Hình Ảnh & Sự Kiện
Giả thuyết mới vì sao Anne Frank bị phát hiện
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có thể Anne Frank, nổi tiếng trên toàn thế giới với quyển nhật ký viết trong thời gian Thế chiến thứ Hai, bị bắt một cách tình cờ, chứ không phải do nơi cô ẩn nấp bị chỉ điểm.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có thể Anne Frank, nổi tiếng trên toàn thế giới với quyển nhật ký viết trong thời gian Thế chiến thứ Hai, bị bắt một cách tình cờ, chứ không phải do nơi cô ẩn nấp bị chỉ điểm.
Bảo tàng Anne Frank tại Amsterdam, Hà Lan, cho rằng địa chỉ nơi cô ẩn náu có thể bị cảnh sát khám xét về vấn đề tem phiếu lương thực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cảnh sát đến lục soát căn nhà nhưng chưa chắc là để tìm tám người Do Thái đang trốn ở đó.
Toàn bộ những người cư ngụ bất hợp pháp tại số 263 đường Prinsengracht đã bị đưa đến trại tập trung Auschwitz.
Trong phần kết luận về nghiên cứu, Bảo tàng Anne Frank nói: "Câu hỏi luôn được quan tâm là: Ai đã phản bội Anne Frank và những người đang ẩn náu? Điều này làm cho tâm điểm dồn về chuyện chỉ điểm, và làm giới hạn lý do của vụ bắt bớ. "
Trước khi cảnh sát khám xét, một người nặc danh đã gọi điện và được cho là đã chỉ điểm cho Mật vụ của Đức về những người Do thái đang lẩn trốn- nhưng các nghiên cứu mới đã đặt dấu hỏi về lý thuyết này.
Thông qua nhật ký của Anne Frank, ghi chép từ tháng Ba 1944, các nhà nghiên cứu phát hiện vấn đề tem phiếu lương thực và lao động chui có thể là nguyên nhân của cuộc khám xét định mệnh.
'Chúng tôi không có phiếu lương thực'
Image caption Bảo tàng Anne Frank chính là ngôi nhà cô và gia đình từng lẩn trốn.
Từ 10/03/1944, Anne thường xuyên viết về việc hai người đàn ông bị bắt do buôn bán phiếu lương thực bất hợp pháp. Cô gọi hai người này là 'B' và 'D'- viết tắt của Martin Brouwer và Pieter Daatzelaar.
Hai người là nhân viên bán hàng của một công ty có trụ sở tại 263 đường Prinsengracht, nơi bố của cô Anne là ông Otto Frank cũng hành nghề buôn bán- và cũng là nơi gia đình cô đang nương náu.
Anne viết vào hôm 14 tháng Ba: "B và D đã bị bắt, và như vậy chúng tôi sẽ không có phiếu lương thực..."
Điều này cho thấy gia đình cô Frank có mua phiếu lương thực từ những người này.
Phân tích những báo cáo của cảnh sát và từ tòa án, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng những cảnh sát trực tiếp bắt Anne và những người khác, không phải là những cảnh sát phụ trách việc truy lùng người Do Thái, mà là những cảnh sát chuyên phá án liên quan đến tài chính, trật tự trị an và đồ trang sức.
Image caption Bia mộ tượng trưng của Anne và chị gái Margot tại nơi từng là trại tập trung Bergen-Belsen
Nghiên cứu cũng ghi nhận việc cảnh sát ở tại ngôi nhà trong hai giờ đồng hồ-lâu hơn nhiều so với việc bắt giữ người cư ngụ bất hợp pháp.
Những bằng chứng khác cho biết những người liên quan đến địa chỉ 263 đường Prinsengracht đã bị chính quyền Quốc xã Hà Lan trừng phạt do làm chui.
"Một công ty mà nhân viên thì làm chui còn hai nhân viên bán hàng bị bắt vì tội bán tem phiếu lương thực hiển nhiên sẽ bị chính quyền để ý," các nhà nghiên cứu viết.
Đến nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn về chuyện ai đã chỉ điểm Anne Frank và gia đình cô cho chính quyền Quốc xã.
Tác giả trẻ đã qua đời vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen khi mới 15 tuổi, vài tuần trước khi trại được giải phóng. Người cha Otto là thành viên duy nhất trong số tám người bị bắt còn sống sau Thế chiến thứ Hai.
( BBC )
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có thể Anne Frank, nổi tiếng trên toàn thế giới với quyển nhật ký viết trong thời gian Thế chiến thứ Hai, bị bắt một cách tình cờ, chứ không phải do nơi cô ẩn nấp bị chỉ điểm.
Bảo tàng Anne Frank tại Amsterdam, Hà Lan, cho rằng địa chỉ nơi cô ẩn náu có thể bị cảnh sát khám xét về vấn đề tem phiếu lương thực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cảnh sát đến lục soát căn nhà nhưng chưa chắc là để tìm tám người Do Thái đang trốn ở đó.
Toàn bộ những người cư ngụ bất hợp pháp tại số 263 đường Prinsengracht đã bị đưa đến trại tập trung Auschwitz.
Trong phần kết luận về nghiên cứu, Bảo tàng Anne Frank nói: "Câu hỏi luôn được quan tâm là: Ai đã phản bội Anne Frank và những người đang ẩn náu? Điều này làm cho tâm điểm dồn về chuyện chỉ điểm, và làm giới hạn lý do của vụ bắt bớ. "
Trước khi cảnh sát khám xét, một người nặc danh đã gọi điện và được cho là đã chỉ điểm cho Mật vụ của Đức về những người Do thái đang lẩn trốn- nhưng các nghiên cứu mới đã đặt dấu hỏi về lý thuyết này.
Thông qua nhật ký của Anne Frank, ghi chép từ tháng Ba 1944, các nhà nghiên cứu phát hiện vấn đề tem phiếu lương thực và lao động chui có thể là nguyên nhân của cuộc khám xét định mệnh.
'Chúng tôi không có phiếu lương thực'
Image caption Bảo tàng Anne Frank chính là ngôi nhà cô và gia đình từng lẩn trốn.
Từ 10/03/1944, Anne thường xuyên viết về việc hai người đàn ông bị bắt do buôn bán phiếu lương thực bất hợp pháp. Cô gọi hai người này là 'B' và 'D'- viết tắt của Martin Brouwer và Pieter Daatzelaar.
Hai người là nhân viên bán hàng của một công ty có trụ sở tại 263 đường Prinsengracht, nơi bố của cô Anne là ông Otto Frank cũng hành nghề buôn bán- và cũng là nơi gia đình cô đang nương náu.
Anne viết vào hôm 14 tháng Ba: "B và D đã bị bắt, và như vậy chúng tôi sẽ không có phiếu lương thực..."
Điều này cho thấy gia đình cô Frank có mua phiếu lương thực từ những người này.
Phân tích những báo cáo của cảnh sát và từ tòa án, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng những cảnh sát trực tiếp bắt Anne và những người khác, không phải là những cảnh sát phụ trách việc truy lùng người Do Thái, mà là những cảnh sát chuyên phá án liên quan đến tài chính, trật tự trị an và đồ trang sức.
Image caption Bia mộ tượng trưng của Anne và chị gái Margot tại nơi từng là trại tập trung Bergen-Belsen
Nghiên cứu cũng ghi nhận việc cảnh sát ở tại ngôi nhà trong hai giờ đồng hồ-lâu hơn nhiều so với việc bắt giữ người cư ngụ bất hợp pháp.
Những bằng chứng khác cho biết những người liên quan đến địa chỉ 263 đường Prinsengracht đã bị chính quyền Quốc xã Hà Lan trừng phạt do làm chui.
"Một công ty mà nhân viên thì làm chui còn hai nhân viên bán hàng bị bắt vì tội bán tem phiếu lương thực hiển nhiên sẽ bị chính quyền để ý," các nhà nghiên cứu viết.
Đến nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn về chuyện ai đã chỉ điểm Anne Frank và gia đình cô cho chính quyền Quốc xã.
Tác giả trẻ đã qua đời vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen khi mới 15 tuổi, vài tuần trước khi trại được giải phóng. Người cha Otto là thành viên duy nhất trong số tám người bị bắt còn sống sau Thế chiến thứ Hai.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Giả thuyết mới vì sao Anne Frank bị phát hiện
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có thể Anne Frank, nổi tiếng trên toàn thế giới với quyển nhật ký viết trong thời gian Thế chiến thứ Hai, bị bắt một cách tình cờ, chứ không phải do nơi cô ẩn nấp bị chỉ điểm.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy có thể Anne Frank, nổi tiếng trên toàn thế giới với quyển nhật ký viết trong thời gian Thế chiến thứ Hai, bị bắt một cách tình cờ, chứ không phải do nơi cô ẩn nấp bị chỉ điểm.
Bảo tàng Anne Frank tại Amsterdam, Hà Lan, cho rằng địa chỉ nơi cô ẩn náu có thể bị cảnh sát khám xét về vấn đề tem phiếu lương thực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cảnh sát đến lục soát căn nhà nhưng chưa chắc là để tìm tám người Do Thái đang trốn ở đó.
Toàn bộ những người cư ngụ bất hợp pháp tại số 263 đường Prinsengracht đã bị đưa đến trại tập trung Auschwitz.
Trong phần kết luận về nghiên cứu, Bảo tàng Anne Frank nói: "Câu hỏi luôn được quan tâm là: Ai đã phản bội Anne Frank và những người đang ẩn náu? Điều này làm cho tâm điểm dồn về chuyện chỉ điểm, và làm giới hạn lý do của vụ bắt bớ. "
Trước khi cảnh sát khám xét, một người nặc danh đã gọi điện và được cho là đã chỉ điểm cho Mật vụ của Đức về những người Do thái đang lẩn trốn- nhưng các nghiên cứu mới đã đặt dấu hỏi về lý thuyết này.
Thông qua nhật ký của Anne Frank, ghi chép từ tháng Ba 1944, các nhà nghiên cứu phát hiện vấn đề tem phiếu lương thực và lao động chui có thể là nguyên nhân của cuộc khám xét định mệnh.
'Chúng tôi không có phiếu lương thực'
Image caption Bảo tàng Anne Frank chính là ngôi nhà cô và gia đình từng lẩn trốn.
Từ 10/03/1944, Anne thường xuyên viết về việc hai người đàn ông bị bắt do buôn bán phiếu lương thực bất hợp pháp. Cô gọi hai người này là 'B' và 'D'- viết tắt của Martin Brouwer và Pieter Daatzelaar.
Hai người là nhân viên bán hàng của một công ty có trụ sở tại 263 đường Prinsengracht, nơi bố của cô Anne là ông Otto Frank cũng hành nghề buôn bán- và cũng là nơi gia đình cô đang nương náu.
Anne viết vào hôm 14 tháng Ba: "B và D đã bị bắt, và như vậy chúng tôi sẽ không có phiếu lương thực..."
Điều này cho thấy gia đình cô Frank có mua phiếu lương thực từ những người này.
Phân tích những báo cáo của cảnh sát và từ tòa án, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng những cảnh sát trực tiếp bắt Anne và những người khác, không phải là những cảnh sát phụ trách việc truy lùng người Do Thái, mà là những cảnh sát chuyên phá án liên quan đến tài chính, trật tự trị an và đồ trang sức.
Image caption Bia mộ tượng trưng của Anne và chị gái Margot tại nơi từng là trại tập trung Bergen-Belsen
Nghiên cứu cũng ghi nhận việc cảnh sát ở tại ngôi nhà trong hai giờ đồng hồ-lâu hơn nhiều so với việc bắt giữ người cư ngụ bất hợp pháp.
Những bằng chứng khác cho biết những người liên quan đến địa chỉ 263 đường Prinsengracht đã bị chính quyền Quốc xã Hà Lan trừng phạt do làm chui.
"Một công ty mà nhân viên thì làm chui còn hai nhân viên bán hàng bị bắt vì tội bán tem phiếu lương thực hiển nhiên sẽ bị chính quyền để ý," các nhà nghiên cứu viết.
Đến nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn về chuyện ai đã chỉ điểm Anne Frank và gia đình cô cho chính quyền Quốc xã.
Tác giả trẻ đã qua đời vì bệnh sốt phát ban ở trại tập trung Bergen-Belsen khi mới 15 tuổi, vài tuần trước khi trại được giải phóng. Người cha Otto là thành viên duy nhất trong số tám người bị bắt còn sống sau Thế chiến thứ Hai.
( BBC )