Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Giấc mơ kỳ lạ của hoàng đế La Mã và quyết định thay đổi lịch sử, chấm dứt cuộc bức hại 300 năm
Trước trận đánh cầu Milvius, hoàng đế La Mã Constantine đã có một giấc mơ kỳ lạ vô cùng sống động. Và cũng chính giấc mơ ấy đã khởi đầu cho một quyết định thay đổi lịch sử…
Người cổ đại thường coi giấc mơ là điềm báo về tương lai, cho đến ngày nay niềm tin ấy vẫn còn hiện hữu. Nhiều người tin rằng, một số giấc mơ có khả năng dự báo tương lai và gọi chúng là “giấc mơ tiên tri”.
Một trong những giấc mơ kỳ lạ và nổi tiếng nhất thời cổ đại là của Hoàng đế La Mã Constantine (274 – 337), khi ông đang chỉ huy một trận đánh vĩ đại trong cuộc đời mình.
Constantine Đại Đế là vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử, bởi ông là hoàng đế La Mã đầu tiên cải đạo sang Ki-tô giáo. Ông cũng là người đã ban bố Sắc lệnh Milano chấm dứt gần 300 năm cuộc thảm sát tín đồ Ki-tô giáo của đế chế La Mã.
Trận cầu Milvius và giấc mơ kỳ lạ
Hoàng đế La Mã Constantine vốn là người theo thuyết một Thần (chỉ tin vào sự tồn tại của một Đấng tối cao duy nhất và có uy quyền phổ quát, cũng tức là tin vào sự duy nhất của Thượng đế), đồng thời là tín đồ của thần mặt trời Sol Invictus. Nói cách khác, về căn bản ông phủ nhận sự tồn tại của các vị Thần khác không phải trong tôn giáo của mình. Tuy nhiên, trận đánh tại cầu Milvius và giấc mơ kỳ lạ đã hoàn toàn thay đổi niềm tin này của ông.
Trận cầu Milvius là trận đánh diễn ra giữa hai hoàng đế La MãConstantine và Maxentius vào ngày 28/10/312. Trận chiến này được đặt theo tên của cây cầu Milvius – một tuyến đường quan trọng trên sông Tiber. Constantine đã thắng trận và bắt đầu con đường kết thúc chính quyền Tứ đầu chế để trở thành người cai trị duy nhất của Đế quốc La Mã. Theo các biên sử gia, trận chiến cầu Milvius đã đánh dấu cho việc cải đạo sang Kitô giáo của Constantine .
Trong trận cầu Milvius, đối mặt với một đội quân có lực lượng nhiều gấp đôi quân mình, hoàng đế La Mã Constantine hiểu rằng có thể ông sẽ phải hy sinh trong trận đánh vào hôm sau.
Theo các ghi chép lịch sử, trước trận đánh tại cầu Milvius, ông và quân đội của mình đã nhìn thấy một cây thập tự sáng rực trên bầu trời, kèm theo là dòng chữ Hy Lạp mà khi được dịch sang tiếng Latin sẽ là In hoc signo vinces (‘biểu tượng này sẽ chiến thắng’).
Cũng ngay đêm hôm đó, vị hoàng đế đã có một giấc mơ vô cùng sống động. Trong mơ, một thiên thần xuất hiện trước mặt ông, ôm trên mình biểu tượng thập tự giá, đồng thời thốt ra những lời này: “Với biểu tượng này, con sẽ chiến thắng” (By this symbol, you shall conquer).
Theo ghi chép lịch sử, hoàng đế La Mã Constantine đã vô cùng phấn khởi tới mức ông ra lệnh trang trí biểu tượng cây thập tự giá trên tất cả các tấm khiên của binh sĩ của mình. Và quả thật, ông đã giành chiến thắng trong trận đánh và tiếp quản Đế chế La Mã hùng mạnh. Sau khi thắng trận, Constantine đã cho xây một khải hoàn mônđể kỷ niệm và ông khẳng định rằng chiến thắng này có sự can thiệp của thần thánh.
Quyết định thay đổi lịch sử
Lúc bấy giờ cũng là khoảng thời gian khó khăn đối với các tín đồ Cơ Đốc. Họ đã phải chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc suốt gần 300 năm bởi các hoàng đế La Mã trước đó. Họ thường xuyên bị đẩy vào đấu trường cho mãnh thú xé xác hoặc bị cột vào những bó cỏ khô để châm lửa đốt…
Và trong thời khắc này, hoàng đế Constantine đã có một quyết định thay đổi lịch sử. Ngày 13/6/313, ông ban hành Sắc lệnh Milan, cho phép các tín đồ Cơ Đốc có thể tin vào những gì họ muốn, chính thức chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc kéo dài gần 300 năm.
Khi hoàng đế Constantine lên ngôi, ông đã đi ngược lại với chính sách của các hoàng đế tiền nhiệm. Ông công nhận và đối xử tử tế với các tín đồ Cơ Đốc, thậm chí ban bố sắc lệnh giúp Cơ Đốc giáo trở thành tôn giáo chính thức của một trong những đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Khi viết cho những người Kitô giáo, Constantine nói rõ là ông tin rằng thành công của ông là do sự bảo vệ từ Thiên Chúa vĩ đại của Kitô giáo. Trong suốt triều đại của mình, Constantine đã xây dựng nhiều vương cung thánh đường khác nhau, ban những đặc quyền (như miễn một số thuế), và trả lại những tài sản tịch thu trong Đại thảm sát. Cũng từ đó, Constantine được biết đến như là “Hoàng đế đầu tiên theo Kitô giáo” của Đế quốc La Mã. Triều đại của ông cũng là một bước ngoặt lịch sử của Kitô giáo.
Và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, có một mối liên hệ giữa giấc mơ kỳ lạ về thiên thần đối với quyết định thay đổi lịch sử của hoàng đế Constantine. Vào thời khắc quan trọng, ông đã lựa chọn đứng về phía chính nghĩa, đồng thời trả lại sự công bằng cho những tín đồ bị bức hại. Và cũng bởi niềm tin vào Thần thánh ấy, ông đã có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn cho riêng mình.
Chúng ta biết rằng, đế quốc La Mã xuyên suốt khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, quyền lực được phân chia cho bốn vị hoàng đế (gọi là “Tứ đầu chế”). Sau cùng, khi hoàng đế Constantine giải oan cho Cơ Đốc giáo, toàn bộ vinh diệu thiên cổ đều dành cả cho ông, giúp Constantine trở thành vị hoàng đế vĩ đại nhất của đế chế La Mã hùng mạnh. Người ta nói rằng đó là vì Constantine đã giải oan cho Cơ Đốc giáo, cũng chính là giải oan cho những “tín đồ của Chúa”. Công đức thiên đại phục hưng Cơ Đốc giáo ấy cũng là công đức vinh diệu thần thánh nhất trong lịch sử phương Tây.
Và điều đặc biệt là, hết thảy những vinh diệu ấy lại bắt nguồn từ một giấc mơ. Vậy, giấc mơ kỳ bí và thần thánh của vị hoàng đế La Mã ấy phải chăng chính là sự điểm hóa của Thần? Câu chuyện nhuốm màu thần thánh này cũng chính là bài học lịch sử, nhắn nhủ con người ngày nay về niềm tin vào chính nghĩa. Dám đứng lên bảo vệ lẽ phải và trừ bỏ cái ác, mỗi chúng ta chính là người đang làm nên và thay đổi lịch sử này.
Hưng Thành ĐKN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Giấc mơ kỳ lạ của hoàng đế La Mã và quyết định thay đổi lịch sử, chấm dứt cuộc bức hại 300 năm
Trước trận đánh cầu Milvius, hoàng đế La Mã Constantine đã có một giấc mơ kỳ lạ vô cùng sống động. Và cũng chính giấc mơ ấy đã khởi đầu cho một quyết định thay đổi lịch sử…
Người cổ đại thường coi giấc mơ là điềm báo về tương lai, cho đến ngày nay niềm tin ấy vẫn còn hiện hữu. Nhiều người tin rằng, một số giấc mơ có khả năng dự báo tương lai và gọi chúng là “giấc mơ tiên tri”.
Một trong những giấc mơ kỳ lạ và nổi tiếng nhất thời cổ đại là của Hoàng đế La Mã Constantine (274 – 337), khi ông đang chỉ huy một trận đánh vĩ đại trong cuộc đời mình.
Constantine Đại Đế là vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử, bởi ông là hoàng đế La Mã đầu tiên cải đạo sang Ki-tô giáo. Ông cũng là người đã ban bố Sắc lệnh Milano chấm dứt gần 300 năm cuộc thảm sát tín đồ Ki-tô giáo của đế chế La Mã.
Trận cầu Milvius và giấc mơ kỳ lạ
Hoàng đế La Mã Constantine vốn là người theo thuyết một Thần (chỉ tin vào sự tồn tại của một Đấng tối cao duy nhất và có uy quyền phổ quát, cũng tức là tin vào sự duy nhất của Thượng đế), đồng thời là tín đồ của thần mặt trời Sol Invictus. Nói cách khác, về căn bản ông phủ nhận sự tồn tại của các vị Thần khác không phải trong tôn giáo của mình. Tuy nhiên, trận đánh tại cầu Milvius và giấc mơ kỳ lạ đã hoàn toàn thay đổi niềm tin này của ông.
Trận cầu Milvius là trận đánh diễn ra giữa hai hoàng đế La MãConstantine và Maxentius vào ngày 28/10/312. Trận chiến này được đặt theo tên của cây cầu Milvius – một tuyến đường quan trọng trên sông Tiber. Constantine đã thắng trận và bắt đầu con đường kết thúc chính quyền Tứ đầu chế để trở thành người cai trị duy nhất của Đế quốc La Mã. Theo các biên sử gia, trận chiến cầu Milvius đã đánh dấu cho việc cải đạo sang Kitô giáo của Constantine .
Trong trận cầu Milvius, đối mặt với một đội quân có lực lượng nhiều gấp đôi quân mình, hoàng đế La Mã Constantine hiểu rằng có thể ông sẽ phải hy sinh trong trận đánh vào hôm sau.
Theo các ghi chép lịch sử, trước trận đánh tại cầu Milvius, ông và quân đội của mình đã nhìn thấy một cây thập tự sáng rực trên bầu trời, kèm theo là dòng chữ Hy Lạp mà khi được dịch sang tiếng Latin sẽ là In hoc signo vinces (‘biểu tượng này sẽ chiến thắng’).
Cũng ngay đêm hôm đó, vị hoàng đế đã có một giấc mơ vô cùng sống động. Trong mơ, một thiên thần xuất hiện trước mặt ông, ôm trên mình biểu tượng thập tự giá, đồng thời thốt ra những lời này: “Với biểu tượng này, con sẽ chiến thắng” (By this symbol, you shall conquer).
Theo ghi chép lịch sử, hoàng đế La Mã Constantine đã vô cùng phấn khởi tới mức ông ra lệnh trang trí biểu tượng cây thập tự giá trên tất cả các tấm khiên của binh sĩ của mình. Và quả thật, ông đã giành chiến thắng trong trận đánh và tiếp quản Đế chế La Mã hùng mạnh. Sau khi thắng trận, Constantine đã cho xây một khải hoàn mônđể kỷ niệm và ông khẳng định rằng chiến thắng này có sự can thiệp của thần thánh.
Quyết định thay đổi lịch sử
Lúc bấy giờ cũng là khoảng thời gian khó khăn đối với các tín đồ Cơ Đốc. Họ đã phải chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc suốt gần 300 năm bởi các hoàng đế La Mã trước đó. Họ thường xuyên bị đẩy vào đấu trường cho mãnh thú xé xác hoặc bị cột vào những bó cỏ khô để châm lửa đốt…
Và trong thời khắc này, hoàng đế Constantine đã có một quyết định thay đổi lịch sử. Ngày 13/6/313, ông ban hành Sắc lệnh Milan, cho phép các tín đồ Cơ Đốc có thể tin vào những gì họ muốn, chính thức chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc kéo dài gần 300 năm.
Khi hoàng đế Constantine lên ngôi, ông đã đi ngược lại với chính sách của các hoàng đế tiền nhiệm. Ông công nhận và đối xử tử tế với các tín đồ Cơ Đốc, thậm chí ban bố sắc lệnh giúp Cơ Đốc giáo trở thành tôn giáo chính thức của một trong những đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Khi viết cho những người Kitô giáo, Constantine nói rõ là ông tin rằng thành công của ông là do sự bảo vệ từ Thiên Chúa vĩ đại của Kitô giáo. Trong suốt triều đại của mình, Constantine đã xây dựng nhiều vương cung thánh đường khác nhau, ban những đặc quyền (như miễn một số thuế), và trả lại những tài sản tịch thu trong Đại thảm sát. Cũng từ đó, Constantine được biết đến như là “Hoàng đế đầu tiên theo Kitô giáo” của Đế quốc La Mã. Triều đại của ông cũng là một bước ngoặt lịch sử của Kitô giáo.
Và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, có một mối liên hệ giữa giấc mơ kỳ lạ về thiên thần đối với quyết định thay đổi lịch sử của hoàng đế Constantine. Vào thời khắc quan trọng, ông đã lựa chọn đứng về phía chính nghĩa, đồng thời trả lại sự công bằng cho những tín đồ bị bức hại. Và cũng bởi niềm tin vào Thần thánh ấy, ông đã có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn cho riêng mình.
Chúng ta biết rằng, đế quốc La Mã xuyên suốt khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, quyền lực được phân chia cho bốn vị hoàng đế (gọi là “Tứ đầu chế”). Sau cùng, khi hoàng đế Constantine giải oan cho Cơ Đốc giáo, toàn bộ vinh diệu thiên cổ đều dành cả cho ông, giúp Constantine trở thành vị hoàng đế vĩ đại nhất của đế chế La Mã hùng mạnh. Người ta nói rằng đó là vì Constantine đã giải oan cho Cơ Đốc giáo, cũng chính là giải oan cho những “tín đồ của Chúa”. Công đức thiên đại phục hưng Cơ Đốc giáo ấy cũng là công đức vinh diệu thần thánh nhất trong lịch sử phương Tây.
Và điều đặc biệt là, hết thảy những vinh diệu ấy lại bắt nguồn từ một giấc mơ. Vậy, giấc mơ kỳ bí và thần thánh của vị hoàng đế La Mã ấy phải chăng chính là sự điểm hóa của Thần? Câu chuyện nhuốm màu thần thánh này cũng chính là bài học lịch sử, nhắn nhủ con người ngày nay về niềm tin vào chính nghĩa. Dám đứng lên bảo vệ lẽ phải và trừ bỏ cái ác, mỗi chúng ta chính là người đang làm nên và thay đổi lịch sử này.
Hưng Thành ĐKN