Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Giang Ðoàn 27 Xung Phong & Giang Ðoàn 44 Ngăn Chận

Tác giả thành thật cám ơn chị Vũ-Thị-Xuân (phu nhân của OCS/K9 Nguyễn-Thế-Minh) đã bỏ thời giờ "edit" như là một động lực khuyến khích tôi hoàn tất.


Tác giả thành thật cám ơn chị Vũ-Thị-Xuân (phu nhân của OCS/K9 Nguyễn-Thế-Minh) đã bỏ thời giờ "edit" như là một động lực khuyến khích tôi hoàn tất.

Giang Ðoàn 27 Xung Phong

Khoảng tháng 9/1970, Thanh nhận lệnh thuyên chuyển của Bộ Tư Lệnh Hải Quân về tân đáo Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong. Giang-đoàn này lúc ấy trực thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Trung Ương 214 Cát Lái. Thanh còn nhớ nơi đây Thanh cùng với Chảy (Khóa 5 OCS), Tồn, Khiết, Hồng (Khóa 21 SQHQ); những sĩ quan độc thân non choẹt đã từng một thời oanh liệt và bay-bướm. Dù đã hơn 30 năm trôi qua nhưng Thanh còn rõ một chút ít chi tiết về giang-đoàn này.

Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong tọa-lạc tại mũi Nhà Bè và cùng chia xẻ một mảnh đất với Giang-Ðoàn 22 Xung-Phong. Ngoài ra còn có Giang-Ðoàn 57 Tuần-Thám, Giang-Ðoàn 93 Trục-Lôi (?), Căn-cứ Hải-Quân, Căn-cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Hải-Quân Nhà-Bè, và Bộ-Chỉ-Huy Ðịa-Phương Quân Ðặc-Khu Rừng Sát; tất cả đều đồn trú kế cận. Ðịa-thế nơi đây bé nhỏ và chật chội, nhưng lại có nhiều cơ-quan quân-sự Việt-Mỹ phối hợp với một nhiệm vụ tối quan trọng là bảo-vệ những đường sông và đường biển dẫn vào Biệt Khu Thủ-Ðô. Giao-thông trên bộ lẫn dưới nước luôn luôn nhộn-nhịp với tàu bè và xe cộ đủ loại. Nhà Bè lại có nhiều quán ăn quán nhậu lúc nào cũng đông đảo dân quân cán chính các cấp. Thậm chí bia ôm, các hộp đêm cũng có lai rai ở đây.

Sông Sài-gòn là huyết mạch của thủ đô nối liền với biển Cần-Giờ, Vũng-Tàu bằng đường thủy. Tuy nó rộng lớn nhưng nước sông chảy lừ-đừ. Khi chảy đến mũi Nhà Bè, sông Sài-gòn im-lìm rẽ thành hai nhánh sông: Lòng-Tảo và Xoài-Rạp. Sông Lòng-Tảo được coi như một trục giao-thông chính chảy qua ngã Tam-Thôn-Hiệp, Tắc-Ông-Nghĩa, rồi Thạnh An. Sông này sâu do đó có nhiều tàu buôn và các hạm lớn quốc-tế ra vào mỗi khi nước thủy triều dâng cao. Sông Xoài-Rạp là trục giao-thông phụ, uốn khúc hơn chảy qua Quảng-Xuyên và Vàm Láng.

Viết đến đây, Thanh chợt nhớ đến hai câu bất hủ được bắt đầu bằng:

"Nhà Bè nước chảy chia hai...."

Vấn đề an-ninh tuyệt-đối dọc quanh và trên những sông này có một tầm vóc hết sức to lớn. Một trong những nhiệm-vụ tối thượng được thượng-cấp giao phó cho các đơn vị hải quân trong đó có Giang-Ðoàn 27 Xung Phong (GÐ 27 XP). GÐ 27 XP nhận lãnh một phần lớn trách-nhiệm tuần tiễu, công tác và hành quân với các đơn vị chủ lực chung quanh ngã ba. Phần quan sát và trật tự lãnh thổ có Ðại đội 999 (xám cẩu) địa phương quân trấn đóng tại giao điểm này.

Thanh có mặt tuần-tiễu nhiều lần dọc theo hai sông này trên những chiếc tuần giang đĩnh RPC, quân vận đĩnh LCM-6 hoặc tiền phong đĩnh Monitor. Một vài lần thức trọn đêm, thả tàu trôi lình xình canh gác khi có một vài chiếc tàu buôn khổng lồ mắc cạn vì nước ròng, hoặc chạy nhanh ủi bờ vì xuôi dòng bánh lái không ăn. Có lúc Thanh bị đánh thức bất thần đi chuyển-vận và tiếp rước các toán bộ binh luân phiên ứng chiến nằm bãi. Nhiều đêm thủy thủ đoàn mất ăn mất ngủ canh chừng mìn trôi sông, người nhái Việt-cộng phá tàu, hoặc sợ tàu ủi bãi vì neo không cắn. Mồ-hôi của GÐ 27 XP trong việc bảo vệ tổ quốc đã góp phần đổ xuống một góc nhỏ của miền nam Việt-Nam thương-yêu.

GÐ 27 XP thường đi sâu vào những vùng xôi đậu của Ðặc-Khu Rừng Sát, mật khu bảy Viễn trong những chuyến hành-quân phối hợp. Như một trưởng toán, Thanh có bổn phận điều động bốn chiếc tuần-giang đĩnh RPC tăng phái định-kỳ tại Tắc- Ông -Nghĩa trong công-tác yểm-trợ và tiếp tế các đơn-vị địa-phương quân và nghĩa quân đồn trú. Tuy nhiên, tất cả các phương tiện cơ hữu cũng như nhân sự được đặt dưới quyền sử dụng của bộ chỉ huy Tắc-ông-Nghĩa.

Tắc- Ông -Nghĩa nằm giữa mũi Nhà Bè và cửa Cần-Giờ tọa lạc bên rạch Tắc- Ông -Nghĩa. Có đồn địa-phương quân đóng tại mỏm này hướng mặt ra sông Lòng Tảo. Ðặc biệt, đặc sản nổi tiếng của vùng này là cua chắc gạch, và chem chép. Ở đây có cá sấu, tôm cá cũng rất nhiều, nhiều nhất là cá úc, cá ngát và cá bông lau. Những lúc nhàn rỗi, Thanh thả câu bắt cá nhiều vô số kể. Những bữa cơm trưa với canh chua cá úc đượm một hương-vị quê-hương ngọt ngào mà Thanh vẫn nhớ mãi đến ngày hôm nay. Thanh rất cám ơn hạ-sĩ Bé, hạ-sĩ Lịch, hạ-sĩ Lợi v.v.. Các vị thuyền trưởng của các chiếc RPC HQ 7001, 7002, 7003, 7004, 7010, 7012 này đã lo cho Thanh và các đồng đội có những bữa ăn thật chu đáo. Các người dễ thương kia chừ ở tận đâu? Có còn hay mất?

Tình huynh đệ chi binh được thể hiện một cách mặn nồng qua mấy xị đế nếp than được pha với rượu "chó chồm hổm". Chúng ta có những bữa nhậu tưng bừng hoa lá, vừa kể chuyện tiếu-lâm và vừa ca hát suốt đêm trên tàu sóng đập lắc lư. Chúng ta cùng cụng ly một trăm phần trăm, nhắm mắt uống quắc cần câu rồi vui la vô số kể đến khi cho chó ăn chè tới mật xanh mới chịu thôi. Chúng ta rất thương nhau và cùng hăng say đánh giặc bảo vệ an ninh các sông ngòi và xã ấp. Dân ở đây rất mến mộ hải quân vì GD 27 XP giúp họ thường trực trong việc đưa đón những người bệnh tật và sanh đẻ về Nhà Bè. Mỗi dịp cúng đình hằng năm, họ rất vui vẻ đón mời hải quân lên tham dự. Dịp này, các cô thôn nữ thi nhau ăn bận áo dài đủ màu rực rỡ như trong ngày hội Tết. Các cô trang điểm má hồng trên đường đi tới đình lả lướt trước những chàng hải quân GÐ 27 XP oai hùng và bay bướm.

Ðã 31 năm trôi qua, mà những kỷ niệm cũ vẫn còn rõ nét trong Thanh. Ngồi ngắm dòng sông Mississipi, Thanh có cảm tưởng dòng nước này cùng có tính chất "nước" như những dòng sông quê hương, nhưng hình ảnh, âm thanh cũ, và những tình cảm vụn vặt đan dệt với nhau đã chỉ còn là những hoài niệm của người tha phương.

Giang Ðoàn 44 Ngăn Chận

Trục-lộ số 4 nối liền giữa xa-cảng miền Tây và Mỹ-Tho chạy ngang trước mặt một căn cứ hải quân hùng hậu, trong đó phải kể đến Giang-Ðoàn 44 Ngăn-Chận (GÐ44NC). Hậu cứ của giang đoàn tác chiến này tọa lạc gần chân cầu Bến-Lức, chỉ cách Sài-Gòn chừng mười mấy cây số về hướng tây nam. Tầm hoạt động của giang-đoàn tương đối to lớn và rất quan trọng trong việc hộ tống đánh giặc và bảo-vệ đất nước.

Trên cầu Bến-Lức là quốc-lộ 4 dập dìu xe cộ qua lại, dưới cầu là sông Vàm-Cỏ Ðông có ít nhiều tàu bè thông thương. Ðây là hai huyết mạch chánh từ miền Tây dẫn về hòn ngọc viễn đông của Sài-Gòn hoa lệ. Bắt nguồn từ Komchai Mea, Kampuchia, sông Vàm-Cỏ Ðông xuôi dòng qua địa phận Tây-Ninh rồi chảy quanh-co, uốn khúc xuống mãi tận Bến-Lức. Dòng sông trông thật hiền-hòa và đầy thơ-mộng. Nhưng đặc biệt nó chảy ngang qua những địa-danh nổi-tiếng với nhiều trận đánh đẫm máu như Gò-Dầu Hạ, Bến Kéo (Tây-Ninh), Trà-Cú, Củ-Chi (Hậu-Nghĩa), và quận lỵ Ðức-Hòa. Khi chảy đến đây, sông Vàm-Cỏ Ðông hợp lưu cùng sông Vàm-Cỏ Tây từ Long-An; cả hai biến thành một lưu lượng nước lớn chảy vào sông Vàm-Cỏ ở Cần-Ðước trước khi đổ vào sông Xoài-Rạp rồi ra biển Vũng-Tàu.

Sông Vàm-Cỏ Ðông rất trù-phú, nước sông vàng lợt, đục ngầu vì nhiều phù sa lẫn mầu mỡ và bùn sình. Do đó, sông này có nhiều cá và tôm. Ngư phủ và dân chài địa phương đã tự giới hạn địa bàn làm ăn của họ nơi đây mà không dám thí mạng vào các vùng cấm-địa bắt cá. Tất-cả mọi sự di-chuyển của GÐ44NC bằng đường sông về Trà-Cú, tiếp-tế lẫn cả yểm-trợ các đơn-vị bạn nơi đầu sông đều phải thực-hiện vào những đêm không trăng sáng. Nói một cách nôm na, đêm càng tối càng tốt, thì ta càng lợi thế. Nhất là phải đợi đến lúc nước ròng vì như thế địch sẽ khó nhìn thấy tàu hải-quân lướt sóng nhấp nhô trên đường chân trời khi nước thủy triều dâng cao. Tuy nhiên, địch lúc nào cũng lắng tai nghe tiếng máy tàu chạy, nhìn nóc phát sóng vô-tuyến điện, rình rập ven bờ và sau cùng bắn vào các giang đĩnh của GÐ44NC.

Trình-diện tân-đáo tại GÐ44NC khoảng tháng 11 năm 1974 xong, Thùy được cử công-tác biệt-phái định-kỳ ở Trà-Cú. Nói là định kỳ nhưng thường thì nằm "mút chỉ cà sa" ở Trà-Cú, nhưng riêng Thùy vẫn thích hơn là nằm tại hậu cứ. Vì có sẵn chút ít kinh nghiệm chiến đấu trên sông rạch lúc còn ở Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong, nên công việc của Thùy cũng dễ dàng và tự tin khi đụng trận, nhất là tin vào mệnh số không sát quân của mình. Thùy trông coi và điều-động năm giang-đĩnh gồm có ba Alpha và hai Tango với nhiệm-vụ yểm trợ và tuần-tiễu dọc theo sông Vàm-Cỏ Ðông. Ngoài ra, Thùy cũng có trách-nhiệm trong việc chuyển-vận cùng phối-hợp hành-quân đánh giặc và tăng phái yểm-trợ Giang-Ðoàn 54 Tuần-Thám đóng đô ở Trà-Cú. Ở đây, Thùy nhận chỉ thị trực tiếp điều hành vận chuyển và được đặt dưới quyền chỉ huy của Chỉ-huy trưởng giang-đoàn tuần-thám này.

Nhớ đến Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong (GÐ27XP) ở Nhà-Bè nơi Thùy phục vụ ròng rã hai năm. Hồi đó, bao quanh GÐ27XP, có nhiều đồn và lính địa-phương quân. Lại thêm trực thăng của không-quân Mỹ-Việt bay lên xuống tấp-nập làm náo nhiệt toàn khu vực của các liên giang-đoàn, các căn-cứ và bộ chỉ-huy Ðặc-Khu Rừng Sát. Trái lại, đơn-vị tuần-thám hải-quân nhỏ bé này nằm ở một nơi lẻ loi và cô-độc.

Trước mặt giang-đoàn là một con kinh nhỏ dẫn vào từ sông Vàm-Cỏ Ðông. Ðằng trước và đằng sau có những cánh đồng tràm bao-la, đầy sình khô đen đúa do phù-sa lâu ngày bồi đắp. Trước kia, những cánh đồng này chắc có rất nhiều cây, nhưng nay cây cối đã khô cằn trụi lá hoặc bị đốn để dễ bề quan-sát quân trinh-sát Việt-cộng. Con kinh này, Thùy không nhớ rõ tên gì nhưng có lẽ là con kinh dài cắt ngang Trà-cú, và nối liền hai con sông Vàm-Cỏ Ðông và Tây với nhau(?).

Chung quanh giang-đoàn tuần-thám chỉ có vài lớp hàng rào kẽm gai sơ sài nhưng có mìn bao bọc. Bên trong giang-đoàn có hầm hố kiên-cố. Phối hợp chung với GÐ44NC thường trực lưu động là một lực lượng cơ hữu hải quân với những chiến-sĩ thiện-chiến, đầy tự tin và là một nút chốt rất quan trọng trong việc ngăn cản sự chuyển quân của địch bằng đường sông. Vì gần biên-giới Miên-Việt, cho nên những mưu-tính tấn-công vào căn cứ hải quân Trà-Cú chắc chắn nằm trong kế-hoạch đại quy mô của quân Việt-cộng lưu-manh, nhằm mục đích xua quân vào thủ-đô Sài-Gòn.

Tên tuổi của GÐ44NC đã bắt đầu có tiếng vang trên vùng dọc theo sông Vàm-Cỏ Ðông, đặc biệt ở một khúc quẹo trắc trở và hiểm nguy nhất mà thủy thủ đoàn GÐ44NC gọi đó là "cua tử-thần". Nơi đây, Việt-cộng thường xuyên thụt B40 vào tàu nhưng bị GÐ44NC bẻ gãy và chống trả mãnh liệt. Ðiều đáng kể hơn hết là nhân sự và tàu bè GÐ44 NC chưa bao giờ thiệt hại trong suốt thời gian Thùy hiện diện công tác tại đây.

Hai con đường duy nhất từ Trà-Cú về Sài-Gòn, bằng đường thủy hoặc bằng đường bộ, đường nào cũng đầy ắp hiểm nguy và sặc mùi ám khí. Bên kia sông Vàm-Cỏ Ðông, xa xa một chút về hướng đông có Củ-Chi, và tỉnh lỵ Hậu-Nghĩa. Chi khu Ðức-Hòa cũng không xa lắm. Từ Trà-cú, ta có thể nhìn thấy tỉnh lỵ bằng mắt trần dán theo con đường đất thẳng tắp dài đúng bảy cây số nối liền giữa Trà-Cú và Hậu Nghĩa. Dọc bên đường là ruộng mía rậm rạp, cao ngất-nghểu và rộng mênh-mông đến nỗi cò bay phải mỏi cánh. Vì có địa-thế ẩn núp tốt nhờ nhiều mía chằng chịt nên Việt-cộng thường đắp mô để chận đường, đánh phá và bắn giết quân bạn.

Nhớ lại một lần liều mạng về Sài-Gòn bằng con đường bộ này, Thùy nắm chặt quả lựu đạn trong tay đã mở chốt an-toàn. Ngồi đằng sau, Thùy điều động gã Honda ôm chạy nhanh về hướng Hậu-Nghĩa để đón xe đò. Dầu biết gã là lính của tỉnh chạy xe ôm kiếm thêm chút tiền, nhưng Thùy vẫn phải dè dặt và thận trọng.

Thùy nhẹ nhàng thúc-giục gã một đôi lần trên đường đi:
- Nếu bị chận, tôi với anh lẫn địch, tất cả đều chết !

Ở giữa chốn sinh tử này, Thùy có may mắn gặp lại hai người quen khi còn làm việc tại Nhà Bè: ông Quản-nội trưởng Công của Giang-đoàn Tuần-thám và bạn Trương-Huỳnh-Triệu của Tiếp-liệu. Cuộc hội ngộ thật vui và hạnh phúc. Thùy,Triều, và ông quản Công thường rủ nhau đi câu tôm về nướng, cả ba ngồi sàn tàu dưới sương lạnh vừa nhìn hỏa châu đỏ rực sáng, vừa nhậu suốt đêm li bì. Thùy cũng gặp lại hai bạn trong liên đội C đồng khóa 2/70: TQQuang và CXTriều trong nỗi ngạc nhiên và mừng rỡ. Cả ba cùng ngồi cùng ôn lại những kỷ niệm vui buồn của đại đội ở Quang-Trung có Trung-úy Lê-Văn- Hải dễ thương và Thiếu-tá Trần-Kim-Mây nói dai như đĩa.

Thế rồi chiến tranh vẫn tiếp diễn và cuối cùng Triệu đã hy sinh ngày 29/4/75 tại Trà-Cú. Thùy không ngờ có một ngày lại tiễn xác bạn về tận Bến-Lức. Quan tài của bạn nằm lạnh lẽo bên bờ sông Vàm-Cỏ Ðông hiu quạnh, nơi ấy là gần hậu cứ của GÐ44NC !

Trương Thanh Diễm Thùy - Bảo Lộc
(Ðại-Ðội C2/70 - Khóa 1 SQÐB/HQ)

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giang Ðoàn 27 Xung Phong & Giang Ðoàn 44 Ngăn Chận

Tác giả thành thật cám ơn chị Vũ-Thị-Xuân (phu nhân của OCS/K9 Nguyễn-Thế-Minh) đã bỏ thời giờ "edit" như là một động lực khuyến khích tôi hoàn tất.


Tác giả thành thật cám ơn chị Vũ-Thị-Xuân (phu nhân của OCS/K9 Nguyễn-Thế-Minh) đã bỏ thời giờ "edit" như là một động lực khuyến khích tôi hoàn tất.

Giang Ðoàn 27 Xung Phong

Khoảng tháng 9/1970, Thanh nhận lệnh thuyên chuyển của Bộ Tư Lệnh Hải Quân về tân đáo Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong. Giang-đoàn này lúc ấy trực thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Trung Ương 214 Cát Lái. Thanh còn nhớ nơi đây Thanh cùng với Chảy (Khóa 5 OCS), Tồn, Khiết, Hồng (Khóa 21 SQHQ); những sĩ quan độc thân non choẹt đã từng một thời oanh liệt và bay-bướm. Dù đã hơn 30 năm trôi qua nhưng Thanh còn rõ một chút ít chi tiết về giang-đoàn này.

Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong tọa-lạc tại mũi Nhà Bè và cùng chia xẻ một mảnh đất với Giang-Ðoàn 22 Xung-Phong. Ngoài ra còn có Giang-Ðoàn 57 Tuần-Thám, Giang-Ðoàn 93 Trục-Lôi (?), Căn-cứ Hải-Quân, Căn-cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Hải-Quân Nhà-Bè, và Bộ-Chỉ-Huy Ðịa-Phương Quân Ðặc-Khu Rừng Sát; tất cả đều đồn trú kế cận. Ðịa-thế nơi đây bé nhỏ và chật chội, nhưng lại có nhiều cơ-quan quân-sự Việt-Mỹ phối hợp với một nhiệm vụ tối quan trọng là bảo-vệ những đường sông và đường biển dẫn vào Biệt Khu Thủ-Ðô. Giao-thông trên bộ lẫn dưới nước luôn luôn nhộn-nhịp với tàu bè và xe cộ đủ loại. Nhà Bè lại có nhiều quán ăn quán nhậu lúc nào cũng đông đảo dân quân cán chính các cấp. Thậm chí bia ôm, các hộp đêm cũng có lai rai ở đây.

Sông Sài-gòn là huyết mạch của thủ đô nối liền với biển Cần-Giờ, Vũng-Tàu bằng đường thủy. Tuy nó rộng lớn nhưng nước sông chảy lừ-đừ. Khi chảy đến mũi Nhà Bè, sông Sài-gòn im-lìm rẽ thành hai nhánh sông: Lòng-Tảo và Xoài-Rạp. Sông Lòng-Tảo được coi như một trục giao-thông chính chảy qua ngã Tam-Thôn-Hiệp, Tắc-Ông-Nghĩa, rồi Thạnh An. Sông này sâu do đó có nhiều tàu buôn và các hạm lớn quốc-tế ra vào mỗi khi nước thủy triều dâng cao. Sông Xoài-Rạp là trục giao-thông phụ, uốn khúc hơn chảy qua Quảng-Xuyên và Vàm Láng.

Viết đến đây, Thanh chợt nhớ đến hai câu bất hủ được bắt đầu bằng:

"Nhà Bè nước chảy chia hai...."

Vấn đề an-ninh tuyệt-đối dọc quanh và trên những sông này có một tầm vóc hết sức to lớn. Một trong những nhiệm-vụ tối thượng được thượng-cấp giao phó cho các đơn vị hải quân trong đó có Giang-Ðoàn 27 Xung Phong (GÐ 27 XP). GÐ 27 XP nhận lãnh một phần lớn trách-nhiệm tuần tiễu, công tác và hành quân với các đơn vị chủ lực chung quanh ngã ba. Phần quan sát và trật tự lãnh thổ có Ðại đội 999 (xám cẩu) địa phương quân trấn đóng tại giao điểm này.

Thanh có mặt tuần-tiễu nhiều lần dọc theo hai sông này trên những chiếc tuần giang đĩnh RPC, quân vận đĩnh LCM-6 hoặc tiền phong đĩnh Monitor. Một vài lần thức trọn đêm, thả tàu trôi lình xình canh gác khi có một vài chiếc tàu buôn khổng lồ mắc cạn vì nước ròng, hoặc chạy nhanh ủi bờ vì xuôi dòng bánh lái không ăn. Có lúc Thanh bị đánh thức bất thần đi chuyển-vận và tiếp rước các toán bộ binh luân phiên ứng chiến nằm bãi. Nhiều đêm thủy thủ đoàn mất ăn mất ngủ canh chừng mìn trôi sông, người nhái Việt-cộng phá tàu, hoặc sợ tàu ủi bãi vì neo không cắn. Mồ-hôi của GÐ 27 XP trong việc bảo vệ tổ quốc đã góp phần đổ xuống một góc nhỏ của miền nam Việt-Nam thương-yêu.

GÐ 27 XP thường đi sâu vào những vùng xôi đậu của Ðặc-Khu Rừng Sát, mật khu bảy Viễn trong những chuyến hành-quân phối hợp. Như một trưởng toán, Thanh có bổn phận điều động bốn chiếc tuần-giang đĩnh RPC tăng phái định-kỳ tại Tắc- Ông -Nghĩa trong công-tác yểm-trợ và tiếp tế các đơn-vị địa-phương quân và nghĩa quân đồn trú. Tuy nhiên, tất cả các phương tiện cơ hữu cũng như nhân sự được đặt dưới quyền sử dụng của bộ chỉ huy Tắc-ông-Nghĩa.

Tắc- Ông -Nghĩa nằm giữa mũi Nhà Bè và cửa Cần-Giờ tọa lạc bên rạch Tắc- Ông -Nghĩa. Có đồn địa-phương quân đóng tại mỏm này hướng mặt ra sông Lòng Tảo. Ðặc biệt, đặc sản nổi tiếng của vùng này là cua chắc gạch, và chem chép. Ở đây có cá sấu, tôm cá cũng rất nhiều, nhiều nhất là cá úc, cá ngát và cá bông lau. Những lúc nhàn rỗi, Thanh thả câu bắt cá nhiều vô số kể. Những bữa cơm trưa với canh chua cá úc đượm một hương-vị quê-hương ngọt ngào mà Thanh vẫn nhớ mãi đến ngày hôm nay. Thanh rất cám ơn hạ-sĩ Bé, hạ-sĩ Lịch, hạ-sĩ Lợi v.v.. Các vị thuyền trưởng của các chiếc RPC HQ 7001, 7002, 7003, 7004, 7010, 7012 này đã lo cho Thanh và các đồng đội có những bữa ăn thật chu đáo. Các người dễ thương kia chừ ở tận đâu? Có còn hay mất?

Tình huynh đệ chi binh được thể hiện một cách mặn nồng qua mấy xị đế nếp than được pha với rượu "chó chồm hổm". Chúng ta có những bữa nhậu tưng bừng hoa lá, vừa kể chuyện tiếu-lâm và vừa ca hát suốt đêm trên tàu sóng đập lắc lư. Chúng ta cùng cụng ly một trăm phần trăm, nhắm mắt uống quắc cần câu rồi vui la vô số kể đến khi cho chó ăn chè tới mật xanh mới chịu thôi. Chúng ta rất thương nhau và cùng hăng say đánh giặc bảo vệ an ninh các sông ngòi và xã ấp. Dân ở đây rất mến mộ hải quân vì GD 27 XP giúp họ thường trực trong việc đưa đón những người bệnh tật và sanh đẻ về Nhà Bè. Mỗi dịp cúng đình hằng năm, họ rất vui vẻ đón mời hải quân lên tham dự. Dịp này, các cô thôn nữ thi nhau ăn bận áo dài đủ màu rực rỡ như trong ngày hội Tết. Các cô trang điểm má hồng trên đường đi tới đình lả lướt trước những chàng hải quân GÐ 27 XP oai hùng và bay bướm.

Ðã 31 năm trôi qua, mà những kỷ niệm cũ vẫn còn rõ nét trong Thanh. Ngồi ngắm dòng sông Mississipi, Thanh có cảm tưởng dòng nước này cùng có tính chất "nước" như những dòng sông quê hương, nhưng hình ảnh, âm thanh cũ, và những tình cảm vụn vặt đan dệt với nhau đã chỉ còn là những hoài niệm của người tha phương.

Giang Ðoàn 44 Ngăn Chận

Trục-lộ số 4 nối liền giữa xa-cảng miền Tây và Mỹ-Tho chạy ngang trước mặt một căn cứ hải quân hùng hậu, trong đó phải kể đến Giang-Ðoàn 44 Ngăn-Chận (GÐ44NC). Hậu cứ của giang đoàn tác chiến này tọa lạc gần chân cầu Bến-Lức, chỉ cách Sài-Gòn chừng mười mấy cây số về hướng tây nam. Tầm hoạt động của giang-đoàn tương đối to lớn và rất quan trọng trong việc hộ tống đánh giặc và bảo-vệ đất nước.

Trên cầu Bến-Lức là quốc-lộ 4 dập dìu xe cộ qua lại, dưới cầu là sông Vàm-Cỏ Ðông có ít nhiều tàu bè thông thương. Ðây là hai huyết mạch chánh từ miền Tây dẫn về hòn ngọc viễn đông của Sài-Gòn hoa lệ. Bắt nguồn từ Komchai Mea, Kampuchia, sông Vàm-Cỏ Ðông xuôi dòng qua địa phận Tây-Ninh rồi chảy quanh-co, uốn khúc xuống mãi tận Bến-Lức. Dòng sông trông thật hiền-hòa và đầy thơ-mộng. Nhưng đặc biệt nó chảy ngang qua những địa-danh nổi-tiếng với nhiều trận đánh đẫm máu như Gò-Dầu Hạ, Bến Kéo (Tây-Ninh), Trà-Cú, Củ-Chi (Hậu-Nghĩa), và quận lỵ Ðức-Hòa. Khi chảy đến đây, sông Vàm-Cỏ Ðông hợp lưu cùng sông Vàm-Cỏ Tây từ Long-An; cả hai biến thành một lưu lượng nước lớn chảy vào sông Vàm-Cỏ ở Cần-Ðước trước khi đổ vào sông Xoài-Rạp rồi ra biển Vũng-Tàu.

Sông Vàm-Cỏ Ðông rất trù-phú, nước sông vàng lợt, đục ngầu vì nhiều phù sa lẫn mầu mỡ và bùn sình. Do đó, sông này có nhiều cá và tôm. Ngư phủ và dân chài địa phương đã tự giới hạn địa bàn làm ăn của họ nơi đây mà không dám thí mạng vào các vùng cấm-địa bắt cá. Tất-cả mọi sự di-chuyển của GÐ44NC bằng đường sông về Trà-Cú, tiếp-tế lẫn cả yểm-trợ các đơn-vị bạn nơi đầu sông đều phải thực-hiện vào những đêm không trăng sáng. Nói một cách nôm na, đêm càng tối càng tốt, thì ta càng lợi thế. Nhất là phải đợi đến lúc nước ròng vì như thế địch sẽ khó nhìn thấy tàu hải-quân lướt sóng nhấp nhô trên đường chân trời khi nước thủy triều dâng cao. Tuy nhiên, địch lúc nào cũng lắng tai nghe tiếng máy tàu chạy, nhìn nóc phát sóng vô-tuyến điện, rình rập ven bờ và sau cùng bắn vào các giang đĩnh của GÐ44NC.

Trình-diện tân-đáo tại GÐ44NC khoảng tháng 11 năm 1974 xong, Thùy được cử công-tác biệt-phái định-kỳ ở Trà-Cú. Nói là định kỳ nhưng thường thì nằm "mút chỉ cà sa" ở Trà-Cú, nhưng riêng Thùy vẫn thích hơn là nằm tại hậu cứ. Vì có sẵn chút ít kinh nghiệm chiến đấu trên sông rạch lúc còn ở Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong, nên công việc của Thùy cũng dễ dàng và tự tin khi đụng trận, nhất là tin vào mệnh số không sát quân của mình. Thùy trông coi và điều-động năm giang-đĩnh gồm có ba Alpha và hai Tango với nhiệm-vụ yểm trợ và tuần-tiễu dọc theo sông Vàm-Cỏ Ðông. Ngoài ra, Thùy cũng có trách-nhiệm trong việc chuyển-vận cùng phối-hợp hành-quân đánh giặc và tăng phái yểm-trợ Giang-Ðoàn 54 Tuần-Thám đóng đô ở Trà-Cú. Ở đây, Thùy nhận chỉ thị trực tiếp điều hành vận chuyển và được đặt dưới quyền chỉ huy của Chỉ-huy trưởng giang-đoàn tuần-thám này.

Nhớ đến Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong (GÐ27XP) ở Nhà-Bè nơi Thùy phục vụ ròng rã hai năm. Hồi đó, bao quanh GÐ27XP, có nhiều đồn và lính địa-phương quân. Lại thêm trực thăng của không-quân Mỹ-Việt bay lên xuống tấp-nập làm náo nhiệt toàn khu vực của các liên giang-đoàn, các căn-cứ và bộ chỉ-huy Ðặc-Khu Rừng Sát. Trái lại, đơn-vị tuần-thám hải-quân nhỏ bé này nằm ở một nơi lẻ loi và cô-độc.

Trước mặt giang-đoàn là một con kinh nhỏ dẫn vào từ sông Vàm-Cỏ Ðông. Ðằng trước và đằng sau có những cánh đồng tràm bao-la, đầy sình khô đen đúa do phù-sa lâu ngày bồi đắp. Trước kia, những cánh đồng này chắc có rất nhiều cây, nhưng nay cây cối đã khô cằn trụi lá hoặc bị đốn để dễ bề quan-sát quân trinh-sát Việt-cộng. Con kinh này, Thùy không nhớ rõ tên gì nhưng có lẽ là con kinh dài cắt ngang Trà-cú, và nối liền hai con sông Vàm-Cỏ Ðông và Tây với nhau(?).

Chung quanh giang-đoàn tuần-thám chỉ có vài lớp hàng rào kẽm gai sơ sài nhưng có mìn bao bọc. Bên trong giang-đoàn có hầm hố kiên-cố. Phối hợp chung với GÐ44NC thường trực lưu động là một lực lượng cơ hữu hải quân với những chiến-sĩ thiện-chiến, đầy tự tin và là một nút chốt rất quan trọng trong việc ngăn cản sự chuyển quân của địch bằng đường sông. Vì gần biên-giới Miên-Việt, cho nên những mưu-tính tấn-công vào căn cứ hải quân Trà-Cú chắc chắn nằm trong kế-hoạch đại quy mô của quân Việt-cộng lưu-manh, nhằm mục đích xua quân vào thủ-đô Sài-Gòn.

Tên tuổi của GÐ44NC đã bắt đầu có tiếng vang trên vùng dọc theo sông Vàm-Cỏ Ðông, đặc biệt ở một khúc quẹo trắc trở và hiểm nguy nhất mà thủy thủ đoàn GÐ44NC gọi đó là "cua tử-thần". Nơi đây, Việt-cộng thường xuyên thụt B40 vào tàu nhưng bị GÐ44NC bẻ gãy và chống trả mãnh liệt. Ðiều đáng kể hơn hết là nhân sự và tàu bè GÐ44 NC chưa bao giờ thiệt hại trong suốt thời gian Thùy hiện diện công tác tại đây.

Hai con đường duy nhất từ Trà-Cú về Sài-Gòn, bằng đường thủy hoặc bằng đường bộ, đường nào cũng đầy ắp hiểm nguy và sặc mùi ám khí. Bên kia sông Vàm-Cỏ Ðông, xa xa một chút về hướng đông có Củ-Chi, và tỉnh lỵ Hậu-Nghĩa. Chi khu Ðức-Hòa cũng không xa lắm. Từ Trà-cú, ta có thể nhìn thấy tỉnh lỵ bằng mắt trần dán theo con đường đất thẳng tắp dài đúng bảy cây số nối liền giữa Trà-Cú và Hậu Nghĩa. Dọc bên đường là ruộng mía rậm rạp, cao ngất-nghểu và rộng mênh-mông đến nỗi cò bay phải mỏi cánh. Vì có địa-thế ẩn núp tốt nhờ nhiều mía chằng chịt nên Việt-cộng thường đắp mô để chận đường, đánh phá và bắn giết quân bạn.

Nhớ lại một lần liều mạng về Sài-Gòn bằng con đường bộ này, Thùy nắm chặt quả lựu đạn trong tay đã mở chốt an-toàn. Ngồi đằng sau, Thùy điều động gã Honda ôm chạy nhanh về hướng Hậu-Nghĩa để đón xe đò. Dầu biết gã là lính của tỉnh chạy xe ôm kiếm thêm chút tiền, nhưng Thùy vẫn phải dè dặt và thận trọng.

Thùy nhẹ nhàng thúc-giục gã một đôi lần trên đường đi:
- Nếu bị chận, tôi với anh lẫn địch, tất cả đều chết !

Ở giữa chốn sinh tử này, Thùy có may mắn gặp lại hai người quen khi còn làm việc tại Nhà Bè: ông Quản-nội trưởng Công của Giang-đoàn Tuần-thám và bạn Trương-Huỳnh-Triệu của Tiếp-liệu. Cuộc hội ngộ thật vui và hạnh phúc. Thùy,Triều, và ông quản Công thường rủ nhau đi câu tôm về nướng, cả ba ngồi sàn tàu dưới sương lạnh vừa nhìn hỏa châu đỏ rực sáng, vừa nhậu suốt đêm li bì. Thùy cũng gặp lại hai bạn trong liên đội C đồng khóa 2/70: TQQuang và CXTriều trong nỗi ngạc nhiên và mừng rỡ. Cả ba cùng ngồi cùng ôn lại những kỷ niệm vui buồn của đại đội ở Quang-Trung có Trung-úy Lê-Văn- Hải dễ thương và Thiếu-tá Trần-Kim-Mây nói dai như đĩa.

Thế rồi chiến tranh vẫn tiếp diễn và cuối cùng Triệu đã hy sinh ngày 29/4/75 tại Trà-Cú. Thùy không ngờ có một ngày lại tiễn xác bạn về tận Bến-Lức. Quan tài của bạn nằm lạnh lẽo bên bờ sông Vàm-Cỏ Ðông hiu quạnh, nơi ấy là gần hậu cứ của GÐ44NC !

Trương Thanh Diễm Thùy - Bảo Lộc
(Ðại-Ðội C2/70 - Khóa 1 SQÐB/HQ)

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm