Văn Học & Nghệ Thuật
HAI TRƯỜNG HỢP NÂNG BI CỦA NHÀ VĂN - PHẠM ĐỨC NHÌ
Nâng Bi Vì … Sợ
Trong hôm ra mắt ban chấp hành mới, bế mạc đại hội (HNV lần thứ 3, 1983) (1), trước màn ảnh nhỏ, khán giả cả nước được nghe Nguyễn Đình Thi tuyên bố: “Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng”.
Câu nói của ông Thi đã được bà con ta ghi nhớ. Nhiều nhà văn phẫn nộ. Họ cảm thấy nhục nhã vì người đứng đầu tổ chức của họ đã công khai hạ thấp nhân phẩm của “Những Kỹ Sư Tâm Hồn Việt Nam”…
Một anh bạn tôi (theo lời kể của Bùi Minh Quốc) bên ngành giáo dục, gần chợ Bắc Qua kể với tôi rằng, có một cô gái buôn gà ghé sang nhà anh xem nhờ TiVi (buổi) tường thuật lễ bế mạc Đại Hội Nhà Văn. Khi xem xong đoạn ông Nguyễn Đình Thi hùng hồn tuyên bố câu ấy cô gái hồn nhiên bật ra một lời bình phẩm:
Gớm, cậu đéo lào (nào) mà lịnh (nịnh) thế?
Nguyễn Đình Thi và một số nhà văn Việt Nam sống trong môi trường “lấp lánh ánh sáng của Đảng” đã thường hành sự như thế đó. (2)
Nâng Bi Vì … Thích Nâng Bi
Trong bài Tôi Đọc “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” Của Du Tử Lê, Và… (3) ở phần lời phi lộ ông Tàn Chiến Cuộc viết: Viết tặng Nhà Thơ Du Tử Lê. Chỉ mình ông đọc, tôi cũng đủ thấy vui rồi.
Nếu đây là thư riêng của ông TCC gởi cho DTL thì dù có “nâng”, có “bốc” đến đâu đi nữa cũng là chuyện của hai người với nhau, chẳng ai muốn – mà muốn cũng không có quyền - xía vào. Đàng này nó lại là lời phi lộ - xuất hiện một cách trang trọng dưới cái tựa của một bài bình thơ – nên tôi mới ngứa mắt, ngứa tay viết mấy lời bình phẩm.
Chắc người đọc đều nhận ra ngay đây là một câu “nâng bi tới bến” nhưng so với phát biểu của Nguyễn Đình Thi thì có một số điểm khác biệt.
1/ Môi trường xã hội khác: Nguyễn Đình Thi phát biểu trong một môi trường xã hội có sức ép chính trị nặng nề nên cúi mặt nâng bi vì có nỗi sợ rất “người thường” - sợ an nguy cho bản thân, sợ mất ghế, mất nồi cơm ngon của gia đình. Ông Tàn Chiến Cuộc viết bài trên một trang mạng hải ngoại, lại viết về một đề tài thuần túy văn chương nên ông nâng bi không phải vì sợ mà vì … thích nâng bi.
2/ Đối tượng bị xúc phạm khác: Phát biểu của Nguyễn Đình Thi làm một số đông nhà văn nhục nhã và phẫn nộ bởi vì ông - người đứng đầu Hội Nhà Văn – đã công khai hạ thấp nhân phẩm của họ. “Câu văn nâng bi” của ông Tàn Chiến cuộc chỉ hạ thấp nhân phẩm của chính ông chứ không ảnh hưởng đến những người cầm bút khác. Có điều đối với người đọc thì đó lại là một câu rất bố láo và xỏ lá. “Tao viết chỉ cần một mình Du Tử Lê đọc cũng đủ thấy vui rồi. Còn chúng mày …” thì xin người đọc tự hiểu lấy.
Làm công việc bình thơ mà lại “nâng bi” chính tác giả bài thơ mình bình thì bài bình thơ của mình còn ra thể thống gì nữa.
Văn chương còn hiện hữu, còn tiếp tục sống được là nhờ có người đọc. Đã coi thường độc giả lại không hun đúc niềm tự hào, gìn giữ nhân phẩm của nhà văn như ông Tàn Chiến Cuộc thì không biết văn chương của ông rồi sẽ ra sao?.
Phạm Đức Nhì( HNPD )
Blog phamnhibinhtho.blogspot.com
Chú Thích:
1/ Phần trong ngoặc đơn do PĐN tự thêm
vào và chú thích (http://199.237.196.5/
2/ Cả đoạn được trích từ: Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn, Lý Hồng Xuân, Văn Nghệ (Cali), 2000, trang 59
3/ (http://www.dutule.com/a7365/
Bàn ra tán vào (0)
HAI TRƯỜNG HỢP NÂNG BI CỦA NHÀ VĂN - PHẠM ĐỨC NHÌ
Nâng Bi Vì … Sợ
Trong hôm ra mắt ban chấp hành mới, bế mạc đại hội (HNV lần thứ 3, 1983) (1), trước màn ảnh nhỏ, khán giả cả nước được nghe Nguyễn Đình Thi tuyên bố: “Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng”.
Câu nói của ông Thi đã được bà con ta ghi nhớ. Nhiều nhà văn phẫn nộ. Họ cảm thấy nhục nhã vì người đứng đầu tổ chức của họ đã công khai hạ thấp nhân phẩm của “Những Kỹ Sư Tâm Hồn Việt Nam”…
Một anh bạn tôi (theo lời kể của Bùi Minh Quốc) bên ngành giáo dục, gần chợ Bắc Qua kể với tôi rằng, có một cô gái buôn gà ghé sang nhà anh xem nhờ TiVi (buổi) tường thuật lễ bế mạc Đại Hội Nhà Văn. Khi xem xong đoạn ông Nguyễn Đình Thi hùng hồn tuyên bố câu ấy cô gái hồn nhiên bật ra một lời bình phẩm:
Gớm, cậu đéo lào (nào) mà lịnh (nịnh) thế?
Nguyễn Đình Thi và một số nhà văn Việt Nam sống trong môi trường “lấp lánh ánh sáng của Đảng” đã thường hành sự như thế đó. (2)
Nâng Bi Vì … Thích Nâng Bi
Trong bài Tôi Đọc “Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn” Của Du Tử Lê, Và… (3) ở phần lời phi lộ ông Tàn Chiến Cuộc viết: Viết tặng Nhà Thơ Du Tử Lê. Chỉ mình ông đọc, tôi cũng đủ thấy vui rồi.
Nếu đây là thư riêng của ông TCC gởi cho DTL thì dù có “nâng”, có “bốc” đến đâu đi nữa cũng là chuyện của hai người với nhau, chẳng ai muốn – mà muốn cũng không có quyền - xía vào. Đàng này nó lại là lời phi lộ - xuất hiện một cách trang trọng dưới cái tựa của một bài bình thơ – nên tôi mới ngứa mắt, ngứa tay viết mấy lời bình phẩm.
Chắc người đọc đều nhận ra ngay đây là một câu “nâng bi tới bến” nhưng so với phát biểu của Nguyễn Đình Thi thì có một số điểm khác biệt.
1/ Môi trường xã hội khác: Nguyễn Đình Thi phát biểu trong một môi trường xã hội có sức ép chính trị nặng nề nên cúi mặt nâng bi vì có nỗi sợ rất “người thường” - sợ an nguy cho bản thân, sợ mất ghế, mất nồi cơm ngon của gia đình. Ông Tàn Chiến Cuộc viết bài trên một trang mạng hải ngoại, lại viết về một đề tài thuần túy văn chương nên ông nâng bi không phải vì sợ mà vì … thích nâng bi.
2/ Đối tượng bị xúc phạm khác: Phát biểu của Nguyễn Đình Thi làm một số đông nhà văn nhục nhã và phẫn nộ bởi vì ông - người đứng đầu Hội Nhà Văn – đã công khai hạ thấp nhân phẩm của họ. “Câu văn nâng bi” của ông Tàn Chiến cuộc chỉ hạ thấp nhân phẩm của chính ông chứ không ảnh hưởng đến những người cầm bút khác. Có điều đối với người đọc thì đó lại là một câu rất bố láo và xỏ lá. “Tao viết chỉ cần một mình Du Tử Lê đọc cũng đủ thấy vui rồi. Còn chúng mày …” thì xin người đọc tự hiểu lấy.
Làm công việc bình thơ mà lại “nâng bi” chính tác giả bài thơ mình bình thì bài bình thơ của mình còn ra thể thống gì nữa.
Văn chương còn hiện hữu, còn tiếp tục sống được là nhờ có người đọc. Đã coi thường độc giả lại không hun đúc niềm tự hào, gìn giữ nhân phẩm của nhà văn như ông Tàn Chiến Cuộc thì không biết văn chương của ông rồi sẽ ra sao?.
Phạm Đức Nhì( HNPD )
Blog phamnhibinhtho.blogspot.com
Chú Thích:
1/ Phần trong ngoặc đơn do PĐN tự thêm
vào và chú thích (http://199.237.196.5/
2/ Cả đoạn được trích từ: Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn, Lý Hồng Xuân, Văn Nghệ (Cali), 2000, trang 59
3/ (http://www.dutule.com/a7365/