Văn Học & Nghệ Thuật
HẠ PHAI - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Đã qua ngày "Đại Thử" 3 hôm nay rồi, mùa Hạ chẳng còn có gì nán lại, cho dù nắng vẫn lên đều như lúc mới khởi sự Hè, nhưng những vòm hoa phượng
( HNPĐ ) Đã qua ngày "Đại Thử" 3 hôm nay rồi, mùa Hạ chẳng còn có gì nán lại, cho dù nắng vẫn lên đều như lúc mới khởi sự Hè, nhưng những vòm hoa phượng tím nơi vùng tôi đang ở, thấy bắt đầu phai.
Và cũng chỉ còn nửa tháng nữa là Lập Thu, tiết trời sẽ mát mẻ, chưa đến nổi heo may, lá vàng lắm.
Ngày tôi đến Minesota vào tháng 9 năm 2002, tức cách đây đã 13 năm một trong những bạn thơ thân của tôi còn tiếc rẻ, sao tôi không để mùa thu đến hẳn Song Thành, tức 2 thành phố kép của tiểu bàng này lá sẽ vàng như kim nhũ, và có nơi đỏ tựa màu hoa cẩm quỳ, tức hoa dâm bụt đỏ, hay hoa chuối dại mọc giữa ao hồ miền nhiệt đới Việt Nam hãy đi.
Tôi trả lời nhà báo, nhà thơ Phương Triều rằng: Tưởng là đi ra mắt thơ thôi, chứ biết xứ Vạn Hồ lá đỏ, cây vàng vậy, thì lui lại ngày tới độ một tháng, nhưng nếu mùa trở lạnh quá, thì...hồn thơ lại ẩm ướt, buồn thiu, khách thơ ai thiết ngồi co ro thưởng thức vần điệu nữa.
Nay chỉ còn nửa tháng nữa, thu về...phượng tím sẽ tàn hẳn trên vòm lá, cây thu lại võ vàng tưởng nhớ hạ phai.
Phượng ở Cali màu tím bông bèo, ngả sang sắc trời biếc mầu...quan tái. Tôi chưa hề thấy màu "quan tái", như thế nào, nhưng thiên hạ nói theo văn chương là nó mầu quán tái đó, đậm sắc tím buồn thương, sầu muộn...
Ôi màu tím thì phải buồn rồi, có mầu tím nào vui đâu, à, ngoại trừ mầu tím Huế, phải thực sự tím Huế mới mang cảm giác vui được, vì gần như 8/10 phụ nữ Huế, ưa màu tím đó, thiếu nữ, phụ nữ, đã trung niên đều "mượt" (mặc) áo tím...Huế, phải là tím thực, không pha xanh dương...
Quý cụ đã cao niên thì ngả hẳn sang màu đỏ cánh dám tức là màu rượu chát đỏ sậm. Bây giờ sắc tím Huế trở thành óng ả mộng mơ, và trẻ trung quá rồi. Nữ lưu trưởng thượng có riêng sắc áo lão thời, phong cách nghiêm trang, hiền hậu, và đắm chìm cùng tư tưởng phong kiến, đài trang...còn gọi màu huyết dụ.
Khu phố 2 chiều thước thợ, tạo thành một góc vuông, mà cây phượng tím lại được ai trồng ở khúc giữa, trước nhà một gia đình gốc Châu Âu, cụ bà vừa sinh nhật lần thứ 80..vui vẻ trong nỗi nhớ nhung chợt tới, nhưng lại thật xa xôi, cụ chỉ vòm hoa phượng tím đặc biệt của xứ sở USA này, nói với bạn hàng xóm.
- Nhìn màu hoa ấy, lại nhớ mầu nước Hắc Hải...
Tôi định hỏi nước Hắc Hải thì phải mầu đen, chứ sao lại mầu hoa phượng tím kia được. Như đoán được ý tôi, cụ bà gốc Châu Âu đó cười:
- Giống vậy thôi, chứ điều gì ở đời giống y nhau được.
Có mấy lần tôi kể cho quý vị nghe, là khu phố tôi đang ở, suốt dọc hè đường là những cây dương liễu cành lá thì thả giây xuống đường, và hoa nở mầu nâu hạt dẻ...Đồng thời có tới 5 sắc dân đang cư ngụ, gồm quý cụ Mỹ trắng, đen, kể tới vài cụ Mễ còn 3 nhà Châu Á là cụ bà người Nhật, ở lâu năm nhất, 2 cụ Chang gốc Trung Hoa, và tôi VN.
Trong 3 người Châu Á này, à 4 chứ, tôi cứ mãi tính giới nữ lưu, quên bóng cụ ông Chang, thì cụ Nhật Bản nói English "hay" nhất, lý do cụ đến Hoa Kỳ từ nửa thế kỷ này, là nhân viên của một ngân hàng Nhật ở cuối đường 139 Th từ khi còn trẻ...thế nên, cụ mơ màng nói chuyện với cụ bà 80 nêu trên:
- Ở đâu cũng chẳng thể có mầu hoa anh đào của xứ sở tôi...
Tất cả chúng tôi đều ngó cụ bà Nhật Bản, và đều muốn tỏ bày một chút về hoa đào ở xứ sở Mặt Trời, hình như cụ hiểu ý chúng tôi, nên cười mỉm rất "Sa Kê", tôi hay xài chữ "Sa Kê" như là nhà hàng Sa Kê ở Sài Gòn hiện nay.
- Đúng, nước Nhật đã tặng Hoa Kỳ 300 cây hoa anh đào, hiện đang tươi tốt ở miền đông, đôi bên bờ sông Potomac
Washington, DC. mà mỗi năm vào tháng April, lại có đại hội Hoa Anh Đào đấy.
Tôi chợt liên tưởng đã 3 lần tôi qua Washington DC. để cùng bạn bè đi thuyền, đúng ra là đi tàu nhỏ, dọc sông Potomac, ngắm hoa anh đào Nhật.
Trong 3 lần đi kiếm hoa anh đào để...thưởng lãm, có một lần hoa bị rã cánh vì gió, mưa năm ấy, nhìn hoa tơi tả, lòng lại buồn vô hạn. Cụ bà Nhật Bản hỏi tôi đã đến DC. xem hoa đào Nhật chưa. Tôi gật đầu, tỏ vẻ ngưỡng mộ.
Vẫn cụ bà Nhật, là người thông thạo sinh ngữ và các nếp văn hóa đông, tây, cụ thản nhiên hãnh diện:
- Người Nhật có thói quen là hễ nhắc tới những hình ảnh đẹp, thì chỉ có 2 điều ca tụng nhất đó là:
Hoa anh đào và Võ sĩ đạo.
Tất cả khách dự tiệc sinh nhật đều tán thưởng, cụ bà hỏi riêng tôi:
- Thích hoa anh đào ở cận đông hay thích phượng tím nơi viễn tây này.
Tôi ngẫm nghĩ, trả lời:
- Tôi thích cả 2 màu đào, tím đó, nhưng tôi không thấy nhớ quê hương tôi bởi 2 sắc hoa này chỉ...rất hiếm có.
Tôi định nói rằng quê hương tôi có một màu tươi thắm rực rỡ của những tán hoa phượng trên cao, mỗi mùa hạ về, chúng tôi cùng nhè nhẹ nỗi buồn, ấy là hoa phượng nữ đỏ cả một khung trời, nhưng tiếng ve sầu lại kêu buồn thảm.
Nhưng tôi không đủ ngôn ngữ văn hoa để tán tụng mầu hoa phượng, nhất là mầu đỏ ấy đang là nỗi ưu tư, phiền muộn cho hầu hết những ai ở bên nay chiến hào ý thức
hệ...chẳng lẽ mùa Hạ đã phai trong tôi từ sau cuộc chiến, tuy nhiên quê hương, thì có lẽ...khổ tâm cho đất tổ ngàn đời lắm.
Thôi thì Chapa quê tôi và Đà Lạt quê người, đã có hoa đào rồi. nay, ta mang về mầu tím phượng mộng mơ, để có lúc phải tuyệt sầu nhung nhớ cuộc tình thơ một thời, thì phiền não biết bao. Chao ôi, với hoa mà tôi còn khổ lụy vậy, thì với người tri kỷ bên trời, e lại càng khắc khoải buồn thương.
Không, màu phượng tím kia, chỉ chiếm ngụ trong tâm tư tình cảm có 3 tháng mùa hè nóng bỏng...rồi thì tình tứ thơ hoa sẽ mang đi, bay theo khói sương khi thu đến, nhạn về...
Cúc sẽ nở vàng kỷ niệm, rượu hoài mong, sẽ dâng trào sóng mắt thi nhân viễn mộng:
"Thu ẩm hoàng hoa tửu? Ta rót cho người, cho Hạ, hay cho phượng tím một chén từ ly, bởi ngày tháng hè không còn gay gắt nắng - Hạ phai- phai hẳn rồi...
Hawthorne 26-7-2015
-Qua chiều đại thử-
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Đã qua ngày "Đại Thử" 3 hôm nay rồi, mùa Hạ chẳng còn có gì nán lại, cho dù nắng vẫn lên đều như lúc mới khởi sự Hè, nhưng những vòm hoa phượng tím nơi vùng tôi đang ở, thấy bắt đầu phai.
Và cũng chỉ còn nửa tháng nữa là Lập Thu, tiết trời sẽ mát mẻ, chưa đến nổi heo may, lá vàng lắm.
Ngày tôi đến Minesota vào tháng 9 năm 2002, tức cách đây đã 13 năm một trong những bạn thơ thân của tôi còn tiếc rẻ, sao tôi không để mùa thu đến hẳn Song Thành, tức 2 thành phố kép của tiểu bàng này lá sẽ vàng như kim nhũ, và có nơi đỏ tựa màu hoa cẩm quỳ, tức hoa dâm bụt đỏ, hay hoa chuối dại mọc giữa ao hồ miền nhiệt đới Việt Nam hãy đi.
Tôi trả lời nhà báo, nhà thơ Phương Triều rằng: Tưởng là đi ra mắt thơ thôi, chứ biết xứ Vạn Hồ lá đỏ, cây vàng vậy, thì lui lại ngày tới độ một tháng, nhưng nếu mùa trở lạnh quá, thì...hồn thơ lại ẩm ướt, buồn thiu, khách thơ ai thiết ngồi co ro thưởng thức vần điệu nữa.
Nay chỉ còn nửa tháng nữa, thu về...phượng tím sẽ tàn hẳn trên vòm lá, cây thu lại võ vàng tưởng nhớ hạ phai.
Phượng ở Cali màu tím bông bèo, ngả sang sắc trời biếc mầu...quan tái. Tôi chưa hề thấy màu "quan tái", như thế nào, nhưng thiên hạ nói theo văn chương là nó mầu quán tái đó, đậm sắc tím buồn thương, sầu muộn...
Ôi màu tím thì phải buồn rồi, có mầu tím nào vui đâu, à, ngoại trừ mầu tím Huế, phải thực sự tím Huế mới mang cảm giác vui được, vì gần như 8/10 phụ nữ Huế, ưa màu tím đó, thiếu nữ, phụ nữ, đã trung niên đều "mượt" (mặc) áo tím...Huế, phải là tím thực, không pha xanh dương...
Quý cụ đã cao niên thì ngả hẳn sang màu đỏ cánh dám tức là màu rượu chát đỏ sậm. Bây giờ sắc tím Huế trở thành óng ả mộng mơ, và trẻ trung quá rồi. Nữ lưu trưởng thượng có riêng sắc áo lão thời, phong cách nghiêm trang, hiền hậu, và đắm chìm cùng tư tưởng phong kiến, đài trang...còn gọi màu huyết dụ.
Khu phố 2 chiều thước thợ, tạo thành một góc vuông, mà cây phượng tím lại được ai trồng ở khúc giữa, trước nhà một gia đình gốc Châu Âu, cụ bà vừa sinh nhật lần thứ 80..vui vẻ trong nỗi nhớ nhung chợt tới, nhưng lại thật xa xôi, cụ chỉ vòm hoa phượng tím đặc biệt của xứ sở USA này, nói với bạn hàng xóm.
- Nhìn màu hoa ấy, lại nhớ mầu nước Hắc Hải...
Tôi định hỏi nước Hắc Hải thì phải mầu đen, chứ sao lại mầu hoa phượng tím kia được. Như đoán được ý tôi, cụ bà gốc Châu Âu đó cười:
- Giống vậy thôi, chứ điều gì ở đời giống y nhau được.
Có mấy lần tôi kể cho quý vị nghe, là khu phố tôi đang ở, suốt dọc hè đường là những cây dương liễu cành lá thì thả giây xuống đường, và hoa nở mầu nâu hạt dẻ...Đồng thời có tới 5 sắc dân đang cư ngụ, gồm quý cụ Mỹ trắng, đen, kể tới vài cụ Mễ còn 3 nhà Châu Á là cụ bà người Nhật, ở lâu năm nhất, 2 cụ Chang gốc Trung Hoa, và tôi VN.
Trong 3 người Châu Á này, à 4 chứ, tôi cứ mãi tính giới nữ lưu, quên bóng cụ ông Chang, thì cụ Nhật Bản nói English "hay" nhất, lý do cụ đến Hoa Kỳ từ nửa thế kỷ này, là nhân viên của một ngân hàng Nhật ở cuối đường 139 Th từ khi còn trẻ...thế nên, cụ mơ màng nói chuyện với cụ bà 80 nêu trên:
- Ở đâu cũng chẳng thể có mầu hoa anh đào của xứ sở tôi...
Tất cả chúng tôi đều ngó cụ bà Nhật Bản, và đều muốn tỏ bày một chút về hoa đào ở xứ sở Mặt Trời, hình như cụ hiểu ý chúng tôi, nên cười mỉm rất "Sa Kê", tôi hay xài chữ "Sa Kê" như là nhà hàng Sa Kê ở Sài Gòn hiện nay.
- Đúng, nước Nhật đã tặng Hoa Kỳ 300 cây hoa anh đào, hiện đang tươi tốt ở miền đông, đôi bên bờ sông Potomac
Washington, DC. mà mỗi năm vào tháng April, lại có đại hội Hoa Anh Đào đấy.
Tôi chợt liên tưởng đã 3 lần tôi qua Washington DC. để cùng bạn bè đi thuyền, đúng ra là đi tàu nhỏ, dọc sông Potomac, ngắm hoa anh đào Nhật.
Trong 3 lần đi kiếm hoa anh đào để...thưởng lãm, có một lần hoa bị rã cánh vì gió, mưa năm ấy, nhìn hoa tơi tả, lòng lại buồn vô hạn. Cụ bà Nhật Bản hỏi tôi đã đến DC. xem hoa đào Nhật chưa. Tôi gật đầu, tỏ vẻ ngưỡng mộ.
Vẫn cụ bà Nhật, là người thông thạo sinh ngữ và các nếp văn hóa đông, tây, cụ thản nhiên hãnh diện:
- Người Nhật có thói quen là hễ nhắc tới những hình ảnh đẹp, thì chỉ có 2 điều ca tụng nhất đó là:
Hoa anh đào và Võ sĩ đạo.
Tất cả khách dự tiệc sinh nhật đều tán thưởng, cụ bà hỏi riêng tôi:
- Thích hoa anh đào ở cận đông hay thích phượng tím nơi viễn tây này.
Tôi ngẫm nghĩ, trả lời:
- Tôi thích cả 2 màu đào, tím đó, nhưng tôi không thấy nhớ quê hương tôi bởi 2 sắc hoa này chỉ...rất hiếm có.
Tôi định nói rằng quê hương tôi có một màu tươi thắm rực rỡ của những tán hoa phượng trên cao, mỗi mùa hạ về, chúng tôi cùng nhè nhẹ nỗi buồn, ấy là hoa phượng nữ đỏ cả một khung trời, nhưng tiếng ve sầu lại kêu buồn thảm.
Nhưng tôi không đủ ngôn ngữ văn hoa để tán tụng mầu hoa phượng, nhất là mầu đỏ ấy đang là nỗi ưu tư, phiền muộn cho hầu hết những ai ở bên nay chiến hào ý thức
hệ...chẳng lẽ mùa Hạ đã phai trong tôi từ sau cuộc chiến, tuy nhiên quê hương, thì có lẽ...khổ tâm cho đất tổ ngàn đời lắm.
Thôi thì Chapa quê tôi và Đà Lạt quê người, đã có hoa đào rồi. nay, ta mang về mầu tím phượng mộng mơ, để có lúc phải tuyệt sầu nhung nhớ cuộc tình thơ một thời, thì phiền não biết bao. Chao ôi, với hoa mà tôi còn khổ lụy vậy, thì với người tri kỷ bên trời, e lại càng khắc khoải buồn thương.
Không, màu phượng tím kia, chỉ chiếm ngụ trong tâm tư tình cảm có 3 tháng mùa hè nóng bỏng...rồi thì tình tứ thơ hoa sẽ mang đi, bay theo khói sương khi thu đến, nhạn về...
Cúc sẽ nở vàng kỷ niệm, rượu hoài mong, sẽ dâng trào sóng mắt thi nhân viễn mộng:
"Thu ẩm hoàng hoa tửu? Ta rót cho người, cho Hạ, hay cho phượng tím một chén từ ly, bởi ngày tháng hè không còn gay gắt nắng - Hạ phai- phai hẳn rồi...
Hawthorne 26-7-2015
-Qua chiều đại thử-
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )
Bàn ra tán vào (0)
HẠ PHAI - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Đã qua ngày "Đại Thử" 3 hôm nay rồi, mùa Hạ chẳng còn có gì nán lại, cho dù nắng vẫn lên đều như lúc mới khởi sự Hè, nhưng những vòm hoa phượng
( HNPĐ ) Đã qua ngày "Đại Thử" 3 hôm nay rồi, mùa Hạ chẳng còn có gì nán lại, cho dù nắng vẫn lên đều như lúc mới khởi sự Hè, nhưng những vòm hoa phượng tím nơi vùng tôi đang ở, thấy bắt đầu phai.
Và cũng chỉ còn nửa tháng nữa là Lập Thu, tiết trời sẽ mát mẻ, chưa đến nổi heo may, lá vàng lắm.
Ngày tôi đến Minesota vào tháng 9 năm 2002, tức cách đây đã 13 năm một trong những bạn thơ thân của tôi còn tiếc rẻ, sao tôi không để mùa thu đến hẳn Song Thành, tức 2 thành phố kép của tiểu bàng này lá sẽ vàng như kim nhũ, và có nơi đỏ tựa màu hoa cẩm quỳ, tức hoa dâm bụt đỏ, hay hoa chuối dại mọc giữa ao hồ miền nhiệt đới Việt Nam hãy đi.
Tôi trả lời nhà báo, nhà thơ Phương Triều rằng: Tưởng là đi ra mắt thơ thôi, chứ biết xứ Vạn Hồ lá đỏ, cây vàng vậy, thì lui lại ngày tới độ một tháng, nhưng nếu mùa trở lạnh quá, thì...hồn thơ lại ẩm ướt, buồn thiu, khách thơ ai thiết ngồi co ro thưởng thức vần điệu nữa.
Nay chỉ còn nửa tháng nữa, thu về...phượng tím sẽ tàn hẳn trên vòm lá, cây thu lại võ vàng tưởng nhớ hạ phai.
Phượng ở Cali màu tím bông bèo, ngả sang sắc trời biếc mầu...quan tái. Tôi chưa hề thấy màu "quan tái", như thế nào, nhưng thiên hạ nói theo văn chương là nó mầu quán tái đó, đậm sắc tím buồn thương, sầu muộn...
Ôi màu tím thì phải buồn rồi, có mầu tím nào vui đâu, à, ngoại trừ mầu tím Huế, phải thực sự tím Huế mới mang cảm giác vui được, vì gần như 8/10 phụ nữ Huế, ưa màu tím đó, thiếu nữ, phụ nữ, đã trung niên đều "mượt" (mặc) áo tím...Huế, phải là tím thực, không pha xanh dương...
Quý cụ đã cao niên thì ngả hẳn sang màu đỏ cánh dám tức là màu rượu chát đỏ sậm. Bây giờ sắc tím Huế trở thành óng ả mộng mơ, và trẻ trung quá rồi. Nữ lưu trưởng thượng có riêng sắc áo lão thời, phong cách nghiêm trang, hiền hậu, và đắm chìm cùng tư tưởng phong kiến, đài trang...còn gọi màu huyết dụ.
Khu phố 2 chiều thước thợ, tạo thành một góc vuông, mà cây phượng tím lại được ai trồng ở khúc giữa, trước nhà một gia đình gốc Châu Âu, cụ bà vừa sinh nhật lần thứ 80..vui vẻ trong nỗi nhớ nhung chợt tới, nhưng lại thật xa xôi, cụ chỉ vòm hoa phượng tím đặc biệt của xứ sở USA này, nói với bạn hàng xóm.
- Nhìn màu hoa ấy, lại nhớ mầu nước Hắc Hải...
Tôi định hỏi nước Hắc Hải thì phải mầu đen, chứ sao lại mầu hoa phượng tím kia được. Như đoán được ý tôi, cụ bà gốc Châu Âu đó cười:
- Giống vậy thôi, chứ điều gì ở đời giống y nhau được.
Có mấy lần tôi kể cho quý vị nghe, là khu phố tôi đang ở, suốt dọc hè đường là những cây dương liễu cành lá thì thả giây xuống đường, và hoa nở mầu nâu hạt dẻ...Đồng thời có tới 5 sắc dân đang cư ngụ, gồm quý cụ Mỹ trắng, đen, kể tới vài cụ Mễ còn 3 nhà Châu Á là cụ bà người Nhật, ở lâu năm nhất, 2 cụ Chang gốc Trung Hoa, và tôi VN.
Trong 3 người Châu Á này, à 4 chứ, tôi cứ mãi tính giới nữ lưu, quên bóng cụ ông Chang, thì cụ Nhật Bản nói English "hay" nhất, lý do cụ đến Hoa Kỳ từ nửa thế kỷ này, là nhân viên của một ngân hàng Nhật ở cuối đường 139 Th từ khi còn trẻ...thế nên, cụ mơ màng nói chuyện với cụ bà 80 nêu trên:
- Ở đâu cũng chẳng thể có mầu hoa anh đào của xứ sở tôi...
Tất cả chúng tôi đều ngó cụ bà Nhật Bản, và đều muốn tỏ bày một chút về hoa đào ở xứ sở Mặt Trời, hình như cụ hiểu ý chúng tôi, nên cười mỉm rất "Sa Kê", tôi hay xài chữ "Sa Kê" như là nhà hàng Sa Kê ở Sài Gòn hiện nay.
- Đúng, nước Nhật đã tặng Hoa Kỳ 300 cây hoa anh đào, hiện đang tươi tốt ở miền đông, đôi bên bờ sông Potomac
Washington, DC. mà mỗi năm vào tháng April, lại có đại hội Hoa Anh Đào đấy.
Tôi chợt liên tưởng đã 3 lần tôi qua Washington DC. để cùng bạn bè đi thuyền, đúng ra là đi tàu nhỏ, dọc sông Potomac, ngắm hoa anh đào Nhật.
Trong 3 lần đi kiếm hoa anh đào để...thưởng lãm, có một lần hoa bị rã cánh vì gió, mưa năm ấy, nhìn hoa tơi tả, lòng lại buồn vô hạn. Cụ bà Nhật Bản hỏi tôi đã đến DC. xem hoa đào Nhật chưa. Tôi gật đầu, tỏ vẻ ngưỡng mộ.
Vẫn cụ bà Nhật, là người thông thạo sinh ngữ và các nếp văn hóa đông, tây, cụ thản nhiên hãnh diện:
- Người Nhật có thói quen là hễ nhắc tới những hình ảnh đẹp, thì chỉ có 2 điều ca tụng nhất đó là:
Hoa anh đào và Võ sĩ đạo.
Tất cả khách dự tiệc sinh nhật đều tán thưởng, cụ bà hỏi riêng tôi:
- Thích hoa anh đào ở cận đông hay thích phượng tím nơi viễn tây này.
Tôi ngẫm nghĩ, trả lời:
- Tôi thích cả 2 màu đào, tím đó, nhưng tôi không thấy nhớ quê hương tôi bởi 2 sắc hoa này chỉ...rất hiếm có.
Tôi định nói rằng quê hương tôi có một màu tươi thắm rực rỡ của những tán hoa phượng trên cao, mỗi mùa hạ về, chúng tôi cùng nhè nhẹ nỗi buồn, ấy là hoa phượng nữ đỏ cả một khung trời, nhưng tiếng ve sầu lại kêu buồn thảm.
Nhưng tôi không đủ ngôn ngữ văn hoa để tán tụng mầu hoa phượng, nhất là mầu đỏ ấy đang là nỗi ưu tư, phiền muộn cho hầu hết những ai ở bên nay chiến hào ý thức
hệ...chẳng lẽ mùa Hạ đã phai trong tôi từ sau cuộc chiến, tuy nhiên quê hương, thì có lẽ...khổ tâm cho đất tổ ngàn đời lắm.
Thôi thì Chapa quê tôi và Đà Lạt quê người, đã có hoa đào rồi. nay, ta mang về mầu tím phượng mộng mơ, để có lúc phải tuyệt sầu nhung nhớ cuộc tình thơ một thời, thì phiền não biết bao. Chao ôi, với hoa mà tôi còn khổ lụy vậy, thì với người tri kỷ bên trời, e lại càng khắc khoải buồn thương.
Không, màu phượng tím kia, chỉ chiếm ngụ trong tâm tư tình cảm có 3 tháng mùa hè nóng bỏng...rồi thì tình tứ thơ hoa sẽ mang đi, bay theo khói sương khi thu đến, nhạn về...
Cúc sẽ nở vàng kỷ niệm, rượu hoài mong, sẽ dâng trào sóng mắt thi nhân viễn mộng:
"Thu ẩm hoàng hoa tửu? Ta rót cho người, cho Hạ, hay cho phượng tím một chén từ ly, bởi ngày tháng hè không còn gay gắt nắng - Hạ phai- phai hẳn rồi...
Hawthorne 26-7-2015
-Qua chiều đại thử-
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )