Thân Hữu Tiếp Tay...

Giác Ngộ Rồi Sao: TUỆ SỸ – TRÍ THỨC PHẢI NÓI

Thượng Tọa Tuệ Sĩ tên thật Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại làng Tân An, huyện Thahine tỉnh Pakse, nước Lào. Thân phụ ngài là cụ Phạm văn Phẩm, thân mẫu ngài là cụ Đặng thị Chín, chánh quán Đức Phổ, tỉnh Quảng Bình,

lập nghiệp tại Lào từ thập niên 30. Năm 12 tuổi, ngài về Sàigòn, và tu học qua các chùa Từ Đàm Huế, Phật học viện Hải Đức Nha Trang, Thiền viện Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp. Năm 20 tuổi, ngài có pháp danh Tuệ Sỹ, và trở thành giáo sư trường Đại học Vạn Hạnh Sài gòn. Ngài từng là Chủ bút tập san Bát Nhã, cơ quan truyền bá giáo lý của tổng vụ Hoằng pháp, và là Trưởng ban tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh Sàigòn. Sau năm 1975, ngài phải đi làm rẫy tại Nha Trang. Đến giữa năm 1977, ngài trở lại sống trong chùa Già Lam, SG. Khoảng đầu năm 1978 ngài bị bắt, và được trả tự do năm 1981. Ngày 1.4.1984, ngài lại bị CS bắt giam, và trong phiên tòa kéo dài ba ngày 28, 29 và 30 tháng 9.1988, ngài bị kết án tử hình. Nhờ tình thương yêu của mọi người và cuộc vận động quốc tế ráo riết của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, từ Liên Hiệp quốc đến các chính giới Âu, Mỹ, Úc, Á, CS phải giám bản án tử hình xuống 20 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 9 năm 1998, ngài được trả tự do sau 14 năm khổ sai.


Không những là một vị chân tu khả kính, uyên thâm Phật pháp, một vị cao tăng chấp nhận dấn thân để cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ, ngài còn là một nhà đại trí thức, tác giả của nhiều tác phẩm tên tuổi trong kho tàng kiến thức Việt Nam, như Đại Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam (viết cùng Đại Đức Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát), Triết Học Về Tánh Không, Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng, Trung Quán Luận, Triết Học Tây Phương Hiện Đại (dịch), Thiền Luận (dịch, tập trung và hạ -tập thượng do Trúc Thiên dịch), Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (dịch từ nguyên tác Pháp ngữ của Trần Văn Giáp), Kinh Lăng Già (dịch)… Đặc biệt, bên cạnh trí tuệ siêu việt, Thượng Tọa Tuệ Sĩ còn là người có một tâm hồn trác tuyệt dành cho thơ. Cố thi sĩ Bùi Giáng đã có lần nhận xét về ngài: Tuệ Sỹ là người mang một nguồn thơ Việt phi phàm, trùm lấp hết chân trời mới cũ, từ Đường Thi Trung Hoa tới siêu thực tây phương.

Sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết tâm huyết của Thầy, gửi từ Sài Gòn, nói lên bản chất phi nhân của chế độ CSVN, tính nhẫn nại chịu đựng của những người dân nghèo bị chế độ đàn áp, và niềm tin sắt son của Thầy đối với những người trí thức chân chính của Việt Nam. [ Việt Báo ]

Kính thưa quí vị,

Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.

Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.

Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng tri… Đảng làm sai, đảng sửa.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc (mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.

Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.

Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?

Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.

Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.

Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quí vị.

Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giác Ngộ Rồi Sao: TUỆ SỸ – TRÍ THỨC PHẢI NÓI

Thượng Tọa Tuệ Sĩ tên thật Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại làng Tân An, huyện Thahine tỉnh Pakse, nước Lào. Thân phụ ngài là cụ Phạm văn Phẩm, thân mẫu ngài là cụ Đặng thị Chín, chánh quán Đức Phổ, tỉnh Quảng Bình,

lập nghiệp tại Lào từ thập niên 30. Năm 12 tuổi, ngài về Sàigòn, và tu học qua các chùa Từ Đàm Huế, Phật học viện Hải Đức Nha Trang, Thiền viện Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp. Năm 20 tuổi, ngài có pháp danh Tuệ Sỹ, và trở thành giáo sư trường Đại học Vạn Hạnh Sài gòn. Ngài từng là Chủ bút tập san Bát Nhã, cơ quan truyền bá giáo lý của tổng vụ Hoằng pháp, và là Trưởng ban tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh Sàigòn. Sau năm 1975, ngài phải đi làm rẫy tại Nha Trang. Đến giữa năm 1977, ngài trở lại sống trong chùa Già Lam, SG. Khoảng đầu năm 1978 ngài bị bắt, và được trả tự do năm 1981. Ngày 1.4.1984, ngài lại bị CS bắt giam, và trong phiên tòa kéo dài ba ngày 28, 29 và 30 tháng 9.1988, ngài bị kết án tử hình. Nhờ tình thương yêu của mọi người và cuộc vận động quốc tế ráo riết của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, từ Liên Hiệp quốc đến các chính giới Âu, Mỹ, Úc, Á, CS phải giám bản án tử hình xuống 20 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 9 năm 1998, ngài được trả tự do sau 14 năm khổ sai.


Không những là một vị chân tu khả kính, uyên thâm Phật pháp, một vị cao tăng chấp nhận dấn thân để cứu vớt chúng sinh khỏi bể khổ, ngài còn là một nhà đại trí thức, tác giả của nhiều tác phẩm tên tuổi trong kho tàng kiến thức Việt Nam, như Đại Tự Điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam (viết cùng Đại Đức Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát), Triết Học Về Tánh Không, Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng, Trung Quán Luận, Triết Học Tây Phương Hiện Đại (dịch), Thiền Luận (dịch, tập trung và hạ -tập thượng do Trúc Thiên dịch), Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (dịch từ nguyên tác Pháp ngữ của Trần Văn Giáp), Kinh Lăng Già (dịch)… Đặc biệt, bên cạnh trí tuệ siêu việt, Thượng Tọa Tuệ Sĩ còn là người có một tâm hồn trác tuyệt dành cho thơ. Cố thi sĩ Bùi Giáng đã có lần nhận xét về ngài: Tuệ Sỹ là người mang một nguồn thơ Việt phi phàm, trùm lấp hết chân trời mới cũ, từ Đường Thi Trung Hoa tới siêu thực tây phương.

Sau đây xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết tâm huyết của Thầy, gửi từ Sài Gòn, nói lên bản chất phi nhân của chế độ CSVN, tính nhẫn nại chịu đựng của những người dân nghèo bị chế độ đàn áp, và niềm tin sắt son của Thầy đối với những người trí thức chân chính của Việt Nam. [ Việt Báo ]

Kính thưa quí vị,

Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi.

Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.

Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng tri… Đảng làm sai, đảng sửa.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc (mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.

Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.

Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?

Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.

Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.

Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quí vị.

Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm