qua, mọi người sống trong lo âu, lòng nặng chĩu dưới áp lực địch; càng ngày càng tăng, âm thầm chịu đượng bầu không khí ngạt thở với nhiều tin tức chiến sự dồn dập gởi về không mấy tốt đẹp.
So sánh lực lượng giữa ta và địch: Một chống năm....mười, khó cầm chân địch, nói chi đến việc giành chiến thắng vẻ vang cho đơn vị.
Nhưng rồi, trưa ngày 7/4, Tiểu đoàn ban lệnh hành quân. Tôi đứng nhìn anh em binh sĩ giá ba-lô, súng đạn trước sân cờ, chờ xe di chuyển đến vùng hành quân. Mà lạ thật, cứ mỗi lần có lệnh hành quân; thay vì lo âu, tôi thấy anh em binh sĩ, họ rất vui và còn thoải mái nữa, mới là lạ. Coi bộ họ cũng không có một chút lo lắng nào dù sắp sửa phải xông vào vùng lửa đạn và dĩ nhiên bão táp chiến trường cũng sẽ mang đến cho đơn vị nhiều mất mác đau thương, nhưng anh em vẫn thản nhiên đùa vui tỉnh bơ.
Tôi rất tự hào và tin tưởng vào khả năng chiến đấu của anh em binh sĩ, dù ở trong trường hợp nào và bất cứ nơi đâu, họ luôn sát cánh với các đống đội; chiến đấu với lòng dũng cảm, can trường chống trả địch quân để bảo vệ tự do, hạnh phúc cho người dân và sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì Tổ Quốc. Nhưng trong giờ phút này và với tình hình hiện tại, tôi tự hỏi: Làm sao để giành phần thắng đây? Chỉ có trời mới biết. Và đối với người lính Nhảy Dù, chúng tôi luôn sẵn sàng đối đầu với địch trong bất cứ hoàng cảnh nào với tinh thần: Cố gắng - Danh dự và Trách nhiệm.
Tôi dặn vợ tôi, sau khi tôi đi hành quân rồi, về sống nhờ bên Ngoại. Gia đình tôi ở tận Miền Trung, xa xôi quá và cũng đang trong tình trạng chạy loạn, không biết hiện giờ họ đang ở đâu? Và tôi thật sự lo lắng đến an nguy của họ. Buồn thay!.
Đoàn xe chuyên quân khởi hành trong đêm, lúc người dân Sài Gòn còn đang yên giấc. Trời sáng, đoàn xe mới qua khỏi thành phố Biên Hòa, dừng quân trong khu rừng cao su, Trung tá Tiểu đoàn Trưởng gọi tôi lên chiếc xe Jeep của ông, chạy một vòng quanh khu vực. Ông chỉ cho tôi biết những điểm chính như: Phi trường Biên Hòa, ngả ba Dầu Dây, những căn cứ của ta và hướng nào địch dễ xâm nhập. Thú thật vào lúc đó, tôi không hiểu ý ông muốn nói với tôi điều gì? Vì nhìn trên bản đồ tôi cũng biết vị trí chính xác các nơi này rồi. Và lúc ấy, tôi cũng không có thắc mắc, hay nói đúng ra, tôi không biết hỏi điều gì, vì cuộc hành quân mới bắt đầu chưa biết mục tiêu và nhiệm vụ chính.
TIỂU ĐOÀN 9 NHẢY- DÙ TẠI MẶT TRẬN LONG- KHÁNH.
Theo tin cho biết, Quân đoàn 3 có kế hoạch tổ chức một chiến đoàn đặc nhiệm gồm: Một thiết đoàn chiến xa phối hợp với Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tùng thiết; Mở đường qua ngả 3 Dầu Dây vào Xuân Lộc, nhưng không biết tại sao?. Sau đó kế hoạch này, bị hủy bỏ.
Sáng ngày 12/4 lệnh từ Tiểu đoàn cho binh sĩ gọn gàng, di chuyển ra Quốc lộ# I. Chúng tôi dừng quân tạm thời trong vườn cây cao su non, chia toán để được trực thăng vận vào Long Khánh. Khoảng mười một giờ (11), toàn bộ Tiểu Đoàn nhảy xuống đồi chuối, cách ngả 3 Tân Phong 2 cây số về phía Đông và cách Thị xã Xuân Lộc khoảng 3 cây số.
Tiểu Đoàn triển khai đội hình, di chuyển về hướng Bắc, tiến lên giải tỏa ấp Bảo Định đang bị địch bao vây. ( Ấp Bảo Định do Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập năm 1954, để định cư người miền Bắc di cư vào Nam ).Trong ấp có nhà thờ và giáo dân được vũ trang, họ chống Cọng quyết liệt, nên Việt cọng không vào được, hay chưa muốn vào vì đang dốc toàn lực tấn công Sư đoàn 18 của Thiếu tướng Lê Minh Đảo.
Tôi nhận lệnh; Đại đội 93 bên trái, di chuyển băng qua khu vườn cây ăn trái, men theo Quốc lộ #I, lục soát sâu vào rừng cao-su, tiến chiếm ngôi làng, nằm về phía Đông thị xã Xuân Lộc.
Bên cánh phải, Đại đội 94 của Trung úy Nguyễn Hữu Thăng tiến song song, lấy Quốc lộ#I làm chuẩn, di chuyển trong khu rừng cao su được khai quang, chỉ còn lại phần gốc, chen lẫn các bụi cây dại mọc chen chúc như rừng chồi, tương đối dễ quan sát hơn.
Xa bên trong, cách Quốc lộ#I khoảng 500 mét là rừng cao-su mênh mông nối liền với ấp Bảo Bình về hướng Đông- Bắc Liên Tĩnh lộ 2 dẫn về Bình Giã, Bà Rịa,Tĩnh Phước Tuy.
Khi Đại 94 tiến gần ấp Bảo Định, thì súng bắc đầu nổ. Những loạn đạn bắn ra từ trong ấp nghe không giống Ak hay B40 mà là tiếng nổ đì đẹc của súng Carbine M-1, hay tiếng đì đùng của Garand và súng cối 60ly. Dân quân trong ấp không có máy truyền tin để liên lạc với quân Dù. Sau mấy loạt đạn đầu bắn ra từ trong ấp không chính xác, anh em Dù nằm yên nghe ngóng,. Dân quân không thấy bên ngoài phản ứng nên họ ngưng tác xạ. Sau đó hai bên nhận diện, vui mừng bắt tay nhau.
Tếng súng của dân làng cũng báo động và theo phản ứng tự nhiên, Anh em Đại đội 93 tựa vào các gốc cây cao-su nằm thủ thế. Địch liền khai hỏa bằng súng cối và súng nhỏ. Đại Đội vừa bắn vừa hô xung phong đè bẹp chốt của Việt Cộng, tịch thu một súng cố 61 ly, một số AK và B40. Có 3 tên chết, số còn lại chạy vào trong làng.
Nhưng có một điều không may là Trung tá Tiểu Đoàn trưởng; Nguyễn Văn Nhỏ bị thương bỡi một mảnh cối 61ly, tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng phải được di tản về bệnh viện để điều trị. Thiếu tá Tiểu đoàn phó Lê Mạnh Đường lên thay, dẫn dắc Tiểu đoàn và Đại đội nhận được lệnh dừng quân, bố trí, chờ lệnh.
Buổi chiều cùng ngày, Tiểu đoàn đóng quân đêm tại đây. Đại đội 93 của tôi, di chuyển về hướng Tây 300 mét làm tiền đồn. Vị trí này nằm sát mí vườn cao-su, đối diện với ngôi làng qua một khoảng trống. Đêm hôm đó không có gì xảy ra, tình hình vẫn yên tĩnh.
Qua ngày hôm sau,Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù lên thay thế.Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù. di chuyển về làm trừ bị cho Lữ Đoàn, Riêng Đại Đội 93 của tôi được giữ lại tại vị trí cũ làm tiền đồn cho Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.
Ngày 14/4 Tiểu đoàn 8 Dù tiến quân vào làng thì đụng nặng với một Tiểu đoàn Việt cọng, Trận chiến xảy ra suốt ngày, địch tổn thất phân nửa chết và bị thương, đang cố thủ trong vườn cây ăn trái của gia đình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ( dân làng nói là vườn ông Thiệu ).
Ngày 16/4 Đại đội có lệnh lục soát khu vườn cố Đại tướng Lê Văn Tỵ, Vườn rộng mấy mẫu tây, đất khô cắn sỏi đá. Các cây nhãn trồng hai bên bờ con suối cạn, thiếu nước, cằn cỗi lớn không nổi, phơi bày cả lòng con suối.Việt cọng gom đá đắp thành vòng tròn dở dang, đất sỏi quá cứng, khó đào hầm, Vì thế mà chúng đã bỏ đi chăng? . Nơi này chỉ cách Bộ chỉ huy của Thiếu tướng Lê Minh Đảo không đầy một cây số.
Bên kia đường là ty cảnh sát Long Khánh, Tôi có quan sát bằng ống nhòm, nhưng không thấy bóng dáng một người nào.
Ngày 17/4, lúc 9 giờ sáng, Trung tá Lê Hồng Lữ đoàn phó Lữ đoàn I Dù ra lệnh cho tôi trên máy: Bảo tôi về gặp Trung tá Tuyển,Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8Dù để nhận nhiệm vụ mới.
Trung tá Tuyển, chỉ cho tôi kẹp theo bìa làng, di chuyển lên hướng Bắc, đến gặp Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 8 Dù và Thiếu tá Thanh sẽ cho tôi biết nhiệm vụ của Đại đội 93. Gần giữa trưa ,tôi mới gặp Thiếu tá Thanh và ông cho tôi biết nhiệm vụ chính của Đại đội 93 là:
- Thanh toán bọn Cọng đang trú ẩn trong khu vườn cây ăn trái của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tôi đang ở trong tần số dưới quyền điều động của ông Lữ đoàn phó và nhận lệnh trực tiếp từ Thiếu tá Thanh, cũng không phải là Tiểu đoàn phó của tôi. Lúc này; tôi có đến hai ông. ..Cha ghẻ lận- Buồn thay! Tôi có chút bất mãn thật! nhưng không dám... chưởi, vì sợ mình bị; mất tư cách với anh em đồng đội đang ở quanh tôi.
Trung tá Lữ đoàn phó nói với tôi trên máy:
- Bây giờ anh nghe tôi, không nghe ai hết.
Tôi thưa:
- Dạ vâng.
Và tôi nghĩ như vầy, nhưng không dám nói ra, sợ anh em binh sĩ nghe, họ sẽ nãn lòng.
- Khúc xương này chắc chắn khó gặm rồi, nếu ngon ăn... đâu đến phiên mình.
Địch bị bao vây không lối thoát, buộc phải tử thủ. Con chó khi bị dồn đến đường cùng, sao khỏi hung hăng, cắn bậy.
Tôi căn dặn con cái quan sát thật kỹ càng, yểm trợ lẫn nhau, cẩn thận, tiến từng bước một. Vườn chôm chôm cành đầy trái; nặng trĩu, uốn cong sát mặt đất, che khuất tầm nhìn, rất khó quan sát. Đại đội di chuyển từng bước, vượt qua một khu vườn không có nhà cửa.
Trung đội chuẩn ra dấu dừng lại. Chúng tôi ngồi xuống thủ thế.
Thiếu úy Thới, Trung đôi 3 báo cáo;
- Gặp con đường mòn trước mặt. Đích thân.
Tôi bảoThới,
- Tìm xạ trường tốt đặt cây đại liên M60, để sẵn sàng yểm trợ, rồi cho tổ khinh binh bò lên quan sát. Mười lăm (15 ) phút sau toán khinh binh phát hiện có mấy chiếc nón sắt của Dù nằm lăn lóc trên đường. Dấu vết cho tôi biết; mục tiêu ở ngay trước mặt và khoảng cách từ đây đến đó, cũng không xa lắm.
Tôi bảo Thiếu úy Thới cho Trung đội bố trí bên này con đường, sẵn sàng yểm trợ để Tr/ đội 2 của Chuẩn úy Hoàng Văn Tuất vượt đường mòn, tiến vào khu vườn bên phài, làm đầu cầu để yểm trợ cho Trung đội 3 tiến chím mục tiêu.
Tuất đưa Trung đội qua bên kia đường mà không gặp sức kháng cự nào của địch và cho tôi biết đã sẵn sàng yểm trợ cho Trung đội 3 của Thới. Trung đội 3 vượt con đường mòn, tiến vào vườn chôm chôm, Địch lập tức khai hỏa. Tiểu đội khinh binh nhào lên: vừa bắn vừa hô xung phong,Tổ khinh binh 3 người bên cánh trái, trúng đạn, cách hàng rào kẽm gai không xa lắm. Trung đội 3 tiến thoái; lưỡng nan.
Lúc bấy giờ, súng nổ khắp nơi, hai cây M60 của Trung đội 2 bên cánh phải, bắn yểm trợ, hai khinh binh bị thương của Trung đội 3 mới bò về được, còn một chết sát hàng rào với cây M79 vẫn còn nằm đó.
Đại đội đã lộ diện và địch đang canh chừng, hơn nữa bị hàng rào kẽm gai cản trở, hễ ta nhấp lên là chúng bắn sẻ, đã có hai binh sĩ bị thương. Trung tá Lê Hồng giục tôi thanh toán nhanh mục tiêu. Tôi đem Trunng đội 1 lên tăng cường và bảo Th/úy Thới dùng M72 để phá rào và dồn hỏa lực áp đảo bọn vẹm. Tôi điều động Trung đội 2 bên cánh phải bò lên sát hàng rào, rồi dùng hỏa lực bắn phủ đầu, để yểm trợ Trung đội 3 của Thới chui lỗ hổng vào bên trong, thanh toán mục tiêu mới mang xác đồng đội về được.
Ý định của tôi là như vậy, nhưng mấy quả M72 của Trung đội 3 bắn nổ ầm ầm, hàng rào kẽm gai mắt cáo, vẫn đứng trơ trơ.( Dân ấp Bảo Định cho biết hàng rào này do Liên đoàn 5 công binh chiến đấu xây dựng? )
Buổi chiều, mặt trời sắp lặng, nắng tắc trong vườn cây.Tôi báo cáo tình hình cho Trung tá Lữ Đoàn Phó biết. Ông ra lệnh Đại đôi tổ chức phòng thủ ngay tại chỗ. Ngày mai cho người ra ấp Bảo Định chặt tre và nhận thuốc nổ băng-ga-lo mang về để phá rào.
Đại Đội vây tròn trong vườn chôm chôm nghỉ qua đêm, một nửa quân số canh gác, nửa kia đào hầm. Đêm đó, nửa thức, nửa ngủ tại hầm, canh chừng suốt đêm.
Sáng hôm sau, ngày tái tiếp tế, tôi bảo Thượng sĩ Hiệp thường vụ Đại đội cho người vào ấp Bảo Định xin 2 cây tre dài và vào Tiểu đoàn nhận thuốc nổ. Nhưng đến 11 giờ trưa, Lữ đoàn trả Đại đội 93 về lại Tiểu đoàn 9 Dù và tôi nhận được lệnh của Tiểu đoàn trưởng, di chuyển Đại đội đến vị trí mới, cách ấp Bảo Định, về hướng Đông-Nam khoảng 400 mét, trong vưởn cây cao-su non.
Vào khoảng nửa đêm,Việt Cọng di chuyển ốn ào, tôi đoán có thể lên đến cấp Trung đoàn. Chúng ngang nhiên dùng loa phóng thanh kêu gọi dân làng nổi dậy chống Mỹ-Ngụy ( Mỹ đâu còn nữa ) cách điểm đóng quân của tôi vào khoảng một cây số, trong đồn điền cao-su rộng mênh mong.Tôi chấm tọa độ, gọi về Tiểu đoàn yêu cầu dùng pháo binh tiêu diệt, nhưng chờ mãi cũng chẳng có quả pháo binh nào?
Ngày 19/4 lệnh từ Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng bảo tôi đi kiểm soát Đại đội 91 của Trung úy: Lê văn Kinh, đóng quân cách Đại đội tôi một cây số, gần vườn mía, nằm giữa tôi và Tiểu đoàn, coi hệ thống phòng thủ của Đại đội 91 có hoàn tất tốt đẹp không? Rồi báo cáo về cho Tiểu đoàn biết.
Tôi giao Đại đội cho Thiếu úy Thới trông coi mà lòng phập phòng lo âu vì đêm qua địch chuyển quân qua vùng này, rất gần chúng tôi. Thật may, sau khi kiểm soát xong, tôi về lại Đại đội, tình hinh vẫn yên tĩnh.
Qua ngày hôm sau, Đại đội 94 của Trung úy Nguyển Hữu Thăng đi lục soát trong đồn điền cao su, hướng Đông Tiểu đoàn, lọt vào ổ phục kích, bị lạc mất một Trung đội và đang bị địch bao vây, chia cắt. Tôi nhận lệnh đưa Đại đội về gặp Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng. Khi tôi đến nơi, ông cho biết : Đại đội 94 đang ở trong tình trạng, rất nguy hiểm và bảo tôi cố gắng vào móc Thăng ra.
Trời về chiều, mưa lâm râm, mây giăng khắp lối, mới xế chiều mà bầu trời tối sầm như buổi hoàng hôn. Binh sĩ ướt như chuộc, Đại đội âm thầm di chuyển xuyên qua vườn cây cao su non, tiến thẳng đến vị trí của Đại đội 94, theo đội hình tác chiến:
- Trung đội I của Chuẩn úy Hoành làm chuẩn.
- Tuất, Trung đội 2 bên phải.
- Thới, Trung đội 3 cánh trái.
Trung đội đi đầu vừa chạm mí vườn cao su già, thì địch khai hỏa. địch từ vườn chuối bên trái bắn qua. Ngay loạt đạn đầu Thìếu úy Thới và âm thoại viên ngã gục. Tôi đi sát bên Thới vội nhảy ngay xuống hố giếng đang đào. Địch từ trong rừng cao su bắn ra, từ vườn chuối bắn sang. Súng nổ, đạn bay veo véu qua đầu, trúng vào thân cây nghe chan chát, cành gãy răn rắc.
Hỏa lực Đại đội dồn về phía trước và bên phải. Tuất phát giác địch núp ở trên cây bắn xuống, rất nguy hiểm, dặn nên cẩn thận, đã có vài anh em bị thương.
Tôi cho SKZ 57 ly cơ hữu của Đại đội, bắn vào các cây cao su có tàng to lớn trong rừng. Địch nằm giữa hai lằn đạn của Đại đội 93 và 94, nên vài quả 57 ly bay ngang qua vị trí của Đại đội 94,làm Trung úy Thăng la hoảng trên máy.
Địch bám sát Đại đội 94, như lũ kiến bu quanh cục đường. Tôi bảo Thăng cho con cái lặng sâu xuống hầm, để tôi dọn sạch bọn này mới hy vọng bắt tay được với hắn. Anh em vừa bắn về phía trước,vừa bắn lên cây, cố tiến lên bắt tay với Đại đội 94, nhưng không nhích được chút nào.
Trời sập tối, mọi vật chìm trong bóng tối, hai bên đoạn chiến. Địch vẫn bám chặt Đại độ 94. Sau nhiều cố gắng , tay tôi vẫn còn quá ngắn, không thể nào vối tới Thăng, để diều bạn ra ngoài.
Sáng ngày hôm sau, 21/4 một chi đoàn chiến xa M41 vào phối hôp, dùng đại liên 50 và súng SKZ 90 ly bắn phủ đầu, địch chịu không nổi, nới lỏng vòng vây, tôi mới bắt tay được với Thăng. Trong trận này một M41 bi trúng B40 nhưng không bị cháy, chỉ bức bánh xích, phải kéo ra ngoài và thiết giáp cũng rời vùng, rời luôn Xuân Lộc..
Tôi bảo Thượng sĩ Hiệp,thường vụ Đại đội phối hợp với Trung đội 4 đưa xácThiếu úy Thới và các anh em bị thương ra Tiểu đoàn để ngày mai trực thăng vào bốc họ về Sài Gòn, Nhưng ngay chiều hôm đó, lúc 3 giờ tôi nhận được lệnh gởi đi bằng công điện mật mã, cho binh sĩ chôn quân trang, chỉ mang theo súng đạn và thức ăn mà thôi. Mục tiêu là Bà Rịa.
Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng nói; Tôi đang chạm địch, phải nằm tại chỗ, để ngăn chặn địch, khi nào có lệnh của ông mới được rời vùng. Như vậy Đại đội 93 đương nhiên là đơn vị cuối cùng rời khỏi Xuân Lộc. Anh em cũng biết vậy, nên cứ len lén nhìn tôi để xem phản ứng của tôi như thế nào? Buồn cười thật.
Sáng ngày 21/4, trong lúc trận chiến đang xảy ra giữa Thiết giáp, Đại đội 93 và Đại đội 94, thì: Tiểu khu Long Khánh, Sư đoàn 18 bộ binh và Biệt Động Quân rời Xuân Lộc, theo liên Tỉnh lộ 2 về Bà Rịa, Phước Tuy.
Lữ đoàn I Nhảy Dù trách nhiệm bảo vệ đoạn hậu và triệt thoái khỏi Xuân Lộc theo thứ tự:
- Tiểu đoàn I Nhảy Dù xa nhất, rút trước.
- Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù, rời vùng khoảng 11 giờ tối.
- Đến gần nửa đêm Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù mới cuốn gói.
Đại đội 93 được dùng làm vật cản đường cho cuộc lui quân. Tôi biết thân phận mình như vậy nên dò trên bản đồ và quan sát địa thế tại chỗ, xem con đường nào dẫn ra Liên Tĩnh lộ 2, ngắn và dễ đi nhất. Tôi bảo Chuẩn úy Hoành dẫn Trung đội lấy phương giác 3000 đi mở đường, gặp rào kẽm gai cắt bỏ và cho một người ở đó để liên lạc và cứ thế rải dài, khi nào hết rào kẽm gai thì thôi. Đến 5.30 giờ chiều Hoành trở về cho tôi biết là đã làm xong.
Cuộc lui binh lúc đầu êm ả, đến tối thì không còn giữ được yên lặng nữa, vì người dân các xóm Đạo họ biết tin, ùn ùn gồng gánh đi theo, chó sủa, heo la, gà vịt hêu ang ác khắp xóm làng. Lòng tôi lúc đó nóng như lửa đốt, cứ nghĩ rằng: Việt Cọng mà biết được mình rút chạy,họ dồn lực lượng tấn công mạnh thì anh em tôi ngàn thu vĩnh biệt. Ai yểm trợ. ai lo cho mình, khi chỉ còn một mình mình nơi đây?
Chắc chắn Địch cũng đoán được VNCH rút bỏ Long Khánh. Họ không đánh tôi ở đây, mà sẽ đưa lực lượng phục kính trên đường rút lui. Lúc đó, chúng tôi không có hầm hố sẽ bị thiệt hai nhiều hơn, tôi nghĩ bâng quơ thế thôi, để yên chí mà ngồi chờ.
Chờ đợi!.... Dù việc gì đến là; buồn hay vui, ai cũng thấy lòng nôn nao hồi hợp. Trường hợp của tôi cũng không ngọai lệ, ngồi đứng không yên. Tôi bỏ ra ngoài, đi kiểm soát, dặn dò anh em để ý quan sát: động- tịnh của địch để kịp thời phản ứng và cũng để cho cái đầu của tôi nó bớt căng thẳng, nó đang sắp nổ tung rồi đây!
Đêm nay, trời không có trăng, cảnh vật chìm dưới ánh sáng lờ mờ nhờ bầu trời có nhiều sao. Mưa đã tạnh, nhưng mây vẫn còn che phủ nhiều nơi. Từ 8 giờ tối.... đến 11 giờ đêm, đối với tôi thời gian có đi chậm một chút, nhưng tôi vẫn còn chờ đợi được. Đến quá nửa đêm thì mỗi phút trôi qua,...với tôi thật sự quá dài? Sao không thấy lệnh lạc gì hết, hay là tôi đã bị bỏ quên ?
Hỏi để mà: Trông, hỏi để mà: Lo và hỏi để cho có chuyện vậy thôi; Làm sao có câu trả lời?
Chỉ nghĩ không thôi, mà như trách cứ ai vậy!.
- Đêm đã khuya quá rồi, anh em Nhảy dù ơi! cố gắng đi nhanh lên, cho anh em tôi nhờ với. Tôi còn sợ máy hết pin, nên bảo Hùng thay pin mới và nhớ ép sát ống nghe vào tai, để nghe cho rõ. Vớ vẩn thật, nhưng giờ phút đó thật tình tôi nghĩ như vậy.
Vậy mà tiếng máy kêu sè sè cũng làm cho tôi giật mình, vì đêm khuya quá yên tĩnh. Đại đội nhận được lệnh cuốn gối, kim đồng hồ chỉ đúng 1giờ 53 phút sáng ngày 22/4/1975.
Hoành dẫn đường, Đại đội đi hàng một, và cứ thế tiếp theo Trung đội 4-3 và 2 bao chót. Tôi dặn Tuất; nếu địch đuổi theo, cho Trung đội nằm lại ngăn địch,tôi sẽ trở lại với anh em.
Tôi chủ trương rút nhanh mới bắt kịp Tiểu đoàn, phải bám sát để khỏi lạc. Trong vòng 45 phút sau, Đại đội đã ở trong vườn cây, sát Liên Tĩnh lộ 2. Tôi liên lạc mới biết Tiểu đoàn đang bị các rào kẽm gai cản trở, còn ở phía sau tôi. Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng ra lệnh cho tôi phải trở lại dẫn đường. Tôi cho một Trung đội vòng lại, đưa Tiểu đoàn theo con đường cũ tôi vừa đi, thoát ra ngoài,chỉ mất khoảng 15 phút.
Tiểu đoàn băng qua Liên Tĩnh lộ 2, di chuyển sâu trong rừng, đến căn cứ Long Giao thì tịt đường, bị dính vào rào kẽm gai của căn cứ, không đi được. Dùng dằn mãi, tôi thấy sốt ruột quá, Đại đội 93 vẫn bao chót và dân làng cứ bám theo sau, tiếng con nít khóc la, tiếng gọi tìm nhau ơi ới. Tôi gọi máy xin găp Đích thân và tình nguyện dẫn đầu đưa Tiểu đoàn ra đường lộ, băng ngang căn cứ Long Giao và tiếp tục di chuyển trên Liên Tĩnh lộ 2..
Gần 6 giờ sáng, Tiểu đoàn đến Thung lũng Gia Rai, cách Xuân Lộc vào khoản 20 cây số. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cho dừng quân trên đường, gần con suối nhỏ, để con cái lấy nước.
Ngay lúc đó,Việt cọng tấn công bằng súng cối 61 ly và súng nhỏ, nhưng bị ta phản ứng mạnh bằng M72 , Đại liên M60 và M79 của cả Tiểu đoàn. Tôi điều động Đại đội bám vào bờ đất cao bên đường bắn vào các lùm tre hai bên bờ suối. Hàng trăm khẩu súng đủ loại bắn hàng ngàn viên đạn rải xống bên dưới con suối làm địch im tiếng súng.
Không may, tôi bị một mảnh cối 61 ly ghim vào đùi làm chân trái của tôi bị tê, vết thương rỉ máu, sưng bầm tím. Thấy vậy, Bác sĩ Ẩn lấy băn cá nhân bịt kín vết thương cho tôi.
Hướng đông, cách chúng tôi khoảng 2 cây số là Ấp Quí Cả, có ngọn núi cao nằm bên phải Tĩnh lộ2, địch dựng một cây cờ màu xanh đỏ của MTGPMN. Khoảng đất trống bên trái, pháo đội C3 đặt 2 khấu 105 để yểm trợ cho cuộc lui quân. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 22/4 pháo đội bị địch tấn công, tràn ngập do một Trung đội Trinh sát báo vệ, bị thiệt hại nặng. Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù vừa đến nơi tấn công bọn vẹm, cứu được nhiều anh em Pháo đội cũng như Trinh sát bị bắt trước đó, tay họ bị trói quặc ra sau.
Và một lần nữa Tiểu đoàn ra lệnh Đại đội dẫn đầu, ép qua bên phải, di chuyển sâu vào trong rừng, tránh xa Ấp Quí Cả., đang bị 2 phi tuần A37 bỏ bom, nhưng không may, lần này Tiểu đoàn lại gặp rừng tre dày đặc, không di chuyển được. Tôi lấy ống nhòm, nhìn về phía chân núi, thấy thấp thoáng bóng người. Tôi nghĩ: Rút lui là phải giọt cho lẹ, nhanh chừng nào, tốt chừng đó- Cứ... như vầy..... rủi nhiều, may ít khó nói lắm và tôi nói với Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng là tôi thấy dưới chân núi có người, liên lạc thử xem; có phải bạn không? May mắn,Trung tá Lữ đoàn phó xác nhận ông đang ở gần đó, Vì vậy Tiểu đoàn trưởng mới bằng lòng để tôi mở đường, hướng về Ấp Quí Cả.
Đại đội 92 của Đại úy: Lê Đình Ruân di chuyển bên trái. Đại đội 93 của tôi bên phải, kẹp hai bên đường, hai Đại đội cùng tiến song song. Đoạn đường gần hai cây số, chỉ mất khoảng 45 phút, tôi bắt tay được với Trinh sát. Anh em cho biết Việt cọng đang đóng chốt trong rừng, bên kia khỏang trống, nhắm bắn sẻ khi chúng ta băng ngang con suối cạn, bảo chúng tôi phải cẩn thận. Tôi nhìn xuống khoảng đất trống, chỗ mấy khẩu 105ly bị cháy và thấy đứa con đầu của Đại đội 92 cũng vừa chấm mí, sửa soạn băng qua khoảng trống. Tôi giật mình, gọi Ruân cho con cái ép sang phải, băng qua đường đến chỗ tôi, trên gò đất cao dưới chân núi.
Vết thương của tôi chảy máu nhiều, bác sĩ Ẩn đề nghị tôi đi gần để được ông săn sóc và Đại úy Trần Ngọc Chỉ ban 3 Tiểu đoàn ra thay tôi coi Đại đội.
Việt cọng phục kích chận đường, Liên Tĩnh lộ 2 không an toàn. Tiểu đoàn mở đội hình di chuyển sâu vào trong rừng, theo phương giác hướng về Bình Giã. Nhờ rừng cây khai quang, thưa thớt dễ đi, đến 5 giờ chiều thì chúng tôi bắt tay được với cánh quân của Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù phối hợp với thiết vận xa M113 chờ đón chúng tôi tại Bình Giã .
Tôi và Lưới, hai thầy trò theo xe về vị trí của một pháo đội, nằm bên cạnh căn cứ cũ, gần phi trường dã chiến bỏ hoang. Đêm đó các Tiểu đoàn đóng quân hai bên Liên Tĩnh Lộ 2, vùng Bình Giã. Nửa đêm về sáng Việt cọng dùng xe máy cày, ngụy trang nhiều cành lá và kéo theo các thanh sắt, giả làm T54 để hù Nhảy Dù, bị Nhảy Dù xơi tái.
Trưa hôm sau, 24/4 Tiểu đoàn di chuyển về đóng quân tại núi Đất, Trung tá Tiểu đoàn trưởng có tới thăm, rồi đi không về lại Tiểu đoàn.
Bác sĩ Ẩn xem vết thương cho tôi, thấy mảnh đạn lòi ra ngoài, dính vào băng cá nhân, dài khoảng nửa phân, nhỏ hơn đầu đũa. Bác sĩ Ẩn nói:
- Ông lội đường xa, vết thương bị động, nên máu ra nhiều, mảnh bom cũng trồi ra ngoài. Tôi đồng ý để ông Bác sĩ Tiểu đoàn gắp nó ra. Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng thấy vậy nói:
- Vết thương của Tường cũng nhẹ thôi – Ông hỏi tôi về lại Đại đội có được không? và ông sẽ để tôi đi với Thiết giáp, cho đỡ đau chân. Tôi thấy chân không còn đau nhức nữa, từ chối rất khó; Thế là tôi ở lại. Đúng là tôi có số xuất ngoại, nên chịu ở lại, chỉ tội cho gia đình tôi sau ngày đổi đời, không thấy tôi mò về, tưởng là tôi đã chết, bơ vơ, đau khổ mất hết niềm tin.
Tôi về đến Đại đội thì nhận được một ông Trung úy ra tăng cường, tưởng ai hóa ra là Luật sư Hoàng Cơ Môn, tôi nghe tên ông này, hôm nay mới biết mặt. Tôi than thầm:
- Đại đội trưởng làm sao nuôi cơm ông đây?
Rất may là ông chỉ ở với tôi một đêm thôi, sáng hôm sau về lại Tiểu đoàn.
Xin phép Qúy vị cho tôi viết về Đích thân của tôi một tí. Ông có tính tình khá đơn giản: cởi mở và vui tính, Lối sống của ông cũng rất bình dị, nên đối xử với thuộc cấp có phần dễ dãi.
Ông là Võ sĩ, nhưng lại thích làm và ngâm thơ. Tuy ông chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng trong Sư đoàn, ngay cả ông Tướng tư lênh cũng từng có nghe qua; Ai đó nói về nhà thơ này.
Thơ của ông không cầu kỳ, sâu sắc như các thi sĩ. nhưng được làm theo vần điệu, nên đọc nghe rất êm tai, chứa đựng thật nhiều tình cảm, ý thơ có chút lãng mạng, khiến người nghe dễ rung cảm, đồng tình.
Ông thích ngâm nga một vài bài thơ, nhất là khi mọi người đả uống vài ly VSOP, hay dăm lon beer, nhân dịp hợp mặ của anh em trong Tiểu đoàn 9 Dù.
Đích thân cũng rất thương em út, thường chia xẻ cafe, thuốc lá, hai thứ quí hơn vàng khi đơn vị chạm địch nơi rừng sâu, núi thẩm, chậm tiếp tế.
Tính ông khá vô tư, nên dễ dàng chấp nhận ý kiến của mọi người chung quanh, ngay cả các chú mang máy truyền tin cho ông cũng thế. Ông không thích bị gò bó, phải suy nghĩ nhiều.
Đánh giặc thì cũng xem xem... như mọi người, nhưng ông cầm quân rất mát tay, gặp khó khăn gì rồi cũng tháo gỡ được. Khi cần động viên tinh thần anh em binh sĩ, ông bắt nhịp cho toàn thể hát bài; Sư đoàn Nhảy Dù hành khúc trước họng súng của quân thù đang vây bủa chung quang đơn vị, như trong trận Mùa Hè đỏ lửa trên cao nguyên Trung phần, khi căn cứ Tân Cảnh của Đại tá Lê Đức Đạc, Tư lệnh Sư đoàn 22 bị địch tràng ngập và cánh quân của Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù gồm 3 Đại đội do Thiếu tá Tiểu đoàn Phó Võ Thanh Đồng chỉ huy đang bị địch vây hãm phía Tây- Bắc phi trường Phượng Hoàng trên ngọn Ngoktu ở Đakto.
Tôi phục vụ dưới quyền ông trong một thời gian khá dài, từ Trung đội Trưởng đến Đại đội Trưởng, từ chiến trường này đến cuộc hành quân nọ gần 8 năm; vui cũng có, mà buồn cũng có. Nói chung: Có giận, có hờn, có trách, nhưng chung quy tôi vẫn mến ông.
Tườngvi kể chuyện xưa; thời xa lắc, xa lơ và nhớ đâu, nói đó, nếu có điều gì sai, xin Đích thân cũng đừng buồn vì thời gian còn lại của chúng ta trên cõi đời này, không còn bao lâu nữa. Đây cũng là câu chuyện xảy ra trong Tiểu đoàn, giữa chiến trường: có thương, có nghét, đó là sự thật: “chăm phần chăm”.
Biết rõ tính ông như vậy, nên tôi thường nói ra ngay nhận xét của mình, rồi đề nghị làm theo ý kiến của tôi mà không sợ bị ông cự nự, và lúc nào tôi cũng là người tình nguyện thi hành nhiệm vụ đó, vì luôn nghĩ mình phải có trách nhiệm với đơn vị. Trớ triêu thay, có bạn chê trách tôi là:
- Hữu dõng vô mưu, dại gì phải tình nguyện đi làm, để cho lính khổ.
Bạn này không dám nói thẳng với tôi, mà lại nói với vợ tôi, sau ngày 30/4 mới chết chứ! Thời gian đổi đời, dầu sôi, lửa bổng, vợ tôi không thấy tôi về, vào hậu cứ Tiểu đoàn hỏi thăm tin tức, thì nhận được lời phê phán này. Còn gì đau khổ hơn?. Bạn ơi! bạn có đáng trách không!?
Cách chỉ huy của ông cũng dễ nhận biết, tin ai thì dủng người đó, rách như manh chiếu vẫn dùng. Vừa chạm địch thì có chút nao núng, nhưng khi đã vào trận rồi thì ông gan dạ hơn người, như tôi vừa thưa với Quý vị. Ông rất nóng tính, gặp điều bất bình thì phan ngay, không nương tay, bỡi vậy binh sĩ nào uống rượu làm bậy dễ bị đòn, mà đã phạt thì thường rất nặng.
Kính thưa Đích thân, nhận xét của Tườngvi về Đích thân có chút nào sai, cũng xin Đích thân đừng buồn phiền, bỡi vì ca giao, tục ngữ mình có câu:
- Thương nhau lắm, cắn nhau đau. Thưa Đích thân.
Sau cuộc hành quân Long Khánh, hai bạn Phạm Bá Hồi và Nguyễn Hữu Thăng được vinh thăng Đại úy, nhiều Binh sĩ được gắn cấp bậc và huy chương tưởng thưởng.
Ngày 26/4, Tiểu đoàn di chuyển về giữ an ninh QLộ 15 Sài Gòn- Vũng Tàu, đoạn từ Ấp Láng Cát đến Bà Rịa. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn đóng quân phía Bắc QL15, gần Ấp Láng Cát. Đại đội 92 của Đại úy Lê Đình Ruân bảo vệ pháo đội, đối diện Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đại đội 93 đóng quân chung với chi đoàn M113 gồm 14 chiếc nơi vườn chuối, phía Đông của pháo binh.. Đại úy Hồi ra giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 91,thế cho Trung úy Kinh bị thất lạc trong cuộc hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc, đang đóng quân trên dãy núi phía Bắc, Ấp Láng Cát. Đại úy Nguyễn Hữu Thăng đi phép về chịu tang Cha. Thiếu úy Nguyễn Văn Vinh lên xử lý Đại đội trưởng 94 đóng quân gần trường bắn của trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp.
Ngày 27/4 kế toán trưởng ra phát lương và hôm đó cũng có một phái đoàn từ Sài Gòn xuống ủy lạo tặng quà cho Tiểu đoàn.
Ba giờ chiều, Đại úy Trần Ngọc Chỉ rủ tôi và Ruân xuống Thị xả Phước tuy uống café, nhân chuyến đi chia xẻ quà cho Lữ đoàn. Tôi và Ruân vào quán café, trước cữa tòa Tĩnh trưởng, nhâm nhi ngồi chờ, Chi lăng hẹn xong việc, chúng tôi sẽ đi Vũng Tàu ăn phở. Chúng tôi không sợ lỡ tàu vì trên xe jeep có máy truyền tin.
Đang cao hứng thì chúng tôi nhận được tin Tiểu đoàn gọi về hợp, đến nơi mới biết Tiểu đoàn có tổ chức một bữa cơm chiều mời các Đại đội trưởng tham dự. Chúng tôi chưa uống xong chai beer thì nghe nhiều tiếng nổ ở xa xa, hướng thị xã Phước-Tuy và Tiểu đoàn nhận được lệnh di chuyển về Bà rịa để giải tỏa áp lực địch.
Tiểu đoàn Trưởng chỉ huy hai đại đội 92 và 93 tùng thiết chi đoàn M113 di chuyển về Phước Tuy, trên QLộ15. Khi chúng tôi đến bờ sông, bên này thị xã thì trời đã tối và nghe được tiếng rú ga của xe thiết giáp, Tiểu đoàn liên lạc, nhưng không ai xác nhận được của đơn vị nào, mãi đến nửa đêm tiếng rú của thiết giáp mới chấm dức.
Mờ sáng ngày 28/4, chúng tôi nhìn sang bên kia sông không thấy một bóng người nào; lính cũng như dân. M113 bắn 2 quả đại bác 90 vào lô- cốt ở đầu cầu vẫn không thấy ai trả lời.
Tiểu đoàn trưởng ra lệnh Đại đội 92 tiến vào kiểm soát khu chợ mới ,phần tôi đưa Đại đội 93 vượt qua cầu, tiến vào thành phố, liên lạc với tiểu khu Phước Tuy, kiểm soát và báo cho ông biết tình hình tại chỗ.
Khi tôi tiến vào con đường chính trước cữa tòa Tĩnh trưởng, hai hàng cây ngô đồng trồng bên đường bị pháo gãy đổ tang hoang, bít kín cả lối đi, nhiều căn phố bị sụp đổ, đống hồ chỉ đúng 8 giờ sáng ngày 28/4/1975. Đại đội 94 củng vừa mới đến, Tiểu đoàn trưởng bảo tôi theo dõi giúp đỡ Thiếu úy Vinh. Tôi cho 94 bố trí bên này con đường phía Đông tòa Tĩnh, Đại đội 93 án ngữ trước mặt Tĩểu khu, phía Nam con đường. Bộ chỉ huy đóng tại rạp hát với 2 thiết vận xa M113.
Tôi báo về Tiểu đoàn đã kiểm soát toàn thành phố, dân chúng di tản hết, chỉ gặp vài người già và trong tòa Tĩnh không còn ai hết. 10 giờ dân chúng lục đục kéo về, lấy đồ đạc rồi lại ra đi, hình như họ vẫn còn sợ hãi đợt pháo kích chiều hôm qua.
Tình hình tạm yên tĩnh cho đến 1giờ chiều, địch bắt đầu pháo mạnh, hơn một giờ sau T54 từ hướng trường bắn trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp tiến theo con đường bên hông tòa Tĩnh, vào thành phố. Súng nổ vang rền. Trước cổng tòa Tĩnh trửơng, một chiếc T54 chạy trên đường, lao về phía chúng tôi. Toán SKZ 57ly và anh em binh sĩ 93 và 94, ẩn núp các gốc cây hai bên đường, cũng giương M72 nhắm chiếc T54 khai hỏa, mấy quả đạn trúng pháo tháp nổ tóe lửa, nhưng xe không cháy, chúng chạy vào ẩn núp trong tòa Tĩnh.
Đang đánh ngon lành thì ông thiếu úy thiết giáp hỏi tôi:
- Đại úy- Đại đội 93 ở đâu và ai là Tường-Vy? Có lênh của Đại bàng cho mình zu-lu về Vũng Tàu.
Tôi nói: Tôi là Đại đội trưởng ĐĐ 93 và Tườngvi là danh hiệu truyền tin của tôi. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn ỡ mãi cầu Cỏ May, dùng antena lá lúa, không liên lạc được, mới nhờ qua thiết giáp. Tôi chuyển lệnh của Tiểu đoàn cho Đại đội 94 và bảo Thiếu úy Vinh rút về Vũng Tàu.
Con đường đi Vũng Tàu là con đường độc đạo, hai bên toàn nước và sình lầy, qua khỏi chợ Mới khoản 200 mét có chiếc cầu nhỏ bắc ngang con lạch. Việt cọng biết vậy nên pháo nhỏ giọt vào đây mong cản lực lượng tiếp viện từ Vũng Tàu lên và nếu Nhảy Dù rút khỏi Phước Tuy cũng sẽ bị tổn thất.
Xe qua khỏi cầu 500 mét, tôi yêu cầu Thiết giáp ngừng lại nơi bãi đất trống để kiểm điểm quân số và chờ Đại đội 92 và 94.
Tôi gọi cho Ruân, hỏi bạn đang ở đâu? Hắn trả lời:
- Vũng Tàu.
Tôi nghỉ... bạn này nhanh thật, mới đây mà đã đến Vũng Tàu rồi. Tôi di chuyển bằng M113, hắn đi bộ, không thế nào nhanh như thế được.Tôi đang hoài nghi? thì nghe tiếng súng nổ phát ra từ khu chợ Mới. Tôi đưa ống nhồm lên quan sát, thấy bóng thầy trò hắn chạy ra rồi lại chạy vào. Địch từ trên sân thượng của ngôi chợ hai tầng bắn xuống, chắc là đêm qua mấy chiếc T54 đã thả bọn chúng xuống đây và từ sáng đến giờ chúng nằm yên chờ đợi giây phút này...
Tôi điều động hai chiếc M113 đến gần cây cầu, dùng đại liên 50 bắn cho bọn vẹm không ngóc đầu lên nổi, giúp Đại đội 92 thoát khỏi vùng nguy hiểm. Ruân dẫn Đại đội lẩn vào khu vườn tre ở hướng Đông, rồi mới di chuyển về Nam. Vì vậy, anh em phải lội qua mấy con lạch, thầy trò hắn ướt như chuột, máy truyền tin cũng bị hư luôn. Tôi tạm thời đưa cho Đại đội 92 một máy PRC 25 để liên lạc.
Vừa lúc đó, Hùng trao máy cho tôi,và nói:
- Đại úy-Thiếu tà Tiểu đoàn trưởng muốn gặp. Tôi tiếp ống liên hộp ép vào tai. Trả lời:
- Tôi nghe Đích thân. Đầu dây bên kia tiếng Thiếu tá Đường dõng dạc:
- Tường dẫn theo 94, vào chím lại Phước Tuy cho tôi.
Đang đánh nhau. Cho lệnh rút, rồi bây giờ ra lệnh, trở lại đánh tiếp! Dễ gì?.
Ông còn nói: Nếu tôi chím được Phước Tuy- Ông sẽ thăng cấp cho tôi.
Không biết tại sao, lúc đó tôi lại cười được ?...Nghĩ.. mình mà đem quân chiếm lại Phước Tuy ngay bây giờ đương nhiên tôi được thăng một cấp rồi, nhưng chắc chắn là; “ thăng cấp giữa hai hàng nến trong ”.mất thôi.
Nói là vậy, nhưng tôi vẫn phải thi hành lệnh. Hiện giờ, ở tại đây tôi có 3 Đại đội, Đại đội 92 coi như bất khiển dụng, chỉ còn lại ĐĐ93 và ĐĐ94 với 8 chiếc thiết vận xa M113, làm sao chọi với T54 của địch đang chím giữ thành phố.
Tôi đang hội ý với anh em bên thiết giáp, dùng hỏa lực để yểm trợ cho bộ binh tiến chím ngôi chợ mới, làm đầu cầu tiến vào khu Phố chính, thi nhận được lệnh rút cả về cầu Cỏ May. Chưa đánh mà chạy đã là điềm chẳng lành.
Đến 3 giờ chiều công binh đặt mìn đánh sập nhịp giữa cầu Cỏ May, mọi di chuyển từ Phước Tuy vể Vũng Tàu xem như bị gián đọan.
Việt Cọng chím giữ Phước Tuy, hai Đại đội 90 và 91 của Tiểu đoàn 9 Dù còn kẹt lại ở Ấp Láng Cát và Tiểu đoàn I và 8 Dù, vẫn còn nằm án ngữ phía Đông-Bắc Phước Tuy bị kẹt cứng. Các cánh quân này sau đó tìm đường về Vũng Tàu qua ngả Long Sơn ngập nước. Anh em phải băng qua vùng sình lầy nên chịu thật nhiều mất mác về sau.
Tiểu đoàn trừ gồm 3 Đại đội, trấn giữ tại cầu Cỏ may. Tiểu đoàn trưởng bảo tôi phải trông nôm luôn Đại đội 94 và ông nói sẽ cho Trung úy Hoàng Cơ Môn về làm Đại đội trưởng Đại đội 94, nhưng bị tôi phản đối kịch liệt, nên ông bỏ ý định này.
* Một bông Mai của Thiếu úy Vinh phải trả bằng mồ hôi và xương máu, hơn hai năm lăn lộn ngoài chiến trường học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, còn cấp bật Trung úy đồng hóa của Luật sư Hoàng Cơ Môn chỉ để làm cảnh, không thể chỉ huy. Tình nguyện phục vụ trong đoàn quân Mũ Đỏ, là việc làm rất đáng khen, nhưng để chi huy một Đại đội tác chiến Nhảy Dù không phải là chuyện dễ dàng, mà một ông Luật sư có thể làm được.
Tại cầu Cỏ May, Đại đội 93 chịu trách nhiệm hướng Bắc và Tây-Bắc. Vinh 94 thủ mặt Đông và 92 của Đại úy Ruân phòng thủ hướng Tây. Phía Nam có thiết giáp và cách đó không xa còn có một Đại đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ.
Tiểu đoàn không nhận được tái tiếp tế nên tôi báo cho các Đại đội vào kho gạo của Hải Quân tại cầu Cỏ May mà lấy, đồng thời tôi cũng cho anh em binh sĩ đem gạo đổi lấy thức ăn của dân chúng và buổi chiều hôm đó Tôi và Ruân có bữa cơm gà luộc, uống rượu whisky, Lưới chôm ở bót Cảnh sát, tại đầu cầu Phước Tuy, nghe đâu có tới một hầm rượu lận.
Tối 28/4, địch dùng ghe nhỏ bơi qua sông tấn công, nhưng chúng bị đẩy lui, có một số anh em Đại đội 93 bị thương, được di tảng về bệnh viện Vũng Tàu.
Sáng ngày 29/4 có lệnh rút về Vũng Tàu, khi xe tôi đến căn cứ Hải quân Cát Lở thì bị Việt Cọng phục kích, chiếc M113 tôi đang đi bị quả B40 bắn bức xích. Tôi phải bám vào thành xe đến sau. Súng nổ, người ngã, xe vẫn chạy, đến trường truyền tin xe mới dùng lại cho tôi leo lên và xe tiếp tục chạy tới bến đá ở bãi trước. Khi tôi tới nơi thì các Tiểu đoàn đã ra khơi, không còn một chiếc ghe nào trong bến.
Nằm dọc con đường men theo vách núi có hàng mấy chục chiếc M113 còn nguyên vẹn, bửng sau mở trống thơn, nhưng không còn người. Việt cọng bắt đầu pháo vào bến đá, gần điểm tập trung, có một binh sĩ chết và vài người bị thương. Anh em phát hiện tên đề-lô ở trên núi, gần tượng Phật, đang đứng điều chỉnh. Tôi cho một toán leo lên mỏm đá dùng M72 bắn, nhưng cũng không biết có kết quả hay không? Sau đó Chi Lăng đem ghe vào và chúng tôi ra khơi. Tối hôm đó ghe tôi neo tại Vòm Láng, thuộc Tĩnh Gò Công.
Khoản 11 giờ trưa ngày 30/4/1975. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng nói với tôi trên máy:
- Hòa bình rồi, anh em nào muốn về với gia đình, Tường cho họ xuống ghe nhỏ vào bờ, ai muốn phiu lưu thì mình sẽ đến Thái Lan hay một nước nào đó vùng Đông Nam Á. Tôi gọi máy hỏi các bạn; không một người nào muốn về. Nghĩ đến gia đình, tôi buồn lắm, dù không khóc được, nhưng hai giòng lệ vẫn cứ lăng dài trên má, Và nếu hôm đó có bạn nào về chắc chắn tôi sẽ chọn về với gia đình. Oh! Cũng là số mệnh.
Chiều ngày 30/4, nhiều ghe thuyền chạy ngang qua Vòm Láng, trên ghe người là người; đứng, ngồi, nằm chen chúc nhau chật cứng.
Hòa bình gì mà tôi cảm thấy; người như điên, như dại, lòng nóng như lửa đốt, không biết mình phải binh đường nào, chọn đường nào đây?
- Đi, thì lòng như đã chết! phải xa gia đình, xa vợ con, không biết đến bao giờ mới gặp lại.
- Về cũng chết, tôi biết mình không thể sống với Việt cọng, vì tôi lớn lên trong vùng Việt minh, hiểu rõ bọn chúng.
Chín giờ tối ngày 30/4 có lệnh ghe nhổ neo ra khơi và đến tối ngày hôm sau, ghe tôi được Đệ thất hạm đội Mỹ hướng dẫn mọi người lên con tàu buôn đậu sẵn ở hải phận Quốc tế. Nửa đêm hôm đó tàu nhổ neo, di chuyển đến Subic Bay, Philippines; cho một số người xuống bến, vì tàu chở quá tải, rồi tàu lại tiếp tục đến đảo Guam thuộc Mỹ, nằm giữa Thái Bình Dương, chấm dức những ngày tôi phục vụ trong quân ngũ, sống và chiến đấu với anh em đồng đội qua các địa danh: Từ vùng biên giới Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Vượt biên sang Cambodia vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt tấn công Trung ương cục Miền Nam, dự trận Dambe, Mimot, Campong- cham, đến cuộc hành quân đổ bộ sang vùng Hạ Lào. Tham dự trận Mùa Hè đỏ lửa tại Tân Cảnh, Đakto. Hành quânn tái chím Tĩnh Quảng Trị, lên Thường Đức, Quảng Nam, đánh đồi 1062, về Xuân Lộc, Long Khánh, sang Bà Rịa, Phước Tuy, Vũng Tàu,. Chiến trận trải dài suốt tám năm tôi phục vụ trong đoàn quân Mũ Đỏ với bốn lần bị thương và nhiều lần thoát chết.
Kính thưa Qúy vị, thưa Qúy Niên Trưởng, thưa các bạn và các anh chị em Mũ Đỏ. Loạt bài viết vể “ Những ngày sống trong Quân ngũ ” lính kể, lính nghe đến đây là kết thúc.
Tườngvi kính xin Quý Anh chị giành một phút Mặt niệm, thắp nén hương lòng, tưởng nhớ đến các anh hùng tử sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ Tổ Quốc, cho người dân sống dưới thể chế Việt Nam Cọng Hòa được hưởng đời sống tự do hạnh phúc trong suốt 20 năm.
Anh em còn nhớ tiếng gọi yêu thương đầy nước mắt;
- Anh lính Cọng hòa ơi! cứu tôi với.
Lời kêu cứu; xé lòng ấy, thỉnh thoảng vẫn đánh thức tôi trong đêm dài mộng tưởng từ ngày tôi rời bỏ quê hương. Thương ơi là thương!!
Việt Nam Cọng Hòa đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng ngon cờ linh thiêng của Tổ Quốc vẫn tiếp tục tồn tại trên khắp thế giới, nơi nào có người Việt sinh sống, nơi đó có Cờ Vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ tung bay.
Ba mươi tám năm(38) đi qua, dù danh xưng Việt Nam Cọng Hòa có mất tên và Cọng sản Việt Nam tìm đủ trăm phương, ngàn kế để thay đổi ngọn cờ Vàng, bằng cờ máu của chúng. Nhưng chúng càng lồng lộn muốn phá bỏ, Cờ Vàng càng được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận đại diện cho người Việt quốc gia và được treo vào những nơi trang trọng nhất.
* Thật là một điều kỳ diệu, tôi chưa bao giờ thấy xảy ra trước đây?
Tườngvi cũng kêu gọi tình chiến hữu, hướng về quê nhà, giúp đỡ các anh em thương phế binh đang sống lây lất cơ cực, dưới chế độ trả thù tàn độc của bọn Cọng Sản buôn dân, bán nước.
Tườngvi cảm ơn Niên trưởng Bùi Đức Lạc đã hổ trợ, khuyến khích và giúp đỡ rất nhiều trong giai đoạn đầu rất khó khăn cho một người chưa bao giờ cầm bút. Tườngvi cũng xin cảm ơn bạn bè xa gần đã: “ nói vào” để Tườngvi chịu khó ngồi suy nghĩ, tìm tài liệu và sau cùng là những lời hối thúc góp bài của đsmđ.
Tường vi mới có can đảm ngồi gõ từng chữ, dò lại từng giòng, xem qua, đọc lại vẫn thấy có: trăm chữ thừa, ngàn chữ thiếu. Và cuối cùng bốn chữ “ Nhảy Dù- Cố gắng ” có lẽ nó vẫn còn trong tôi cho đến cuối cuộc đời.
Xin đa tạ và kính chào Quý vị.
Beaverton, Oregon tháng 4- 2013,
Mđ Ngọc Tú
Tân Sơn Hòa chuyển
Gỉa Từ Vũ Khí
MĐ Tường Vy
TRONG CĂN CỨ, HOÀNG- HOA- THÁM.
Tháng ba, những ngày cuối xuân; trời trong và gió nhẹ, không khí mát mẻ, chan hòa nắng ấm. Cây cối đâm chồi, nẩy lộc, đơm bông, kết trái. Những doanh trại nằm ẩn mình sau các hàng cây ngô đồng, trồng hai bên đường, chạy dọc, ngang trong căn cứ, bao phủ một màu lá non, xanh tươi, bát ngát , làm nổi bậc ngọn Cờ vàng ba sọc đỏ vương cao trên kỳ đài, bay phất phới trước bộ tư lệnh Sư đoàn.
Sáng nay, tôi cùng đi với phái đoàn đến thăm anh em thương binh đang nằm điều trị tại bệnh viện Đỗ-Vinh của Sư đoàn, có mang theo một ít quà bánh và đồ dùng cá nhân để làm quà tặng, thăm hỏi và an ủi anh em, mỗi khi Tiểu đoàn có dịp về hậu cứ. Và trên đường về lại Tiểu đoàn, tôi ghé thăm ngôi Chùa của Sư đoàn.
Trước sân Chùa , mấy khóm hồng và thược dược, hoa vẫn nở rực rỡ muôn màu. Đôi bướm trắng đuổi bắt nhau, lượn quanh mấy gốc cây kiển trên hòn non bộ, rồi biến mất sau mái hiên Chùa. Dưới hồ, mấy chú cá vàng vẩy đuôi ngôi lên mặt nước miệng há to đớp bóng đòi ăn khi thấy có người xuất hiện, dạn dĩ và quen thuộc như bạn của con người.
Tôi yêu khoảng không gian yên tĩnh của ngôi Chùa; nơi có mùi hương trầm bay thoang thoảng trong gió, có tiếng mõ lốc cốc chen lẫn tiếng tụng kinh nho nhỏ của vị sư già. Tôi thường dừng chân nơi hòn non bộ, xem cách bài trí khéo léo của người đời, thật giống như một khung trời thu hẹp; cũng có núi, có sông, có chiếc cầu tre bắc ngang qua suối, cũng có chú tiều phu đốn củi nuôi thân và trên tản đá dưới gốc cây tùng già, một ông lão đang ngồi câu cá.
Cảnh vật vẫn vậy, có thay đổi gì đâu? Sao tôi cứ thích dừng chân đứng nhìn, mỗi lần đến Chùa Lễ Phật.
Tôi cầu xin:
- Phật Tổ phù hộ: Quốc thái, dân an,
- Cho Nước nhà, hết cảnh đao binh.
- Cho Hoà bình trở về với dân tộc
- Để người dân được hưởng thái bình.
- Và xin sư ông làm lễ; siêu sinh tịnh độ cho các vong linh tử sĩ; được nghìn thu an nghỉ nơi cõi Vĩnh hằng.
Tôi trở về doanh trại, vào văn phòng Đại đội, hỏi Kế toán trưởng xem; Tiểu đoàn có gọi, hợp hành gì không?
- Không nghe gì hết, Đích thân. Trung sĩ nhất Yên trả lời.
Lay hoay chẳng biết làm gì, tôi bước ra ngoài, đứng trước cửa văn phòng, dưới bóng mát cây ngô đồng, châm thuốc hút và nhìn mấy chú bồ câu gật đầu gạ gẫm...gù gù trên mái vòm câu lạc bộ Hạ Sĩ Quan Tiểu Đoàn. Đôi chim sẻ từ sân cờ bay vụt lên đậu nơi cành cây, miệng kêu chim chíp, chân nhảy nhót không ngừng. Lấp ló dưới đài hoa năm cánh, những quả non xanh biết nhu nhú bóng loáng, trông thật dễ thương. Mùa Xuân lại hiện về theo giòng tư tưởng của tôi qua truyện Kiều của cụ Nguyễn Du:
- Ngày Xuân con én đưa thôi,
- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Vào những ngày Xuân, trên cánh đồng lúa nơi quê tôi, có rất nhiều chim én. Chúng từ đâu đến rồi đi lúc nào tôi cũng không còn nhớ rõ. Thửa ấy, cứ mỗi chiều tan học trên đường về nhà, chúng tôi thường dừng chân xem bầy én bay lượn trên cánh đồng. Chúng lao vút từ trên cao xuống ruộng lúa, rồi lại cất lên nhanh nhẹn khác thường. Và đám học trò mãi mê xem đàn én nhỏ săn mồi, về đến nhà thì trời đã tối, nên thường hay bị người lớn la rầy.
Tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành môt bức tranh thật sinh động, dạt dào tình tự quê hương, dân tộc. Và đó chỉ là cái nhìn của một người lính trong khuôn viên nhỏ hẹp, tại hậu cứ Sư Đoàn Nhảy Dù, trong những ngày cấm trại nhàm chán.
Còn ở ngoài đường phố có gì khác hơn không?. Thưa, nơi đó có khung trời rộng mở. Những tà áo dài được giới thiệu qua nét đẹp duyên dáng của người con gái Việt Nam, uyển chuyển trong dáng đi, thước tha trong màu lụa mỏng, thì người thơ như; thi sĩ Nguyên Sa cũng không giữ được bình tĩnh, quên mất cái không khí mùa Hè ôi bức của Thủ đô Sài gòn. Thản thốt ghi vội;
- Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát.
Bỡi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Nhưng hôm nay, lụa Hà Đông không còn làm mát lòng anh trai nữa và người em gái cũng không còn lòng dạ nào mặc áo lụa dạo chơi dưới trời nắng ấm. Bỡi vì, người người đang âu lo cho sự tồn vong của đất nước...Miền Nam Việt Nam đang lên cơn sốt, do sự phản bội của nhiều thế lực: Trong cũng như ngoài nước.
Hôm nay, mùng năm tháng tư. Xuân đã đi qua và đàn én cũng đã bay xa. Tiểu đoàn vẫn giá: ba-lô, súng đạn.... chờ ngày đi hành quân.
Thời gian Tiểu đoàn tham chiến tại Thường Đức, Quảng Nam, ngày đêm tôi lo đánh nhau với Việt cọng, báo chí không có, tin tức chiến sự mù tịt.
Hôm nay, Phạm Bình Minh; một ngưới bạn mất một con mắt ở trận Hạ Lào, đã giải ngũ, nhưng gia đình anh vẫn còn cư ngụ trong cư xá Sĩ quan Tiểu đoàn, mới từ Sài Gòn về, thảy cho tôi tờ báo Diều hâu hay Tia sáng gì đó. Lâu quá rồi tôi cũng không còn nhớ rõ.
Tôi kéo chiếc nghế đến gần sát cửa sổ văn phòng Đại đội, tìm chút ánh sáng để đọc chữ cho rõ. Tôi lật qua trang tổng kết tình hình chiến sự, tìm đọc những tin tức quan trọng, chím gần hết trang giấy. Tôi giáng mắt vào những giòng chữ và đọc một hơi không ngừng, mắt không chớp;
Đọc tới đâu, tôi buồn tới đó, vì toàn những tin xấu, làm đầu óc tôi tê cứng, dù có nhiều tin tôi đã nghe qua và cũng đã biết rồi.
- Tiền đồn trấn giữ biên giới nổi tiếng như Tống Lê Chân bỏ ngõ ngày 11/5/74. Đến tháng 8/74 Quân lỵ Thường Đức, Quảng Nam rơi vào tay địch.
- Đầu năm 75, ngày 6/1 Tĩnh lỵ Phước Long bị địch lấn chiếm, Bộ Tổng Tham Mưu điều động Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù vào tiếp ứng, giống như; thảy viên sói nhỏ vào hồ nước mênh mông. Có thấm vào đâu khi lực lượng địch trên cấp Sư đoàn, có tăng, có pháo yểm trợ đang tràng ngập Tĩnh lỵ Phước Long.
Và cứ thế, thừa thắng xông lên: Ngày 10/3 địch điều động 3 sư đoàn tấn công Buôn-Mê-Thuộc. Lực lượng phòng thủ chỉ có một Trung đoàn của Sư đoàn 23 và Địa Phương quân, Liên đoàn Biệt Động Quân trấn giữ Buôn-Hô cũng đang bị địch tấn công. Quân ta đã chiến đấu rất anh dũng, bắn đến viên đạn cuối cùng, nhưng quân số địch quá đông! Một... chọi mười, làm sao ta chịu nổi, cũng đành thất thủ mà thôi. Tan hàng- Đau đớn!
Địch đang ở thế mạnh: quân số, đạn dược, khối Cọng tiếp liệu đầy đủ. Ba sư đoàn tiến như thác lũ, làm sao Lữ đoàn 3 Nhảy Dù cản nổi. Mà địch dại gì đương đầu với quân Dù. Chúng nó coi rừng núi là nhà, len lổi trong rừng sâu, núi thẳm là nghề của bọn chúng, đi đâu mà chẳng được... Rốt cuộc; địch ở sau lưng ta, làm Lữ đơàn 3 Nhảy Dù tắt nghẽn đường về.
CẤM TRẠI, 100/100.
Trung tuần tháng ba, Lữ đoài I Nhảy Dù rời vùng I chiến thuật di chuyển về Sài Gòn bằng đường không vận và khi về đến Hậu cứ, binh sỉ không được nghỉ bốn ngày phép “Ân thưởng hành quân” như thường lệ, mà toàn bộ Tiểu đoàn cấm trại 100/100. Binh sĩ lo làu chùi vũ khí, đạn dược, đổi quân trang, quân dụng, có trang bị thêm cưa, để cưa cây làm hầm hố cho chắc chắn. Phen này, quyết ăn thua đủ với địch.
Mọi người đoán già, đoán non, địch sẽ tiến vào Sài Gòn, nên tôi đem vợ con vào sống nơi cư xá Sĩ quan Tiểu đoàn, trong vòng đai phi trường Tân-Sơn-Nhất. Địch có tấn công như tết Mậu Thân, chúng cũng phải trả giá đắc lắm, mới hạ gục được chúng tôi.
Và theo tình hình hiện tại, Mỹ cắt hết viện trợ, vì vậy phương tiện tiếp tế, tiếp liệu cho các Quân đoàn bị hạn chế, nên Tổng Thống ra lệnh; “Gom quân”, chỉ giữ vùng đồng bằng đông dân cư mà thôi, theo kế hoạnh; “Đầu bé đít to”gì đó?
- Quân đoàn II di tảng theo đường Pleiku - Phú Bổn - Phú Yên, con đường bỏ hoang lâu năm, cầu cống bị hư hại, đoàn quân di chuyển chậm chạp, địch có thời gian chuyển quân truy kích, chận đánh và pháo kích liên tục.
Kết quả: Quân ta bị tổn thất nặng nề.
- Quân Đoàn I chật vật chiến đấu, sau khi Sư Đoàn Nhảy Dù rời vùng. Tình hình đang rất nguy ngập, vì lệnh lạc: Tiến...thoái “ bất cập” Tinh thần các cấp chỉ huy cao cấp:“ Nửa tỉnh - nửa mê ” thiếu dức khoát, làm Quân và Dân: Mất tinh thần.
Tình hình chiến sự thay đổi nhanh chóng, mỗi ngày một thêm rối rấm, làm tinh thần tôi cũng căng thẳng theo và trong một lúc nào đó đấu óc của tôi thật sự trống rổng, không còn biết mình phải đối phó bằng cách nào? Nhiều câu hỏi được đặt ra, nhưng không có câu trả lời:
- Không biết đơn vị rồi sẽ tử thủ tại đây, hay được tăng cường cho một chiến trường nào đó? Thú thật, có lúc tôi đã nghĩ đến giây phút cuối cùng, khi không còn lối thoát, đành phải hy sinh cả gia đình.
Như mọi khi, Tiểu đoàn ở tại hậu cứ. Ban ngày, binh sĩ lo học tập, huấn luyện cách đánh trong thành phố, học xử dụng những loại vũ khí chống chiến xa. Ban đêm, ra nằm tại vòng đai phòng thủ, phía Bà quẹo, đầu phi trường Tân Sơn Nhất.
Hai tuần lễ trôi qua, mọi người sống trong lo âu, lòng nặng chĩu dưới áp lực địch; càng ngày càng tăng, âm thầm chịu đượng bầu không khí ngạt thở với nhiều tin tức chiến sự dồn dập gởi về không mấy tốt đẹp.
So sánh lực lượng giữa ta và địch: Một chống năm....mười, khó cầm chân địch, nói chi đến việc giành chiến thắng vẻ vang cho đơn vị.
Nhưng rồi, trưa ngày 7/4, Tiểu đoàn ban lệnh hành quân. Tôi đứng nhìn anh em binh sĩ giá ba-lô, súng đạn trước sân cờ, chờ xe di chuyển đến vùng hành quân. Mà lạ thật, cứ mỗi lần có lệnh hành quân; thay vì lo âu, tôi thấy anh em binh sĩ, họ rất vui và còn thoải mái nữa, mới là lạ. Coi bộ họ cũng không có một chút lo lắng nào dù sắp sửa phải xông vào vùng lửa đạn và dĩ nhiên bão táp chiến trường cũng sẽ mang đến cho đơn vị nhiều mất mác đau thương, nhưng anh em vẫn thản nhiên đùa vui tỉnh bơ.
Tôi rất tự hào và tin tưởng vào khả năng chiến đấu của anh em binh sĩ, dù ở trong trường hợp nào và bất cứ nơi đâu, họ luôn sát cánh với các đống đội; chiến đấu với lòng dũng cảm, can trường chống trả địch quân để bảo vệ tự do, hạnh phúc cho người dân và sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì Tổ Quốc. Nhưng trong giờ phút này và với tình hình hiện tại, tôi tự hỏi: Làm sao để giành phần thắng đây? Chỉ có trời mới biết. Và đối với người lính Nhảy Dù, chúng tôi luôn sẵn sàng đối đầu với địch trong bất cứ hoàng cảnh nào với tinh thần: Cố gắng - Danh dự và Trách nhiệm.
Tôi dặn vợ tôi, sau khi tôi đi hành quân rồi, về sống nhờ bên Ngoại. Gia đình tôi ở tận Miền Trung, xa xôi quá và cũng đang trong tình trạng chạy loạn, không biết hiện giờ họ đang ở đâu? Và tôi thật sự lo lắng đến an nguy của họ. Buồn thay!.
Đoàn xe chuyên quân khởi hành trong đêm, lúc người dân Sài Gòn còn đang yên giấc. Trời sáng, đoàn xe mới qua khỏi thành phố Biên Hòa, dừng quân trong khu rừng cao su, Trung tá Tiểu đoàn Trưởng gọi tôi lên chiếc xe Jeep của ông, chạy một vòng quanh khu vực. Ông chỉ cho tôi biết những điểm chính như: Phi trường Biên Hòa, ngả ba Dầu Dây, những căn cứ của ta và hướng nào địch dễ xâm nhập. Thú thật vào lúc đó, tôi không hiểu ý ông muốn nói với tôi điều gì? Vì nhìn trên bản đồ tôi cũng biết vị trí chính xác các nơi này rồi. Và lúc ấy, tôi cũng không có thắc mắc, hay nói đúng ra, tôi không biết hỏi điều gì, vì cuộc hành quân mới bắt đầu chưa biết mục tiêu và nhiệm vụ chính.
TIỂU ĐOÀN 9 NHẢY- DÙ TẠI MẶT TRẬN LONG- KHÁNH.
Theo tin cho biết, Quân đoàn 3 có kế hoạch tổ chức một chiến đoàn đặc nhiệm gồm: Một thiết đoàn chiến xa phối hợp với Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tùng thiết; Mở đường qua ngả 3 Dầu Dây vào Xuân Lộc, nhưng không biết tại sao?. Sau đó kế hoạch này, bị hủy bỏ.
Sáng ngày 12/4 lệnh từ Tiểu đoàn cho binh sĩ gọn gàng, di chuyển ra Quốc lộ# I. Chúng tôi dừng quân tạm thời trong vườn cây cao su non, chia toán để được trực thăng vận vào Long Khánh. Khoảng mười một giờ (11), toàn bộ Tiểu Đoàn nhảy xuống đồi chuối, cách ngả 3 Tân Phong 2 cây số về phía Đông và cách Thị xã Xuân Lộc khoảng 3 cây số.
Tiểu Đoàn triển khai đội hình, di chuyển về hướng Bắc, tiến lên giải tỏa ấp Bảo Định đang bị địch bao vây. ( Ấp Bảo Định do Tổng thống Ngô Đình Diệm thành lập năm 1954, để định cư người miền Bắc di cư vào Nam ).Trong ấp có nhà thờ và giáo dân được vũ trang, họ chống Cọng quyết liệt, nên Việt cọng không vào được, hay chưa muốn vào vì đang dốc toàn lực tấn công Sư đoàn 18 của Thiếu tướng Lê Minh Đảo.
Tôi nhận lệnh; Đại đội 93 bên trái, di chuyển băng qua khu vườn cây ăn trái, men theo Quốc lộ #I, lục soát sâu vào rừng cao-su, tiến chiếm ngôi làng, nằm về phía Đông thị xã Xuân Lộc.
Bên cánh phải, Đại đội 94 của Trung úy Nguyễn Hữu Thăng tiến song song, lấy Quốc lộ#I làm chuẩn, di chuyển trong khu rừng cao su được khai quang, chỉ còn lại phần gốc, chen lẫn các bụi cây dại mọc chen chúc như rừng chồi, tương đối dễ quan sát hơn.
Xa bên trong, cách Quốc lộ#I khoảng 500 mét là rừng cao-su mênh mông nối liền với ấp Bảo Bình về hướng Đông- Bắc Liên Tĩnh lộ 2 dẫn về Bình Giã, Bà Rịa,Tĩnh Phước Tuy.
Khi Đại 94 tiến gần ấp Bảo Định, thì súng bắc đầu nổ. Những loạn đạn bắn ra từ trong ấp nghe không giống Ak hay B40 mà là tiếng nổ đì đẹc của súng Carbine M-1, hay tiếng đì đùng của Garand và súng cối 60ly. Dân quân trong ấp không có máy truyền tin để liên lạc với quân Dù. Sau mấy loạt đạn đầu bắn ra từ trong ấp không chính xác, anh em Dù nằm yên nghe ngóng,. Dân quân không thấy bên ngoài phản ứng nên họ ngưng tác xạ. Sau đó hai bên nhận diện, vui mừng bắt tay nhau.
Tếng súng của dân làng cũng báo động và theo phản ứng tự nhiên, Anh em Đại đội 93 tựa vào các gốc cây cao-su nằm thủ thế. Địch liền khai hỏa bằng súng cối và súng nhỏ. Đại Đội vừa bắn vừa hô xung phong đè bẹp chốt của Việt Cộng, tịch thu một súng cố 61 ly, một số AK và B40. Có 3 tên chết, số còn lại chạy vào trong làng.
Nhưng có một điều không may là Trung tá Tiểu Đoàn trưởng; Nguyễn Văn Nhỏ bị thương bỡi một mảnh cối 61ly, tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng phải được di tản về bệnh viện để điều trị. Thiếu tá Tiểu đoàn phó Lê Mạnh Đường lên thay, dẫn dắc Tiểu đoàn và Đại đội nhận được lệnh dừng quân, bố trí, chờ lệnh.
Buổi chiều cùng ngày, Tiểu đoàn đóng quân đêm tại đây. Đại đội 93 của tôi, di chuyển về hướng Tây 300 mét làm tiền đồn. Vị trí này nằm sát mí vườn cao-su, đối diện với ngôi làng qua một khoảng trống. Đêm hôm đó không có gì xảy ra, tình hình vẫn yên tĩnh.
Qua ngày hôm sau,Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù lên thay thế.Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù. di chuyển về làm trừ bị cho Lữ Đoàn, Riêng Đại Đội 93 của tôi được giữ lại tại vị trí cũ làm tiền đồn cho Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù.
Ngày 14/4 Tiểu đoàn 8 Dù tiến quân vào làng thì đụng nặng với một Tiểu đoàn Việt cọng, Trận chiến xảy ra suốt ngày, địch tổn thất phân nửa chết và bị thương, đang cố thủ trong vườn cây ăn trái của gia đình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ( dân làng nói là vườn ông Thiệu ).
Ngày 16/4 Đại đội có lệnh lục soát khu vườn cố Đại tướng Lê Văn Tỵ, Vườn rộng mấy mẫu tây, đất khô cắn sỏi đá. Các cây nhãn trồng hai bên bờ con suối cạn, thiếu nước, cằn cỗi lớn không nổi, phơi bày cả lòng con suối.Việt cọng gom đá đắp thành vòng tròn dở dang, đất sỏi quá cứng, khó đào hầm, Vì thế mà chúng đã bỏ đi chăng? . Nơi này chỉ cách Bộ chỉ huy của Thiếu tướng Lê Minh Đảo không đầy một cây số.
Bên kia đường là ty cảnh sát Long Khánh, Tôi có quan sát bằng ống nhòm, nhưng không thấy bóng dáng một người nào.
Ngày 17/4, lúc 9 giờ sáng, Trung tá Lê Hồng Lữ đoàn phó Lữ đoàn I Dù ra lệnh cho tôi trên máy: Bảo tôi về gặp Trung tá Tuyển,Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8Dù để nhận nhiệm vụ mới.
Trung tá Tuyển, chỉ cho tôi kẹp theo bìa làng, di chuyển lên hướng Bắc, đến gặp Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 8 Dù và Thiếu tá Thanh sẽ cho tôi biết nhiệm vụ của Đại đội 93. Gần giữa trưa ,tôi mới gặp Thiếu tá Thanh và ông cho tôi biết nhiệm vụ chính của Đại đội 93 là:
- Thanh toán bọn Cọng đang trú ẩn trong khu vườn cây ăn trái của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tôi đang ở trong tần số dưới quyền điều động của ông Lữ đoàn phó và nhận lệnh trực tiếp từ Thiếu tá Thanh, cũng không phải là Tiểu đoàn phó của tôi. Lúc này; tôi có đến hai ông. ..Cha ghẻ lận- Buồn thay! Tôi có chút bất mãn thật! nhưng không dám... chưởi, vì sợ mình bị; mất tư cách với anh em đồng đội đang ở quanh tôi.
Trung tá Lữ đoàn phó nói với tôi trên máy:
- Bây giờ anh nghe tôi, không nghe ai hết.
Tôi thưa:
- Dạ vâng.
Và tôi nghĩ như vầy, nhưng không dám nói ra, sợ anh em binh sĩ nghe, họ sẽ nãn lòng.
- Khúc xương này chắc chắn khó gặm rồi, nếu ngon ăn... đâu đến phiên mình.
Địch bị bao vây không lối thoát, buộc phải tử thủ. Con chó khi bị dồn đến đường cùng, sao khỏi hung hăng, cắn bậy.
Tôi căn dặn con cái quan sát thật kỹ càng, yểm trợ lẫn nhau, cẩn thận, tiến từng bước một. Vườn chôm chôm cành đầy trái; nặng trĩu, uốn cong sát mặt đất, che khuất tầm nhìn, rất khó quan sát. Đại đội di chuyển từng bước, vượt qua một khu vườn không có nhà cửa.
Trung đội chuẩn ra dấu dừng lại. Chúng tôi ngồi xuống thủ thế.
Thiếu úy Thới, Trung đôi 3 báo cáo;
- Gặp con đường mòn trước mặt. Đích thân.
Tôi bảoThới,
- Tìm xạ trường tốt đặt cây đại liên M60, để sẵn sàng yểm trợ, rồi cho tổ khinh binh bò lên quan sát. Mười lăm (15 ) phút sau toán khinh binh phát hiện có mấy chiếc nón sắt của Dù nằm lăn lóc trên đường. Dấu vết cho tôi biết; mục tiêu ở ngay trước mặt và khoảng cách từ đây đến đó, cũng không xa lắm.
Tôi bảo Thiếu úy Thới cho Trung đội bố trí bên này con đường, sẵn sàng yểm trợ để Tr/ đội 2 của Chuẩn úy Hoàng Văn Tuất vượt đường mòn, tiến vào khu vườn bên phài, làm đầu cầu để yểm trợ cho Trung đội 3 tiến chím mục tiêu.
Tuất đưa Trung đội qua bên kia đường mà không gặp sức kháng cự nào của địch và cho tôi biết đã sẵn sàng yểm trợ cho Trung đội 3 của Thới. Trung đội 3 vượt con đường mòn, tiến vào vườn chôm chôm, Địch lập tức khai hỏa. Tiểu đội khinh binh nhào lên: vừa bắn vừa hô xung phong,Tổ khinh binh 3 người bên cánh trái, trúng đạn, cách hàng rào kẽm gai không xa lắm. Trung đội 3 tiến thoái; lưỡng nan.
Lúc bấy giờ, súng nổ khắp nơi, hai cây M60 của Trung đội 2 bên cánh phải, bắn yểm trợ, hai khinh binh bị thương của Trung đội 3 mới bò về được, còn một chết sát hàng rào với cây M79 vẫn còn nằm đó.
Đại đội đã lộ diện và địch đang canh chừng, hơn nữa bị hàng rào kẽm gai cản trở, hễ ta nhấp lên là chúng bắn sẻ, đã có hai binh sĩ bị thương. Trung tá Lê Hồng giục tôi thanh toán nhanh mục tiêu. Tôi đem Trunng đội 1 lên tăng cường và bảo Th/úy Thới dùng M72 để phá rào và dồn hỏa lực áp đảo bọn vẹm. Tôi điều động Trung đội 2 bên cánh phải bò lên sát hàng rào, rồi dùng hỏa lực bắn phủ đầu, để yểm trợ Trung đội 3 của Thới chui lỗ hổng vào bên trong, thanh toán mục tiêu mới mang xác đồng đội về được.
Ý định của tôi là như vậy, nhưng mấy quả M72 của Trung đội 3 bắn nổ ầm ầm, hàng rào kẽm gai mắt cáo, vẫn đứng trơ trơ.( Dân ấp Bảo Định cho biết hàng rào này do Liên đoàn 5 công binh chiến đấu xây dựng? )
Buổi chiều, mặt trời sắp lặng, nắng tắc trong vườn cây.Tôi báo cáo tình hình cho Trung tá Lữ Đoàn Phó biết. Ông ra lệnh Đại đôi tổ chức phòng thủ ngay tại chỗ. Ngày mai cho người ra ấp Bảo Định chặt tre và nhận thuốc nổ băng-ga-lo mang về để phá rào.
Đại Đội vây tròn trong vườn chôm chôm nghỉ qua đêm, một nửa quân số canh gác, nửa kia đào hầm. Đêm đó, nửa thức, nửa ngủ tại hầm, canh chừng suốt đêm.
Sáng hôm sau, ngày tái tiếp tế, tôi bảo Thượng sĩ Hiệp thường vụ Đại đội cho người vào ấp Bảo Định xin 2 cây tre dài và vào Tiểu đoàn nhận thuốc nổ. Nhưng đến 11 giờ trưa, Lữ đoàn trả Đại đội 93 về lại Tiểu đoàn 9 Dù và tôi nhận được lệnh của Tiểu đoàn trưởng, di chuyển Đại đội đến vị trí mới, cách ấp Bảo Định, về hướng Đông-Nam khoảng 400 mét, trong vưởn cây cao-su non.
Vào khoảng nửa đêm,Việt Cọng di chuyển ốn ào, tôi đoán có thể lên đến cấp Trung đoàn. Chúng ngang nhiên dùng loa phóng thanh kêu gọi dân làng nổi dậy chống Mỹ-Ngụy ( Mỹ đâu còn nữa ) cách điểm đóng quân của tôi vào khoảng một cây số, trong đồn điền cao-su rộng mênh mong.Tôi chấm tọa độ, gọi về Tiểu đoàn yêu cầu dùng pháo binh tiêu diệt, nhưng chờ mãi cũng chẳng có quả pháo binh nào?
Ngày 19/4 lệnh từ Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng bảo tôi đi kiểm soát Đại đội 91 của Trung úy: Lê văn Kinh, đóng quân cách Đại đội tôi một cây số, gần vườn mía, nằm giữa tôi và Tiểu đoàn, coi hệ thống phòng thủ của Đại đội 91 có hoàn tất tốt đẹp không? Rồi báo cáo về cho Tiểu đoàn biết.
Tôi giao Đại đội cho Thiếu úy Thới trông coi mà lòng phập phòng lo âu vì đêm qua địch chuyển quân qua vùng này, rất gần chúng tôi. Thật may, sau khi kiểm soát xong, tôi về lại Đại đội, tình hinh vẫn yên tĩnh.
Qua ngày hôm sau, Đại đội 94 của Trung úy Nguyển Hữu Thăng đi lục soát trong đồn điền cao su, hướng Đông Tiểu đoàn, lọt vào ổ phục kích, bị lạc mất một Trung đội và đang bị địch bao vây, chia cắt. Tôi nhận lệnh đưa Đại đội về gặp Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng. Khi tôi đến nơi, ông cho biết : Đại đội 94 đang ở trong tình trạng, rất nguy hiểm và bảo tôi cố gắng vào móc Thăng ra.
Trời về chiều, mưa lâm râm, mây giăng khắp lối, mới xế chiều mà bầu trời tối sầm như buổi hoàng hôn. Binh sĩ ướt như chuộc, Đại đội âm thầm di chuyển xuyên qua vườn cây cao su non, tiến thẳng đến vị trí của Đại đội 94, theo đội hình tác chiến:
- Trung đội I của Chuẩn úy Hoành làm chuẩn.
- Tuất, Trung đội 2 bên phải.
- Thới, Trung đội 3 cánh trái.
Trung đội đi đầu vừa chạm mí vườn cao su già, thì địch khai hỏa. địch từ vườn chuối bên trái bắn qua. Ngay loạt đạn đầu Thìếu úy Thới và âm thoại viên ngã gục. Tôi đi sát bên Thới vội nhảy ngay xuống hố giếng đang đào. Địch từ trong rừng cao su bắn ra, từ vườn chuối bắn sang. Súng nổ, đạn bay veo véu qua đầu, trúng vào thân cây nghe chan chát, cành gãy răn rắc.
Hỏa lực Đại đội dồn về phía trước và bên phải. Tuất phát giác địch núp ở trên cây bắn xuống, rất nguy hiểm, dặn nên cẩn thận, đã có vài anh em bị thương.
Tôi cho SKZ 57 ly cơ hữu của Đại đội, bắn vào các cây cao su có tàng to lớn trong rừng. Địch nằm giữa hai lằn đạn của Đại đội 93 và 94, nên vài quả 57 ly bay ngang qua vị trí của Đại đội 94,làm Trung úy Thăng la hoảng trên máy.
Địch bám sát Đại đội 94, như lũ kiến bu quanh cục đường. Tôi bảo Thăng cho con cái lặng sâu xuống hầm, để tôi dọn sạch bọn này mới hy vọng bắt tay được với hắn. Anh em vừa bắn về phía trước,vừa bắn lên cây, cố tiến lên bắt tay với Đại đội 94, nhưng không nhích được chút nào.
Trời sập tối, mọi vật chìm trong bóng tối, hai bên đoạn chiến. Địch vẫn bám chặt Đại độ 94. Sau nhiều cố gắng , tay tôi vẫn còn quá ngắn, không thể nào vối tới Thăng, để diều bạn ra ngoài.
Sáng ngày hôm sau, 21/4 một chi đoàn chiến xa M41 vào phối hôp, dùng đại liên 50 và súng SKZ 90 ly bắn phủ đầu, địch chịu không nổi, nới lỏng vòng vây, tôi mới bắt tay được với Thăng. Trong trận này một M41 bi trúng B40 nhưng không bị cháy, chỉ bức bánh xích, phải kéo ra ngoài và thiết giáp cũng rời vùng, rời luôn Xuân Lộc..
Tôi bảo Thượng sĩ Hiệp,thường vụ Đại đội phối hợp với Trung đội 4 đưa xácThiếu úy Thới và các anh em bị thương ra Tiểu đoàn để ngày mai trực thăng vào bốc họ về Sài Gòn, Nhưng ngay chiều hôm đó, lúc 3 giờ tôi nhận được lệnh gởi đi bằng công điện mật mã, cho binh sĩ chôn quân trang, chỉ mang theo súng đạn và thức ăn mà thôi. Mục tiêu là Bà Rịa.
Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng nói; Tôi đang chạm địch, phải nằm tại chỗ, để ngăn chặn địch, khi nào có lệnh của ông mới được rời vùng. Như vậy Đại đội 93 đương nhiên là đơn vị cuối cùng rời khỏi Xuân Lộc. Anh em cũng biết vậy, nên cứ len lén nhìn tôi để xem phản ứng của tôi như thế nào? Buồn cười thật.
Sáng ngày 21/4, trong lúc trận chiến đang xảy ra giữa Thiết giáp, Đại đội 93 và Đại đội 94, thì: Tiểu khu Long Khánh, Sư đoàn 18 bộ binh và Biệt Động Quân rời Xuân Lộc, theo liên Tỉnh lộ 2 về Bà Rịa, Phước Tuy.
Lữ đoàn I Nhảy Dù trách nhiệm bảo vệ đoạn hậu và triệt thoái khỏi Xuân Lộc theo thứ tự:
- Tiểu đoàn I Nhảy Dù xa nhất, rút trước.
- Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù, rời vùng khoảng 11 giờ tối.
- Đến gần nửa đêm Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù mới cuốn gói.
Đại đội 93 được dùng làm vật cản đường cho cuộc lui quân. Tôi biết thân phận mình như vậy nên dò trên bản đồ và quan sát địa thế tại chỗ, xem con đường nào dẫn ra Liên Tĩnh lộ 2, ngắn và dễ đi nhất. Tôi bảo Chuẩn úy Hoành dẫn Trung đội lấy phương giác 3000 đi mở đường, gặp rào kẽm gai cắt bỏ và cho một người ở đó để liên lạc và cứ thế rải dài, khi nào hết rào kẽm gai thì thôi. Đến 5.30 giờ chiều Hoành trở về cho tôi biết là đã làm xong.
Cuộc lui binh lúc đầu êm ả, đến tối thì không còn giữ được yên lặng nữa, vì người dân các xóm Đạo họ biết tin, ùn ùn gồng gánh đi theo, chó sủa, heo la, gà vịt hêu ang ác khắp xóm làng. Lòng tôi lúc đó nóng như lửa đốt, cứ nghĩ rằng: Việt Cọng mà biết được mình rút chạy,họ dồn lực lượng tấn công mạnh thì anh em tôi ngàn thu vĩnh biệt. Ai yểm trợ. ai lo cho mình, khi chỉ còn một mình mình nơi đây?
Chắc chắn Địch cũng đoán được VNCH rút bỏ Long Khánh. Họ không đánh tôi ở đây, mà sẽ đưa lực lượng phục kính trên đường rút lui. Lúc đó, chúng tôi không có hầm hố sẽ bị thiệt hai nhiều hơn, tôi nghĩ bâng quơ thế thôi, để yên chí mà ngồi chờ.
Chờ đợi!.... Dù việc gì đến là; buồn hay vui, ai cũng thấy lòng nôn nao hồi hợp. Trường hợp của tôi cũng không ngọai lệ, ngồi đứng không yên. Tôi bỏ ra ngoài, đi kiểm soát, dặn dò anh em để ý quan sát: động- tịnh của địch để kịp thời phản ứng và cũng để cho cái đầu của tôi nó bớt căng thẳng, nó đang sắp nổ tung rồi đây!
Đêm nay, trời không có trăng, cảnh vật chìm dưới ánh sáng lờ mờ nhờ bầu trời có nhiều sao. Mưa đã tạnh, nhưng mây vẫn còn che phủ nhiều nơi. Từ 8 giờ tối.... đến 11 giờ đêm, đối với tôi thời gian có đi chậm một chút, nhưng tôi vẫn còn chờ đợi được. Đến quá nửa đêm thì mỗi phút trôi qua,...với tôi thật sự quá dài? Sao không thấy lệnh lạc gì hết, hay là tôi đã bị bỏ quên ?
Hỏi để mà: Trông, hỏi để mà: Lo và hỏi để cho có chuyện vậy thôi; Làm sao có câu trả lời?
Chỉ nghĩ không thôi, mà như trách cứ ai vậy!.
- Đêm đã khuya quá rồi, anh em Nhảy dù ơi! cố gắng đi nhanh lên, cho anh em tôi nhờ với. Tôi còn sợ máy hết pin, nên bảo Hùng thay pin mới và nhớ ép sát ống nghe vào tai, để nghe cho rõ. Vớ vẩn thật, nhưng giờ phút đó thật tình tôi nghĩ như vậy.
Vậy mà tiếng máy kêu sè sè cũng làm cho tôi giật mình, vì đêm khuya quá yên tĩnh. Đại đội nhận được lệnh cuốn gối, kim đồng hồ chỉ đúng 1giờ 53 phút sáng ngày 22/4/1975.
Hoành dẫn đường, Đại đội đi hàng một, và cứ thế tiếp theo Trung đội 4-3 và 2 bao chót. Tôi dặn Tuất; nếu địch đuổi theo, cho Trung đội nằm lại ngăn địch,tôi sẽ trở lại với anh em.
Tôi chủ trương rút nhanh mới bắt kịp Tiểu đoàn, phải bám sát để khỏi lạc. Trong vòng 45 phút sau, Đại đội đã ở trong vườn cây, sát Liên Tĩnh lộ 2. Tôi liên lạc mới biết Tiểu đoàn đang bị các rào kẽm gai cản trở, còn ở phía sau tôi. Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng ra lệnh cho tôi phải trở lại dẫn đường. Tôi cho một Trung đội vòng lại, đưa Tiểu đoàn theo con đường cũ tôi vừa đi, thoát ra ngoài,chỉ mất khoảng 15 phút.
Tiểu đoàn băng qua Liên Tĩnh lộ 2, di chuyển sâu trong rừng, đến căn cứ Long Giao thì tịt đường, bị dính vào rào kẽm gai của căn cứ, không đi được. Dùng dằn mãi, tôi thấy sốt ruột quá, Đại đội 93 vẫn bao chót và dân làng cứ bám theo sau, tiếng con nít khóc la, tiếng gọi tìm nhau ơi ới. Tôi gọi máy xin găp Đích thân và tình nguyện dẫn đầu đưa Tiểu đoàn ra đường lộ, băng ngang căn cứ Long Giao và tiếp tục di chuyển trên Liên Tĩnh lộ 2..
Gần 6 giờ sáng, Tiểu đoàn đến Thung lũng Gia Rai, cách Xuân Lộc vào khoản 20 cây số. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cho dừng quân trên đường, gần con suối nhỏ, để con cái lấy nước.
Ngay lúc đó,Việt cọng tấn công bằng súng cối 61 ly và súng nhỏ, nhưng bị ta phản ứng mạnh bằng M72 , Đại liên M60 và M79 của cả Tiểu đoàn. Tôi điều động Đại đội bám vào bờ đất cao bên đường bắn vào các lùm tre hai bên bờ suối. Hàng trăm khẩu súng đủ loại bắn hàng ngàn viên đạn rải xống bên dưới con suối làm địch im tiếng súng.
Không may, tôi bị một mảnh cối 61 ly ghim vào đùi làm chân trái của tôi bị tê, vết thương rỉ máu, sưng bầm tím. Thấy vậy, Bác sĩ Ẩn lấy băn cá nhân bịt kín vết thương cho tôi.
Hướng đông, cách chúng tôi khoảng 2 cây số là Ấp Quí Cả, có ngọn núi cao nằm bên phải Tĩnh lộ2, địch dựng một cây cờ màu xanh đỏ của MTGPMN. Khoảng đất trống bên trái, pháo đội C3 đặt 2 khấu 105 để yểm trợ cho cuộc lui quân. Vào lúc 4 giờ sáng ngày 22/4 pháo đội bị địch tấn công, tràn ngập do một Trung đội Trinh sát báo vệ, bị thiệt hại nặng. Tiểu đoàn 8 Nhảy Dù vừa đến nơi tấn công bọn vẹm, cứu được nhiều anh em Pháo đội cũng như Trinh sát bị bắt trước đó, tay họ bị trói quặc ra sau.
Và một lần nữa Tiểu đoàn ra lệnh Đại đội dẫn đầu, ép qua bên phải, di chuyển sâu vào trong rừng, tránh xa Ấp Quí Cả., đang bị 2 phi tuần A37 bỏ bom, nhưng không may, lần này Tiểu đoàn lại gặp rừng tre dày đặc, không di chuyển được. Tôi lấy ống nhòm, nhìn về phía chân núi, thấy thấp thoáng bóng người. Tôi nghĩ: Rút lui là phải giọt cho lẹ, nhanh chừng nào, tốt chừng đó- Cứ... như vầy..... rủi nhiều, may ít khó nói lắm và tôi nói với Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng là tôi thấy dưới chân núi có người, liên lạc thử xem; có phải bạn không? May mắn,Trung tá Lữ đoàn phó xác nhận ông đang ở gần đó, Vì vậy Tiểu đoàn trưởng mới bằng lòng để tôi mở đường, hướng về Ấp Quí Cả.
Đại đội 92 của Đại úy: Lê Đình Ruân di chuyển bên trái. Đại đội 93 của tôi bên phải, kẹp hai bên đường, hai Đại đội cùng tiến song song. Đoạn đường gần hai cây số, chỉ mất khoảng 45 phút, tôi bắt tay được với Trinh sát. Anh em cho biết Việt cọng đang đóng chốt trong rừng, bên kia khỏang trống, nhắm bắn sẻ khi chúng ta băng ngang con suối cạn, bảo chúng tôi phải cẩn thận. Tôi nhìn xuống khoảng đất trống, chỗ mấy khẩu 105ly bị cháy và thấy đứa con đầu của Đại đội 92 cũng vừa chấm mí, sửa soạn băng qua khoảng trống. Tôi giật mình, gọi Ruân cho con cái ép sang phải, băng qua đường đến chỗ tôi, trên gò đất cao dưới chân núi.
Vết thương của tôi chảy máu nhiều, bác sĩ Ẩn đề nghị tôi đi gần để được ông săn sóc và Đại úy Trần Ngọc Chỉ ban 3 Tiểu đoàn ra thay tôi coi Đại đội.
Việt cọng phục kích chận đường, Liên Tĩnh lộ 2 không an toàn. Tiểu đoàn mở đội hình di chuyển sâu vào trong rừng, theo phương giác hướng về Bình Giã. Nhờ rừng cây khai quang, thưa thớt dễ đi, đến 5 giờ chiều thì chúng tôi bắt tay được với cánh quân của Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù phối hợp với thiết vận xa M113 chờ đón chúng tôi tại Bình Giã .
Tôi và Lưới, hai thầy trò theo xe về vị trí của một pháo đội, nằm bên cạnh căn cứ cũ, gần phi trường dã chiến bỏ hoang. Đêm đó các Tiểu đoàn đóng quân hai bên Liên Tĩnh Lộ 2, vùng Bình Giã. Nửa đêm về sáng Việt cọng dùng xe máy cày, ngụy trang nhiều cành lá và kéo theo các thanh sắt, giả làm T54 để hù Nhảy Dù, bị Nhảy Dù xơi tái.
Trưa hôm sau, 24/4 Tiểu đoàn di chuyển về đóng quân tại núi Đất, Trung tá Tiểu đoàn trưởng có tới thăm, rồi đi không về lại Tiểu đoàn.
Bác sĩ Ẩn xem vết thương cho tôi, thấy mảnh đạn lòi ra ngoài, dính vào băng cá nhân, dài khoảng nửa phân, nhỏ hơn đầu đũa. Bác sĩ Ẩn nói:
- Ông lội đường xa, vết thương bị động, nên máu ra nhiều, mảnh bom cũng trồi ra ngoài. Tôi đồng ý để ông Bác sĩ Tiểu đoàn gắp nó ra. Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng thấy vậy nói:
- Vết thương của Tường cũng nhẹ thôi – Ông hỏi tôi về lại Đại đội có được không? và ông sẽ để tôi đi với Thiết giáp, cho đỡ đau chân. Tôi thấy chân không còn đau nhức nữa, từ chối rất khó; Thế là tôi ở lại. Đúng là tôi có số xuất ngoại, nên chịu ở lại, chỉ tội cho gia đình tôi sau ngày đổi đời, không thấy tôi mò về, tưởng là tôi đã chết, bơ vơ, đau khổ mất hết niềm tin.
Tôi về đến Đại đội thì nhận được một ông Trung úy ra tăng cường, tưởng ai hóa ra là Luật sư Hoàng Cơ Môn, tôi nghe tên ông này, hôm nay mới biết mặt. Tôi than thầm:
- Đại đội trưởng làm sao nuôi cơm ông đây?
Rất may là ông chỉ ở với tôi một đêm thôi, sáng hôm sau về lại Tiểu đoàn.
Xin phép Qúy vị cho tôi viết về Đích thân của tôi một tí. Ông có tính tình khá đơn giản: cởi mở và vui tính, Lối sống của ông cũng rất bình dị, nên đối xử với thuộc cấp có phần dễ dãi.
Ông là Võ sĩ, nhưng lại thích làm và ngâm thơ. Tuy ông chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng trong Sư đoàn, ngay cả ông Tướng tư lênh cũng từng có nghe qua; Ai đó nói về nhà thơ này.
Thơ của ông không cầu kỳ, sâu sắc như các thi sĩ. nhưng được làm theo vần điệu, nên đọc nghe rất êm tai, chứa đựng thật nhiều tình cảm, ý thơ có chút lãng mạng, khiến người nghe dễ rung cảm, đồng tình.
Ông thích ngâm nga một vài bài thơ, nhất là khi mọi người đả uống vài ly VSOP, hay dăm lon beer, nhân dịp hợp mặ của anh em trong Tiểu đoàn 9 Dù.
Đích thân cũng rất thương em út, thường chia xẻ cafe, thuốc lá, hai thứ quí hơn vàng khi đơn vị chạm địch nơi rừng sâu, núi thẩm, chậm tiếp tế.
Tính ông khá vô tư, nên dễ dàng chấp nhận ý kiến của mọi người chung quanh, ngay cả các chú mang máy truyền tin cho ông cũng thế. Ông không thích bị gò bó, phải suy nghĩ nhiều.
Đánh giặc thì cũng xem xem... như mọi người, nhưng ông cầm quân rất mát tay, gặp khó khăn gì rồi cũng tháo gỡ được. Khi cần động viên tinh thần anh em binh sĩ, ông bắt nhịp cho toàn thể hát bài; Sư đoàn Nhảy Dù hành khúc trước họng súng của quân thù đang vây bủa chung quang đơn vị, như trong trận Mùa Hè đỏ lửa trên cao nguyên Trung phần, khi căn cứ Tân Cảnh của Đại tá Lê Đức Đạc, Tư lệnh Sư đoàn 22 bị địch tràng ngập và cánh quân của Tiểu đoàn 9 Nhảy Dù gồm 3 Đại đội do Thiếu tá Tiểu đoàn Phó Võ Thanh Đồng chỉ huy đang bị địch vây hãm phía Tây- Bắc phi trường Phượng Hoàng trên ngọn Ngoktu ở Đakto.
Tôi phục vụ dưới quyền ông trong một thời gian khá dài, từ Trung đội Trưởng đến Đại đội Trưởng, từ chiến trường này đến cuộc hành quân nọ gần 8 năm; vui cũng có, mà buồn cũng có. Nói chung: Có giận, có hờn, có trách, nhưng chung quy tôi vẫn mến ông.
Tườngvi kể chuyện xưa; thời xa lắc, xa lơ và nhớ đâu, nói đó, nếu có điều gì sai, xin Đích thân cũng đừng buồn vì thời gian còn lại của chúng ta trên cõi đời này, không còn bao lâu nữa. Đây cũng là câu chuyện xảy ra trong Tiểu đoàn, giữa chiến trường: có thương, có nghét, đó là sự thật: “chăm phần chăm”.
Biết rõ tính ông như vậy, nên tôi thường nói ra ngay nhận xét của mình, rồi đề nghị làm theo ý kiến của tôi mà không sợ bị ông cự nự, và lúc nào tôi cũng là người tình nguyện thi hành nhiệm vụ đó, vì luôn nghĩ mình phải có trách nhiệm với đơn vị. Trớ triêu thay, có bạn chê trách tôi là:
- Hữu dõng vô mưu, dại gì phải tình nguyện đi làm, để cho lính khổ.
Bạn này không dám nói thẳng với tôi, mà lại nói với vợ tôi, sau ngày 30/4 mới chết chứ! Thời gian đổi đời, dầu sôi, lửa bổng, vợ tôi không thấy tôi về, vào hậu cứ Tiểu đoàn hỏi thăm tin tức, thì nhận được lời phê phán này. Còn gì đau khổ hơn?. Bạn ơi! bạn có đáng trách không!?
Cách chỉ huy của ông cũng dễ nhận biết, tin ai thì dủng người đó, rách như manh chiếu vẫn dùng. Vừa chạm địch thì có chút nao núng, nhưng khi đã vào trận rồi thì ông gan dạ hơn người, như tôi vừa thưa với Quý vị. Ông rất nóng tính, gặp điều bất bình thì phan ngay, không nương tay, bỡi vậy binh sĩ nào uống rượu làm bậy dễ bị đòn, mà đã phạt thì thường rất nặng.
Kính thưa Đích thân, nhận xét của Tườngvi về Đích thân có chút nào sai, cũng xin Đích thân đừng buồn phiền, bỡi vì ca giao, tục ngữ mình có câu:
- Thương nhau lắm, cắn nhau đau. Thưa Đích thân.
Sau cuộc hành quân Long Khánh, hai bạn Phạm Bá Hồi và Nguyễn Hữu Thăng được vinh thăng Đại úy, nhiều Binh sĩ được gắn cấp bậc và huy chương tưởng thưởng.
Ngày 26/4, Tiểu đoàn di chuyển về giữ an ninh QLộ 15 Sài Gòn- Vũng Tàu, đoạn từ Ấp Láng Cát đến Bà Rịa. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn đóng quân phía Bắc QL15, gần Ấp Láng Cát. Đại đội 92 của Đại úy Lê Đình Ruân bảo vệ pháo đội, đối diện Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Đại đội 93 đóng quân chung với chi đoàn M113 gồm 14 chiếc nơi vườn chuối, phía Đông của pháo binh.. Đại úy Hồi ra giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 91,thế cho Trung úy Kinh bị thất lạc trong cuộc hành quân lui binh khỏi Xuân Lộc, đang đóng quân trên dãy núi phía Bắc, Ấp Láng Cát. Đại úy Nguyễn Hữu Thăng đi phép về chịu tang Cha. Thiếu úy Nguyễn Văn Vinh lên xử lý Đại đội trưởng 94 đóng quân gần trường bắn của trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp.
Ngày 27/4 kế toán trưởng ra phát lương và hôm đó cũng có một phái đoàn từ Sài Gòn xuống ủy lạo tặng quà cho Tiểu đoàn.
Ba giờ chiều, Đại úy Trần Ngọc Chỉ rủ tôi và Ruân xuống Thị xả Phước tuy uống café, nhân chuyến đi chia xẻ quà cho Lữ đoàn. Tôi và Ruân vào quán café, trước cữa tòa Tĩnh trưởng, nhâm nhi ngồi chờ, Chi lăng hẹn xong việc, chúng tôi sẽ đi Vũng Tàu ăn phở. Chúng tôi không sợ lỡ tàu vì trên xe jeep có máy truyền tin.
Đang cao hứng thì chúng tôi nhận được tin Tiểu đoàn gọi về hợp, đến nơi mới biết Tiểu đoàn có tổ chức một bữa cơm chiều mời các Đại đội trưởng tham dự. Chúng tôi chưa uống xong chai beer thì nghe nhiều tiếng nổ ở xa xa, hướng thị xã Phước-Tuy và Tiểu đoàn nhận được lệnh di chuyển về Bà rịa để giải tỏa áp lực địch.
Tiểu đoàn Trưởng chỉ huy hai đại đội 92 và 93 tùng thiết chi đoàn M113 di chuyển về Phước Tuy, trên QLộ15. Khi chúng tôi đến bờ sông, bên này thị xã thì trời đã tối và nghe được tiếng rú ga của xe thiết giáp, Tiểu đoàn liên lạc, nhưng không ai xác nhận được của đơn vị nào, mãi đến nửa đêm tiếng rú của thiết giáp mới chấm dức.
Mờ sáng ngày 28/4, chúng tôi nhìn sang bên kia sông không thấy một bóng người nào; lính cũng như dân. M113 bắn 2 quả đại bác 90 vào lô- cốt ở đầu cầu vẫn không thấy ai trả lời.
Tiểu đoàn trưởng ra lệnh Đại đội 92 tiến vào kiểm soát khu chợ mới ,phần tôi đưa Đại đội 93 vượt qua cầu, tiến vào thành phố, liên lạc với tiểu khu Phước Tuy, kiểm soát và báo cho ông biết tình hình tại chỗ.
Khi tôi tiến vào con đường chính trước cữa tòa Tĩnh trưởng, hai hàng cây ngô đồng trồng bên đường bị pháo gãy đổ tang hoang, bít kín cả lối đi, nhiều căn phố bị sụp đổ, đống hồ chỉ đúng 8 giờ sáng ngày 28/4/1975. Đại đội 94 củng vừa mới đến, Tiểu đoàn trưởng bảo tôi theo dõi giúp đỡ Thiếu úy Vinh. Tôi cho 94 bố trí bên này con đường phía Đông tòa Tĩnh, Đại đội 93 án ngữ trước mặt Tĩểu khu, phía Nam con đường. Bộ chỉ huy đóng tại rạp hát với 2 thiết vận xa M113.
Tôi báo về Tiểu đoàn đã kiểm soát toàn thành phố, dân chúng di tản hết, chỉ gặp vài người già và trong tòa Tĩnh không còn ai hết. 10 giờ dân chúng lục đục kéo về, lấy đồ đạc rồi lại ra đi, hình như họ vẫn còn sợ hãi đợt pháo kích chiều hôm qua.
Tình hình tạm yên tĩnh cho đến 1giờ chiều, địch bắt đầu pháo mạnh, hơn một giờ sau T54 từ hướng trường bắn trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp tiến theo con đường bên hông tòa Tĩnh, vào thành phố. Súng nổ vang rền. Trước cổng tòa Tĩnh trửơng, một chiếc T54 chạy trên đường, lao về phía chúng tôi. Toán SKZ 57ly và anh em binh sĩ 93 và 94, ẩn núp các gốc cây hai bên đường, cũng giương M72 nhắm chiếc T54 khai hỏa, mấy quả đạn trúng pháo tháp nổ tóe lửa, nhưng xe không cháy, chúng chạy vào ẩn núp trong tòa Tĩnh.
Đang đánh ngon lành thì ông thiếu úy thiết giáp hỏi tôi:
- Đại úy- Đại đội 93 ở đâu và ai là Tường-Vy? Có lênh của Đại bàng cho mình zu-lu về Vũng Tàu.
Tôi nói: Tôi là Đại đội trưởng ĐĐ 93 và Tườngvi là danh hiệu truyền tin của tôi. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn ỡ mãi cầu Cỏ May, dùng antena lá lúa, không liên lạc được, mới nhờ qua thiết giáp. Tôi chuyển lệnh của Tiểu đoàn cho Đại đội 94 và bảo Thiếu úy Vinh rút về Vũng Tàu.
Con đường đi Vũng Tàu là con đường độc đạo, hai bên toàn nước và sình lầy, qua khỏi chợ Mới khoản 200 mét có chiếc cầu nhỏ bắc ngang con lạch. Việt cọng biết vậy nên pháo nhỏ giọt vào đây mong cản lực lượng tiếp viện từ Vũng Tàu lên và nếu Nhảy Dù rút khỏi Phước Tuy cũng sẽ bị tổn thất.
Xe qua khỏi cầu 500 mét, tôi yêu cầu Thiết giáp ngừng lại nơi bãi đất trống để kiểm điểm quân số và chờ Đại đội 92 và 94.
Tôi gọi cho Ruân, hỏi bạn đang ở đâu? Hắn trả lời:
- Vũng Tàu.
Tôi nghỉ... bạn này nhanh thật, mới đây mà đã đến Vũng Tàu rồi. Tôi di chuyển bằng M113, hắn đi bộ, không thế nào nhanh như thế được.Tôi đang hoài nghi? thì nghe tiếng súng nổ phát ra từ khu chợ Mới. Tôi đưa ống nhồm lên quan sát, thấy bóng thầy trò hắn chạy ra rồi lại chạy vào. Địch từ trên sân thượng của ngôi chợ hai tầng bắn xuống, chắc là đêm qua mấy chiếc T54 đã thả bọn chúng xuống đây và từ sáng đến giờ chúng nằm yên chờ đợi giây phút này...
Tôi điều động hai chiếc M113 đến gần cây cầu, dùng đại liên 50 bắn cho bọn vẹm không ngóc đầu lên nổi, giúp Đại đội 92 thoát khỏi vùng nguy hiểm. Ruân dẫn Đại đội lẩn vào khu vườn tre ở hướng Đông, rồi mới di chuyển về Nam. Vì vậy, anh em phải lội qua mấy con lạch, thầy trò hắn ướt như chuột, máy truyền tin cũng bị hư luôn. Tôi tạm thời đưa cho Đại đội 92 một máy PRC 25 để liên lạc.
Vừa lúc đó, Hùng trao máy cho tôi,và nói:
- Đại úy-Thiếu tà Tiểu đoàn trưởng muốn gặp. Tôi tiếp ống liên hộp ép vào tai. Trả lời:
- Tôi nghe Đích thân. Đầu dây bên kia tiếng Thiếu tá Đường dõng dạc:
- Tường dẫn theo 94, vào chím lại Phước Tuy cho tôi.
Đang đánh nhau. Cho lệnh rút, rồi bây giờ ra lệnh, trở lại đánh tiếp! Dễ gì?.
Ông còn nói: Nếu tôi chím được Phước Tuy- Ông sẽ thăng cấp cho tôi.
Không biết tại sao, lúc đó tôi lại cười được ?...Nghĩ.. mình mà đem quân chiếm lại Phước Tuy ngay bây giờ đương nhiên tôi được thăng một cấp rồi, nhưng chắc chắn là; “ thăng cấp giữa hai hàng nến trong ”.mất thôi.
Nói là vậy, nhưng tôi vẫn phải thi hành lệnh. Hiện giờ, ở tại đây tôi có 3 Đại đội, Đại đội 92 coi như bất khiển dụng, chỉ còn lại ĐĐ93 và ĐĐ94 với 8 chiếc thiết vận xa M113, làm sao chọi với T54 của địch đang chím giữ thành phố.
Tôi đang hội ý với anh em bên thiết giáp, dùng hỏa lực để yểm trợ cho bộ binh tiến chím ngôi chợ mới, làm đầu cầu tiến vào khu Phố chính, thi nhận được lệnh rút cả về cầu Cỏ May. Chưa đánh mà chạy đã là điềm chẳng lành.
Đến 3 giờ chiều công binh đặt mìn đánh sập nhịp giữa cầu Cỏ May, mọi di chuyển từ Phước Tuy vể Vũng Tàu xem như bị gián đọan.
Việt Cọng chím giữ Phước Tuy, hai Đại đội 90 và 91 của Tiểu đoàn 9 Dù còn kẹt lại ở Ấp Láng Cát và Tiểu đoàn I và 8 Dù, vẫn còn nằm án ngữ phía Đông-Bắc Phước Tuy bị kẹt cứng. Các cánh quân này sau đó tìm đường về Vũng Tàu qua ngả Long Sơn ngập nước. Anh em phải băng qua vùng sình lầy nên chịu thật nhiều mất mác về sau.
Tiểu đoàn trừ gồm 3 Đại đội, trấn giữ tại cầu Cỏ may. Tiểu đoàn trưởng bảo tôi phải trông nôm luôn Đại đội 94 và ông nói sẽ cho Trung úy Hoàng Cơ Môn về làm Đại đội trưởng Đại đội 94, nhưng bị tôi phản đối kịch liệt, nên ông bỏ ý định này.
* Một bông Mai của Thiếu úy Vinh phải trả bằng mồ hôi và xương máu, hơn hai năm lăn lộn ngoài chiến trường học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, còn cấp bật Trung úy đồng hóa của Luật sư Hoàng Cơ Môn chỉ để làm cảnh, không thể chỉ huy. Tình nguyện phục vụ trong đoàn quân Mũ Đỏ, là việc làm rất đáng khen, nhưng để chi huy một Đại đội tác chiến Nhảy Dù không phải là chuyện dễ dàng, mà một ông Luật sư có thể làm được.
Tại cầu Cỏ May, Đại đội 93 chịu trách nhiệm hướng Bắc và Tây-Bắc. Vinh 94 thủ mặt Đông và 92 của Đại úy Ruân phòng thủ hướng Tây. Phía Nam có thiết giáp và cách đó không xa còn có một Đại đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ.
Tiểu đoàn không nhận được tái tiếp tế nên tôi báo cho các Đại đội vào kho gạo của Hải Quân tại cầu Cỏ May mà lấy, đồng thời tôi cũng cho anh em binh sĩ đem gạo đổi lấy thức ăn của dân chúng và buổi chiều hôm đó Tôi và Ruân có bữa cơm gà luộc, uống rượu whisky, Lưới chôm ở bót Cảnh sát, tại đầu cầu Phước Tuy, nghe đâu có tới một hầm rượu lận.
Tối 28/4, địch dùng ghe nhỏ bơi qua sông tấn công, nhưng chúng bị đẩy lui, có một số anh em Đại đội 93 bị thương, được di tảng về bệnh viện Vũng Tàu.
Sáng ngày 29/4 có lệnh rút về Vũng Tàu, khi xe tôi đến căn cứ Hải quân Cát Lở thì bị Việt Cọng phục kích, chiếc M113 tôi đang đi bị quả B40 bắn bức xích. Tôi phải bám vào thành xe đến sau. Súng nổ, người ngã, xe vẫn chạy, đến trường truyền tin xe mới dùng lại cho tôi leo lên và xe tiếp tục chạy tới bến đá ở bãi trước. Khi tôi tới nơi thì các Tiểu đoàn đã ra khơi, không còn một chiếc ghe nào trong bến.
Nằm dọc con đường men theo vách núi có hàng mấy chục chiếc M113 còn nguyên vẹn, bửng sau mở trống thơn, nhưng không còn người. Việt cọng bắt đầu pháo vào bến đá, gần điểm tập trung, có một binh sĩ chết và vài người bị thương. Anh em phát hiện tên đề-lô ở trên núi, gần tượng Phật, đang đứng điều chỉnh. Tôi cho một toán leo lên mỏm đá dùng M72 bắn, nhưng cũng không biết có kết quả hay không? Sau đó Chi Lăng đem ghe vào và chúng tôi ra khơi. Tối hôm đó ghe tôi neo tại Vòm Láng, thuộc Tĩnh Gò Công.
Khoản 11 giờ trưa ngày 30/4/1975. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng nói với tôi trên máy:
- Hòa bình rồi, anh em nào muốn về với gia đình, Tường cho họ xuống ghe nhỏ vào bờ, ai muốn phiu lưu thì mình sẽ đến Thái Lan hay một nước nào đó vùng Đông Nam Á. Tôi gọi máy hỏi các bạn; không một người nào muốn về. Nghĩ đến gia đình, tôi buồn lắm, dù không khóc được, nhưng hai giòng lệ vẫn cứ lăng dài trên má, Và nếu hôm đó có bạn nào về chắc chắn tôi sẽ chọn về với gia đình. Oh! Cũng là số mệnh.
Chiều ngày 30/4, nhiều ghe thuyền chạy ngang qua Vòm Láng, trên ghe người là người; đứng, ngồi, nằm chen chúc nhau chật cứng.
Hòa bình gì mà tôi cảm thấy; người như điên, như dại, lòng nóng như lửa đốt, không biết mình phải binh đường nào, chọn đường nào đây?
- Đi, thì lòng như đã chết! phải xa gia đình, xa vợ con, không biết đến bao giờ mới gặp lại.
- Về cũng chết, tôi biết mình không thể sống với Việt cọng, vì tôi lớn lên trong vùng Việt minh, hiểu rõ bọn chúng.
Chín giờ tối ngày 30/4 có lệnh ghe nhổ neo ra khơi và đến tối ngày hôm sau, ghe tôi được Đệ thất hạm đội Mỹ hướng dẫn mọi người lên con tàu buôn đậu sẵn ở hải phận Quốc tế. Nửa đêm hôm đó tàu nhổ neo, di chuyển đến Subic Bay, Philippines; cho một số người xuống bến, vì tàu chở quá tải, rồi tàu lại tiếp tục đến đảo Guam thuộc Mỹ, nằm giữa Thái Bình Dương, chấm dức những ngày tôi phục vụ trong quân ngũ, sống và chiến đấu với anh em đồng đội qua các địa danh: Từ vùng biên giới Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Vượt biên sang Cambodia vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt tấn công Trung ương cục Miền Nam, dự trận Dambe, Mimot, Campong- cham, đến cuộc hành quân đổ bộ sang vùng Hạ Lào. Tham dự trận Mùa Hè đỏ lửa tại Tân Cảnh, Đakto. Hành quânn tái chím Tĩnh Quảng Trị, lên Thường Đức, Quảng Nam, đánh đồi 1062, về Xuân Lộc, Long Khánh, sang Bà Rịa, Phước Tuy, Vũng Tàu,. Chiến trận trải dài suốt tám năm tôi phục vụ trong đoàn quân Mũ Đỏ với bốn lần bị thương và nhiều lần thoát chết.
Kính thưa Qúy vị, thưa Qúy Niên Trưởng, thưa các bạn và các anh chị em Mũ Đỏ. Loạt bài viết vể “ Những ngày sống trong Quân ngũ ” lính kể, lính nghe đến đây là kết thúc.
Tườngvi kính xin Quý Anh chị giành một phút Mặt niệm, thắp nén hương lòng, tưởng nhớ đến các anh hùng tử sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ Tổ Quốc, cho người dân sống dưới thể chế Việt Nam Cọng Hòa được hưởng đời sống tự do hạnh phúc trong suốt 20 năm.
Anh em còn nhớ tiếng gọi yêu thương đầy nước mắt;
- Anh lính Cọng hòa ơi! cứu tôi với.
Lời kêu cứu; xé lòng ấy, thỉnh thoảng vẫn đánh thức tôi trong đêm dài mộng tưởng từ ngày tôi rời bỏ quê hương. Thương ơi là thương!!
Việt Nam Cọng Hòa đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng ngon cờ linh thiêng của Tổ Quốc vẫn tiếp tục tồn tại trên khắp thế giới, nơi nào có người Việt sinh sống, nơi đó có Cờ Vàng ba sọc đỏ ngạo nghễ tung bay.
Ba mươi tám năm(38) đi qua, dù danh xưng Việt Nam Cọng Hòa có mất tên và Cọng sản Việt Nam tìm đủ trăm phương, ngàn kế để thay đổi ngọn cờ Vàng, bằng cờ máu của chúng. Nhưng chúng càng lồng lộn muốn phá bỏ, Cờ Vàng càng được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận đại diện cho người Việt quốc gia và được treo vào những nơi trang trọng nhất.
* Thật là một điều kỳ diệu, tôi chưa bao giờ thấy xảy ra trước đây?
Tườngvi cũng kêu gọi tình chiến hữu, hướng về quê nhà, giúp đỡ các anh em thương phế binh đang sống lây lất cơ cực, dưới chế độ trả thù tàn độc của bọn Cọng Sản buôn dân, bán nước.
Tườngvi cảm ơn Niên trưởng Bùi Đức Lạc đã hổ trợ, khuyến khích và giúp đỡ rất nhiều trong giai đoạn đầu rất khó khăn cho một người chưa bao giờ cầm bút. Tườngvi cũng xin cảm ơn bạn bè xa gần đã: “ nói vào” để Tườngvi chịu khó ngồi suy nghĩ, tìm tài liệu và sau cùng là những lời hối thúc góp bài của đsmđ.
Tường vi mới có can đảm ngồi gõ từng chữ, dò lại từng giòng, xem qua, đọc lại vẫn thấy có: trăm chữ thừa, ngàn chữ thiếu. Và cuối cùng bốn chữ “ Nhảy Dù- Cố gắng ” có lẽ nó vẫn còn trong tôi cho đến cuối cuộc đời.
Xin đa tạ và kính chào Quý vị.
Beaverton, Oregon tháng 4- 2013,
Mđ Ngọc Tú
Tân Sơn Hòa chuyển