Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Giới thiệu Tác phẩm BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ
BINH
CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ.
Người Phỏng Vấn: Ký giả Nguyễn Mạnh
Trinh
Phỏng vấn một trong hai tác giả: Võ
Trung Tín Và Nguyễn Hữu
Viên
Binh chủng Nhảy dù là một đơn vị tổng trừ bị cấp sư đoàn của QLVNCH. Suốt
trong chiều dài của cuộc chiến từ năm 1954 đến 1975, những chiến sĩ của binh
chủng đã tham dự hầu hết những chiến dịch quan trọng và có mặt trong những trận
đánh ác liệt nhất. Những thành quả lừng lẫy đã làm cho những người lính Nhảy Dù
nổi danh thiện chiến kiêu hùng nhất không những của riêng của đất nước Việt
Đã hơn ba chục năm qua, những ký ức của chiến
sử oai hùng ấy vẫn được nhắc nhở luôn trong lòng những người lính cũ. Họ đã
viết lại những trang sử mà họ đã có mặt. Và hôm nay, với một cuốn sách bìa cứng trang nhã trên tay, chúng tôi đã có
dịp để nói chuyện. Nói là phỏng vấn thì
có vẻ long trọng, chứ thực ra đây là câu chuyện giữa người đọc và người viết
với sự chia sẻ của những người đã cùng thời cùng mặc chung bộ quần áo trận..
Nguyễn Mạnh Trinh ( Hỏi ):
1- Cuộc chiến đã qua hơn ba chục năm nay, tại sao bây giờ ở thời điểm hôm
nay hai anh lại cho ra mắt tác phẩm này ?
Võ Trung Tín (TV) :
Từ năm 1975 đến nay đã trên 35 năm, Chúng tôi
không thấy một quyển sách nào, hay một tác giả naò viết lại một cách trung thực
và đầy đủ về những trận đánh mà Binh Chủng Nhảy Dù đã từng tham dự. Hình như
mọi người đã quên mất sự hiện diện của một đơn vị thiện chiến của QL-VNCH đã
từng tham gia khắp các mặt trận
Trong khi đó, CS Hà Nội ngày nay đang chủ
trương tuyên truyền láo khoét sự chiến thắng của họ bằng cách ngụy tạo, viết
lại một cách sai lệch về các trận đánh khi xưa như Thường Đức, Xuân Lộc, Quảng
Trị…
Là một quân nhân phục vụ trong Binh Chủng Nhảy
Dù, Chúng tôi cảm thấy có bổn phận nói lên một sự thật nên cố gắng ghi lại
những sự kiện trung thực về các trận đánh mà các đơn vị Nhảy Dù đã tham chiến
để cho tuổi trẻ VN mai hậu hiểu rỏ những hy sinh mà những người trai trẻ của
thế hệ đi trước đã đóng góp cho Tổ Quốc Việt Nam.
Hỏi: - ý nghĩ của anh về cuộc chiến vừa qua? Với tư cách của
một người lính đã trực tiếp chiến đấu?
TV: Là một người lính chiến của QL – VNCH, Chúng tôi nghĩ cuộc chiến đấu của
chúng ta là một cuộc chiến đấu tự vệ hoàn toàn chính đáng.
Trong khi toàn dân Việt đã theo tiếng gọi của
tổ quốc cùng vùng lên tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà dưới ách đô hộ của
thực dân Pháp thì thầy trò của ông Hồ Chí Minh đã lương lẹo với cuộc cách mạng
của dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước cuồng nhiệt của Thanh Niên Việt Nam thời
đó, lợi dụng tình thế rối ren của thời cuộc để cướp chính quyền.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945
tại Hà Nội, nương
theo sự đầu hàng của quân Nhật,
các viên chức Việt Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp
dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ý
chí bảo vệ đất nước. Nhưng cuộc tập họp dân chúng ấy đã
bị đảng Cộng sản do HCM lảnh đạo tung cán bộ trà trộn trong
đám đông, lương lẹo hô hào đòi hỏi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị và cướp chánh
quyền tại Hà Nội.
Rồi khi người Pháp trở lại theo
sau quân Anh để giải giới quân Nhật, tái chiếm Sàigòn và
lan sang các tỉnh Nam Việt rồi Trung Việt và toàn cỏi Việt Nam đẩy ông Hồ và
đảng Cộng Sản của ông vô bưng.
Sau đó, được tập đoàn CS Nga Hoa bảo trợ toàn diện, đảng CS Hà Nội đã trở lại xua quân xâm lăng
Nam Việt Nam với những vũ khí hiện đại được toàn khối CS tiếp trợ để áp đặt chế
độ toàn trị độc tài lên dân tộc Việt Nam. Do đó toàn thể Quân Dân Miền
Hỏi: - Trở lại thời tuổi trẻ, tai
sao lại tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù? Dù biết rằng sẽ phải chịu
nhiều gian khổ và nguy hiểm?
TV: Trước năm 1954, khi toàn dân tham gia kháng chiến
chống Pháp, hầu hết những người trai trẻ đều hăng hái đi theo tiếng gọi của non
sông. Trong gia đình tôi, Cha, các Anh và các Chị tôi đều tham gia phong trào
Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Cha Anh & Chị tôi đã thấy rõ sự lương lẹo
gian ác của đảng CS, chính gia đình chúng tôi cũng bị đối xử phân biệt vì không
một ai chịu gia nhập đảng CS, toàn dân trong vùng đều thấy rỏ sự láo khoét và ác
độc của đảng viên CS; nên thường có những câu vè châm biếm như:
“Thịt gà
nấu với măng le
Tây đi
Anh lại chạy te vô rừng
Cá trê
chấm nước mắm gừng
Tây về
anh lại ăn mừng chiến công”
Hay là
“Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi,
Chiến khu thu lúa chú khiên rồi
Thi đua chiến thắng thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.”
Do đó khi lớn lên, nhờ
vào sự hướng dẩn của Cha Anh, tôi đã ý thức được thế nào là Quốc - Cộng. Nên
khi tình nguyện vào quân đội chúng tôi, cũng như bao người trẻ khác thích những
Binh Chủng tác chiến gan lì vì vậy tôi đã tình nguyện về phục vụ trong Binh Chủng
Nhảy Dù.
Hỏi: - Xin anh cho độc giả biết về những ngày tháng binh nghiệp của mình?
TV: Ngày 28 tháng 10 năm 1965, tôi tình nguyện nhập ngũ khóa 21 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sang giai đoạn 2 tôi được tuyển chọn học tại Trường Truyền Tin QLVNCH tại Vũng Tàu. Mãn khóa vào
tháng 7 năm 1966 về phục vụ tại Phòng Truyền Tin Sư Đoàn 2 Bộ Binh tại Quảng
Ngải
với nhiệm vụ Sĩ Quan Truyền Tin / Trung Tâm Hành Quân
SĐ2BB.
Tháng 8 năm 1968, Tôi tình nguyện về Tiểu Đoàn Truyền
Tin Sư Đoàn Nhảy Dù, và đảm nhận các chức vụ: Sĩ
Quan Truyền Tin / Trung Hành
Quân Sư Đoàn, Sĩ Quan Khai Thác / Phòng Truyền Tin Sư Đoàn, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Truyền Tin và
Đại Đội Trưởng Đại Đội Khai Thác Hành Quân / Tiểu Đoàn Truyền Tin.
Hỏi: - Ngày 30 tháng tư năm 1975, anh ở đâu và trong đơn vị nào?
TV: Ngày 20 tháng 3 năm 1975, tại sân bay Đà Nẳng tôi tháp tùng chuyến bay
cuối cùng để di chuyển SĐND về bảo vệ Sàigòn. Tại Sài gòn, Đại Đội của tôi gồm
cả thảy 13 Trung Đội Truyền Tin, trong số nầy có 5 Trung Đội cơ hữu và 8 Trung Đội
quản trị ngoài bảng cấp số tân lập biệt phái cho các đơn vị tân lập thuộc Lữ Đoàn
4 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng.
Các Trung Đội Truyền Tin tân lập nầy gồm có một
Sĩ Quan Trung Đội Trưởng và khoảng 20 quân nhân, sau khi huấn luyện và trang bị
được tăng phái cho các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18, Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh
và Lữ Đoàn 4 Nhày Dù.
Trong những ngày tháng sau cùng đó, Nhảy Dù đã
tham chiến khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan Rang, Long Khánh, chung quanh
vòng đai Thủ Đô Sài Gòn. Với sự phân tán mỏng các đơn vị của mình ra khắp mặt
trận như thế, hằng ngày chúng tôi đều phải trực tiếp theo dỏi tin tức hoạt động
của các đơn vị Nhảy Dù tại Trung Tâm Hành Quân / Sư Đoàn để chuẩn bị cho việc
tiếp trợ khi cần thiết.
Hỏi: - Anh có thể kể về tình
trạng ngày rã ngũ lúc đó?
TV: Trong lúc đó tình trạng tác chiến của các đơn vị
Nhảy Dù vô cùng khó khăn và nguy hiểm, các quân nhân bị thương không đủ thuốc
men điều trị, số tổn thất không kịp bổ sung, súng đạn cạn dần không được tiếp vận
thay thế. Nhảy Dù chiến đấu đơn độc không được tiếp trợ cận phòng do đó lần lược
các đơn vị Nhảy Dù bị thiệt hại nặng ở khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan
Rang, rồi Long Khánh...và sau cùng là tại Sài Gòn.
Hỏi: -Anh có chứng kiến những
người lính thà chết không chịu đầu hàng trong ngày 30 tháng tư không?
TV: Tôi không chứng kiến tận mắt nhưng đã nghe nhiều người kể lại như sau :
1. Trường hợp thứ nhất: Chuẩn
Úy Đỗ Công Chính, Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù. Tự sát
ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản, Sàigòn’
2. Trường hợp thứ hai: Thiếu
Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái,
khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ
Lớn .
3. Một
trường hợp khác tại ngả Tư Bảy Hiền trong ngày 30/4/75 như sau:
“Người sĩ quan mặc đồ rằn-ri tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:
- Bây giờ đã đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là
phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không
cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn bỏ, có
như thế mới an tâm mà đánh đấm được!
Chỉ một lát sau, đám Nhân Dân
Tự Vệ ô-hợp đã được trang bị toàn bằng súng M-16 và những quả lựu đạn bóng
lưởng đeo lủng lẳng trên người. Nhiều khuôn mặt non choẹt, nhưng đầy vẻ tự hào
đi bên cạnh những người lính dày dạn gió sương, khiến đường phố trở nên nhộn
nhạo và tăng thêm không khí chuẩn bị chiến đấu. Người sĩ quan ấy còn cất công
hướng dẫn từng tốp Nhân Dân Tự Vệ đi ngược theo con đường chính dẫn vào Saigon.
Vừa đi ông vừa chỉ vào những khẩu M-72 đã được dựng sẵn từ đêm qua, dựng rải
rác dọc trên hè phố:
- Nếu gặp tăng, các em "làm ơn" nâng cái này lên vai, nhắm mục
tiêu vào giữa và bóp cò giùm tụi anh một cái.. là xong!
Người toán trưởng Nhân Dân Tự
Vệ sau khi nghe xong những lời dặn dò của người lính, liền lui về phía sau cùng
với mấy người trong toán để tìm bảng viết vội hàng chữ: "Muốn vào thành
phố xin để lại vũ khí" và máng nó lên một con ngựa sắt để giữa đường.
Chưa đầy một tiếng sau, chỗ đó
đã chất đầy một đống vũ khí đủ loại. Người sĩ quan vẫn đi đi lại lại như con
thoi. Mỗi khi gặp một người mặc quân phục đi vào thành phố, ông đều chận lại và
hỏi:
- Còn muốn chiến đấu không?
Những ai gật đầu ông liền đưa
tay chỉ đến đống vũ khí bị bỏ lại, để họ tự lựa chọn và tái trang bị. Những ai
lắc đầu, nại cớ này kia thì ông chỉ lắc đầu ngao ngán, khoát tay bảo đi. Riêng
đám Nhân Dân Tự Vệ thì rất hào hứng khi lần đầu tiên họ được tự do nhét vào
bụng cả những cây súng ngắn Ru-Lô, P-38 và Colt 45 do những người lính tháo lui
để lại bên đường.
Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng,
những tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn
rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người. Đoàn người lánh nạn lũ lượt
chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào
sân bay Tân Sơn Nhất và Saigòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu.
Những người lính tử thủ trong bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ
trên sân thượng họ đã phóng ra những trái hỏa tiễn M-72 chống chiến xa một cách
chính xác. Đã có ít nhất 3 xe tăng T-54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt
phòng ngự này.
Một toán lính Nhảy Dù khác
đóng chốt bên cánh phải của Ngã Tư, nơi có đồn cảnh sát Tân Sơn Hòa bị cộng
quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng
Hiền. Một chiếc T-54 gia tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đã bị
lính Nhảy Dù chận đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần
Lăng Cha Cả thì cũng bị lính Không Quân bắn gục. Mấy người nằm vùng cầm cờ Mặt
Trận Giải Phóng nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy
chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong
các ngõ hẻm, khiến bộ đội Bắc Việt không biết đường nào để tiến vào thành phố.
Hướng tiến công chính của Bắc
Việt từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự dữ dội của lính Nhảy Dù nên bị
chậm hẳn lại, khiến các bộ đội Cộng Sản phải dùng súng B-40 bắn loạn xạ nhằm
tạo sự hỗn loạn trên dòng người chạy trốn. Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngả
rẽ vào Nhà thờ Chí Hòa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Nhiều
người bị thương nặng, không ai cứu chữa nằm lăn lộn la hét vang trời, tạo nên
một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy.
Vài chiếc trực thăng chong
chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống
(đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn bắn lên
khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc "xâm mình" hạ xuống sân
thượng để đón gia đình một vị dân cử, nhưng không gặp may khi một cánh quạt
vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh
lên được nữa.
Dù con đường Phạm Hồng Thái
(Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, dòng người
đổ xô về Saigòn để tìm đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không
toàn thây đã được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít
trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngõ hẻm,
vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lý và xe cộ.
Gần cổng trại lính Nguyễn
Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn
lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đã bị mảnh đạn khác
lấy mất đầu. Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được gì
nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, vì số
phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!
Người sĩ quan vẫn chạy đi chạy
lại, ông hò hét số binh sĩ lấy thêm đạn từ bên trong doanh trại Nguyễn Trung
Hiếu, và chở bằng xe Jeep lên cung cấp cho toán lính ít ỏi còn lại đang rải
mỏng từ Ngã Tư Bảy Hiền xuống Ngã Ba Ông Tạ.
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, một
thanh niên mình trần đứng cãi vã với mấy anh Nhân Dân Tự Vệ, vì anh ta nhất
định không chịu để lại vũ khí khi qua trạm. Đang ngồi trên chiếc Jeep chở vũ
khí, viên sĩ quan nhảy xuống ra lệnh:
- Anh kia lại đây! Anh thuộc
đơn vị nào? Có còn muốn chiến đấu không?
Người thanh niên lớn tiếng chửi thề:
- Đù mẹ! Chạy chết mẹ từ ngoài
kia vào đây, còn đánh đấm chó gì!
Viên sĩ quan đanh giọng:
- Vậy phiền anh bỏ vũ khí
xuống!
Bằng một cữ chỉ chống đối,
người thanh niên vung khẩu súng M-16 lên, nhưng viên sĩ quan đã nhanh hơn rút
khẩu Colt 45 bên hông. Tiếng nổ chát chúa vang lên và thân thể người thanh niên
ngã vật xuống với dòng máu đỏ chan hòa! Đám Nhân Dân Tự Vệ xanh mặt đứng nép
vào bên phố, viên sĩ quan mặc áo rằn-ri phân bua:
- Các nơi khác mất sớm cũng vì
bọn làm loạn này! Phải thế thôi!
Đống vũ khí do những người
tuân lệnh để lại ngày một nhiều hơn. Lác đác gần đó còn có cả các bộ quân phục
và các túi quân trang. Những tiếng nổ của đủ loại súng đạn vẫn vang lên tứ
phía. Các toán bộ đội Bắc Việt mở đường đã dần chiếm được các chỗ trú ẩn trong
các căn nhà vững chắc và thận trọng tiến về phía trước. Các toán lính VNCH cố
thủ cứ phải lui dần vì Cộng quân ngày càng tiến gần họ qua dòng người di tản,
và nếu hỏa lực cứ bắn về phía trước thì người dân chết sẽ không cơ man nào đếm
xuể.
Người sĩ quan vẫn oai dũng
điều binh, và không cho bất cứ người lính nào lùi về phía sau thêm nữa. Nhưng
đúng vào lúc tranh sống ấy, một viên đạn AK bắn sẻ đã tách ông rời khỏi chiếc
xe Jeep đang đậu bên đường. Không ai tới tiếp cứu ông cả, vì họ chưa biết tên
Cộng quân ẩn núp nơi nào! Cho đến khi hai người lính liều mình ôm súng phóng về
phía trước với hỏa lực trợ giúp của đồng đội, đã kéo được ông vào chỗ an toàn.
Nhưng lúc ấy ông chỉ còn là một cái xác không hồn. Viên đạn oan nghiệt duy nhất
đã khoét một lỗ nhỏ trên ngực ông, nhưng lại phá toang khi trổ ra phía sau
lưng!
Đúng lúc ấy, Dương Văn Minh vị
tổng thống mới nhậm chức 2 ngày trước đã hạ lệnh cho quân đội buông súng đầu
hàng. Người lính ôm máy truyền tin PRC-25 là người đầu tiên trút khỏi người
chiếc máy nặng trình trịch, và chạy lại phía mấy người lính đang ngồi ôm súng
cố thủ bên các ngõ hẻm. Họ nói với nhau về lệnh buông súng của Dương Văn Minh,
và cứ thế họ rút về phía sau. Đám Nhân Dân Tự Vệ nhặt được máy truyền tin,
nhưng không biết phải dùng nó vào việc gì. Họ nhấc ống liên hợp lên, và lần đầu
tiên trong đời họ nghe được những giọng nói the thé của Bắc quân:
- Buông súng đi! Tổng thống của các anh ra lệnh đầu hàng rồi!
- Bọn ngụy quân nghe đây: Hàng sống! Chống chết!
Biết không?
Tiếng súng chống cự thưa dần.
Cùng lúc tiếng gầm rú của những chiếc xe tăng còn lại của Bắc quân đã bắt đầu
tiến vào Saigòn, theo sau là những chiếc xe vận tải sản xuất từ Trung Cộng chở
đầy các tên bộ đội còn non choẹt, ngơ ngác nhìn ngắm tứ phía như những người
đến từ các hành tinh khác! Trên đường dẫn vào Saigòn lúc ấy, ngoài những đống
vũ khí và xác người rải rác, còn có những đống quân phục đủ loại và những bộ lễ
phục còn mới toanh được ném vội ra đường phố. Dân chúng e ngại một cuộc trả
thù, nên họ vội vàng tống khứ ra khỏi nhà bất cứ thứ gì có dính dáng đến chế độ
cũ. Không ai nghĩ đến chuyện thu nhặt, vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra
trong những ngày sắp tới.
Đêm ấy, đủ loại súng đạn và
hỏa châu được bắn lên trời. Nó giống như một đêm hội hoa đăng với những lằn lửa
đạn chi chít đuổi theo nhaụ Trong lúc Bắc quân say sưa mừng chiến thắng, thì
cuộc vượt thoát của hàng triệu người lại bắt đầu...”
Hỏi: - Anh có nghĩ kỷ luật sắt của binh chủng đã tạo thành chiến tích cho
đơn vị? và tạo thành truyền thống cho mầu cờ sắc áo của mình?
TV: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” đó là câu đầu tiên khi bước vào quân trường đã
được các cán bộ quân trường nhắc nhở. Và thực sự như vậy, quân đội mà không kỷ
luật thì như một đám người ô hợp, hổn quan hổn quân và chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến tinh thần chiến đấu của tất cả quân sĩ dưới cờ.
Tuy nhiên, kỷ luật không
phải là yếu tố duy nhất tạo nên truyền thống và những chiến tích cho một đơn vị
mà nó đòi hỏi ở nhiều yếu tố khác như tài đức của các cấp chỉ huy, tinh thần
chiến đấu của tất cả binh sĩ, cũng như sự trang bị cho người lính chiến.
Đối với SĐND, 5 vị Tư Lệnh
liên tiếp chỉ huy đều chứng tỏ là các vị chỉ huy tài ba và đức độ. Từ Tướng Đỗ
Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tướng Cao Văn Viên, Tướng Tướng Dư Quốc Đống đến
Tướng Lê Quang Lưỡng. Các vị luôn chăm
lo việc thao luyện khả năng tác chiến cũng như chăm lo đời sống của anh em binh
sĩ. Nhờ thế mà tất cả binh sĩ dưới cờ đều hết lòng chiến đấu, nêu cao thành tích
cho Binh Chủng cũng như nêu cao truyền thống Nhảy Dù.
Hỏi: - Động lực nào khiến hai anh
thực hiện công trình to lớn này với biết bao nhiêu khó khăn đã trải qua?
TV: Như chúng tôi đã trình bài trong lời phi lộ của quyển sách thì anh em chúng tôi cũng không quen việc cầm
bút, nhân khi năm 1992 gặp Nữ sĩ Linh Bảo. Cụ bảo các anh hảy viết đi chứ, các
anh là những nhân chứng sống mà không viết thì còn ai ghi lại những trang chiến
đấu ‘anh hùng’ của các anh… rồi sẽ
không còn gì để mai hậu con em chúng ta biết được sự thật.
Và bắt đầu từ đó, chúng tôi để ý đến việc sưu tập
những sự kiện đã trảì qua trong đời quân ngũ. Từ những bài báo đó đây, từ những
bài vỡ rải rát trong những tờ đặc san quân đôi kể cả những câu chuyện ngắn ngủi
mà các anh em kể lại khi gặp nhau cùng với những ký ức khó quên trong cuộc đời…và từ đó quyển
sách nầy mới được thành hình trải qua đoạn đường dài trên 18 năm.
Hỏi: -sự khởi công để thực hiện
bộ chiến sử này như thế nào?
TV: Khởi đầu Thiên Niên Kỷ năm 2000, một nhóm anh em thân hữu cùng Binh
chủng đã rủ nhau thành lập ‘Nhóm Quân Sử’ để cùng sưu tập những tài liệu, hình
ảnh và những kinh nghiệm chiến trường xưa để thực hiện một quyển sách ‘Quân Sử
Binh Chủng Nhảy Dù’. Trong số nầy có các Anh Nguyễn Huỳnh Đông, Võ Hoàng Sơn,
Phan Nhật Nam, Nguyễn Hữu Thanh, và hai anh em chúng tôi. Nhưng vì nhiều người
nhiều ý không đạt được kết quả như ý muốn lúc ban đầu, rốt lại hai anh em chúng
tôi quyết định tiếp tục thực hiện hoài bảo của mình là kể chuyện về 20 năm
chiến sự.
Hỏi: - Trên sách vở, những
nguồn tài liệu nào là chính: sách báo Việt ngữ, sách báo Anh ngữ ..Những tài liệu được giải mật từ bộ ngoại giao và bộ quốc phòng có
giúp ích gì không?
TV: Tất cả
những tài liệu sách báo từ Việt Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ đều giúp
ích cho chúng tôi sưu tập những
dử kiện về các trận đánh. Tuy nhiên khi soạn lại bài viết chúng tôi thường so sánh với thực tế chiến trường từ những bạn bè thân hữu, các vị niên trưởng và chiến hữu kể lại cũng như nhưng trận chiến mình có tham dự,
sau đó tổng kết các yếu tố đó rồi so sánh chọn lựa mới đưa vào bài viết. Đối với
các tài liệu ngoại quốc, thông thường họ ghi nhận về ngày giờ xảy ra tương đối
chính xác, hoặc có chênh lệch cũng chỉ có một hoặc hai ngày mà thôi. Còn những
yếu tố khác thí dụ như khi xông trận thì chỉ có người Mỹ đánh giặc còn VN thì
không…
Trong khi đó các tài liệu
của VN thì đa số là hồi ký. Mà hồi ký thì chẳng cần ngày giờ chính xác đôi khi
những sự kiện xảy ra thì hay cường điệu và chủ quan hơi nhiều. Do đó khi chọn
những dử kiện mình phải cân nhắc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Đối với những tài liệu giải mật của Mỹ hay của
các nơi khác giải mật, chúng tôi có đọc qua nhưng it khi ảnh hưởng đến bài viết
của chúng tôi. Vì chúng tôi ghi nhận những sự thật diển tiến trên chiến trường
chứ không viết theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng hay Bộ Ngoại Giao nào hết. Thí dụ
như người Mỹ thường dùng chử “Việt Nam
Hóa Chiến Tranh”, đối với người lính chiến VNCH trên chiến địa điều đó vô
nghỉa. Trước khi người Mỹ đến VN, Chúng ta đã chiến đấu chống xâm lăng, năm
1965 khi người Mỹ ồ ạt đổ quân vào giúp cho VN để đánh giặc, vì họ nghĩ rằng chúng
ta không đủ sức đánh giặc, thì người lính Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu không
hề lơi tay súng. Đến khi người Mỹ cảm thấy mỏi mệt vì nhiều lý do, muốn tháo ra
để bỏ chạy, họ bảo rằng Việt Nam Hoá chiến tranh, thì người lính Việt
Do đó, trong quyển sách của chúng tôi không hề
dùng chử “Việt Nam Hoá Chiến Tranh”, mà chúng tôi đồng ý với một tác giả nào đó
viết rằng “Đồng Minh đã bỏ chạy”.
Hỏi: - Anh có để ý đến các hồi ký liên quan đến chiến tranh để từ đó đối chiếu
và so sánh?
TV: Chúng tôi luôn tìm đọc các bài hồi ký của các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa
và đồng minh, ghi nhận những yếu tố liên quan đến việc tham chiến của các đơn vị
Nhảy Dù rồi dùng để so sánh, đối chiếu cũng như cập nhật bổ túc những phần thiếu
sót cho bài viết của mình.
Một người dù là đơn vị
trưởng của một đơn vị cấp Đại Đội hay Tiểu Đoàn cũng chỉ biết rỏ về trận đánh
diễn ra cho đơn vị mình mà thôi, hầu như không biết về những gì xảy ra cho đơn
vị kế bên. Vì vậy muốn tìm hiểu trọn vẹn về một trận đánh, chúng tôi phải sưu tập
tất cả những dử kiện của tất cả những đơn vị tham chiến trận đánh đó. Nhờ vậy mà
bài viết của chúng tôi thường bao gồm đầy đủ những cuộc chám trán với địch quân
của hầu hết các đơn vị thuộc tất cả quân binh chủng QLVNCH tham gia trong trận
chiến đó.
Hỏi: -Anh có xử dụng sách
báo của phía bên kia để làm tài liệu không?
TV: Chúng tôi đã từng biết rõ về những dối trá tuyên truyền của quân CS nên
không bao giờ sử dụng những sách vở hay các bài báo của đối phương để làm tài
liệu tham khảo cho bài viết của mình. Thí dụ như quyễn Đại Thắng Mùa Xuân của Văn
Tiến Dũng chỉ hoàn toàn là một mớ tài liệu tuyên truyền do Ban Quân Quản Trung
Uơng của CS soạn thảo và phổ biến.
Hỏi: - Anh có phỏng vấn những nhân chứng đã tham dự các trận chiến khi tường
thuật lại diễn tiến ?
TV: Hầu hết những trận đánh, Anh em chúng tôi đều tham khảo, phỏng vấn các
nhân vật đã từng tham dự các trận đánh đó mà chúng tôi biết được ngoại trừ những
trận đánh xa xưa như các trận đánh trước năm 1960. Nhiều vị đã quên hết những dử
kiện đã xảy ra trong cuộc chiến đó. Nhiều khi Chúng tôi phải đưa cho qúi vị ấy đọc
bài chúng tôi đã viết để gợi nhớ rồi dần dần các vị ấy hồi tưởng và nhớ ra các
chi tiết khác…
Hỏi: -Chiến tranh có lúc chiến thắng có lúc tổn
thất. Như vậy trong quyển sách này anh ghi chép lại như thế nào? Có ghi lại
chân thực những tổn thất không?
TV: Chúng tôi rất tôn trọng sự thật, đánh giặc thì có khi thắng khi thua, nhưng
đối với Binh Chủng Nhảy Dù việc thua là rất ít. Chỉ có trận Đồng Xoài năm 1965,
và Trận chiến tại ngọn đồi 31 trong trận Hạ Lào năm 1971 là đơn vị Nhảy Dù bị
thiệt hại nặng nề vì pháo địch, sau đó bị cộng quân tràn ngập với chiến thuật
biển người, ngoài ra vào lúc cuối cùng cuộc chiến năm 1975, cùng với vận nước đen
tối, các đơn vị Nhảy Dù cũng bị rã ngũ như những đơn vị khác của Quân Lực VNCH.
Những sự kiện như thế chúng tôi đều có ghi lại
rỏ ràng trong quyển sach. Về những tổn thất nhân mạng và chiến cụ trong các trận
đánh, đôi khi chúng tôi không có ghi ra đầy đủ vì chúng tôi không tìm ra những
thống kê chính xác.
Hỏi: - Anh
chọn thái độ khách quan hay chủ quan khi nhận định tình hình cũng như khi mô tả
diễn tiến các trận đánh?
TV: Vấn đề chủ quan hay khách quan
trong bài viết
chúng tôi thường
không chú ý đến,
chúng tôi dành quyền nhận
xét cho người
đọc. Đối với anh em chúng tôi khi viết chỉ chú tâm tìm tòi những dử kiện liên
quan đến các trận đánh càng nhiều càng xác thực càng tốt mục đích chính là làm
sao cho bài viết của minh diển tả trận đánh một cách sống thực.
Hỏi: - Thái
độ khách quan là tường thuật mà không chen vào ý kiến riêng của mình. Anh có
nghĩ điều đó hạn chế phần nào tâm cảm của người viết?
TV: Thật sự thì làm nên một quyển sách như thế thì mình phải dày công và kiên
nhẩn ghê lắm. Tùy theo mục đích của tác giả mà theo đó tâm cảm của mình được phát
khởi hứng thú để theo đuổi việc thực hiện tác phẩm. Công việc của chúng tôi giống
như việc làm của người nghệ sĩ góp nhặt sỏi đá để tạo tác một bức tranh. Người
nghệ sĩ đó phải chọn lựa từng viên đá ưng ý rồi mới để vào đúng vị trí của nó trên
bức tranh của mình. Khi bắt gặp một bài báo, hay một câu chuyện kể lại, hoặc một
tài liệu liên quan đến trận đánh, Chúng tôi cũng phải lượng định, cân nhắc, so
sánh rồi ghép vào bài viết của mình ở một vị trí đắc địa. Vì vậy một bài viết của
chúng tôi thường phải đọc đi đọc lại hằng nhiều chục lần mà không thấy chán.
Hỏi: - Còn thái độ chủ
quan sẽ làm bớt sự trung thực khi ghi chép lại diễn tiến không?
TV: Như phần trên chúng tôi đã trình bày, và độc giã cũng sẽ nhận thấy trong
những bài viết của chúng tôi đã từng phổ biến trên báo chí, trên internet… vì
muốn diển tả lại trận đánh sát với sự thật trên chiến trường nên chúng tôi ít
khi bày tỏ quan điểm của mình trong bài viết, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ góp nhặt
những dử kiện thích hợp của tài liệu đó và ghép vào những vị trí thích ứng sao
cho người đọc thấy được diễn tiến của trân chiến liên tục và trung thực.
Hỏi: - Là một người lính nhảy dù trải qua nhiều trận mạc. Anh có nhận xét nào
về chiến thuật và chiến lược mà các vị chỉ huy đơn vị đã áp dụng để đạt được
chiến thắng?
TV: Khi khảo cứu về chiến trận, nhất là cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng như
chiến tranh Việt
Đối với Năm vị Tư Lệnh
trong Binh Chủng Nhảy Dù, mỗi vị có một cung cách chỉ huy riêng biệt thí dụ như
Tướng Đỗ Cao Trí ông thường sử dụng chiến thuật bất ngờ, tốc chiến tốc thắng; Tướng
Nguyễn Chánh Thi luôn châm lo đời sống của quân sĩ dưới cờ…Và trong quyển sách
20 Năm Chiến Sự, độc giã sẽ thấy bàng bạc trong các trận đánh, các vị Tư Lệnh
chiến trường đã áp dụng mỗi trận đánh một chiến thuật, một lối đánh khác nhau.
Thí dụ như trong trận
Binh Long, Tướng Lê Quang Lưỡng đã áp dụng rất nhiều chiến thuật bất ngờ mà địch
quân không thể lường trước được. Khi giải tỏa QL 13, địch quân đã sử dụng chiến
thuật chốt kiền và pháo yểm tầm xa, để phá chiến thuật của địch quân, ông đã dùng
chiến thuật khinh binh di động, phân tán mỏng đại đơn vị bao vây, đại pháo
& phi pháo diệt địch.
Hỏi: - Anh chọn lựa vị thế nào khi ở trong vị trí của
người chép sử cần phải chính xác và vô tư ?
TV: Trước hết chúng tôi xin xác nhận chúng tôi không phải là người chép sử
hay chấp-sử. Anh em chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ ghi lại những sự thật do chính mình
đã từng trải qua trong suốt 20 năm cuộc chiến với một tấm lòng mong muốn đền đáp
lại sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ đã năm xuống để cho chúng ta được sống,
được tự do. Mong cho mai sau, những ngưởi của thế hệ tiếp nối nhận biết được những
sự hy sinh của thế hệ đi trước.
Dù vậy, trong sự ghi chép
nầy, chúng tôi cũng đã đặt tiêu chuẩn là sự trung thực. Tuy nhiên vì sự giới hạn
của thời gian, phương tiện, tài liệu và kiến thức hạn hẹp nên chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong mỏi được các vị cao kiến thấy có điều gì khiếm
khuyết chỉ giáo cho.
Hỏi: - Anh có nghĩ rằng chiến thắng xảy ra là từ những người khinh binh và
những tiểu đội trưởng, trung đội trưởng đi đầu. Và trong tác phẩm anh có nhắc
nhiều đến chân dung những người lính ấy từ đời thường đến trong chiến trận ?
TV: Thật sự thỉ trong một trận chiến, sự chiến thắng phải đồng bộ từ người
chỉ huy cuộc chiến cho đến người khinh binh tiền phong nơi mặt trận. Muốn chiến
thắng địch quân, thì mình phải áp dụng đủ mọi phương thức từ ngụy trang, che dấu
đến trang bị, di hành thực hiện đúng với binh pháp và kỷ thuật điều quân sao
cho thích ứng với mọi hoàn cảnh. Thêm vào đó chúng ta phải ước lượng tình hình địch,
tình hình bạn cho đúng, nghỉa là tin tức tình báo phải chính xác, biết người biết
ta là thế đó.
Chúng tôi có thấy nhiều
tác giả nhà binh khi viết hồi ký thường hay ghi nhận cuộc đời riêng, hay xuất
thân quân trường hay một vài chi tiết đáng thương nhớ trong cuộc đời thường nhật…
của tử sĩ đồng đội. Chúng tôi nhận thấy điều đó cũng hay và đẹp để chúng ta, người
đọc dành một phút tưởng niệm người tử sĩ. Nhưng với anh em chúng tôi thực hiện
quyển sách nầy quá nhiều trận chiến, và đôi khi bao gồm luôn cả những đơn vị bạn
khắp các quân binh chủng, chúng tôi không có đủ tài liệu và thời gian để thu thập
những tin tức đó. Do đó để cho đồng nhất chúng tôi chỉ ghi nhận tại chỗ và theo
những bài viết chúng tôi thu thập được.
Hỏi: - Trong những cố vấn Hoa Kỳ của Sư Đoàn Nhảy Dù, có
tới 34 vị đã lên tới cấp tướng và cũng con số đó những cố vấn đã hy sinh. Nếu
có người đề nghị ở ấn bản sau nên có thêm bài viết nhiều chi tiết và đầy đủ hơn
về những cố vấn này, thì anh nghĩ sao ?
TV: Hiện
tại, quyễn
sách nầy đã
có nhiều thân
hữu đề nghị chuyển thành phim ảnh để phổ biến trong giới trẻ dễ dàng hơn, cũng có nhiều người đề nghị phiên dịch sang English. Chúng tôi xin thành
thật cám ơn tất cả qúi thân hữu đã quan tâm đến, chúng tôi sẽ cố gắng tùy theo
hoàn cảnh và tâm sức mình tới đâu hay tới đó
Thành phần Cố vấn của
SĐND khởi sự từ năm 1962 đến 1973 gồm khoàng 1200 quân nhân phục vụ trong Toán
Cố Vấn “Airborne
Advisory Team 162/MACV” trong số nầy có 34 quân nhân Nhảy Dù và 3 Tiền Sát Viên Không Quân bị
tử trận tại
VN.
Cho đến hôm nay trong số
những người cố vấn đó có 34 vị đã thăng cấp Tướng và một số đã hồi hưu. Chúng tôi
hiện đang liên lạc với các vị đó để tìm thêm tin tức hoạt động của họ tại VN nhất
là các vị đã hy sinh tại chiến trường.
Hiện tại chúng tôi cũng
đã nhận thấy thiếu sót ngoài phần về phía các cố vấn Mỹ, chúng tôi cũng nhận thấy
còn thiếu sót phần không trợ và pháo yểm của các đơn vị QL VNCH và Hoa Kỳ đã góp
phần không nhỏ cho sư chiến thắng của các đơn vị Nhảy Dù. Chúng tôi đã bắt đầu
ghi nhận và bổ túc những phần thiếu sót đó.
Hỏi: - Trong phần tổ chức, hình như không có những tiểu đoàn tân lập năm
1974 của Lữ Đoàn 4 như Tiểu đoàn 12, 14, và 15. Dù sinh sau đẻ
muộn nhưng họ cũng có những điều đáng đề cập tới và đáng khâm phục. Anh có nghĩ
rằng sẽ có phần bổ túc cho ấn bản tới ?
TV: Chúng tôi đang liên lạc với Trung Tá Lê Minh Ngọc, Lữ Đoàn Trưởng Lữ
Đoàn 4 Nhảy Dù, Trung Tá Ngọc hứa sẽ cung cấp những gì Ông còn nhớ được và chúng
tôi cũng liên lạc với các vị trong các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Nhảy
Dù và còn rất nhiều đơn vị khác chưa kịp ghi nhận được trong quyển sách vừa qua
như 3 ĐĐ Trinh Sát, Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử, Biệt Đội Kỷ Thuật Đặc Biệt....
Hỏi: - Anh còn có điều gì muốn nói với độc giả?
TV: Trước hết chúng tôi kính gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả qúi độc giả
đã ủng hộ anh em chúng tôi. Nhờ sự khích lệ của qúi vị, anh em chúng tôi cảm thấy
lên tinh thần để tiếp tục công việc hoàn chỉnh quyển tài liều nầy trong thời
gian tới.
Chúng tôi cũng mong đón
nhận từ qúi niên trưởng, qúi chiến hữu, qúi độc giã những ý kiến bổ túc những
sai sót trong bài viết. Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: 20namchiensu@gmail.com hoặc số điện
thoại 714-586-9202 địa chỉ :
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Giới thiệu Tác phẩm BINH CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ
BINH
CHỦNG NHẢY DÙ, 20 NĂM CHIẾN SỰ.
Người Phỏng Vấn: Ký giả Nguyễn Mạnh
Trinh
Phỏng vấn một trong hai tác giả: Võ
Trung Tín Và Nguyễn Hữu
Viên
Binh chủng Nhảy dù là một đơn vị tổng trừ bị cấp sư đoàn của QLVNCH. Suốt
trong chiều dài của cuộc chiến từ năm 1954 đến 1975, những chiến sĩ của binh
chủng đã tham dự hầu hết những chiến dịch quan trọng và có mặt trong những trận
đánh ác liệt nhất. Những thành quả lừng lẫy đã làm cho những người lính Nhảy Dù
nổi danh thiện chiến kiêu hùng nhất không những của riêng của đất nước Việt
Đã hơn ba chục năm qua, những ký ức của chiến
sử oai hùng ấy vẫn được nhắc nhở luôn trong lòng những người lính cũ. Họ đã
viết lại những trang sử mà họ đã có mặt. Và hôm nay, với một cuốn sách bìa cứng trang nhã trên tay, chúng tôi đã có
dịp để nói chuyện. Nói là phỏng vấn thì
có vẻ long trọng, chứ thực ra đây là câu chuyện giữa người đọc và người viết
với sự chia sẻ của những người đã cùng thời cùng mặc chung bộ quần áo trận..
Nguyễn Mạnh Trinh ( Hỏi ):
1- Cuộc chiến đã qua hơn ba chục năm nay, tại sao bây giờ ở thời điểm hôm
nay hai anh lại cho ra mắt tác phẩm này ?
Võ Trung Tín (TV) :
Từ năm 1975 đến nay đã trên 35 năm, Chúng tôi
không thấy một quyển sách nào, hay một tác giả naò viết lại một cách trung thực
và đầy đủ về những trận đánh mà Binh Chủng Nhảy Dù đã từng tham dự. Hình như
mọi người đã quên mất sự hiện diện của một đơn vị thiện chiến của QL-VNCH đã
từng tham gia khắp các mặt trận
Trong khi đó, CS Hà Nội ngày nay đang chủ
trương tuyên truyền láo khoét sự chiến thắng của họ bằng cách ngụy tạo, viết
lại một cách sai lệch về các trận đánh khi xưa như Thường Đức, Xuân Lộc, Quảng
Trị…
Là một quân nhân phục vụ trong Binh Chủng Nhảy
Dù, Chúng tôi cảm thấy có bổn phận nói lên một sự thật nên cố gắng ghi lại
những sự kiện trung thực về các trận đánh mà các đơn vị Nhảy Dù đã tham chiến
để cho tuổi trẻ VN mai hậu hiểu rỏ những hy sinh mà những người trai trẻ của
thế hệ đi trước đã đóng góp cho Tổ Quốc Việt Nam.
Hỏi: - ý nghĩ của anh về cuộc chiến vừa qua? Với tư cách của
một người lính đã trực tiếp chiến đấu?
TV: Là một người lính chiến của QL – VNCH, Chúng tôi nghĩ cuộc chiến đấu của
chúng ta là một cuộc chiến đấu tự vệ hoàn toàn chính đáng.
Trong khi toàn dân Việt đã theo tiếng gọi của
tổ quốc cùng vùng lên tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà dưới ách đô hộ của
thực dân Pháp thì thầy trò của ông Hồ Chí Minh đã lương lẹo với cuộc cách mạng
của dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước cuồng nhiệt của Thanh Niên Việt Nam thời
đó, lợi dụng tình thế rối ren của thời cuộc để cướp chính quyền.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945
tại Hà Nội, nương
theo sự đầu hàng của quân Nhật,
các viên chức Việt Nam và các đảng phái yêu nước Quốc Gia tổ chức cuộc tập họp
dân chúng trước nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và biểu dương ý
chí bảo vệ đất nước. Nhưng cuộc tập họp dân chúng ấy đã
bị đảng Cộng sản do HCM lảnh đạo tung cán bộ trà trộn trong
đám đông, lương lẹo hô hào đòi hỏi Hoàng Ðế Bảo Ðại thoái vị và cướp chánh
quyền tại Hà Nội.
Rồi khi người Pháp trở lại theo
sau quân Anh để giải giới quân Nhật, tái chiếm Sàigòn và
lan sang các tỉnh Nam Việt rồi Trung Việt và toàn cỏi Việt Nam đẩy ông Hồ và
đảng Cộng Sản của ông vô bưng.
Sau đó, được tập đoàn CS Nga Hoa bảo trợ toàn diện, đảng CS Hà Nội đã trở lại xua quân xâm lăng
Nam Việt Nam với những vũ khí hiện đại được toàn khối CS tiếp trợ để áp đặt chế
độ toàn trị độc tài lên dân tộc Việt Nam. Do đó toàn thể Quân Dân Miền
Hỏi: - Trở lại thời tuổi trẻ, tai
sao lại tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù? Dù biết rằng sẽ phải chịu
nhiều gian khổ và nguy hiểm?
TV: Trước năm 1954, khi toàn dân tham gia kháng chiến
chống Pháp, hầu hết những người trai trẻ đều hăng hái đi theo tiếng gọi của non
sông. Trong gia đình tôi, Cha, các Anh và các Chị tôi đều tham gia phong trào
Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Cha Anh & Chị tôi đã thấy rõ sự lương lẹo
gian ác của đảng CS, chính gia đình chúng tôi cũng bị đối xử phân biệt vì không
một ai chịu gia nhập đảng CS, toàn dân trong vùng đều thấy rỏ sự láo khoét và ác
độc của đảng viên CS; nên thường có những câu vè châm biếm như:
“Thịt gà
nấu với măng le
Tây đi
Anh lại chạy te vô rừng
Cá trê
chấm nước mắm gừng
Tây về
anh lại ăn mừng chiến công”
Hay là
“Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi,
Chiến khu thu lúa chú khiên rồi
Thi đua chiến thắng thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.”
Do đó khi lớn lên, nhờ
vào sự hướng dẩn của Cha Anh, tôi đã ý thức được thế nào là Quốc - Cộng. Nên
khi tình nguyện vào quân đội chúng tôi, cũng như bao người trẻ khác thích những
Binh Chủng tác chiến gan lì vì vậy tôi đã tình nguyện về phục vụ trong Binh Chủng
Nhảy Dù.
Hỏi: - Xin anh cho độc giả biết về những ngày tháng binh nghiệp của mình?
TV: Ngày 28 tháng 10 năm 1965, tôi tình nguyện nhập ngũ khóa 21 Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sang giai đoạn 2 tôi được tuyển chọn học tại Trường Truyền Tin QLVNCH tại Vũng Tàu. Mãn khóa vào
tháng 7 năm 1966 về phục vụ tại Phòng Truyền Tin Sư Đoàn 2 Bộ Binh tại Quảng
Ngải
với nhiệm vụ Sĩ Quan Truyền Tin / Trung Tâm Hành Quân
SĐ2BB.
Tháng 8 năm 1968, Tôi tình nguyện về Tiểu Đoàn Truyền
Tin Sư Đoàn Nhảy Dù, và đảm nhận các chức vụ: Sĩ
Quan Truyền Tin / Trung Hành
Quân Sư Đoàn, Sĩ Quan Khai Thác / Phòng Truyền Tin Sư Đoàn, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Truyền Tin và
Đại Đội Trưởng Đại Đội Khai Thác Hành Quân / Tiểu Đoàn Truyền Tin.
Hỏi: - Ngày 30 tháng tư năm 1975, anh ở đâu và trong đơn vị nào?
TV: Ngày 20 tháng 3 năm 1975, tại sân bay Đà Nẳng tôi tháp tùng chuyến bay
cuối cùng để di chuyển SĐND về bảo vệ Sàigòn. Tại Sài gòn, Đại Đội của tôi gồm
cả thảy 13 Trung Đội Truyền Tin, trong số nầy có 5 Trung Đội cơ hữu và 8 Trung Đội
quản trị ngoài bảng cấp số tân lập biệt phái cho các đơn vị tân lập thuộc Lữ Đoàn
4 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng.
Các Trung Đội Truyền Tin tân lập nầy gồm có một
Sĩ Quan Trung Đội Trưởng và khoảng 20 quân nhân, sau khi huấn luyện và trang bị
được tăng phái cho các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17, 18, Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh
và Lữ Đoàn 4 Nhày Dù.
Trong những ngày tháng sau cùng đó, Nhảy Dù đã
tham chiến khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan Rang, Long Khánh, chung quanh
vòng đai Thủ Đô Sài Gòn. Với sự phân tán mỏng các đơn vị của mình ra khắp mặt
trận như thế, hằng ngày chúng tôi đều phải trực tiếp theo dỏi tin tức hoạt động
của các đơn vị Nhảy Dù tại Trung Tâm Hành Quân / Sư Đoàn để chuẩn bị cho việc
tiếp trợ khi cần thiết.
Hỏi: - Anh có thể kể về tình
trạng ngày rã ngũ lúc đó?
TV: Trong lúc đó tình trạng tác chiến của các đơn vị
Nhảy Dù vô cùng khó khăn và nguy hiểm, các quân nhân bị thương không đủ thuốc
men điều trị, số tổn thất không kịp bổ sung, súng đạn cạn dần không được tiếp vận
thay thế. Nhảy Dù chiến đấu đơn độc không được tiếp trợ cận phòng do đó lần lược
các đơn vị Nhảy Dù bị thiệt hại nặng ở khắp các mặt trận từ Khánh Dương, Phan
Rang, rồi Long Khánh...và sau cùng là tại Sài Gòn.
Hỏi: -Anh có chứng kiến những
người lính thà chết không chịu đầu hàng trong ngày 30 tháng tư không?
TV: Tôi không chứng kiến tận mắt nhưng đã nghe nhiều người kể lại như sau :
1. Trường hợp thứ nhất: Chuẩn
Úy Đỗ Công Chính, Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù. Tự sát
ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản, Sàigòn’
2. Trường hợp thứ hai: Thiếu
Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái,
khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ
Lớn .
3. Một
trường hợp khác tại ngả Tư Bảy Hiền trong ngày 30/4/75 như sau:
“Người sĩ quan mặc đồ rằn-ri tập họp đám Nhân Dân Tự Vệ lại và bảo:
- Bây giờ đã đến lúc các em phải tiếp tụi anh một tay. Việc đầu tiên là
phải vứt hết các khẩu súng cùi này xuống giếng, sau đó lập một nút chặn không
cho bất cứ một ai đem vũ khí vào thành phố. Ai cưỡng lệnh, các em cứ bắn bỏ, có
như thế mới an tâm mà đánh đấm được!
Chỉ một lát sau, đám Nhân Dân
Tự Vệ ô-hợp đã được trang bị toàn bằng súng M-16 và những quả lựu đạn bóng
lưởng đeo lủng lẳng trên người. Nhiều khuôn mặt non choẹt, nhưng đầy vẻ tự hào
đi bên cạnh những người lính dày dạn gió sương, khiến đường phố trở nên nhộn
nhạo và tăng thêm không khí chuẩn bị chiến đấu. Người sĩ quan ấy còn cất công
hướng dẫn từng tốp Nhân Dân Tự Vệ đi ngược theo con đường chính dẫn vào Saigon.
Vừa đi ông vừa chỉ vào những khẩu M-72 đã được dựng sẵn từ đêm qua, dựng rải
rác dọc trên hè phố:
- Nếu gặp tăng, các em "làm ơn" nâng cái này lên vai, nhắm mục
tiêu vào giữa và bóp cò giùm tụi anh một cái.. là xong!
Người toán trưởng Nhân Dân Tự
Vệ sau khi nghe xong những lời dặn dò của người lính, liền lui về phía sau cùng
với mấy người trong toán để tìm bảng viết vội hàng chữ: "Muốn vào thành
phố xin để lại vũ khí" và máng nó lên một con ngựa sắt để giữa đường.
Chưa đầy một tiếng sau, chỗ đó
đã chất đầy một đống vũ khí đủ loại. Người sĩ quan vẫn đi đi lại lại như con
thoi. Mỗi khi gặp một người mặc quân phục đi vào thành phố, ông đều chận lại và
hỏi:
- Còn muốn chiến đấu không?
Những ai gật đầu ông liền đưa
tay chỉ đến đống vũ khí bị bỏ lại, để họ tự lựa chọn và tái trang bị. Những ai
lắc đầu, nại cớ này kia thì ông chỉ lắc đầu ngao ngán, khoát tay bảo đi. Riêng
đám Nhân Dân Tự Vệ thì rất hào hứng khi lần đầu tiên họ được tự do nhét vào
bụng cả những cây súng ngắn Ru-Lô, P-38 và Colt 45 do những người lính tháo lui
để lại bên đường.
Lúc ấy trời mới vừa hừng sáng,
những tiếng đạn pháo kích của Cộng quân bắt đầu nổ dồn dập, với những tiếng đạn
rít xé trời bay ngay trên đầu nghe đến lạnh người. Đoàn người lánh nạn lũ lượt
chạy vào thành phố ngày một đông, và con lộ chính từ Ngã Tư Bảy Hiền dẫn vào
sân bay Tân Sơn Nhất và Saigòn đã bắt đầu nổ ra các cuộc giao tranh đẫm máu.
Những người lính tử thủ trong bệnh viện Vì Dân đã có một lợi thế vững chắc. Từ
trên sân thượng họ đã phóng ra những trái hỏa tiễn M-72 chống chiến xa một cách
chính xác. Đã có ít nhất 3 xe tăng T-54 của Cộng quân bị bắn cháy tại chốt
phòng ngự này.
Một toán lính Nhảy Dù khác
đóng chốt bên cánh phải của Ngã Tư, nơi có đồn cảnh sát Tân Sơn Hòa bị cộng
quân bắn rát khiến họ phải rút sâu vào bên trong trường trung học Nguyễn Thượng
Hiền. Một chiếc T-54 gia tăng tốc độ chạy về hướng nghĩa địa Tây, nhưng đã bị
lính Nhảy Dù chận đầu bắn cháy, một chiếc khác tiến nhanh hơn chạy về tới gần
Lăng Cha Cả thì cũng bị lính Không Quân bắn gục. Mấy người nằm vùng cầm cờ Mặt
Trận Giải Phóng nửa đỏ nửa xanh dẫn đường cho toán bộ đội tùng thiết, thấy mấy
chiếc tăng mở đường đều bị bắn cháy nên khiếp sợ cầm cờ chạy dạt vào bên trong
các ngõ hẻm, khiến bộ đội Bắc Việt không biết đường nào để tiến vào thành phố.
Hướng tiến công chính của Bắc
Việt từ Tây Ninh này không ngờ gặp sức kháng cự dữ dội của lính Nhảy Dù nên bị
chậm hẳn lại, khiến các bộ đội Cộng Sản phải dùng súng B-40 bắn loạn xạ nhằm
tạo sự hỗn loạn trên dòng người chạy trốn. Một trái đạn pháo kích rơi ngay ngả
rẽ vào Nhà thờ Chí Hòa Nam, hất tung một chiếc xe lam chở đầy hành khách. Nhiều
người bị thương nặng, không ai cứu chữa nằm lăn lộn la hét vang trời, tạo nên
một cảnh hỗn loạn và bi thương tan tác chưa từng thấy.
Vài chiếc trực thăng chong
chóng quay xành xạch lượn sát mái nhà định đáp xuống khu cánh đồng rau muống
(đằng sau Nhà Dây Thép Gió) để đón thân nhân di tản, bị đủ loại đạn bắn lên
khiến không chiếc nào dám hạ cánh. Một chiếc "xâm mình" hạ xuống sân
thượng để đón gia đình một vị dân cử, nhưng không gặp may khi một cánh quạt
vướng vào tường nhà bên cạnh, làm cho chiếc trực thăng này không sao cất cánh
lên được nữa.
Dù con đường Phạm Hồng Thái
(Lê Văn Duyệt nối dài) bị đủ loại đạn bắn trực xạ từ phía Cộng quân, dòng người
đổ xô về Saigòn để tìm đường thoát thân vẫn đông nghẹt. Nhiều xác chết không
toàn thây đã được dân chúng kéo vào bên lề, và mỗi khi có tiếng đạn bay rít
trên đầu, đoàn người lại dạt vào hai bên phố, hoặc chạy băng vào các ngõ hẻm,
vứt lại ngổn ngang trên đường đủ loại hành lý và xe cộ.
Gần cổng trại lính Nguyễn
Trung Hiếu một bà mẹ bị miểng đạn tiện đứt một chân máu me lênh láng nằm lăn
lộn rên la trên đường, mà trên tay vẫn ôm chặt xác đứa con đã bị mảnh đạn khác
lấy mất đầu. Vài người từ tâm dừng xe lại, nhưng biết không cứu giúp được gì
nên đành nuốt nước mắt phóng đi. Lúc này không ai có thể lo cho ai được, vì số
phận của họ cũng mong manh y như người đàn bà cụt chân đang hấp hối!
Người sĩ quan vẫn chạy đi chạy
lại, ông hò hét số binh sĩ lấy thêm đạn từ bên trong doanh trại Nguyễn Trung
Hiếu, và chở bằng xe Jeep lên cung cấp cho toán lính ít ỏi còn lại đang rải
mỏng từ Ngã Tư Bảy Hiền xuống Ngã Ba Ông Tạ.
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, một
thanh niên mình trần đứng cãi vã với mấy anh Nhân Dân Tự Vệ, vì anh ta nhất
định không chịu để lại vũ khí khi qua trạm. Đang ngồi trên chiếc Jeep chở vũ
khí, viên sĩ quan nhảy xuống ra lệnh:
- Anh kia lại đây! Anh thuộc
đơn vị nào? Có còn muốn chiến đấu không?
Người thanh niên lớn tiếng chửi thề:
- Đù mẹ! Chạy chết mẹ từ ngoài
kia vào đây, còn đánh đấm chó gì!
Viên sĩ quan đanh giọng:
- Vậy phiền anh bỏ vũ khí
xuống!
Bằng một cữ chỉ chống đối,
người thanh niên vung khẩu súng M-16 lên, nhưng viên sĩ quan đã nhanh hơn rút
khẩu Colt 45 bên hông. Tiếng nổ chát chúa vang lên và thân thể người thanh niên
ngã vật xuống với dòng máu đỏ chan hòa! Đám Nhân Dân Tự Vệ xanh mặt đứng nép
vào bên phố, viên sĩ quan mặc áo rằn-ri phân bua:
- Các nơi khác mất sớm cũng vì
bọn làm loạn này! Phải thế thôi!
Đống vũ khí do những người
tuân lệnh để lại ngày một nhiều hơn. Lác đác gần đó còn có cả các bộ quân phục
và các túi quân trang. Những tiếng nổ của đủ loại súng đạn vẫn vang lên tứ
phía. Các toán bộ đội Bắc Việt mở đường đã dần chiếm được các chỗ trú ẩn trong
các căn nhà vững chắc và thận trọng tiến về phía trước. Các toán lính VNCH cố
thủ cứ phải lui dần vì Cộng quân ngày càng tiến gần họ qua dòng người di tản,
và nếu hỏa lực cứ bắn về phía trước thì người dân chết sẽ không cơ man nào đếm
xuể.
Người sĩ quan vẫn oai dũng
điều binh, và không cho bất cứ người lính nào lùi về phía sau thêm nữa. Nhưng
đúng vào lúc tranh sống ấy, một viên đạn AK bắn sẻ đã tách ông rời khỏi chiếc
xe Jeep đang đậu bên đường. Không ai tới tiếp cứu ông cả, vì họ chưa biết tên
Cộng quân ẩn núp nơi nào! Cho đến khi hai người lính liều mình ôm súng phóng về
phía trước với hỏa lực trợ giúp của đồng đội, đã kéo được ông vào chỗ an toàn.
Nhưng lúc ấy ông chỉ còn là một cái xác không hồn. Viên đạn oan nghiệt duy nhất
đã khoét một lỗ nhỏ trên ngực ông, nhưng lại phá toang khi trổ ra phía sau
lưng!
Đúng lúc ấy, Dương Văn Minh vị
tổng thống mới nhậm chức 2 ngày trước đã hạ lệnh cho quân đội buông súng đầu
hàng. Người lính ôm máy truyền tin PRC-25 là người đầu tiên trút khỏi người
chiếc máy nặng trình trịch, và chạy lại phía mấy người lính đang ngồi ôm súng
cố thủ bên các ngõ hẻm. Họ nói với nhau về lệnh buông súng của Dương Văn Minh,
và cứ thế họ rút về phía sau. Đám Nhân Dân Tự Vệ nhặt được máy truyền tin,
nhưng không biết phải dùng nó vào việc gì. Họ nhấc ống liên hợp lên, và lần đầu
tiên trong đời họ nghe được những giọng nói the thé của Bắc quân:
- Buông súng đi! Tổng thống của các anh ra lệnh đầu hàng rồi!
- Bọn ngụy quân nghe đây: Hàng sống! Chống chết!
Biết không?
Tiếng súng chống cự thưa dần.
Cùng lúc tiếng gầm rú của những chiếc xe tăng còn lại của Bắc quân đã bắt đầu
tiến vào Saigòn, theo sau là những chiếc xe vận tải sản xuất từ Trung Cộng chở
đầy các tên bộ đội còn non choẹt, ngơ ngác nhìn ngắm tứ phía như những người
đến từ các hành tinh khác! Trên đường dẫn vào Saigòn lúc ấy, ngoài những đống
vũ khí và xác người rải rác, còn có những đống quân phục đủ loại và những bộ lễ
phục còn mới toanh được ném vội ra đường phố. Dân chúng e ngại một cuộc trả
thù, nên họ vội vàng tống khứ ra khỏi nhà bất cứ thứ gì có dính dáng đến chế độ
cũ. Không ai nghĩ đến chuyện thu nhặt, vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra
trong những ngày sắp tới.
Đêm ấy, đủ loại súng đạn và
hỏa châu được bắn lên trời. Nó giống như một đêm hội hoa đăng với những lằn lửa
đạn chi chít đuổi theo nhaụ Trong lúc Bắc quân say sưa mừng chiến thắng, thì
cuộc vượt thoát của hàng triệu người lại bắt đầu...”
Hỏi: - Anh có nghĩ kỷ luật sắt của binh chủng đã tạo thành chiến tích cho
đơn vị? và tạo thành truyền thống cho mầu cờ sắc áo của mình?
TV: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội” đó là câu đầu tiên khi bước vào quân trường đã
được các cán bộ quân trường nhắc nhở. Và thực sự như vậy, quân đội mà không kỷ
luật thì như một đám người ô hợp, hổn quan hổn quân và chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến tinh thần chiến đấu của tất cả quân sĩ dưới cờ.
Tuy nhiên, kỷ luật không
phải là yếu tố duy nhất tạo nên truyền thống và những chiến tích cho một đơn vị
mà nó đòi hỏi ở nhiều yếu tố khác như tài đức của các cấp chỉ huy, tinh thần
chiến đấu của tất cả binh sĩ, cũng như sự trang bị cho người lính chiến.
Đối với SĐND, 5 vị Tư Lệnh
liên tiếp chỉ huy đều chứng tỏ là các vị chỉ huy tài ba và đức độ. Từ Tướng Đỗ
Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tướng Cao Văn Viên, Tướng Tướng Dư Quốc Đống đến
Tướng Lê Quang Lưỡng. Các vị luôn chăm
lo việc thao luyện khả năng tác chiến cũng như chăm lo đời sống của anh em binh
sĩ. Nhờ thế mà tất cả binh sĩ dưới cờ đều hết lòng chiến đấu, nêu cao thành tích
cho Binh Chủng cũng như nêu cao truyền thống Nhảy Dù.
Hỏi: - Động lực nào khiến hai anh
thực hiện công trình to lớn này với biết bao nhiêu khó khăn đã trải qua?
TV: Như chúng tôi đã trình bài trong lời phi lộ của quyển sách thì anh em chúng tôi cũng không quen việc cầm
bút, nhân khi năm 1992 gặp Nữ sĩ Linh Bảo. Cụ bảo các anh hảy viết đi chứ, các
anh là những nhân chứng sống mà không viết thì còn ai ghi lại những trang chiến
đấu ‘anh hùng’ của các anh… rồi sẽ
không còn gì để mai hậu con em chúng ta biết được sự thật.
Và bắt đầu từ đó, chúng tôi để ý đến việc sưu tập
những sự kiện đã trảì qua trong đời quân ngũ. Từ những bài báo đó đây, từ những
bài vỡ rải rát trong những tờ đặc san quân đôi kể cả những câu chuyện ngắn ngủi
mà các anh em kể lại khi gặp nhau cùng với những ký ức khó quên trong cuộc đời…và từ đó quyển
sách nầy mới được thành hình trải qua đoạn đường dài trên 18 năm.
Hỏi: -sự khởi công để thực hiện
bộ chiến sử này như thế nào?
TV: Khởi đầu Thiên Niên Kỷ năm 2000, một nhóm anh em thân hữu cùng Binh
chủng đã rủ nhau thành lập ‘Nhóm Quân Sử’ để cùng sưu tập những tài liệu, hình
ảnh và những kinh nghiệm chiến trường xưa để thực hiện một quyển sách ‘Quân Sử
Binh Chủng Nhảy Dù’. Trong số nầy có các Anh Nguyễn Huỳnh Đông, Võ Hoàng Sơn,
Phan Nhật Nam, Nguyễn Hữu Thanh, và hai anh em chúng tôi. Nhưng vì nhiều người
nhiều ý không đạt được kết quả như ý muốn lúc ban đầu, rốt lại hai anh em chúng
tôi quyết định tiếp tục thực hiện hoài bảo của mình là kể chuyện về 20 năm
chiến sự.
Hỏi: - Trên sách vở, những
nguồn tài liệu nào là chính: sách báo Việt ngữ, sách báo Anh ngữ ..Những tài liệu được giải mật từ bộ ngoại giao và bộ quốc phòng có
giúp ích gì không?
TV: Tất cả
những tài liệu sách báo từ Việt Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ đều giúp
ích cho chúng tôi sưu tập những
dử kiện về các trận đánh. Tuy nhiên khi soạn lại bài viết chúng tôi thường so sánh với thực tế chiến trường từ những bạn bè thân hữu, các vị niên trưởng và chiến hữu kể lại cũng như nhưng trận chiến mình có tham dự,
sau đó tổng kết các yếu tố đó rồi so sánh chọn lựa mới đưa vào bài viết. Đối với
các tài liệu ngoại quốc, thông thường họ ghi nhận về ngày giờ xảy ra tương đối
chính xác, hoặc có chênh lệch cũng chỉ có một hoặc hai ngày mà thôi. Còn những
yếu tố khác thí dụ như khi xông trận thì chỉ có người Mỹ đánh giặc còn VN thì
không…
Trong khi đó các tài liệu
của VN thì đa số là hồi ký. Mà hồi ký thì chẳng cần ngày giờ chính xác đôi khi
những sự kiện xảy ra thì hay cường điệu và chủ quan hơi nhiều. Do đó khi chọn
những dử kiện mình phải cân nhắc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Đối với những tài liệu giải mật của Mỹ hay của
các nơi khác giải mật, chúng tôi có đọc qua nhưng it khi ảnh hưởng đến bài viết
của chúng tôi. Vì chúng tôi ghi nhận những sự thật diển tiến trên chiến trường
chứ không viết theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng hay Bộ Ngoại Giao nào hết. Thí dụ
như người Mỹ thường dùng chử “Việt Nam
Hóa Chiến Tranh”, đối với người lính chiến VNCH trên chiến địa điều đó vô
nghỉa. Trước khi người Mỹ đến VN, Chúng ta đã chiến đấu chống xâm lăng, năm
1965 khi người Mỹ ồ ạt đổ quân vào giúp cho VN để đánh giặc, vì họ nghĩ rằng chúng
ta không đủ sức đánh giặc, thì người lính Việt Nam vẫn kiên cường chiến đấu không
hề lơi tay súng. Đến khi người Mỹ cảm thấy mỏi mệt vì nhiều lý do, muốn tháo ra
để bỏ chạy, họ bảo rằng Việt Nam Hoá chiến tranh, thì người lính Việt
Do đó, trong quyển sách của chúng tôi không hề
dùng chử “Việt Nam Hoá Chiến Tranh”, mà chúng tôi đồng ý với một tác giả nào đó
viết rằng “Đồng Minh đã bỏ chạy”.
Hỏi: - Anh có để ý đến các hồi ký liên quan đến chiến tranh để từ đó đối chiếu
và so sánh?
TV: Chúng tôi luôn tìm đọc các bài hồi ký của các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa
và đồng minh, ghi nhận những yếu tố liên quan đến việc tham chiến của các đơn vị
Nhảy Dù rồi dùng để so sánh, đối chiếu cũng như cập nhật bổ túc những phần thiếu
sót cho bài viết của mình.
Một người dù là đơn vị
trưởng của một đơn vị cấp Đại Đội hay Tiểu Đoàn cũng chỉ biết rỏ về trận đánh
diễn ra cho đơn vị mình mà thôi, hầu như không biết về những gì xảy ra cho đơn
vị kế bên. Vì vậy muốn tìm hiểu trọn vẹn về một trận đánh, chúng tôi phải sưu tập
tất cả những dử kiện của tất cả những đơn vị tham chiến trận đánh đó. Nhờ vậy mà
bài viết của chúng tôi thường bao gồm đầy đủ những cuộc chám trán với địch quân
của hầu hết các đơn vị thuộc tất cả quân binh chủng QLVNCH tham gia trong trận
chiến đó.
Hỏi: -Anh có xử dụng sách
báo của phía bên kia để làm tài liệu không?
TV: Chúng tôi đã từng biết rõ về những dối trá tuyên truyền của quân CS nên
không bao giờ sử dụng những sách vở hay các bài báo của đối phương để làm tài
liệu tham khảo cho bài viết của mình. Thí dụ như quyễn Đại Thắng Mùa Xuân của Văn
Tiến Dũng chỉ hoàn toàn là một mớ tài liệu tuyên truyền do Ban Quân Quản Trung
Uơng của CS soạn thảo và phổ biến.
Hỏi: - Anh có phỏng vấn những nhân chứng đã tham dự các trận chiến khi tường
thuật lại diễn tiến ?
TV: Hầu hết những trận đánh, Anh em chúng tôi đều tham khảo, phỏng vấn các
nhân vật đã từng tham dự các trận đánh đó mà chúng tôi biết được ngoại trừ những
trận đánh xa xưa như các trận đánh trước năm 1960. Nhiều vị đã quên hết những dử
kiện đã xảy ra trong cuộc chiến đó. Nhiều khi Chúng tôi phải đưa cho qúi vị ấy đọc
bài chúng tôi đã viết để gợi nhớ rồi dần dần các vị ấy hồi tưởng và nhớ ra các
chi tiết khác…
Hỏi: -Chiến tranh có lúc chiến thắng có lúc tổn
thất. Như vậy trong quyển sách này anh ghi chép lại như thế nào? Có ghi lại
chân thực những tổn thất không?
TV: Chúng tôi rất tôn trọng sự thật, đánh giặc thì có khi thắng khi thua, nhưng
đối với Binh Chủng Nhảy Dù việc thua là rất ít. Chỉ có trận Đồng Xoài năm 1965,
và Trận chiến tại ngọn đồi 31 trong trận Hạ Lào năm 1971 là đơn vị Nhảy Dù bị
thiệt hại nặng nề vì pháo địch, sau đó bị cộng quân tràn ngập với chiến thuật
biển người, ngoài ra vào lúc cuối cùng cuộc chiến năm 1975, cùng với vận nước đen
tối, các đơn vị Nhảy Dù cũng bị rã ngũ như những đơn vị khác của Quân Lực VNCH.
Những sự kiện như thế chúng tôi đều có ghi lại
rỏ ràng trong quyển sach. Về những tổn thất nhân mạng và chiến cụ trong các trận
đánh, đôi khi chúng tôi không có ghi ra đầy đủ vì chúng tôi không tìm ra những
thống kê chính xác.
Hỏi: - Anh
chọn thái độ khách quan hay chủ quan khi nhận định tình hình cũng như khi mô tả
diễn tiến các trận đánh?
TV: Vấn đề chủ quan hay khách quan
trong bài viết
chúng tôi thường
không chú ý đến,
chúng tôi dành quyền nhận
xét cho người
đọc. Đối với anh em chúng tôi khi viết chỉ chú tâm tìm tòi những dử kiện liên
quan đến các trận đánh càng nhiều càng xác thực càng tốt mục đích chính là làm
sao cho bài viết của minh diển tả trận đánh một cách sống thực.
Hỏi: - Thái
độ khách quan là tường thuật mà không chen vào ý kiến riêng của mình. Anh có
nghĩ điều đó hạn chế phần nào tâm cảm của người viết?
TV: Thật sự thì làm nên một quyển sách như thế thì mình phải dày công và kiên
nhẩn ghê lắm. Tùy theo mục đích của tác giả mà theo đó tâm cảm của mình được phát
khởi hứng thú để theo đuổi việc thực hiện tác phẩm. Công việc của chúng tôi giống
như việc làm của người nghệ sĩ góp nhặt sỏi đá để tạo tác một bức tranh. Người
nghệ sĩ đó phải chọn lựa từng viên đá ưng ý rồi mới để vào đúng vị trí của nó trên
bức tranh của mình. Khi bắt gặp một bài báo, hay một câu chuyện kể lại, hoặc một
tài liệu liên quan đến trận đánh, Chúng tôi cũng phải lượng định, cân nhắc, so
sánh rồi ghép vào bài viết của mình ở một vị trí đắc địa. Vì vậy một bài viết của
chúng tôi thường phải đọc đi đọc lại hằng nhiều chục lần mà không thấy chán.
Hỏi: - Còn thái độ chủ
quan sẽ làm bớt sự trung thực khi ghi chép lại diễn tiến không?
TV: Như phần trên chúng tôi đã trình bày, và độc giã cũng sẽ nhận thấy trong
những bài viết của chúng tôi đã từng phổ biến trên báo chí, trên internet… vì
muốn diển tả lại trận đánh sát với sự thật trên chiến trường nên chúng tôi ít
khi bày tỏ quan điểm của mình trong bài viết, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ góp nhặt
những dử kiện thích hợp của tài liệu đó và ghép vào những vị trí thích ứng sao
cho người đọc thấy được diễn tiến của trân chiến liên tục và trung thực.
Hỏi: - Là một người lính nhảy dù trải qua nhiều trận mạc. Anh có nhận xét nào
về chiến thuật và chiến lược mà các vị chỉ huy đơn vị đã áp dụng để đạt được
chiến thắng?
TV: Khi khảo cứu về chiến trận, nhất là cuộc chiến khốc liệt và dai dẳng như
chiến tranh Việt
Đối với Năm vị Tư Lệnh
trong Binh Chủng Nhảy Dù, mỗi vị có một cung cách chỉ huy riêng biệt thí dụ như
Tướng Đỗ Cao Trí ông thường sử dụng chiến thuật bất ngờ, tốc chiến tốc thắng; Tướng
Nguyễn Chánh Thi luôn châm lo đời sống của quân sĩ dưới cờ…Và trong quyển sách
20 Năm Chiến Sự, độc giã sẽ thấy bàng bạc trong các trận đánh, các vị Tư Lệnh
chiến trường đã áp dụng mỗi trận đánh một chiến thuật, một lối đánh khác nhau.
Thí dụ như trong trận
Binh Long, Tướng Lê Quang Lưỡng đã áp dụng rất nhiều chiến thuật bất ngờ mà địch
quân không thể lường trước được. Khi giải tỏa QL 13, địch quân đã sử dụng chiến
thuật chốt kiền và pháo yểm tầm xa, để phá chiến thuật của địch quân, ông đã dùng
chiến thuật khinh binh di động, phân tán mỏng đại đơn vị bao vây, đại pháo
& phi pháo diệt địch.
Hỏi: - Anh chọn lựa vị thế nào khi ở trong vị trí của
người chép sử cần phải chính xác và vô tư ?
TV: Trước hết chúng tôi xin xác nhận chúng tôi không phải là người chép sử
hay chấp-sử. Anh em chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ ghi lại những sự thật do chính mình
đã từng trải qua trong suốt 20 năm cuộc chiến với một tấm lòng mong muốn đền đáp
lại sự hy sinh cao cả của những chiến sĩ đã năm xuống để cho chúng ta được sống,
được tự do. Mong cho mai sau, những ngưởi của thế hệ tiếp nối nhận biết được những
sự hy sinh của thế hệ đi trước.
Dù vậy, trong sự ghi chép
nầy, chúng tôi cũng đã đặt tiêu chuẩn là sự trung thực. Tuy nhiên vì sự giới hạn
của thời gian, phương tiện, tài liệu và kiến thức hạn hẹp nên chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong mỏi được các vị cao kiến thấy có điều gì khiếm
khuyết chỉ giáo cho.
Hỏi: - Anh có nghĩ rằng chiến thắng xảy ra là từ những người khinh binh và
những tiểu đội trưởng, trung đội trưởng đi đầu. Và trong tác phẩm anh có nhắc
nhiều đến chân dung những người lính ấy từ đời thường đến trong chiến trận ?
TV: Thật sự thỉ trong một trận chiến, sự chiến thắng phải đồng bộ từ người
chỉ huy cuộc chiến cho đến người khinh binh tiền phong nơi mặt trận. Muốn chiến
thắng địch quân, thì mình phải áp dụng đủ mọi phương thức từ ngụy trang, che dấu
đến trang bị, di hành thực hiện đúng với binh pháp và kỷ thuật điều quân sao
cho thích ứng với mọi hoàn cảnh. Thêm vào đó chúng ta phải ước lượng tình hình địch,
tình hình bạn cho đúng, nghỉa là tin tức tình báo phải chính xác, biết người biết
ta là thế đó.
Chúng tôi có thấy nhiều
tác giả nhà binh khi viết hồi ký thường hay ghi nhận cuộc đời riêng, hay xuất
thân quân trường hay một vài chi tiết đáng thương nhớ trong cuộc đời thường nhật…
của tử sĩ đồng đội. Chúng tôi nhận thấy điều đó cũng hay và đẹp để chúng ta, người
đọc dành một phút tưởng niệm người tử sĩ. Nhưng với anh em chúng tôi thực hiện
quyển sách nầy quá nhiều trận chiến, và đôi khi bao gồm luôn cả những đơn vị bạn
khắp các quân binh chủng, chúng tôi không có đủ tài liệu và thời gian để thu thập
những tin tức đó. Do đó để cho đồng nhất chúng tôi chỉ ghi nhận tại chỗ và theo
những bài viết chúng tôi thu thập được.
Hỏi: - Trong những cố vấn Hoa Kỳ của Sư Đoàn Nhảy Dù, có
tới 34 vị đã lên tới cấp tướng và cũng con số đó những cố vấn đã hy sinh. Nếu
có người đề nghị ở ấn bản sau nên có thêm bài viết nhiều chi tiết và đầy đủ hơn
về những cố vấn này, thì anh nghĩ sao ?
TV: Hiện
tại, quyễn
sách nầy đã
có nhiều thân
hữu đề nghị chuyển thành phim ảnh để phổ biến trong giới trẻ dễ dàng hơn, cũng có nhiều người đề nghị phiên dịch sang English. Chúng tôi xin thành
thật cám ơn tất cả qúi thân hữu đã quan tâm đến, chúng tôi sẽ cố gắng tùy theo
hoàn cảnh và tâm sức mình tới đâu hay tới đó
Thành phần Cố vấn của
SĐND khởi sự từ năm 1962 đến 1973 gồm khoàng 1200 quân nhân phục vụ trong Toán
Cố Vấn “Airborne
Advisory Team 162/MACV” trong số nầy có 34 quân nhân Nhảy Dù và 3 Tiền Sát Viên Không Quân bị
tử trận tại
VN.
Cho đến hôm nay trong số
những người cố vấn đó có 34 vị đã thăng cấp Tướng và một số đã hồi hưu. Chúng tôi
hiện đang liên lạc với các vị đó để tìm thêm tin tức hoạt động của họ tại VN nhất
là các vị đã hy sinh tại chiến trường.
Hiện tại chúng tôi cũng
đã nhận thấy thiếu sót ngoài phần về phía các cố vấn Mỹ, chúng tôi cũng nhận thấy
còn thiếu sót phần không trợ và pháo yểm của các đơn vị QL VNCH và Hoa Kỳ đã góp
phần không nhỏ cho sư chiến thắng của các đơn vị Nhảy Dù. Chúng tôi đã bắt đầu
ghi nhận và bổ túc những phần thiếu sót đó.
Hỏi: - Trong phần tổ chức, hình như không có những tiểu đoàn tân lập năm
1974 của Lữ Đoàn 4 như Tiểu đoàn 12, 14, và 15. Dù sinh sau đẻ
muộn nhưng họ cũng có những điều đáng đề cập tới và đáng khâm phục. Anh có nghĩ
rằng sẽ có phần bổ túc cho ấn bản tới ?
TV: Chúng tôi đang liên lạc với Trung Tá Lê Minh Ngọc, Lữ Đoàn Trưởng Lữ
Đoàn 4 Nhảy Dù, Trung Tá Ngọc hứa sẽ cung cấp những gì Ông còn nhớ được và chúng
tôi cũng liên lạc với các vị trong các Tiểu Đoàn 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Nhảy
Dù và còn rất nhiều đơn vị khác chưa kịp ghi nhận được trong quyển sách vừa qua
như 3 ĐĐ Trinh Sát, Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử, Biệt Đội Kỷ Thuật Đặc Biệt....
Hỏi: - Anh còn có điều gì muốn nói với độc giả?
TV: Trước hết chúng tôi kính gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả qúi độc giả
đã ủng hộ anh em chúng tôi. Nhờ sự khích lệ của qúi vị, anh em chúng tôi cảm thấy
lên tinh thần để tiếp tục công việc hoàn chỉnh quyển tài liều nầy trong thời
gian tới.
Chúng tôi cũng mong đón
nhận từ qúi niên trưởng, qúi chiến hữu, qúi độc giã những ý kiến bổ túc những
sai sót trong bài viết. Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email: 20namchiensu@gmail.com hoặc số điện
thoại 714-586-9202 địa chỉ :