Tham Khảo
Giá dầu hạ trên toàn cầu thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á năm 2015
Giá dầu hạ trên toàn cầu thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á năm 2015
Ron Corben – Theo VOA – 27 Nov 2014
Giá dầu sụt mạnh mới đây đã giúp thúc đẩy các nền kinh tế của châu Á, khiến các chính phủ có thể giảm bớt phần trợ giá dầu gây tốn kém. Các chuyên gia phân tích cho rằng giá dầu hạ cũng làm giảm nhẹ áp lực chi trả trong các nền kinh tế lệ thuộc vào dầu nhập trước tình hình lãi suất trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2015. Thông tín viên VOA Ron Corben tường trình từ Bangkok.
Các kinh tế gia nói giá dầu trên thị trường quốc tế sụt 25 phần trăm kể từ tháng 7 đang nâng cao triển vọng kinh tế ở châu Á vì khu vực này lệ thuộc nặng vào dầu nhập để thúc đẩy tăng trưởng.
Các kinh tế gia cho rằng lợi ích của giá dầu hạ cũng làm giảm nhẹ áp lực chi trả quốc tế, người tiêu thụ sẽ có thêm tiền trong túi và sẽ bớt được tình trạng lạm phát giá cả.
Giá dầu thô tiêu chuẩn Brent đã sụt xuống tới mức dưới 80 đôla một thùng, sụt nhiều so với mức thị trường là trên 108 đôla vào tháng 12 năm 2011. Giá dầu thiên nhiên hoá lỏng LNG, được sử dụng rộng rãi ở châu Á, kể cả Nhật Bản, liên kết với giá dầu thô Brent.
Ông Andrew Colquhoun, giám đốc kỳ cựu của tổ chức đánh giá Fitch ở Hong Kong, nói các nền kinh tế sẽ được hưởng lợi nhờ sự sụt giá này:
“Đa số các nền kinh tế ở châu Á Thái Bình Dương phải nhập dầu và vì thế giá dầu sụt giảm tương đương với một hình thức tăng thêm thu nhập đối với họ và tác động tuỳ thuộc vào việc liệu các nền kinh tế có để dành hay chi dùng tiền lời trong mức thu nhập ấy.”
Trong một báo cáo mới đây của các chuyên gia, cơ quan Fitch Ratings nói các nền kinh tế Á châu chính kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Thái Lan sẽ thấy một hiện tượng tăng thu nhập toàn diện thực sự do giá dầu hạ liên tục. Số tiền Thái Lan dành cho việc nhập khẩu dầu chiếm 15 phần trăm thu nhập toàn quốc, gánh nặng chi phí tương đối lớn nhất trong khu vực.
Trong bối cảnh giá dầu hạ giảm trên toàn cầu, Indonesia, Malaysia và Thái Lan tất cả đều có biện pháp giảm bớt việc trợ giá dầu, thường chiếm một yếu tố chính trong mức chi của chính phủ.
Trước đây trong tháng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tăng hơn 30 phần trăm mức trợ giá dầu. Quyết định nhạy cảm về chính trị này đã đưa tới sự chỉ trích của các công đoàn và các đảng đối lập. Nhưng chính phủ nói họ đang trợ cấp xã hội cho trên 15 triệu người để làm giảm nhẹ tác động của giá dầu tăng cao.
Ông Gareht Leather, một kinh tế gia của tổ chức Capital Markets có trụ ở ở London, nói đối với Indonesia, trong khi sẽ có tác động ngắn hạn, số tiền tiết kiệm được sẽ giúp tăng mức công chi và củng cố niềm tin của giới đầu tư rằng Tổng thống Widodo “nghiêm túc về cải cách kinh tế.”:
“Về dài hạn, đây là một động thái tốt theo quan điểm của Indonesia. Trước hết nó sẽ giúp dành được một khoản tiền khá lớn, theo quan điểm của chính phủ. Ngay lúc này, chính phủ chi khoảng 20 phần trăm ngân sách hàng năm cho việc trợ giá dầu – và đó là một sự hỗ trợ rất lớn.”
Số tiền Indonesia phải dành ra để mua dầu đã tăng vọt trong những năm gần đây lên tới khoảng 20 tỷ mỗi năm. Các cố vấn chính phủ nói ngân khoản này tốt hơn nên được dành cho giáo dục, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các dự án y tế.
Ông Colquhoun của tổ chức Fitch nói các cải tổ trợ giá dầu trong khắp khu vực là quan trọng, nhất là ở Indonesia:
“Với Indonesia, vấn đề không hẳn là về tự thân khoản tiền tiết kiệm được mà là về việc liệu giới hữu trách có thể sử dụng ngân khoản phụ trội mà họ có được để bố trí lại các nguồn lực một cách hữu hiệu hơn có lẽ vào hạ tầng cơ sở hay các lãnh vực chi tiêu khác củng cố cho các triển vọng tăng trưởng dài hạn hơn.”
Malaysia cũng thông báo chấm dứt việc trợ giá dầu hoả và dầu diesel kể từ ngày 1 tháng 12. Chính phủ nói các biện pháp hướng tới một sự thả nổi có kiểm soát là do giá thị trường thế giới nay thấp hơn giá ở các trạm xăng dầu địa phương.
Uỷ ban Cảnh sát Năng lượng Quốc gia Thái Lan cho biết dự định thực thi cải cách giá năng lượng hướng tới việc tăng thêm giá diesel và giá dầu hoá lỏng.
Giá dầu hạ sẽ củng cố các nền kinh tế ở châu Á trước khi lãi suất tăng tại Hoa Kỳ trong năm 2015, theo sách lược gia chính Chris Weston của cơ quan thương mại IG Markets có trụ sở ở Melbourne. Năm 2012, các dấu hiệu Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất đã gây rúng động các nền kinh tế khu vực và các thị trường tiền tệ. Ông nói:
“Sự kiện giá dầu sụt rõ ràng đã làm cho giá nhiên liệu nội địa sụt giảm ở một số nước và điều đó đã giúp tiền lời về lãi suất thực sự tăng lên. Vì vậy nếu muốn đầu tư vào công trái trong tương lai thì đó là điều rất tốt. Các cơ may về một hiện tượng bỏ chạy ồ ạt khỏi các thị trường đang trỗi dậy trong năm tới đã phần nào giảm bớt. Chúng ta sẽ không thấy những gì chúng ta đã chứng kiến năm 2012.”
Các kinh tế gia nói giá nhiên liệu hạ đã làm tăng thêm triển vọng tốt đẹp cho châu Á vào năm tới, và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Âu châu OECD nói rằng khu vực sẽ vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu.
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/anh-huong-tich-cuc-cua-gia-dau-tai-chau.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Giá dầu hạ trên toàn cầu thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á năm 2015
Giá dầu hạ trên toàn cầu thúc đẩy triển vọng kinh tế châu Á năm 2015
Ron Corben – Theo VOA – 27 Nov 2014
Giá dầu sụt mạnh mới đây đã giúp thúc đẩy các nền kinh tế của châu Á, khiến các chính phủ có thể giảm bớt phần trợ giá dầu gây tốn kém. Các chuyên gia phân tích cho rằng giá dầu hạ cũng làm giảm nhẹ áp lực chi trả trong các nền kinh tế lệ thuộc vào dầu nhập trước tình hình lãi suất trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng cao trong năm 2015. Thông tín viên VOA Ron Corben tường trình từ Bangkok.
Các kinh tế gia nói giá dầu trên thị trường quốc tế sụt 25 phần trăm kể từ tháng 7 đang nâng cao triển vọng kinh tế ở châu Á vì khu vực này lệ thuộc nặng vào dầu nhập để thúc đẩy tăng trưởng.
Các kinh tế gia cho rằng lợi ích của giá dầu hạ cũng làm giảm nhẹ áp lực chi trả quốc tế, người tiêu thụ sẽ có thêm tiền trong túi và sẽ bớt được tình trạng lạm phát giá cả.
Giá dầu thô tiêu chuẩn Brent đã sụt xuống tới mức dưới 80 đôla một thùng, sụt nhiều so với mức thị trường là trên 108 đôla vào tháng 12 năm 2011. Giá dầu thiên nhiên hoá lỏng LNG, được sử dụng rộng rãi ở châu Á, kể cả Nhật Bản, liên kết với giá dầu thô Brent.
Ông Andrew Colquhoun, giám đốc kỳ cựu của tổ chức đánh giá Fitch ở Hong Kong, nói các nền kinh tế sẽ được hưởng lợi nhờ sự sụt giá này:
“Đa số các nền kinh tế ở châu Á Thái Bình Dương phải nhập dầu và vì thế giá dầu sụt giảm tương đương với một hình thức tăng thêm thu nhập đối với họ và tác động tuỳ thuộc vào việc liệu các nền kinh tế có để dành hay chi dùng tiền lời trong mức thu nhập ấy.”
Trong một báo cáo mới đây của các chuyên gia, cơ quan Fitch Ratings nói các nền kinh tế Á châu chính kể cả Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Thái Lan sẽ thấy một hiện tượng tăng thu nhập toàn diện thực sự do giá dầu hạ liên tục. Số tiền Thái Lan dành cho việc nhập khẩu dầu chiếm 15 phần trăm thu nhập toàn quốc, gánh nặng chi phí tương đối lớn nhất trong khu vực.
Trong bối cảnh giá dầu hạ giảm trên toàn cầu, Indonesia, Malaysia và Thái Lan tất cả đều có biện pháp giảm bớt việc trợ giá dầu, thường chiếm một yếu tố chính trong mức chi của chính phủ.
Trước đây trong tháng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tăng hơn 30 phần trăm mức trợ giá dầu. Quyết định nhạy cảm về chính trị này đã đưa tới sự chỉ trích của các công đoàn và các đảng đối lập. Nhưng chính phủ nói họ đang trợ cấp xã hội cho trên 15 triệu người để làm giảm nhẹ tác động của giá dầu tăng cao.
Ông Gareht Leather, một kinh tế gia của tổ chức Capital Markets có trụ ở ở London, nói đối với Indonesia, trong khi sẽ có tác động ngắn hạn, số tiền tiết kiệm được sẽ giúp tăng mức công chi và củng cố niềm tin của giới đầu tư rằng Tổng thống Widodo “nghiêm túc về cải cách kinh tế.”:
“Về dài hạn, đây là một động thái tốt theo quan điểm của Indonesia. Trước hết nó sẽ giúp dành được một khoản tiền khá lớn, theo quan điểm của chính phủ. Ngay lúc này, chính phủ chi khoảng 20 phần trăm ngân sách hàng năm cho việc trợ giá dầu – và đó là một sự hỗ trợ rất lớn.”
Số tiền Indonesia phải dành ra để mua dầu đã tăng vọt trong những năm gần đây lên tới khoảng 20 tỷ mỗi năm. Các cố vấn chính phủ nói ngân khoản này tốt hơn nên được dành cho giáo dục, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và các dự án y tế.
Ông Colquhoun của tổ chức Fitch nói các cải tổ trợ giá dầu trong khắp khu vực là quan trọng, nhất là ở Indonesia:
“Với Indonesia, vấn đề không hẳn là về tự thân khoản tiền tiết kiệm được mà là về việc liệu giới hữu trách có thể sử dụng ngân khoản phụ trội mà họ có được để bố trí lại các nguồn lực một cách hữu hiệu hơn có lẽ vào hạ tầng cơ sở hay các lãnh vực chi tiêu khác củng cố cho các triển vọng tăng trưởng dài hạn hơn.”
Malaysia cũng thông báo chấm dứt việc trợ giá dầu hoả và dầu diesel kể từ ngày 1 tháng 12. Chính phủ nói các biện pháp hướng tới một sự thả nổi có kiểm soát là do giá thị trường thế giới nay thấp hơn giá ở các trạm xăng dầu địa phương.
Uỷ ban Cảnh sát Năng lượng Quốc gia Thái Lan cho biết dự định thực thi cải cách giá năng lượng hướng tới việc tăng thêm giá diesel và giá dầu hoá lỏng.
Giá dầu hạ sẽ củng cố các nền kinh tế ở châu Á trước khi lãi suất tăng tại Hoa Kỳ trong năm 2015, theo sách lược gia chính Chris Weston của cơ quan thương mại IG Markets có trụ sở ở Melbourne. Năm 2012, các dấu hiệu Hoa Kỳ sẽ tăng lãi suất đã gây rúng động các nền kinh tế khu vực và các thị trường tiền tệ. Ông nói:
“Sự kiện giá dầu sụt rõ ràng đã làm cho giá nhiên liệu nội địa sụt giảm ở một số nước và điều đó đã giúp tiền lời về lãi suất thực sự tăng lên. Vì vậy nếu muốn đầu tư vào công trái trong tương lai thì đó là điều rất tốt. Các cơ may về một hiện tượng bỏ chạy ồ ạt khỏi các thị trường đang trỗi dậy trong năm tới đã phần nào giảm bớt. Chúng ta sẽ không thấy những gì chúng ta đã chứng kiến năm 2012.”
Các kinh tế gia nói giá nhiên liệu hạ đã làm tăng thêm triển vọng tốt đẹp cho châu Á vào năm tới, và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Âu châu OECD nói rằng khu vực sẽ vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu.
http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/anh-huong-tich-cuc-cua-gia-dau-tai-chau.html