Tham Khảo

Giấc mộng Trung Hoa và tương lai Việt Nam

Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập

Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập đại sứ quán ở đây. Viên đặc sứ mang theo một bộ sưu tập quà tặng từ Anh, một quốc gia mới bắt tay vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long đã đáp lại thiện chí của vua George III qua bức thư hồi âm như sau: “Thái độ khiêm nhường và phục tùng chân thành của ngài là điều rất dễ nhận thấy”, nhưng chúng tôi lại không có “một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngài.”

Trung Hoa của Càn Long lúc bấy giờ đang ở thời kỳ phát triển cực thịnh, với một nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, cùng một vùng lãnh thổ quốc gia trải rộng tới 11.000.000 km2 (so với 9.600.000 km2) hiện nay. Năm 1799, sáu năm sau ngày đặc sứ Anh đến Bắc Kinh, Càn Long băng hà sau ba năm nhường ngôi cho con trai và làm thái thượng hoàng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của Trung Quốc trong bối cảnh các cường quốc phương Tây, với động lực mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt.

Người Anh trở lại Trung Quốc vào cuối thập niên 1830. Lần này, họ không mang theo quà tặng cho hoàng đế Trung Hoa nữa. Thay vào đó là tàu chiến và súng ống, khởi đầu cho một thời kỳ mà người Trung Quốc vẫn gọi “thế kỷ ô nhục”, kéo dài cho đến đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới này hết bị phương Tây sâu xé lại đến lượt bị Nhật Bản xâm lăng, giày xéo.

Tuy nhiên, kiếp nạn khủng khiếp nhất mà người Trung Quốc từng phải nếm trải lại không phải do ngoại bang mà do chính họ gây ra, khi đất nước này chìm đắm trong bóng đêm của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mao. Số người bị sát hại và bị chết đói dưới ách trị vì của vị “Hoàng đế đỏ” Mao Trạch Đông lên tới con số 70 triệu.

Con sư tử thức giấc

Thế rồi, từ đống đổ nát mà Mao Trạch Đông để lại, Trung Quốc đã kịp vươn mình trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế - quân sự số 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, chỉ trong vòng 10 năm nữa kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ.

Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và ngay từ năm 1939, khi Trung Quốc mới bước vào năm thứ 2 của cuộc kháng chiến chống Nhật Bản kéo dài 8 năm, Mao Trạch Đông đã viết trong tác phẩm Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau: “Sau ngày đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật Bản chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận; Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, Hương Cảng; Pháp chiếm An Nam…” Năm 1963, Mao Trạch Đông lại nói với lãnh đạo Việt Nam tại Vũ Hán: “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.”

Sau một thời gian kiên trì áp dụng chiến lược “thao quang dưỡng hối” do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề xuất – “bình tĩnh quan sát; lập trường vững chắc; bình tĩnh đối phó; che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; duy trì ẩn mình; không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu” – Trung Quốc không còn thèm che giấu cuồng vọng bành trướng vốn đã chảy trong huyết quản của họ từ thuở “khai thiên lập địa”, trong bối cảnh cường quốc số 1 thế giới là Mỹ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.

Năm 2009, Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Châu Á, cho biết là một viên tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, để cho Hoa Kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông.

Năm 2013, China News Service (CNS), cơ quan truyền thông lớn thứ hai của Trung Quốc, đã ấn hành tài liệu nhan đề Sáu cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành trong 50 năm tới. Đó là các cuộc chiến (i) thu hồi Đài Loan; (ii) chiếm các đảo trên Biển Đông; (iii) thu hồi Nam Tây Tạng; (iv) thu hồi quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu; (v) xâm lược Mông Cổ; và (vi) thu hồi lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.

Đến năm 2015, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ, đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh “hất cẳng” Mỹ để trở thành bá chủ thế giới.

Mới đây nhất, ngày 4/9 vừa qua, Trung Quốc đã gây khó dễ khi đón tiếp Tổng thống Barack Obama đến Hàng Châu dự hội nghị thượng đỉnh G20, điều mà các nhà quan sát coi là hành động có tính toán nhằm hạ thấp hình ảnh và vị thế cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.

Tham vọng của Tập Cận Bình

Chỉ vài tuần sau khi tiếp quản ngôi vị Tổng Bí thư Đảng CSTQ từ người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đưa ra học thuyết mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung Hoa”, kèm theo lời mô tả: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”.

Để hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” đó, ngay sau khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã bắt tay vào quá trình thâu tóm quyền lực. Và chỉ mới qua nửa nhiệm kỳ đầu tiên, ông ta đã được coi là lãnh tụ Trung Quốc có quyền lực lớn nhất kể từ thời “Hoàng đế đỏ” Mao Trạch Đông.

Song song với quá trình thâu tóm quyền lực, họ Tập đã tiến hành cuộc cải cách quân đội triệt để và sâu rộng nhất từ trước đến nay, và Chủ tịch Trung Quốc được truyền thông nhà nước tung hê như một vị “Tổng tư lệnh” với quyền uy tuyệt đối – một chức vụ từ trước tới nay chưa hề có. Nhật báo Libération (Pháp) nhận xét: chống tham nhũng, tăng cường năng lực hải quân và không quân, ông Tập đặt quân đội trong tư thế sẵn sàng để khống chế khu vực và củng cố quyền lực bản thân.

Với tham vọng quyền lực cháy bỏng, Tập Cận Bình đương nhiên sẽ tìm mọi cách để kéo dài thời gian trị vì sau khi đã chễm chệ trên ngôi báu. Đó chính là lý do khiến dư luận Trung Quốc gần đây chưa hết xôn xao về việc Tập Cận Bình cân nhắc bãi bỏ chế độ thường uỷ (7 uỷ viên Bộ Chính trị nắm giữ quyền lực tối cao), mở đường cho việc chuyển sang thể chế tổng thống, lại đến bàn tán khả năng ông ta sẽ phá vỡ luật bất thành văn để kéo dài nhiệm kỳ hơn 10 năm.

Xem ra “giấc mộng Trung Hoa” không đơn thuần là viễn cảnh mà họ Tập muốn Trung Quốc hướng tới – ông ta còn quyết tâm hiện thực hoá nó ngay trong nhiệm kỳ của mình.

Thế cục Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương

Trung Quốc đang nuôi tham vọng trở thành cường quốc số 1 ở Châu Á - Thái Bình Dương trước khi soán ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Đó là lý do khiến chính quyền của Tổng thống Obama, ngay từ nhiệm kỳ thứ nhất của mình, đã triển khai chiến lược “xoay trục” sang khu vực “sân nhà” của Bắc Kinh.

Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế vượt trội về quân sự trong khu vực, nhưng tình hình lại đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Theo Jeff Smith, giám đốc Chương trình An ninh Châu Á (Asian Security Programs) tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ (American Foreign Policy Council), Bắc Kinh đã tính toán là ngay bây giờ họ không thể ngăn chặn Mỹ hoạt động trong khu vực, nhưng khi năng lực hải quân của họ tăng lên thì điều đó có thể thay đổi. “Có nhiều thứ gợi lên rằng một ngày nào đó họ sẽ đủ khả năng hạn chế sự lưu thông trên biển của quân đội Mỹ và tin rằng họ có thể làm thế. Vì vậy khả năng về một cuộc đối đầu nào đó là rất thực tế”, Smith nhận định.

Kết cục của cuộc so găng thế kỷ Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định, đến tương lai Việt Nam. Chiến lược hiện thời của Trung Quốc là chú trọng tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, đặc biệt là tìm cách ngăn chặn các lực lượng hải quân và không quân Hoa Kỳ tiếp cận khu vực thông qua việc sử dụng một mạng lưới các loại vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), từ đó từng bước đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, như chính cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nhận định, nếu Hoa Kỳ đánh mất vị thế vượt trội ở Châu Á - Thái Bình Dương, họ cũng sẽ mất nó trên phạm vi toàn cầu. Còn Việt Nam lúc đó sẽ trở thành miếng mồi ngon mà các ông chủ Trung Nam Hải sẽ quyết thôn tính hầu thoả khát khao từ ngàn xưa của họ.

Nhiều người đã liên tưởng Tập Cận Bình với hình ảnh Càn Long của thế kỷ 21. Điều đó đang khiến Biển Đông nói riêng và Thái Bình Dương nói chung vốn nổi sóng từ lâu lại càng thêm sôi sục. Việt Nam và Mỹ cần nhau và tìm đến nhau trong bối cảnh ấy. Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam lại không phải là cuồng vọng của Bắc Kinh hay tiềm lực và ý chí của Washington, mà nằm ở chỗ lợi ích của Đảng CSVN ngay từ khi ra đời đã không đồng hành với lợi ích của dân tộc đã sinh thành ra nó.

* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giấc mộng Trung Hoa và tương lai Việt Nam

Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập

Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập đại sứ quán ở đây. Viên đặc sứ mang theo một bộ sưu tập quà tặng từ Anh, một quốc gia mới bắt tay vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, Hoàng đế Càn Long đã đáp lại thiện chí của vua George III qua bức thư hồi âm như sau: “Thái độ khiêm nhường và phục tùng chân thành của ngài là điều rất dễ nhận thấy”, nhưng chúng tôi lại không có “một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngài.”

Trung Hoa của Càn Long lúc bấy giờ đang ở thời kỳ phát triển cực thịnh, với một nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, cùng một vùng lãnh thổ quốc gia trải rộng tới 11.000.000 km2 (so với 9.600.000 km2) hiện nay. Năm 1799, sáu năm sau ngày đặc sứ Anh đến Bắc Kinh, Càn Long băng hà sau ba năm nhường ngôi cho con trai và làm thái thượng hoàng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của Trung Quốc trong bối cảnh các cường quốc phương Tây, với động lực mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt.

Người Anh trở lại Trung Quốc vào cuối thập niên 1830. Lần này, họ không mang theo quà tặng cho hoàng đế Trung Hoa nữa. Thay vào đó là tàu chiến và súng ống, khởi đầu cho một thời kỳ mà người Trung Quốc vẫn gọi “thế kỷ ô nhục”, kéo dài cho đến đầu thế kỷ 20, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới này hết bị phương Tây sâu xé lại đến lượt bị Nhật Bản xâm lăng, giày xéo.

Tuy nhiên, kiếp nạn khủng khiếp nhất mà người Trung Quốc từng phải nếm trải lại không phải do ngoại bang mà do chính họ gây ra, khi đất nước này chìm đắm trong bóng đêm của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Mao. Số người bị sát hại và bị chết đói dưới ách trị vì của vị “Hoàng đế đỏ” Mao Trạch Đông lên tới con số 70 triệu.

Con sư tử thức giấc

Thế rồi, từ đống đổ nát mà Mao Trạch Đông để lại, Trung Quốc đã kịp vươn mình trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế - quân sự số 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Theo ước tính, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, chỉ trong vòng 10 năm nữa kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ.

Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và ngay từ năm 1939, khi Trung Quốc mới bước vào năm thứ 2 của cuộc kháng chiến chống Nhật Bản kéo dài 8 năm, Mao Trạch Đông đã viết trong tác phẩm Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau: “Sau ngày đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật Bản chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận; Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, Hương Cảng; Pháp chiếm An Nam…” Năm 1963, Mao Trạch Đông lại nói với lãnh đạo Việt Nam tại Vũ Hán: “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.”

Sau một thời gian kiên trì áp dụng chiến lược “thao quang dưỡng hối” do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề xuất – “bình tĩnh quan sát; lập trường vững chắc; bình tĩnh đối phó; che giấu khả năng và chờ đợi thời thế; duy trì ẩn mình; không bao giờ nắm vị trí dẫn đầu” – Trung Quốc không còn thèm che giấu cuồng vọng bành trướng vốn đã chảy trong huyết quản của họ từ thuở “khai thiên lập địa”, trong bối cảnh cường quốc số 1 thế giới là Mỹ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.

Năm 2009, Đô đốc Timothy Keating, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Châu Á, cho biết là một viên tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, để cho Hoa Kỳ lo từ Hawaii sang phía Đông.

Năm 2013, China News Service (CNS), cơ quan truyền thông lớn thứ hai của Trung Quốc, đã ấn hành tài liệu nhan đề Sáu cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành trong 50 năm tới. Đó là các cuộc chiến (i) thu hồi Đài Loan; (ii) chiếm các đảo trên Biển Đông; (iii) thu hồi Nam Tây Tạng; (iv) thu hồi quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu; (v) xâm lược Mông Cổ; và (vi) thu hồi lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.

Đến năm 2015, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ, đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh “hất cẳng” Mỹ để trở thành bá chủ thế giới.

Mới đây nhất, ngày 4/9 vừa qua, Trung Quốc đã gây khó dễ khi đón tiếp Tổng thống Barack Obama đến Hàng Châu dự hội nghị thượng đỉnh G20, điều mà các nhà quan sát coi là hành động có tính toán nhằm hạ thấp hình ảnh và vị thế cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.

Tham vọng của Tập Cận Bình

Chỉ vài tuần sau khi tiếp quản ngôi vị Tổng Bí thư Đảng CSTQ từ người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đã đưa ra học thuyết mới về sự trỗi dậy của Trung Quốc mà ông ta gọi là “giấc mộng Trung Hoa”, kèm theo lời mô tả: “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”.

Để hiện thực hoá “giấc mộng Trung Hoa” đó, ngay sau khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Tập Cận Bình đã bắt tay vào quá trình thâu tóm quyền lực. Và chỉ mới qua nửa nhiệm kỳ đầu tiên, ông ta đã được coi là lãnh tụ Trung Quốc có quyền lực lớn nhất kể từ thời “Hoàng đế đỏ” Mao Trạch Đông.

Song song với quá trình thâu tóm quyền lực, họ Tập đã tiến hành cuộc cải cách quân đội triệt để và sâu rộng nhất từ trước đến nay, và Chủ tịch Trung Quốc được truyền thông nhà nước tung hê như một vị “Tổng tư lệnh” với quyền uy tuyệt đối – một chức vụ từ trước tới nay chưa hề có. Nhật báo Libération (Pháp) nhận xét: chống tham nhũng, tăng cường năng lực hải quân và không quân, ông Tập đặt quân đội trong tư thế sẵn sàng để khống chế khu vực và củng cố quyền lực bản thân.

Với tham vọng quyền lực cháy bỏng, Tập Cận Bình đương nhiên sẽ tìm mọi cách để kéo dài thời gian trị vì sau khi đã chễm chệ trên ngôi báu. Đó chính là lý do khiến dư luận Trung Quốc gần đây chưa hết xôn xao về việc Tập Cận Bình cân nhắc bãi bỏ chế độ thường uỷ (7 uỷ viên Bộ Chính trị nắm giữ quyền lực tối cao), mở đường cho việc chuyển sang thể chế tổng thống, lại đến bàn tán khả năng ông ta sẽ phá vỡ luật bất thành văn để kéo dài nhiệm kỳ hơn 10 năm.

Xem ra “giấc mộng Trung Hoa” không đơn thuần là viễn cảnh mà họ Tập muốn Trung Quốc hướng tới – ông ta còn quyết tâm hiện thực hoá nó ngay trong nhiệm kỳ của mình.

Thế cục Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương

Trung Quốc đang nuôi tham vọng trở thành cường quốc số 1 ở Châu Á - Thái Bình Dương trước khi soán ngôi bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Đó là lý do khiến chính quyền của Tổng thống Obama, ngay từ nhiệm kỳ thứ nhất của mình, đã triển khai chiến lược “xoay trục” sang khu vực “sân nhà” của Bắc Kinh.

Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế vượt trội về quân sự trong khu vực, nhưng tình hình lại đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Theo Jeff Smith, giám đốc Chương trình An ninh Châu Á (Asian Security Programs) tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ (American Foreign Policy Council), Bắc Kinh đã tính toán là ngay bây giờ họ không thể ngăn chặn Mỹ hoạt động trong khu vực, nhưng khi năng lực hải quân của họ tăng lên thì điều đó có thể thay đổi. “Có nhiều thứ gợi lên rằng một ngày nào đó họ sẽ đủ khả năng hạn chế sự lưu thông trên biển của quân đội Mỹ và tin rằng họ có thể làm thế. Vì vậy khả năng về một cuộc đối đầu nào đó là rất thực tế”, Smith nhận định.

Kết cục của cuộc so găng thế kỷ Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định, đến tương lai Việt Nam. Chiến lược hiện thời của Trung Quốc là chú trọng tăng cường sức mạnh hải quân và không quân, đặc biệt là tìm cách ngăn chặn các lực lượng hải quân và không quân Hoa Kỳ tiếp cận khu vực thông qua việc sử dụng một mạng lưới các loại vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), từ đó từng bước đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, như chính cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nhận định, nếu Hoa Kỳ đánh mất vị thế vượt trội ở Châu Á - Thái Bình Dương, họ cũng sẽ mất nó trên phạm vi toàn cầu. Còn Việt Nam lúc đó sẽ trở thành miếng mồi ngon mà các ông chủ Trung Nam Hải sẽ quyết thôn tính hầu thoả khát khao từ ngàn xưa của họ.

Nhiều người đã liên tưởng Tập Cận Bình với hình ảnh Càn Long của thế kỷ 21. Điều đó đang khiến Biển Đông nói riêng và Thái Bình Dương nói chung vốn nổi sóng từ lâu lại càng thêm sôi sục. Việt Nam và Mỹ cần nhau và tìm đến nhau trong bối cảnh ấy. Tuy nhiên, vấn đề của Việt Nam lại không phải là cuồng vọng của Bắc Kinh hay tiềm lực và ý chí của Washington, mà nằm ở chỗ lợi ích của Đảng CSVN ngay từ khi ra đời đã không đồng hành với lợi ích của dân tộc đã sinh thành ra nó.

* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm