Tham Khảo

Giải Phẫu Một Sự Thất Bại

Cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đang đi vào ngã ngũ, nhiều phần thì ứng cử viên Hillary Clinton sẽ lên làm Tổng thống thứ 45. Với người viết, đây là một tai họa cho nước Mỹ,

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 161024
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Đảng Cộng Hòa đại bại vì không nhìn thấy nhiều đổi thay tai hại trong xã hội Hoa Kỳ    

* Cái gì đây, một thằng hề và một mụ phù thủy cùng xin kẹo? - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! *

Cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đang đi vào ngã ngũ, nhiều phần thì ứng cử viên Hillary Clinton sẽ lên làm Tổng thống thứ 45. Với người viết, đây là một tai họa cho nước Mỹ, nhưng người ta cần thời gian để kiểm chứng, có thể là qua cuộc tổng tuyển cử năm 2020. Từ nay đến đó, ta cần nêu câu hỏi là vì sao đảng Cộng Hòa đã thất bại liên tục?

Mục đích của người viết không là “lập dị” mà chỉ nêu vài nghịch lý để chúng ta cùng suy ngẫm - và rút tỉa lấy kết luận.

Đảng Cộng Hòa thất bại từ năm 2012 khi rơi vào hội chứng “Donner Party” (xin đọc lại Bầy Voi Donner - Và hành trình bi hài của đảng Cộng Hoà.... Người-Việt ngày 20 Tháng Giêng 2012) là tự sâu xé và tự sát. Hiện tượng Donald Trump vừa qua chỉ là một hệ quả… nhỏ.


***

Một bậc quốc phụ Hoa Kỳ là Thomas Jefferson từng nói: “Tôi cho rằng một vụ nổi loạn nhỏ, khi này khi nọ, là điều tốt, và còn là cần thiết trong lãnh vực chính trị, tương tự như giông bão về thời tiết”. Chúng ta đã thấy sự nổi loạn trong quần chúng Cộng Hòa mà lãnh đạo đảng lại không hiểu và tỷ phú Donald Trump chỉ là con chim báo bão. Điều ấy không có nghĩa rằng con vịt này xứng đáng là Tổng thống Hoa Kỳ.

Trước hết, xin hãy nói về văn hóa xã hội.

Hôm Thứ Hai 17 vừa qua, tổ chức có tên là Sáng hội Tưởng niệm Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản (tạm dịch từ Victims of Communism Memorial Foundation – VOC) vừa công bố phúc trình đầu tiên về “Thái độ của Hoa Kỳ đối với Xã hội Chủ nghĩa”.

VOC là một tổ chức vô vụ lợi về giáo dục và nhân quyền được Quốc hội Hoa Kỳ cho thành lập từ cuối năm 1993 để nghiên cứu và giáo dục dân chúng về tư tưởng, lịch sử, di sản của chủ nghĩa cộng sản. VOC yêu cầu công ty nghiên cứu YouGov khảo sát ý kiến dân Mỹ về xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Kết quả khảo sát được công bố cho thấy nhiều khác biệt về nhận thức theo từng thế hệ (xin tham khảo http://victimsofcommunism.org).

Như 80% thế hệ “Hậu chiến” (Babyboomers, sinh từ 1946 tới 1964) và 91% giới cao niên (sinh trước 1946) tin rằng chủ nghĩa cộng sản đã và vẫn còn là vấn đề cho thế giới. Chỉ có 55% thế hệ Trung niên (Millennials, sinh từ khoảng 1982 tới 2000) tin như vậy. Nếu 57% dân Mỹ nói chung có nhận xét tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản thì chỉ có 37% thế hệ Trung niên nghĩ vậy. Gần hai phần ba lớp người trên 65 tuổi có thiện cảm với tư bản chủ nghĩa, tỷ lệ này trong lớp Trung niên chỉ còn là 42%. Và 45% lớp người trẻ từ 16 đến 20 tuổi cho biết họ sẵn sàng bầu cho một người theo xã hội chủ nghĩa, 21% muốn bầu cho người cộng sản!

Chúng ta có thể gọi đó là hiện tượng ký ức nhạt phai và điều ấy cũng giải thích vị trí của Nghị sĩ Bernie Sanders khiến bà Clinton phải ngả về lập trường cực tả trong cuộc tranh cử vừa qua.

Cuộc khảo sát còn cho thấy nhiều điều đáng ngại khác trong xã hội Hoa Kỳ.

Nói chung, dân Mỹ có ký ức khá mỏng về lịch sử, nhất là trong lớp trẻ. Về lãnh tụ cộng sản, thế hệ Trung niên không biết gì nhiều về Mao Trạch Đông (42%), Che Guevarra (40%) và Vladimir Lenin 33%. Trong số người trẻ biết về Lenin thì 25% lại có thiện cảm. Họ chẳng biết gì nhiều về các vụ thảm sát trong thế giới cộng sản, và khi so sánh thì tới 26% dân Mỹ và 32% Thế hệ Trung niên tin là nhiều người bị giết dưới thời George W. Bush hơn là dưới thời Joseph Stalin. Cũng so sánh thì giới trẻ ưa đọc Marx nhiều hơn là Thánh Kinh và gần với chủ trương tập thể hóa của Bernie Sanders hơn là lý luận kinh tế tự do của Milton Friedman.

Bước qua lãnh vực kinh tế, tới 40% dân Mỹ đòi hỏi “thay đổi căn bản” trong hệ thống kinh tế Hoa Kỳ để bảo đảm là những kẻ giàu nhất phải gánh vác một phần công bằng hơn và 53% lớp người thuộc thế hệ Trung niên tin rằng hệ thống kinh tế Hoa Kỳ có hại cho họ.

Cuộc khảo sát của VOC cho thấy hệ thống giáo dục có vấn đề khiến chúng ta phải đào sâu hơn xuống dưới.

Nền giáo dục công lập cấp Trung-Tiểu học (K-12) tại Hoa Kỳ thua kém trình độ chung của các nước công nghiệp hóa – gọi là Đệ nhất Thế giới – và cấp cao đẳng cũng chẳng khá hơn. Có học mà thất nghiệp về sống nhờ cha mẹ hết là trường hợp hãn hữu. Hóa ra hệ thống giáo dục Mỹ có hai tầng khác biệt: các trường trung và đại học xuất sắc nhất thế giới cho một thiểu số và các trường tầm thường cho đa số còn lại; trung bình toàn quốc thì thua nhiều nước khác.

Vì lý tưởng bình đẳng của giáo dục công lập và nhu cầu giới hạn ảnh hưởng của tôn giáo trong giáo dục, Hoa Kỳ lại còn có các “Tu chính án Blaine” - không vào tới Hiến pháp nhưng áp dụng tại đa số (38/50) tiểu bang – theo đó, không được dùng công quỹ tiểu bang tài trợ các trường tư thục do tôn giáo thành lập. Hậu quả bất lường của lý tưởng là đa số học sinh gia đình nghèo bị kẹt trong hệ thống công lập, nơi giáo chức và nghiệp đoàn là thành lũy của đảng Dân Chủ và dạy họ nhiều điều nhảm nhí về lịch sử hay xã hội.

Thiểu số có tiền thì cho con cái học trường tư với kết quả chói lọi, tốt nghiệp luật sư, kỹ sư, doanh gia và có ảnh hưởng văn hóa chính trị với cái nhìn “độ lượng”. Về chánh sách di dân thì chấp nhận di dân bất hợp pháp, về giáo dục thì chủ trương dạy song ngữ cho con cháu di dân gốc Mễ, khiến lớp trẻ này kém Anh ngữ và càng khó cạnh tranh khi ra đời và càng lệ thuộc nhà nước .

Xã hội Hoa Kỳ gặp hiện tượng bất bình đẳng từ nền giáo dục và sau khi lao vào toàn cầu hóa với những tiến bộ khoa học tới chóng mặt thì bị xé làm hai.

Thiểu số ưu tú thành công lớn, là Giai cấp Quý tộc nói chuyện Toàn cầu. Đại đa số còn lại thì tụt hậu về kiến thức lẫn lợi tức, không theo kịp đà tiến hóa của cạnh tranh. Kinh tế Hoa Kỳ mất dần loại công việc làm của thành phần trung lưu vì đổi thay trong khu vực chế biến, mà công việc làm của giới hạ lưu – trong ý nghĩa lợi tức – vẫn tăng. Người ta vẫn cần đầy tớ, làm vườn và hầu bàn. Di dân lậu có thể trám vào công việc đó, chứ loại việc có lương cao thì đã chạy ra ngoài.

Từ khi Hoa Kỳ bước vào Thế kỷ 21, hiện tượng phân cực đó đã gia tốc. Các đại tổ hợp Mỹ đã thải gần ba triệu việc làm tại Hoa Kỳ và tạo thêm hai triệu tư việc làm ở ngoại quốc. Hậu quả là tinh thần chống toàn cầu hóa đã manh nha từ lâu. Nghịch lý ở đây là ta chỉ nghe nói đến các tổ hợp này là khi họ cắt giảm việc làm và giá cổ phiếu lập tức tăng vọt!

Một thí dụ điển hình là Tổng quản trị Jeffrey Immelt của General Electrics với thành tích quái đản: cắt 34 ngàn việc làm trong nước, tạo 25 ngàn việc ở ngoài, làm cổ phiếu lên giá nhưng GE không trả thuế lợi tức liên bang vào năm 2010, trong khi Immelt được Tổng thống Barack Obama mời làm Cố vấn Hội đồng Phục hồi Kinh tế từ 2009! Mãi đến năm 2012, doanh gia này vẫn là tiếng nói có thế giá trong Phủ Tổng thống.

Thật ra, từ năm 2008 tới gần đây, giới nghiên cứu đã thấy ra tình trạng tụt hậu và xơ cứng. Phúc trình của tổ chức nghiên cứu Pew: Economic Mobility Accros Generations nhấn mạnh sự kiện này từ 2008 và cập nhật vào giữa năm 2012 (http://www.pewtrusts.org/en/research-and-analysis/reports/0001/01/01/pursuing-the-american-dream)

Đáng lẽ thành phần ưu tú trong đảng Cộng Hòa – từ các chính trị gia tới chiến lược gia và học giả - đã phải thấy sự bất động xã hội ấy. Họ không thấy hoặc không nhìn ra giải pháp nên thất bại là phải. Bài này dài hơn thông lệ vì phải nhắc đến hiện tượng bất thường ấy.

Xưa nay, Giấc mơ Hoa Kỳ là kết quả của sinh động kinh tế: cố làm việc thì ai cũng có thể cải tiến cuộc sống và leo thang lên bậc trên. Ngay từ đầu, sau khi ra Tuyên ngôn Cộng sản với Engels, Marx đã công nhận Hoa Kỳ không thể có đấu tranh giai cấp vì các giai tầng xã hội thường thay đổi rất nhanh. Ngày nay, xã hội Hoa Kỳ bị xơ cứng, các tỷ lệ thập phân (decile, 10% dân số) hay ngũ phân (quintile, 20%) cứ nằm tại chỗ. Ở dưới, thành phần nghèo thì trông chờ trợ cấp, thành phần trung lưu thì thua sút và nghèo thêm, trên cùng là sự xuất hiện của một Tân Giai Cấp nói chuyện toàn cầu. Xã hội Mỹ không còn ưu thế chuyển dịch có tính chất lịch sử mà thua kém nhiều nước khác, từ Canada tới Bắc Âu.

Cuộc khảo sát của Sáng hội VOC mới chỉ nói tới cái ngọn, với kết quả sau cùng là nhận thức nông cạn của giới trẻ. Các công trình nghiên cứu kia, từ Brookings Institution tới Pew Research, về sự tụt hậu và phân cực của nước Mỹ mới giải thích vì sao có người lại mê xã hội chủ nghĩa và cộng sản. Những người u mê này có thể là thiểu số, nhưng đa số thầm lặng hơn thì bất mãn, họ muốn có thay đổi. Lãnh đạo Cộng Hòa không hiểu ra điều ấy.

Năm 2012, khi sự bất mãn của quần chúng lên tới cực điểm sau vụ nổi loạn của phong trào Tea Party trong cuộc bầu cử 2010, đảng đề cử một tỷ phú ra tranh cử Tổng thống. Thống đốc Mitt Romney rất hiền lành tử tế đề ra giải pháp tối thiểu cho một tình trạng quá nguy ngập là chương trình hành động 49 điểm mà người Mỹ chẳng nhớ được một. Họ chỉ có thể nhớ con số 47% ông nói về thành phần bề nào cũng chẳng đóng thuế và sống nhờ trợ cấp. Họ bèn đóng cửa sự nghiệp của ông!

Từ đó đến nay, các bậc trưởng thượng trong đảng chẳng có sáng kiến gì hơn về số phận của dân Mỹ bình thường và nhiều người uất ức nằm dưới đáy của sự tầm thường. Họ vẫn quanh co với nguyên tắc lý tưởng của phát triển trong kỷ cương, luật lệ. Đấy là lúc một tỷ phú khác xuất hiện. Trái ngược với Mitt Romney, Donald Trump ăn nói sỗ sàng, đôi khi hạ cấp về giáo dục mà lại hợp tai thành phần hạ lưu về kinh tế và trung lưu nghèo.

Cuộc nổi loạn của Jefferson đã có tiếng nói, nhưng lại là tiếng nói thô tục làm đảng Cộng Hòa ưa chuộng đạo đức phải ngỡ ngàng. Ngoài chuyện phong cách, đảng Cộng Hòa còn thất bại vì không hiểu ra và nói tới giải pháp cho một vấn đề quá lớn, từ giáo dục đến xã hội và kinh tế….

Hãy nhìn lại, hai nước lân bang của Hoa Kỳ là Canada và Mexico đều khắt khe thanh lọc di dân: bất hợp pháp là trục xuất! Chánh sách tiếp nhận di dân của Canada căn cứ trên lợi ích kinh tế, của Hoa Kỳ là quan hệ gia đình nên di dân vào Mỹ chậm đóng góp cho kinh tế và gây tốn kém nhiều hơn cho ngân sách. Trong khi di dân lậu lại hy vọng được hợp thức hóa để sẽ bỏ phiếu bên đảng Dân Chủ, là nơi quy tụ Giai cấp Quý tộc có ngôn ngữ thương người rất ảo diệu!  Nhà báo nông cạn nào cũng có thể nói rằng các giải Nobel của Mỹ năm nay đều là từ di dân, nhưng loại di dân ưu tú đó vẫn thuộc về Giai cấp Quý tộc ở trên cùng.

Người Mỹ bình thường nổi điên về chuyện ấy, còn Donald Trump làm đảng Cộng Hòa lãnh cái mũ kỳ thị.

Ngoài tệ nạn giáo dục và dân số bất chuyển, Hoa Kỳ còn đứng cuối bảng của các nước công nghiệp hóa về một tai họa khác: tham nhũng. Nhưng, giới vận động tài chánh về chính sách trong chính trường, hay các đại gia tài trợ ứng cử viên vẫn thừa khả năng tiến hành việc mua chuộc một cách hợp pháp. Trường hợp của Jeffery Immelt từ tổ hợp GE hay gia đình Clinton trong Clinton Foundation mới chỉ là cái ngọn ở trên, nhưng được truyền thông quý tộc bỏ qua.

Trong một xã hội mà tham nhũng là quy luật phổ biến thì một món hàng lại thành sản phẩm khan hiếm trên chính trường, là niềm tin. Ngày nay, chỉ có 19% dân Mỹ nói rằng họ tin vào chính quyền, tụt dốc thê thảm so với tỷ lệ 73% vào năm 1958. Riêng trong đảng Cộng Hòa, niềm tin đó chỉ còn 6%. Khi hơn 90% những người xưng danh Cộng Hòa hết tin vào nhà nước mà giới lãnh đạo lại không hiểu và cứ nói đến các chương trình có nội dung chắp vá thì họ tan rã là phải. Kết cuộc thì một đại gia quý tộc bên Dân Chủ lên làm tổng thống dù chẳng là người đáng tin.

Đảng Cộng Hòa đổ lỗi này cho Donald Trump thì chỉ tiếp tục tự sát!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/10/giai-phau-mot-su-that-bai.html


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giải Phẫu Một Sự Thất Bại

Cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đang đi vào ngã ngũ, nhiều phần thì ứng cử viên Hillary Clinton sẽ lên làm Tổng thống thứ 45. Với người viết, đây là một tai họa cho nước Mỹ,

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 161024
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Đảng Cộng Hòa đại bại vì không nhìn thấy nhiều đổi thay tai hại trong xã hội Hoa Kỳ    

* Cái gì đây, một thằng hề và một mụ phù thủy cùng xin kẹo? - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! *

Cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đang đi vào ngã ngũ, nhiều phần thì ứng cử viên Hillary Clinton sẽ lên làm Tổng thống thứ 45. Với người viết, đây là một tai họa cho nước Mỹ, nhưng người ta cần thời gian để kiểm chứng, có thể là qua cuộc tổng tuyển cử năm 2020. Từ nay đến đó, ta cần nêu câu hỏi là vì sao đảng Cộng Hòa đã thất bại liên tục?

Mục đích của người viết không là “lập dị” mà chỉ nêu vài nghịch lý để chúng ta cùng suy ngẫm - và rút tỉa lấy kết luận.

Đảng Cộng Hòa thất bại từ năm 2012 khi rơi vào hội chứng “Donner Party” (xin đọc lại Bầy Voi Donner - Và hành trình bi hài của đảng Cộng Hoà.... Người-Việt ngày 20 Tháng Giêng 2012) là tự sâu xé và tự sát. Hiện tượng Donald Trump vừa qua chỉ là một hệ quả… nhỏ.


***

Một bậc quốc phụ Hoa Kỳ là Thomas Jefferson từng nói: “Tôi cho rằng một vụ nổi loạn nhỏ, khi này khi nọ, là điều tốt, và còn là cần thiết trong lãnh vực chính trị, tương tự như giông bão về thời tiết”. Chúng ta đã thấy sự nổi loạn trong quần chúng Cộng Hòa mà lãnh đạo đảng lại không hiểu và tỷ phú Donald Trump chỉ là con chim báo bão. Điều ấy không có nghĩa rằng con vịt này xứng đáng là Tổng thống Hoa Kỳ.

Trước hết, xin hãy nói về văn hóa xã hội.

Hôm Thứ Hai 17 vừa qua, tổ chức có tên là Sáng hội Tưởng niệm Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản (tạm dịch từ Victims of Communism Memorial Foundation – VOC) vừa công bố phúc trình đầu tiên về “Thái độ của Hoa Kỳ đối với Xã hội Chủ nghĩa”.

VOC là một tổ chức vô vụ lợi về giáo dục và nhân quyền được Quốc hội Hoa Kỳ cho thành lập từ cuối năm 1993 để nghiên cứu và giáo dục dân chúng về tư tưởng, lịch sử, di sản của chủ nghĩa cộng sản. VOC yêu cầu công ty nghiên cứu YouGov khảo sát ý kiến dân Mỹ về xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Kết quả khảo sát được công bố cho thấy nhiều khác biệt về nhận thức theo từng thế hệ (xin tham khảo http://victimsofcommunism.org).

Như 80% thế hệ “Hậu chiến” (Babyboomers, sinh từ 1946 tới 1964) và 91% giới cao niên (sinh trước 1946) tin rằng chủ nghĩa cộng sản đã và vẫn còn là vấn đề cho thế giới. Chỉ có 55% thế hệ Trung niên (Millennials, sinh từ khoảng 1982 tới 2000) tin như vậy. Nếu 57% dân Mỹ nói chung có nhận xét tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản thì chỉ có 37% thế hệ Trung niên nghĩ vậy. Gần hai phần ba lớp người trên 65 tuổi có thiện cảm với tư bản chủ nghĩa, tỷ lệ này trong lớp Trung niên chỉ còn là 42%. Và 45% lớp người trẻ từ 16 đến 20 tuổi cho biết họ sẵn sàng bầu cho một người theo xã hội chủ nghĩa, 21% muốn bầu cho người cộng sản!

Chúng ta có thể gọi đó là hiện tượng ký ức nhạt phai và điều ấy cũng giải thích vị trí của Nghị sĩ Bernie Sanders khiến bà Clinton phải ngả về lập trường cực tả trong cuộc tranh cử vừa qua.

Cuộc khảo sát còn cho thấy nhiều điều đáng ngại khác trong xã hội Hoa Kỳ.

Nói chung, dân Mỹ có ký ức khá mỏng về lịch sử, nhất là trong lớp trẻ. Về lãnh tụ cộng sản, thế hệ Trung niên không biết gì nhiều về Mao Trạch Đông (42%), Che Guevarra (40%) và Vladimir Lenin 33%. Trong số người trẻ biết về Lenin thì 25% lại có thiện cảm. Họ chẳng biết gì nhiều về các vụ thảm sát trong thế giới cộng sản, và khi so sánh thì tới 26% dân Mỹ và 32% Thế hệ Trung niên tin là nhiều người bị giết dưới thời George W. Bush hơn là dưới thời Joseph Stalin. Cũng so sánh thì giới trẻ ưa đọc Marx nhiều hơn là Thánh Kinh và gần với chủ trương tập thể hóa của Bernie Sanders hơn là lý luận kinh tế tự do của Milton Friedman.

Bước qua lãnh vực kinh tế, tới 40% dân Mỹ đòi hỏi “thay đổi căn bản” trong hệ thống kinh tế Hoa Kỳ để bảo đảm là những kẻ giàu nhất phải gánh vác một phần công bằng hơn và 53% lớp người thuộc thế hệ Trung niên tin rằng hệ thống kinh tế Hoa Kỳ có hại cho họ.

Cuộc khảo sát của VOC cho thấy hệ thống giáo dục có vấn đề khiến chúng ta phải đào sâu hơn xuống dưới.

Nền giáo dục công lập cấp Trung-Tiểu học (K-12) tại Hoa Kỳ thua kém trình độ chung của các nước công nghiệp hóa – gọi là Đệ nhất Thế giới – và cấp cao đẳng cũng chẳng khá hơn. Có học mà thất nghiệp về sống nhờ cha mẹ hết là trường hợp hãn hữu. Hóa ra hệ thống giáo dục Mỹ có hai tầng khác biệt: các trường trung và đại học xuất sắc nhất thế giới cho một thiểu số và các trường tầm thường cho đa số còn lại; trung bình toàn quốc thì thua nhiều nước khác.

Vì lý tưởng bình đẳng của giáo dục công lập và nhu cầu giới hạn ảnh hưởng của tôn giáo trong giáo dục, Hoa Kỳ lại còn có các “Tu chính án Blaine” - không vào tới Hiến pháp nhưng áp dụng tại đa số (38/50) tiểu bang – theo đó, không được dùng công quỹ tiểu bang tài trợ các trường tư thục do tôn giáo thành lập. Hậu quả bất lường của lý tưởng là đa số học sinh gia đình nghèo bị kẹt trong hệ thống công lập, nơi giáo chức và nghiệp đoàn là thành lũy của đảng Dân Chủ và dạy họ nhiều điều nhảm nhí về lịch sử hay xã hội.

Thiểu số có tiền thì cho con cái học trường tư với kết quả chói lọi, tốt nghiệp luật sư, kỹ sư, doanh gia và có ảnh hưởng văn hóa chính trị với cái nhìn “độ lượng”. Về chánh sách di dân thì chấp nhận di dân bất hợp pháp, về giáo dục thì chủ trương dạy song ngữ cho con cháu di dân gốc Mễ, khiến lớp trẻ này kém Anh ngữ và càng khó cạnh tranh khi ra đời và càng lệ thuộc nhà nước .

Xã hội Hoa Kỳ gặp hiện tượng bất bình đẳng từ nền giáo dục và sau khi lao vào toàn cầu hóa với những tiến bộ khoa học tới chóng mặt thì bị xé làm hai.

Thiểu số ưu tú thành công lớn, là Giai cấp Quý tộc nói chuyện Toàn cầu. Đại đa số còn lại thì tụt hậu về kiến thức lẫn lợi tức, không theo kịp đà tiến hóa của cạnh tranh. Kinh tế Hoa Kỳ mất dần loại công việc làm của thành phần trung lưu vì đổi thay trong khu vực chế biến, mà công việc làm của giới hạ lưu – trong ý nghĩa lợi tức – vẫn tăng. Người ta vẫn cần đầy tớ, làm vườn và hầu bàn. Di dân lậu có thể trám vào công việc đó, chứ loại việc có lương cao thì đã chạy ra ngoài.

Từ khi Hoa Kỳ bước vào Thế kỷ 21, hiện tượng phân cực đó đã gia tốc. Các đại tổ hợp Mỹ đã thải gần ba triệu việc làm tại Hoa Kỳ và tạo thêm hai triệu tư việc làm ở ngoại quốc. Hậu quả là tinh thần chống toàn cầu hóa đã manh nha từ lâu. Nghịch lý ở đây là ta chỉ nghe nói đến các tổ hợp này là khi họ cắt giảm việc làm và giá cổ phiếu lập tức tăng vọt!

Một thí dụ điển hình là Tổng quản trị Jeffrey Immelt của General Electrics với thành tích quái đản: cắt 34 ngàn việc làm trong nước, tạo 25 ngàn việc ở ngoài, làm cổ phiếu lên giá nhưng GE không trả thuế lợi tức liên bang vào năm 2010, trong khi Immelt được Tổng thống Barack Obama mời làm Cố vấn Hội đồng Phục hồi Kinh tế từ 2009! Mãi đến năm 2012, doanh gia này vẫn là tiếng nói có thế giá trong Phủ Tổng thống.

Thật ra, từ năm 2008 tới gần đây, giới nghiên cứu đã thấy ra tình trạng tụt hậu và xơ cứng. Phúc trình của tổ chức nghiên cứu Pew: Economic Mobility Accros Generations nhấn mạnh sự kiện này từ 2008 và cập nhật vào giữa năm 2012 (http://www.pewtrusts.org/en/research-and-analysis/reports/0001/01/01/pursuing-the-american-dream)

Đáng lẽ thành phần ưu tú trong đảng Cộng Hòa – từ các chính trị gia tới chiến lược gia và học giả - đã phải thấy sự bất động xã hội ấy. Họ không thấy hoặc không nhìn ra giải pháp nên thất bại là phải. Bài này dài hơn thông lệ vì phải nhắc đến hiện tượng bất thường ấy.

Xưa nay, Giấc mơ Hoa Kỳ là kết quả của sinh động kinh tế: cố làm việc thì ai cũng có thể cải tiến cuộc sống và leo thang lên bậc trên. Ngay từ đầu, sau khi ra Tuyên ngôn Cộng sản với Engels, Marx đã công nhận Hoa Kỳ không thể có đấu tranh giai cấp vì các giai tầng xã hội thường thay đổi rất nhanh. Ngày nay, xã hội Hoa Kỳ bị xơ cứng, các tỷ lệ thập phân (decile, 10% dân số) hay ngũ phân (quintile, 20%) cứ nằm tại chỗ. Ở dưới, thành phần nghèo thì trông chờ trợ cấp, thành phần trung lưu thì thua sút và nghèo thêm, trên cùng là sự xuất hiện của một Tân Giai Cấp nói chuyện toàn cầu. Xã hội Mỹ không còn ưu thế chuyển dịch có tính chất lịch sử mà thua kém nhiều nước khác, từ Canada tới Bắc Âu.

Cuộc khảo sát của Sáng hội VOC mới chỉ nói tới cái ngọn, với kết quả sau cùng là nhận thức nông cạn của giới trẻ. Các công trình nghiên cứu kia, từ Brookings Institution tới Pew Research, về sự tụt hậu và phân cực của nước Mỹ mới giải thích vì sao có người lại mê xã hội chủ nghĩa và cộng sản. Những người u mê này có thể là thiểu số, nhưng đa số thầm lặng hơn thì bất mãn, họ muốn có thay đổi. Lãnh đạo Cộng Hòa không hiểu ra điều ấy.

Năm 2012, khi sự bất mãn của quần chúng lên tới cực điểm sau vụ nổi loạn của phong trào Tea Party trong cuộc bầu cử 2010, đảng đề cử một tỷ phú ra tranh cử Tổng thống. Thống đốc Mitt Romney rất hiền lành tử tế đề ra giải pháp tối thiểu cho một tình trạng quá nguy ngập là chương trình hành động 49 điểm mà người Mỹ chẳng nhớ được một. Họ chỉ có thể nhớ con số 47% ông nói về thành phần bề nào cũng chẳng đóng thuế và sống nhờ trợ cấp. Họ bèn đóng cửa sự nghiệp của ông!

Từ đó đến nay, các bậc trưởng thượng trong đảng chẳng có sáng kiến gì hơn về số phận của dân Mỹ bình thường và nhiều người uất ức nằm dưới đáy của sự tầm thường. Họ vẫn quanh co với nguyên tắc lý tưởng của phát triển trong kỷ cương, luật lệ. Đấy là lúc một tỷ phú khác xuất hiện. Trái ngược với Mitt Romney, Donald Trump ăn nói sỗ sàng, đôi khi hạ cấp về giáo dục mà lại hợp tai thành phần hạ lưu về kinh tế và trung lưu nghèo.

Cuộc nổi loạn của Jefferson đã có tiếng nói, nhưng lại là tiếng nói thô tục làm đảng Cộng Hòa ưa chuộng đạo đức phải ngỡ ngàng. Ngoài chuyện phong cách, đảng Cộng Hòa còn thất bại vì không hiểu ra và nói tới giải pháp cho một vấn đề quá lớn, từ giáo dục đến xã hội và kinh tế….

Hãy nhìn lại, hai nước lân bang của Hoa Kỳ là Canada và Mexico đều khắt khe thanh lọc di dân: bất hợp pháp là trục xuất! Chánh sách tiếp nhận di dân của Canada căn cứ trên lợi ích kinh tế, của Hoa Kỳ là quan hệ gia đình nên di dân vào Mỹ chậm đóng góp cho kinh tế và gây tốn kém nhiều hơn cho ngân sách. Trong khi di dân lậu lại hy vọng được hợp thức hóa để sẽ bỏ phiếu bên đảng Dân Chủ, là nơi quy tụ Giai cấp Quý tộc có ngôn ngữ thương người rất ảo diệu!  Nhà báo nông cạn nào cũng có thể nói rằng các giải Nobel của Mỹ năm nay đều là từ di dân, nhưng loại di dân ưu tú đó vẫn thuộc về Giai cấp Quý tộc ở trên cùng.

Người Mỹ bình thường nổi điên về chuyện ấy, còn Donald Trump làm đảng Cộng Hòa lãnh cái mũ kỳ thị.

Ngoài tệ nạn giáo dục và dân số bất chuyển, Hoa Kỳ còn đứng cuối bảng của các nước công nghiệp hóa về một tai họa khác: tham nhũng. Nhưng, giới vận động tài chánh về chính sách trong chính trường, hay các đại gia tài trợ ứng cử viên vẫn thừa khả năng tiến hành việc mua chuộc một cách hợp pháp. Trường hợp của Jeffery Immelt từ tổ hợp GE hay gia đình Clinton trong Clinton Foundation mới chỉ là cái ngọn ở trên, nhưng được truyền thông quý tộc bỏ qua.

Trong một xã hội mà tham nhũng là quy luật phổ biến thì một món hàng lại thành sản phẩm khan hiếm trên chính trường, là niềm tin. Ngày nay, chỉ có 19% dân Mỹ nói rằng họ tin vào chính quyền, tụt dốc thê thảm so với tỷ lệ 73% vào năm 1958. Riêng trong đảng Cộng Hòa, niềm tin đó chỉ còn 6%. Khi hơn 90% những người xưng danh Cộng Hòa hết tin vào nhà nước mà giới lãnh đạo lại không hiểu và cứ nói đến các chương trình có nội dung chắp vá thì họ tan rã là phải. Kết cuộc thì một đại gia quý tộc bên Dân Chủ lên làm tổng thống dù chẳng là người đáng tin.

Đảng Cộng Hòa đổ lỗi này cho Donald Trump thì chỉ tiếp tục tự sát!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/10/giai-phau-mot-su-that-bai.html


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm