Kinh Đời
HÃY LIÊN KẾT LẠI
17-11-2016
Bây giờ, chúng ta cần có một nhóm trí thức thuộc hàng tinh hoa, có trách nhiệm với dân tộc, liên kết lại và tiến hành dịch sách từ các sách của Tây phương, về dân quyền, về kinh tế, về cách thức tổ chức chính trị, sách về chấn hưng dân khí, khai sáng tư duy, để từ đó phổ biến tới mọi người dân trên đất nước này, và nhớ là phải độc lập hoàn toàn với chính phủ, không nhận lương hay có dính dáng lợi ích gì đến chính phủ, để đảm bảo rằng chúng ta hoàn toàn khách quan và sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào, mà chỉ vì trách nhiệm quốc dân của một con người với thời cuộc và với thế hệ tương lai của đất nước này.
Đây là cách mà nhóm Fukuzawa của ông Yukichi đã thành công ở Nhật Bản thời Minh Trị (cuối thế kỷ 19) để đưa nước Nhật hùng mạnh như ngày nay.
Tuy rằng, dân Việt thích uống rượu, bia và ngắm gái đẹp hơn đọc sách, lại thích tự huyễn hoặc về bản thân, ngu dốt nhưng bảo thủ, tư lợi nhỏ mọn và khôn vặt, nên sẽ rất khó khăn cho việc khai dân trí và chấn dân khí. Nhưng khó vẫn phải làm, nếu không nguyên khí quốc gia ngày càng suy bại thì chúng ta có tội với chính mình và cả tiền nhân.
Chúng ta làm là vì thời của chúng ta, chúng ta cũng là một con người, nên cần có trách nhiệm với đất nước và quê hương của mình, chẳng có tiền nhân nào làm nên việc lớn và bảo vệ tổ quốc lại nói rằng “chúng ta không làm hôm nay thì sợ đời sau sẽ trách cứ chúng ta”, vì biết tương lai có đến hay không nếu hiện tại chính người đang nắm giữ vận mệnh lịch sử lại thoái thác hay run sợ mà không bắt tay làm?
Nếu đã làm, thì đừng coi đó là hy sinh gì cả, đó là trách nhiệm, là tình yêu, nếu đã làm thì đó là vì chính bản thân mình, vì điều phải làm của một con người, chứ không phải nói rằng chúng ta đang hy sinh thứ gì đó cho ai hay xã hội nào cả.
Chúng ta hơn con Kiến ở chỗ có tình yêu đồng loại và tri thức để làm nên những giá trị mang tính phát kiến. Loài kiến thì chỉ để kiếm ăn và sinh đẻ, vậy là hết đời sinh học của nó. Nên nếu chúng ta cũng chỉ kiếm ăn, xây nhà, mua xe rồi vui vẻ với nhu cầu của mình trong khi bất công đầy rẫy, dân tộc suy yếu, dân trí thấp, xã hội rối ren, con người bạc nhược và mất đi niềm tin cũng như điều tử tế, thì chẳng hoá ra là chúng ta còn thua cả bầy Kiến vì không có tổ chức và tính liên kết đồng loại hay sao?
Hãy tập hợp một nhóm trí thức tinh hoa lại, truyền bá những tư tưởng và học thuật, những giá trị tiến bộ về con người, khoa học, về những nền văn minh của thế giới, để khai sáng cho nhiều người, lúc đó xã hội này sẽ bớt mông muội và thay đổi tốt lên.
Chúng ta phải tiếp tục công cuộc của cụ Phan Chu Trinh đã làm mà bị dở dang từ hơn 100 năm trước. Đến nay, người có chút khả năng thì đi nước ngoài học tập và sinh sống hết cả. Trong nước chỉ còn những người mà mang trong tâm khảm đầy những nỗi sợ hãi và bị kìm kẹp bởi những thứ bất nhân, hủ bại, cường quyền, nên quả là khó khăn cho những người có lòng với quê hương, đất nước.
Giới trẻ họ vẫn nghĩ họ giỏi lắm, thế giới chẳng là gì cả, và họ thích đọc sách đa cấp để kiếm tiền hơn là sách để trau dồi tri thức, học hỏi, sáng chế. Họ gặp nhau chỉ để hỏi làm ở đâu, vào nhà nước không, lương bao nhiêu, lấy vợ chưa, mua nhà rồi chứ, tậu xe hơi chưa,…?
Họ chẳng quan tâm gì đến điều kiện học tập, môi trường sống, luật pháp ra sao, xã hội có tạo ra công việc không, tại sao phải xin xỏ khi đi làm, tại sao phải chạy chọt, lo lót, tại sao lại thất nghiệp, tại sao lại phải chấp nhận cái này, nghe theo cái kia, dù đó là sai trái, bất công,…? Họ không quan tâm đất nước mình sẽ trôi về đâu và ra sao. Họ bỏ mặc như những kẻ ăn nhờ, ở đậu, trên quê hương này.
Khi nào giới trẻ chúng ta được như những bạn sinh viên Hồng Kông thì mới mong dân tộc mình có những biến chuyển lớn và trở mình mà văn minh lên được, lúc đó mới mong được học và tiếp cận những thứ ưu việt cũng như tiên tiến của thế giới. Chứ bây giờ, thật đau lòng là Lào và Campuchia cũng đã vượt xa chúng ta nhiều mặt.
Cả thế giới, chỉ còn sót lại chúng ta phía sau, ngày càng tụt xa và chống chọi lại với những vấn đề nội tại ngày càng khủng khiếp và lan rộng của mình. Nhưng vẫn được học những thứ lạc hậu mà thế giới đã bỏ từ lâu, không còn đả động gì nữa.
Một đất nước tham nhũng và chính quyền không minh bạch, không có đối trọng quyền lực thì chỉ đi giải quyết những khủng hoảng của nó đã đủ làm kiệt quệ tâm trí rồi thì làm sao còn đâu thời gian và trí lực mà làm ăn và phát triển nữa.
Chúng ta nhìn nền giáo dục này thì đã thấy, giáo viên thì nhu nhược, học sinh thì thụ động, làm sao có thể trông chờ vào những trái quả tốt mà được sản sinh ra từ đó!
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
HÃY LIÊN KẾT LẠI
17-11-2016
Bây giờ, chúng ta cần có một nhóm trí thức thuộc hàng tinh hoa, có trách nhiệm với dân tộc, liên kết lại và tiến hành dịch sách từ các sách của Tây phương, về dân quyền, về kinh tế, về cách thức tổ chức chính trị, sách về chấn hưng dân khí, khai sáng tư duy, để từ đó phổ biến tới mọi người dân trên đất nước này, và nhớ là phải độc lập hoàn toàn với chính phủ, không nhận lương hay có dính dáng lợi ích gì đến chính phủ, để đảm bảo rằng chúng ta hoàn toàn khách quan và sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào, mà chỉ vì trách nhiệm quốc dân của một con người với thời cuộc và với thế hệ tương lai của đất nước này.
Đây là cách mà nhóm Fukuzawa của ông Yukichi đã thành công ở Nhật Bản thời Minh Trị (cuối thế kỷ 19) để đưa nước Nhật hùng mạnh như ngày nay.
Tuy rằng, dân Việt thích uống rượu, bia và ngắm gái đẹp hơn đọc sách, lại thích tự huyễn hoặc về bản thân, ngu dốt nhưng bảo thủ, tư lợi nhỏ mọn và khôn vặt, nên sẽ rất khó khăn cho việc khai dân trí và chấn dân khí. Nhưng khó vẫn phải làm, nếu không nguyên khí quốc gia ngày càng suy bại thì chúng ta có tội với chính mình và cả tiền nhân.
Chúng ta làm là vì thời của chúng ta, chúng ta cũng là một con người, nên cần có trách nhiệm với đất nước và quê hương của mình, chẳng có tiền nhân nào làm nên việc lớn và bảo vệ tổ quốc lại nói rằng “chúng ta không làm hôm nay thì sợ đời sau sẽ trách cứ chúng ta”, vì biết tương lai có đến hay không nếu hiện tại chính người đang nắm giữ vận mệnh lịch sử lại thoái thác hay run sợ mà không bắt tay làm?
Nếu đã làm, thì đừng coi đó là hy sinh gì cả, đó là trách nhiệm, là tình yêu, nếu đã làm thì đó là vì chính bản thân mình, vì điều phải làm của một con người, chứ không phải nói rằng chúng ta đang hy sinh thứ gì đó cho ai hay xã hội nào cả.
Chúng ta hơn con Kiến ở chỗ có tình yêu đồng loại và tri thức để làm nên những giá trị mang tính phát kiến. Loài kiến thì chỉ để kiếm ăn và sinh đẻ, vậy là hết đời sinh học của nó. Nên nếu chúng ta cũng chỉ kiếm ăn, xây nhà, mua xe rồi vui vẻ với nhu cầu của mình trong khi bất công đầy rẫy, dân tộc suy yếu, dân trí thấp, xã hội rối ren, con người bạc nhược và mất đi niềm tin cũng như điều tử tế, thì chẳng hoá ra là chúng ta còn thua cả bầy Kiến vì không có tổ chức và tính liên kết đồng loại hay sao?
Hãy tập hợp một nhóm trí thức tinh hoa lại, truyền bá những tư tưởng và học thuật, những giá trị tiến bộ về con người, khoa học, về những nền văn minh của thế giới, để khai sáng cho nhiều người, lúc đó xã hội này sẽ bớt mông muội và thay đổi tốt lên.
Chúng ta phải tiếp tục công cuộc của cụ Phan Chu Trinh đã làm mà bị dở dang từ hơn 100 năm trước. Đến nay, người có chút khả năng thì đi nước ngoài học tập và sinh sống hết cả. Trong nước chỉ còn những người mà mang trong tâm khảm đầy những nỗi sợ hãi và bị kìm kẹp bởi những thứ bất nhân, hủ bại, cường quyền, nên quả là khó khăn cho những người có lòng với quê hương, đất nước.
Giới trẻ họ vẫn nghĩ họ giỏi lắm, thế giới chẳng là gì cả, và họ thích đọc sách đa cấp để kiếm tiền hơn là sách để trau dồi tri thức, học hỏi, sáng chế. Họ gặp nhau chỉ để hỏi làm ở đâu, vào nhà nước không, lương bao nhiêu, lấy vợ chưa, mua nhà rồi chứ, tậu xe hơi chưa,…?
Họ chẳng quan tâm gì đến điều kiện học tập, môi trường sống, luật pháp ra sao, xã hội có tạo ra công việc không, tại sao phải xin xỏ khi đi làm, tại sao phải chạy chọt, lo lót, tại sao lại thất nghiệp, tại sao lại phải chấp nhận cái này, nghe theo cái kia, dù đó là sai trái, bất công,…? Họ không quan tâm đất nước mình sẽ trôi về đâu và ra sao. Họ bỏ mặc như những kẻ ăn nhờ, ở đậu, trên quê hương này.
Khi nào giới trẻ chúng ta được như những bạn sinh viên Hồng Kông thì mới mong dân tộc mình có những biến chuyển lớn và trở mình mà văn minh lên được, lúc đó mới mong được học và tiếp cận những thứ ưu việt cũng như tiên tiến của thế giới. Chứ bây giờ, thật đau lòng là Lào và Campuchia cũng đã vượt xa chúng ta nhiều mặt.
Cả thế giới, chỉ còn sót lại chúng ta phía sau, ngày càng tụt xa và chống chọi lại với những vấn đề nội tại ngày càng khủng khiếp và lan rộng của mình. Nhưng vẫn được học những thứ lạc hậu mà thế giới đã bỏ từ lâu, không còn đả động gì nữa.
Một đất nước tham nhũng và chính quyền không minh bạch, không có đối trọng quyền lực thì chỉ đi giải quyết những khủng hoảng của nó đã đủ làm kiệt quệ tâm trí rồi thì làm sao còn đâu thời gian và trí lực mà làm ăn và phát triển nữa.
Chúng ta nhìn nền giáo dục này thì đã thấy, giáo viên thì nhu nhược, học sinh thì thụ động, làm sao có thể trông chờ vào những trái quả tốt mà được sản sinh ra từ đó!