Tham Khảo

Giao tiếp cũng là nghệ thuật: Người Nhật đối đãi với nhau thế nào?

Có một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước.



Giao tiếp cũng là nghệ thuật: Người Nhật đối đãi với nhau thế nào?

Đến Nhật Bản, bạn sẽ thấy giao tiếp cũng là một nghệ thuật. Ở đó, dù bạn đóng vai người kể chuyện hay người lắng nghe thì cũng cần hội tụ những yếu tố như một nghệ nhân thực thụ.

Bạn sẽ làm gì khi xếp hàng quá lâu mà vẫn chưa tới lượt? Và bạn sẽ làm gì nếu ngồi chờ quá lâu mà không biết bao giờ chuyến tàu tiếp theo sẽ tới? Và câu trả lời sẽ là: “Với người Nhật, họ tin tưởng, biết chắc chuyến tàu tiếp theo sẽ đến và họ sẽ lên được tàu. Tin tưởng chắc chắn phần họ mong đợi trong xếp hàng sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng, mọi người đều đồng thuận trong văn hóa này”. 

Dưới đây là những nét văn hóa độc đáo khi bạn có cơ hội tới thăm đất nước mặt trời mọc. 

Nghi thức cúi chào

Có một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước. Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên đối với người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Nghi thức cúi chào được gọi là “Ojigi”, nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có ba kiểu Ojigi sau:

Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, sử dụng trong xã giao hàng ngày đối với những người ngang hàng mình.

Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu mới phải chào thi lễ, những lần sau họ chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng cho rằng những nghi thức này quá rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, sử dụng trong các tính huống trang trọng hoặc khi lần đầu gặp mặt.

Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Khi chào theo kiểu Saikeirei, thân mình sẽ cúi xuống từ từ và rất thấp. Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền thờ Thần Đạo, trong chùa Phật giáo, trước Quốc kỳ, hoặc trước Thiên Hoàng.

Các kiểu cúi chào của người Nhật.

Ở bất kỳ đâu và gặp bất kỳ ai, từ vị nguyên thủ quốc gia đến người dân bình thường, bạn sẽ thấy họ luôn mỉm cười, vừa tỏ thái độ khiêm nhu, vừa cúi nghiêng người để chào kính cẩn. Hình ảnh nghiêng người cúi chào đã thể hiện một cách súc tích và thú vị về cốt lõi văn hoá của người Nhật Bản: Cúi đầu nhưng không hạ mình, khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, thay vào đó họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa… hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Việc nhìn thẳng vào người đối thoại bị xem như là thái độ thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Tôn trọng sự trung thực

Đến Nhật Bản, bạn rất khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Thay vào đó, các tài xế sẽ chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, mời khách lên tàu điện kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ, đỡ tốn kém”. Họ đặt lợi ích của khách hàng lên đầu chứ không kiếm tiền bằng những thói gian dối, lừa lọc…

Tới Nhật bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những “shop mini không người bán”. Nhiều vùng ở Nhật có trồng trọt nhưng không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở làm việc, trồng trọt chỉ là việc làm thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói các sản phẩm, dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Người mua sẽ nhìn theo giá niêm yết rồi tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày trên đường đi làm về, họ ghé vào shop mini của mình và mang thùng tiền về nhà.

Tại các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… bạn cũng không phải lo gửi giỏ hay túi xách, quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Họ tự giác trả tiền mặt vào thùng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Đã từ rất lâu, người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển tiếng Nhật.

Thêm một điều đặc biệt trong chi trả: Nếu biết bạn là khách nước ngoài, toàn bộ các cửa hàng ở Nhật sẽ tự động trừ thuế, giảm 5–10% mọi phí tổn.

Một siêu thị tại Nhật Bản.

Tôn trọng tính nhân văn

Nếu đến bất kỳ cánh đồng nào bạn sẽ thấy người Nhật luôn giữ lại một góc ruộng không thu hoạch. Bởi họ yêu quý thiên nhiên và mọi sinh vật quanh mình, nên khi trồng bất cứ một sản phẩm nào, họ cũng nghĩ tới sự sống còn của chúng. Do vậy, người nông dân Nhật sẽ “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim và thú trong tự nhiên.

Cũng vì tôn trọng tính nhân văn, nên chính phủ Nhật nghiêm cấm và phạt rất nặng những tội phạm làm hàng giả, nhất là những món hàng độc hại. Họ coi sản phẩm độc hại là thứ vũ khí man rợ của kẻ diệt chủng. Bởi vậy, đã từ rất lâu, trên thị trường Nhật không có sản phẩm xấu hoặc độc hại nào. Các sản phẩm từ nước ngoài phải qua sự kiểm dịch rất khắt khe mới được nhập vào trong nước.

Chính phủ Nhật không cho phép sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu bừa bãi. Họ dùng các phương pháp sinh học để khống chế sâu bọ phá hoại mùa màng. 

Tôn trọng sự bình đẳng

Trẻ em Nhật từ nhỏ đã được giáo dục về sự bình đẳng giữa người với người, người với vật.

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo nên ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, trừ những trẻ khuyết tật. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất, nhà trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục quy định từ học sinh, người quét đường, cho đến tất cả các nhân viên và công chức cho thấy ở nước Nhật không có khoảng cách giàu nghèo. Những ngày tuyết phủ trắng xoá, từ trên cao nhìn xuống những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ li ti trên đường. Tất cả là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động, biểu thị một sức mạnh hiệp thông.

Tại Nhật Bản, văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân và không hề có một sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình lại chính là vị thủ tướng hay bộ trưởng Nhật Bản.

Sự bình đẳng còn thể hiện ở việc tôn trọng lao động gia đình. Ở Nhật, nội trợ là một nghề, là một dạng lao động nặng nhọc và khả kính. Hàng tháng, chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, họ vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu.

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty lớn đã áp dụng chính sách “trực chuyển”: lương của chồng sẽ được gửi thẳng vào tài khoản của vợ, cho vợ quản lý. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được coi trọng, tôn vinh. Và cũng từ đó, tệ nạn bạo hành trong gia đình ở Nhật rất hiếm, mà nếu có thì bị xử tù rất nghiêm.

Ở Nhật, phụ nữ làm nội trợ vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm.

Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Ở Nhật, có rất nhiều từ và cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi trong các tình huống khác nhau: Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt đối với mối quan hệ thân mật… Những lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng quá thường xuyên gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.

Văn hóa im lặng 

Người Nhật có khuynh hướng giảm thiểu lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng. Im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người lạ thì thường im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi của người phụ nữ đức hạnh. Còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, vì hành vi đó được coi như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

Kiên Định

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Giao tiếp cũng là nghệ thuật: Người Nhật đối đãi với nhau thế nào?

Có một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước.



Giao tiếp cũng là nghệ thuật: Người Nhật đối đãi với nhau thế nào?

Đến Nhật Bản, bạn sẽ thấy giao tiếp cũng là một nghệ thuật. Ở đó, dù bạn đóng vai người kể chuyện hay người lắng nghe thì cũng cần hội tụ những yếu tố như một nghệ nhân thực thụ.

Bạn sẽ làm gì khi xếp hàng quá lâu mà vẫn chưa tới lượt? Và bạn sẽ làm gì nếu ngồi chờ quá lâu mà không biết bao giờ chuyến tàu tiếp theo sẽ tới? Và câu trả lời sẽ là: “Với người Nhật, họ tin tưởng, biết chắc chuyến tàu tiếp theo sẽ đến và họ sẽ lên được tàu. Tin tưởng chắc chắn phần họ mong đợi trong xếp hàng sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng, mọi người đều đồng thuận trong văn hóa này”. 

Dưới đây là những nét văn hóa độc đáo khi bạn có cơ hội tới thăm đất nước mặt trời mọc. 

Nghi thức cúi chào

Có một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước. Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên đối với người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Nghi thức cúi chào được gọi là “Ojigi”, nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có ba kiểu Ojigi sau:

Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, sử dụng trong xã giao hàng ngày đối với những người ngang hàng mình.

Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu mới phải chào thi lễ, những lần sau họ chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng cho rằng những nghi thức này quá rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.

Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, sử dụng trong các tính huống trang trọng hoặc khi lần đầu gặp mặt.

Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.

Khi chào theo kiểu Saikeirei, thân mình sẽ cúi xuống từ từ và rất thấp. Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền thờ Thần Đạo, trong chùa Phật giáo, trước Quốc kỳ, hoặc trước Thiên Hoàng.

Các kiểu cúi chào của người Nhật.

Ở bất kỳ đâu và gặp bất kỳ ai, từ vị nguyên thủ quốc gia đến người dân bình thường, bạn sẽ thấy họ luôn mỉm cười, vừa tỏ thái độ khiêm nhu, vừa cúi nghiêng người để chào kính cẩn. Hình ảnh nghiêng người cúi chào đã thể hiện một cách súc tích và thú vị về cốt lõi văn hoá của người Nhật Bản: Cúi đầu nhưng không hạ mình, khiêm nhu nhưng không hèn yếu. Thái độ văn hoá tôn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự nể trọng nơi người đối diện.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, thay vào đó họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa… hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Việc nhìn thẳng vào người đối thoại bị xem như là thái độ thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Tôn trọng sự trung thực

Đến Nhật Bản, bạn rất khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Thay vào đó, các tài xế sẽ chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm gần nhất, mời khách lên tàu điện kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ, đỡ tốn kém”. Họ đặt lợi ích của khách hàng lên đầu chứ không kiếm tiền bằng những thói gian dối, lừa lọc…

Tới Nhật bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những “shop mini không người bán”. Nhiều vùng ở Nhật có trồng trọt nhưng không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở làm việc, trồng trọt chỉ là việc làm thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói các sản phẩm, dán giá bán và để thùng tiền bên cạnh. Người mua sẽ nhìn theo giá niêm yết rồi tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày trên đường đi làm về, họ ghé vào shop mini của mình và mang thùng tiền về nhà.

Tại các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… bạn cũng không phải lo gửi giỏ hay túi xách, quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Họ tự giác trả tiền mặt vào thùng hoặc gửi ngân phiếu vào máy thu tiền. Đã từ rất lâu, người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển tiếng Nhật.

Thêm một điều đặc biệt trong chi trả: Nếu biết bạn là khách nước ngoài, toàn bộ các cửa hàng ở Nhật sẽ tự động trừ thuế, giảm 5–10% mọi phí tổn.

Một siêu thị tại Nhật Bản.

Tôn trọng tính nhân văn

Nếu đến bất kỳ cánh đồng nào bạn sẽ thấy người Nhật luôn giữ lại một góc ruộng không thu hoạch. Bởi họ yêu quý thiên nhiên và mọi sinh vật quanh mình, nên khi trồng bất cứ một sản phẩm nào, họ cũng nghĩ tới sự sống còn của chúng. Do vậy, người nông dân Nhật sẽ “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim và thú trong tự nhiên.

Cũng vì tôn trọng tính nhân văn, nên chính phủ Nhật nghiêm cấm và phạt rất nặng những tội phạm làm hàng giả, nhất là những món hàng độc hại. Họ coi sản phẩm độc hại là thứ vũ khí man rợ của kẻ diệt chủng. Bởi vậy, đã từ rất lâu, trên thị trường Nhật không có sản phẩm xấu hoặc độc hại nào. Các sản phẩm từ nước ngoài phải qua sự kiểm dịch rất khắt khe mới được nhập vào trong nước.

Chính phủ Nhật không cho phép sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu bừa bãi. Họ dùng các phương pháp sinh học để khống chế sâu bọ phá hoại mùa màng. 

Tôn trọng sự bình đẳng

Trẻ em Nhật từ nhỏ đã được giáo dục về sự bình đẳng giữa người với người, người với vật.

Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo nên ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường, trừ những trẻ khuyết tật. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất, nhà trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục quy định từ học sinh, người quét đường, cho đến tất cả các nhân viên và công chức cho thấy ở nước Nhật không có khoảng cách giàu nghèo. Những ngày tuyết phủ trắng xoá, từ trên cao nhìn xuống những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ li ti trên đường. Tất cả là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động, biểu thị một sức mạnh hiệp thông.

Tại Nhật Bản, văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân và không hề có một sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình lại chính là vị thủ tướng hay bộ trưởng Nhật Bản.

Sự bình đẳng còn thể hiện ở việc tôn trọng lao động gia đình. Ở Nhật, nội trợ là một nghề, là một dạng lao động nặng nhọc và khả kính. Hàng tháng, chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, họ vẫn được hưởng đầy đủ lương hưu.

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty lớn đã áp dụng chính sách “trực chuyển”: lương của chồng sẽ được gửi thẳng vào tài khoản của vợ, cho vợ quản lý. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được coi trọng, tôn vinh. Và cũng từ đó, tệ nạn bạo hành trong gia đình ở Nhật rất hiếm, mà nếu có thì bị xử tù rất nghiêm.

Ở Nhật, phụ nữ làm nội trợ vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm.

Văn hóa xin lỗi, cảm ơn

Ở Nhật, có rất nhiều từ và cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi trong các tình huống khác nhau: Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt đối với mối quan hệ thân mật… Những lời “cảm ơn” và “xin lỗi” được sử dụng quá thường xuyên gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.

Văn hóa im lặng 

Người Nhật có khuynh hướng giảm thiểu lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng. Im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.

Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.

Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người lạ thì thường im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi của người phụ nữ đức hạnh. Còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, vì hành vi đó được coi như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.

Kiên Định

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm