Mỗi Ngày Một Chuyện
HIỆN TƯỢNG RỒNG BAY - CAO MỴ NHÂN
HIỆN TƯỢNG RỒNG BAY - CAO MỴ
NHÂN
Hai chữ Rồng Bay mà trong văn chương "bác học" gọi là Thăng Long,
thì thật quả trong lòng tôi, từ xưa rồi, tôi chỉ dừng lại dòng suy
nghĩ cảm phục ở bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của
Bà Huyện Thanh Quan, còn xung quanh sự kiện ấy, tôi hoàn toàn là khách lạ.
Có lẽ khi tôi vừa lớn lên, thì cuộc di cư kể từ 20-7-1954 bắt đầu, tôi chẳng
nhớ thêm gì Hà Nội ngoài những danh từ mĩ miều Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm,
Văn Miếu, Chùa Một Cột, vv...
Quý vị sẽ cho là tôi Bắc Kỳ vong bản, trong khi cả nước "Hướng
về Hà Nội ", thì tôi lại có vẻ không tha thiết gì 2 chữ Rồng Bay thần
thoại đó.
Mấy năm sau, nhà văn Thế Phong bảo rằng: "tôi sẽ đưa Mỵ đi ăn chả cá ở một
nhà hàng hết sức Hà Nội" .
Té ra khi nhà văn Thế Phong rời Hà Nội, ông ta đã ở lứa tuổi ngoài
hai chục, nên có nhiều kỷ niệm về cái thành phố thơ mộng ấy.
Bấy giờ những người Bắc di cư gọi nhà hàng ấy là "quán chả cá Thăng
Long", tọa lạc ở đầu đường Phan Thanh Giản cũ, là mặt tiền của một
ngôi nha khá rộng .
Chủ nhân quán là phu nhân của nhà văn tên tuổi Hoàng Đạo trong Tự
lực Văn Đoàn thời tiền chiến, bà mặc áo dài lụa mầu mỡ gà, vấn tóc trần,
cổ và tay đeo Cẩm thạch.
Đúng là "chả cá Thăng Long" thật, từ chén dĩa, đũa bát Bắc Kỳ
hạng nặng. Thức ăn thì nhất định "super" rồi, nhìn vào là
thấy sạch sẽ, hương vị thơm tho, gia vị mẫu mã, ngon miệng là cái chắc.
Quán trang trí, bày biện rất "Văn nghệ", một khung chắn ngang và
cửa sát hè đường, là những thanh gỗ "vec ni" bóng loáng, vài
giây trầu bà xanh ngắt luồn quanh .
Bấy giờ tôi đang viết lách thơ học sinh, nên thích quán Thăng Long này lắm. Ở
giữa đô thành Sai gon Chợ Lớn với động cơ cyclo máy ồn ào thời đó,
có một khung cảnh thơ mộng, mang mầu sắc ngàn năm văn vật, tưởng
khó kiếm dưới nắng lửa, mưa giông. ..nơi miền Nam vốn gần đường xích
đạo.
Thế Phong chỉ ăn lai rai, ông ta trao đổi vài câu chuyện Hà Nội với nữ chủ
.
Tất nhiên, nữ chủ chỉ liếc mắt ngó tôi lúc mới vô quán, sau đó bà lại tiếp tục lãnh
đạm với bất cứ ai, vì vị thế cao vời của một dòng họ danh tiếng, cả về Văn học
lẫn Chính trị: Nguyễn Tường . ..
Thời gian trôi qua, cứ mỗi lúc lớn hơn lên, là Hà Nội hay ở miền Bắc đã
thực sự không có gì tha thiết với tôi.
Mười năm sau ngày di cư từ Bắc vào Nam, tôi chỉ còn duy nhất giọng
nói Bắc Kỳ, không còn chút gì liên hệ tới mấy thành phố miền suôi
sông Hồng , bởi tôi được sanh ra ở thượng nguồn lâm nguyên Chapa.
Nên có nhớ là nhớ núi đá, rừng đào cánh kép, với ngôi nhà thờ được
người Phá Lăng Sa tạo dựng bằng những tảng đá xanh, có những viền
gạch đỏ sậm quanh các lối đi trải đầy sỏi trắng .
Và tôi đã vừa rời Caritas bước hẳn vô quân đội VNCH, với chúng tôi
miền Bắc XHCN, là những gì không còn luyến nhớ, mà Hà Nội Rồng Bay thì lại
càng xa lạ ngàn trùng.
Nhưng sau cuộc đổi đời 30-4-1975, tôi bỗng thất vọng, như bị tình phụ, còn nặng
hơn nữa, như bị phản bội, bởi những gì xưa kia thiên hạ ca tụng, thì hỡi
ơi, nay hiện ra hằng loạt ...trái tai gai mắt, ngay cả những nhân vật sống
ở Hà Thành Thanh Lịch...
Vốn lúc di cư vào Nam cứ tưởng bị rớt khỏi thiên đường huyền ảo, thì con
rồng Thăng Long đó đã tự làm tróc lớp vẩy vàng, vẩy bạc, nó hiện ra một
hình ảnh quái gở, dị hợm, có những điều còn tưởng đang sống trong thời kỳ
đồ đá nữa.
Vì cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, sau khi chúng tôi đã bị "Bên
Cướp Cuộc" tước đoạt cả chì lẫn chài, ra khỏi nhà tù cải
tạo bởi lý lịch phục vụ QL. VNCH, tôi tình cờ được gặp "quý vị nhà
văn tiền chiến Hà Nội" có dịp vô Nam, tới thăm vị niên trưởng
hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi.
Là nữ sĩ Mộng Tuyết thất tiểu muội, phu nhân cố thi sĩ giáo sư Hán
học Đông Hồ như các thi sĩ Anh Thơ, Mai Đình, người tình
bí mật của nhà thơ định mệnh Hàn Mặc Tử, vv ...cùng các tên tuổi danh
tiếng khác.
Càng nản khi thấy quý vị ấy
như đại diện cho các
người ở thế kỷ thứ 19 còn nán lại, thờ phụng ông tổ Marx, ông
cố Hồ, nhưng vẫn mê đắm xã hội giàu sang của Saigon và cả miền Nam
xưa.
Tới một lúc mấy vị đó ngại, hỏi thăm tôi là: "Em đã về ...Thăng
Long chưa?"
Tôi bỗng ngẩn người ra, "Thăng Long" là đâu nhỉ? Vô lẽ bây giờ mình
quên tào thế sao?
Thì nữ sĩ niên trưởng vốn gốc Hà Tiên, bà cười rúc rích lên: các bà
ấy, Anh Thơ, Mai Đình, muốn hỏi Cao Mỵ Nhân về lại Hà Nội chưa đó
mà.
Chính tôi cũng phải bật cười, là sau khi "Bên Cướp Cuộc"
chiến thắng rổm, có nhiều người cũng phải xài chữ Thăng Long thay Hà
Nội, vì hiện trạng Hà Nội đã không còn quyến rũ như trong Văn chương VN
đầu thế kỷ 20 vừa qua nữa rồi.
Sau thời gian nông nổi với những phách lối: "Thủ đô của phẩm giá con
người" là nay chỉ còn nỗi tủi thân, bị chê trách, bị khinh bỉ, vì
thói hư tật xấu như ăn cướp, ăn cắp, đủ thứ xấu khác ...họ mánh mung xài 2
chữ Thăng Long cho êm ả, lý tưởng hoài Lê, vọng Nguyễn Gia Long hơn.
Tới nay thì "Thăng Long" đã tràn ngập thị trường, như một mốt thời
thượng, thay cho danh xưng Hà Nội đang còn chứa mả tổ ông Hồ, từ trong
nước ra khắp Hải ngoại, nào là hàng quán, chợ búa ...
Thậm chí, cả những đoàn thể, dịch vụ cũng "Thăng Long", như một
đoàn hát dạo của đám du sinh, tức sinh viên du học, ở tiểu bang mà được gọi là
trí thức nhất nước Mỹ, cũng kẻ bảng "Thăng Long" cho có
vẻ vừa yên thân, vừa dễ liên lạc ...đồng chí ở xứ người.
Họ đã chẳng ngán Cộng đồng VN tị nạn lâu nay, còn ...xin được hợp tác
với các cô chú, để làm lễ hội gì đó, nhưng khi chào cờ thì lẻn bò lên nhau,
đứng xa lá cờ vàng ba sọc đỏ, sợ bị nhà nước cộng sản kêu về "5
cửa ô. Hà Nội" sẽ không được sống sung sướng ở Hoa Kỳ . ..như
mơ ước, mong chờ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HIỆN TƯỢNG RỒNG BAY - CAO MỴ NHÂN
HIỆN TƯỢNG RỒNG BAY - CAO MỴ
NHÂN
Hai chữ Rồng Bay mà trong văn chương "bác học" gọi là Thăng Long,
thì thật quả trong lòng tôi, từ xưa rồi, tôi chỉ dừng lại dòng suy
nghĩ cảm phục ở bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của
Bà Huyện Thanh Quan, còn xung quanh sự kiện ấy, tôi hoàn toàn là khách lạ.
Có lẽ khi tôi vừa lớn lên, thì cuộc di cư kể từ 20-7-1954 bắt đầu, tôi chẳng
nhớ thêm gì Hà Nội ngoài những danh từ mĩ miều Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm,
Văn Miếu, Chùa Một Cột, vv...
Quý vị sẽ cho là tôi Bắc Kỳ vong bản, trong khi cả nước "Hướng
về Hà Nội ", thì tôi lại có vẻ không tha thiết gì 2 chữ Rồng Bay thần
thoại đó.
Mấy năm sau, nhà văn Thế Phong bảo rằng: "tôi sẽ đưa Mỵ đi ăn chả cá ở một
nhà hàng hết sức Hà Nội" .
Té ra khi nhà văn Thế Phong rời Hà Nội, ông ta đã ở lứa tuổi ngoài
hai chục, nên có nhiều kỷ niệm về cái thành phố thơ mộng ấy.
Bấy giờ những người Bắc di cư gọi nhà hàng ấy là "quán chả cá Thăng
Long", tọa lạc ở đầu đường Phan Thanh Giản cũ, là mặt tiền của một
ngôi nha khá rộng .
Chủ nhân quán là phu nhân của nhà văn tên tuổi Hoàng Đạo trong Tự
lực Văn Đoàn thời tiền chiến, bà mặc áo dài lụa mầu mỡ gà, vấn tóc trần,
cổ và tay đeo Cẩm thạch.
Đúng là "chả cá Thăng Long" thật, từ chén dĩa, đũa bát Bắc Kỳ
hạng nặng. Thức ăn thì nhất định "super" rồi, nhìn vào là
thấy sạch sẽ, hương vị thơm tho, gia vị mẫu mã, ngon miệng là cái chắc.
Quán trang trí, bày biện rất "Văn nghệ", một khung chắn ngang và
cửa sát hè đường, là những thanh gỗ "vec ni" bóng loáng, vài
giây trầu bà xanh ngắt luồn quanh .
Bấy giờ tôi đang viết lách thơ học sinh, nên thích quán Thăng Long này lắm. Ở
giữa đô thành Sai gon Chợ Lớn với động cơ cyclo máy ồn ào thời đó,
có một khung cảnh thơ mộng, mang mầu sắc ngàn năm văn vật, tưởng
khó kiếm dưới nắng lửa, mưa giông. ..nơi miền Nam vốn gần đường xích
đạo.
Thế Phong chỉ ăn lai rai, ông ta trao đổi vài câu chuyện Hà Nội với nữ chủ
.
Tất nhiên, nữ chủ chỉ liếc mắt ngó tôi lúc mới vô quán, sau đó bà lại tiếp tục lãnh
đạm với bất cứ ai, vì vị thế cao vời của một dòng họ danh tiếng, cả về Văn học
lẫn Chính trị: Nguyễn Tường . ..
Thời gian trôi qua, cứ mỗi lúc lớn hơn lên, là Hà Nội hay ở miền Bắc đã
thực sự không có gì tha thiết với tôi.
Mười năm sau ngày di cư từ Bắc vào Nam, tôi chỉ còn duy nhất giọng
nói Bắc Kỳ, không còn chút gì liên hệ tới mấy thành phố miền suôi
sông Hồng , bởi tôi được sanh ra ở thượng nguồn lâm nguyên Chapa.
Nên có nhớ là nhớ núi đá, rừng đào cánh kép, với ngôi nhà thờ được
người Phá Lăng Sa tạo dựng bằng những tảng đá xanh, có những viền
gạch đỏ sậm quanh các lối đi trải đầy sỏi trắng .
Và tôi đã vừa rời Caritas bước hẳn vô quân đội VNCH, với chúng tôi
miền Bắc XHCN, là những gì không còn luyến nhớ, mà Hà Nội Rồng Bay thì lại
càng xa lạ ngàn trùng.
Nhưng sau cuộc đổi đời 30-4-1975, tôi bỗng thất vọng, như bị tình phụ, còn nặng
hơn nữa, như bị phản bội, bởi những gì xưa kia thiên hạ ca tụng, thì hỡi
ơi, nay hiện ra hằng loạt ...trái tai gai mắt, ngay cả những nhân vật sống
ở Hà Thành Thanh Lịch...
Vốn lúc di cư vào Nam cứ tưởng bị rớt khỏi thiên đường huyền ảo, thì con
rồng Thăng Long đó đã tự làm tróc lớp vẩy vàng, vẩy bạc, nó hiện ra một
hình ảnh quái gở, dị hợm, có những điều còn tưởng đang sống trong thời kỳ
đồ đá nữa.
Vì cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975, sau khi chúng tôi đã bị "Bên
Cướp Cuộc" tước đoạt cả chì lẫn chài, ra khỏi nhà tù cải
tạo bởi lý lịch phục vụ QL. VNCH, tôi tình cờ được gặp "quý vị nhà
văn tiền chiến Hà Nội" có dịp vô Nam, tới thăm vị niên trưởng
hội thơ Quỳnh Dao của chúng tôi.
Là nữ sĩ Mộng Tuyết thất tiểu muội, phu nhân cố thi sĩ giáo sư Hán
học Đông Hồ như các thi sĩ Anh Thơ, Mai Đình, người tình
bí mật của nhà thơ định mệnh Hàn Mặc Tử, vv ...cùng các tên tuổi danh
tiếng khác.
Càng nản khi thấy quý vị ấy
như đại diện cho các
người ở thế kỷ thứ 19 còn nán lại, thờ phụng ông tổ Marx, ông
cố Hồ, nhưng vẫn mê đắm xã hội giàu sang của Saigon và cả miền Nam
xưa.
Tới một lúc mấy vị đó ngại, hỏi thăm tôi là: "Em đã về ...Thăng
Long chưa?"
Tôi bỗng ngẩn người ra, "Thăng Long" là đâu nhỉ? Vô lẽ bây giờ mình
quên tào thế sao?
Thì nữ sĩ niên trưởng vốn gốc Hà Tiên, bà cười rúc rích lên: các bà
ấy, Anh Thơ, Mai Đình, muốn hỏi Cao Mỵ Nhân về lại Hà Nội chưa đó
mà.
Chính tôi cũng phải bật cười, là sau khi "Bên Cướp Cuộc"
chiến thắng rổm, có nhiều người cũng phải xài chữ Thăng Long thay Hà
Nội, vì hiện trạng Hà Nội đã không còn quyến rũ như trong Văn chương VN
đầu thế kỷ 20 vừa qua nữa rồi.
Sau thời gian nông nổi với những phách lối: "Thủ đô của phẩm giá con
người" là nay chỉ còn nỗi tủi thân, bị chê trách, bị khinh bỉ, vì
thói hư tật xấu như ăn cướp, ăn cắp, đủ thứ xấu khác ...họ mánh mung xài 2
chữ Thăng Long cho êm ả, lý tưởng hoài Lê, vọng Nguyễn Gia Long hơn.
Tới nay thì "Thăng Long" đã tràn ngập thị trường, như một mốt thời
thượng, thay cho danh xưng Hà Nội đang còn chứa mả tổ ông Hồ, từ trong
nước ra khắp Hải ngoại, nào là hàng quán, chợ búa ...
Thậm chí, cả những đoàn thể, dịch vụ cũng "Thăng Long", như một
đoàn hát dạo của đám du sinh, tức sinh viên du học, ở tiểu bang mà được gọi là
trí thức nhất nước Mỹ, cũng kẻ bảng "Thăng Long" cho có
vẻ vừa yên thân, vừa dễ liên lạc ...đồng chí ở xứ người.
Họ đã chẳng ngán Cộng đồng VN tị nạn lâu nay, còn ...xin được hợp tác
với các cô chú, để làm lễ hội gì đó, nhưng khi chào cờ thì lẻn bò lên nhau,
đứng xa lá cờ vàng ba sọc đỏ, sợ bị nhà nước cộng sản kêu về "5
cửa ô. Hà Nội" sẽ không được sống sung sướng ở Hoa Kỳ . ..như
mơ ước, mong chờ ...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)