Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Giới thiên văn học lần đầu tiên quan sát được vụ nổ siêu tân tinh đẹp như phim viễn tưởng
Nhờ một mạng lưới kính thiên văn tự động, các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên có thể ghi lại và quan sát chi tiết toàn bộ quá trình phát nổ của một siêu tân tinh.
Hôm 10/3, David Sand từ Đại học Arizona đã nhận được một thông điệp cảnh báo từ kính thiên văn PROMPT ở Chi lê về việc một luồng sáng mới vừa xuất hiện tại một trong 500 thiên hà mà nó theo dõi. Vụ nổ siêu tân tinh xảy ra tại NGC 5643, một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Báo cáo chi tiết hiện được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters. Iflscience đưa tin hôm 21/8.
Khi phát nổ, siêu tân tinh có thể sáng hơn cả thiên hà của nó, đồng nghĩa là các hệ thống thám sát tự động là một công cụ hữu ích để phát hiện chúng. Ngay khi nhận được thông tin từ kính thiên văn PROMPT, Sand đã kích hoạt mạng lưới toàn cầu gồm 18 kính thiên văn tự động khác để theo dõi mục tiêu. Vì các đài thiên văn này nằm rải rác trên khắp thế giới nên việc quan sát được đảm bảo gần như liên tục.
Ông Sand nói trong một tuyên bố: “Đây là một trong những lần việc quan sát được diễn ra sớm nhất – trước một ngày, và hình ảnh bùng nổ được ghi lại trong nhiều giờ. “Trong một thiên hà giống như dải Ngân hà của chúng ta, một vụ nổ siêu tân tinh xuất hiện với tần suất trung bình khoảng một lần trong vòng 100 năm. Chúng tôi rất may mắn khi quan sát được trọn vẹn hiện tượng này, nó chưa bao giờ được thấy trước đây”.
Bằng cách phát hiện và bắt kịp giai đoạn đầu của siêu tân tinh, nhóm nghiên cứu đã có thể nhìn thấy vật chất phóng ra từ ngôi sao đang chết dần khi nó va vào một ngôi sao đồng hành. Siêu tân tinh lần này được gọi là SN 2017cbv, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra khi một sao lùn trắng hút dần vật chất từ một ngôi sao đồng hành cho đến khi cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch.
Các siêu tân tinh này rất quan trọng vì chúng được sử dụng làm thước đo của vũ trụ, do thực tế là chúng đều có cùng độ sáng. Dựa vào độ mờ của chúng, chúng ta có thể ước lượng khoảng cách của chúng.
“Đây là điều chúng tôi vẫn luôn tìm kiếm, từ năm 2010, chúng tôi đã dự đoán là sẽ xảy ra sự việc một siêu tân tinh va chạm với một ngôi sao đang hoạt động. Chúng tôi đã thu thập được nhiều chi tiết quan trọng trước đây, và quan sát này chính là bằng chứng không thể phủ nhận”, nghiên cứu sinh Griffin Hosseinzadeh – tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này cung cấp cho các nhà thiên văn cái nhìn hoàn toàn mới về một phần của vũ trụ, bao gồm nhiều vấn đề phức tạp khác, trong đó có vấn đề năng lượng tối.
Hoài Anh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Giới thiên văn học lần đầu tiên quan sát được vụ nổ siêu tân tinh đẹp như phim viễn tưởng
Nhờ một mạng lưới kính thiên văn tự động, các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên có thể ghi lại và quan sát chi tiết toàn bộ quá trình phát nổ của một siêu tân tinh.
Hôm 10/3, David Sand từ Đại học Arizona đã nhận được một thông điệp cảnh báo từ kính thiên văn PROMPT ở Chi lê về việc một luồng sáng mới vừa xuất hiện tại một trong 500 thiên hà mà nó theo dõi. Vụ nổ siêu tân tinh xảy ra tại NGC 5643, một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất 55 triệu năm ánh sáng. Báo cáo chi tiết hiện được đăng trên tạp chí Astrophysical Journal Letters. Iflscience đưa tin hôm 21/8.
Khi phát nổ, siêu tân tinh có thể sáng hơn cả thiên hà của nó, đồng nghĩa là các hệ thống thám sát tự động là một công cụ hữu ích để phát hiện chúng. Ngay khi nhận được thông tin từ kính thiên văn PROMPT, Sand đã kích hoạt mạng lưới toàn cầu gồm 18 kính thiên văn tự động khác để theo dõi mục tiêu. Vì các đài thiên văn này nằm rải rác trên khắp thế giới nên việc quan sát được đảm bảo gần như liên tục.
Ông Sand nói trong một tuyên bố: “Đây là một trong những lần việc quan sát được diễn ra sớm nhất – trước một ngày, và hình ảnh bùng nổ được ghi lại trong nhiều giờ. “Trong một thiên hà giống như dải Ngân hà của chúng ta, một vụ nổ siêu tân tinh xuất hiện với tần suất trung bình khoảng một lần trong vòng 100 năm. Chúng tôi rất may mắn khi quan sát được trọn vẹn hiện tượng này, nó chưa bao giờ được thấy trước đây”.
Bằng cách phát hiện và bắt kịp giai đoạn đầu của siêu tân tinh, nhóm nghiên cứu đã có thể nhìn thấy vật chất phóng ra từ ngôi sao đang chết dần khi nó va vào một ngôi sao đồng hành. Siêu tân tinh lần này được gọi là SN 2017cbv, một siêu tân tinh loại Ia, xảy ra khi một sao lùn trắng hút dần vật chất từ một ngôi sao đồng hành cho đến khi cho đến khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và bùng nổ nhiệt hạch.
Các siêu tân tinh này rất quan trọng vì chúng được sử dụng làm thước đo của vũ trụ, do thực tế là chúng đều có cùng độ sáng. Dựa vào độ mờ của chúng, chúng ta có thể ước lượng khoảng cách của chúng.
“Đây là điều chúng tôi vẫn luôn tìm kiếm, từ năm 2010, chúng tôi đã dự đoán là sẽ xảy ra sự việc một siêu tân tinh va chạm với một ngôi sao đang hoạt động. Chúng tôi đã thu thập được nhiều chi tiết quan trọng trước đây, và quan sát này chính là bằng chứng không thể phủ nhận”, nghiên cứu sinh Griffin Hosseinzadeh – tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Phát hiện này cung cấp cho các nhà thiên văn cái nhìn hoàn toàn mới về một phần của vũ trụ, bao gồm nhiều vấn đề phức tạp khác, trong đó có vấn đề năng lượng tối.
Hoài Anh