Thân Hữu Tiếp Tay...
HỌ VỚI TÊN - VŨ HẠ
( HNPĐ ) Vào thế kỉ thứ mười sáu, các giáo sĩ Tây Âu đến nước ta, và để tiện việc truyền đạo, họ sáng chế một thứ chữ dựa theo kí tự La Tinh để kí âm cái thứ tiếng trầm bổng của ta cho dễ nhớ, đó là chữ mà ta gọi là chữ Quốc Ngữ ngày nay.
( HNPĐ ) Trong
cuộc tranh chân quyết liệt vào vòng bán kết giải túc cầu thế giới vừa
qua giữa hai đội Bỉ và Á Căn Đình, khi dưới sân quần thảo hai sắc áo thì
trên khán đài phất phới màu cờ. Từ Á Căn Đình bước một bước là sang đến
Ba Tây nên cờ xanh-trắng-xanh (hàng ngang) với mặt trời rực lửa (chính
giữa) nhiều vô số kể ; trong khi từ Bỉ tới thì nghìn dặm xa xôi thế mà
màu cờ đen-vàng-đỏ (hàng dọc) quyết không lép vế, quyết rải màu theo
gió… ; và những tiếng reo hò cổ vũ – khản đặc – gào lên cố át giọng đối
phương đông gấp bội…
“Người
trong một nước phải… bênh nhau cùng”, trong những lần “quyết tử” trên
sân bóng thế nầy thì hai ông hàng xóm thường ngày vẫn kênh nhau vì ngọn
cỏ lấn sang vườn nhà nay lại nhận ra nhau, ôm chầm lấy nhau, khóc cười
với nhau dưới màu cờ sắc áo của cùng một dân tộc.
Thế
mà có điều rất buồn cười là màu cờ Bỉ là màu cờ của quốc gia duy nhất
trên thế giới bất tuân hiến pháp. Đúng thế, theo điều 193 của hiến
chương Bỉ tạo dựng từ năm 1830 thì quốc kì gồm ba màu xếp theo thứ tự
hàng ngang từ trên xuống là đỏ-vàng-đen ; thế nhưng lá cờ như mọi người
thấy ngày hôm nay với ba màu xếp hàng dọc, tính từ cột cờ là đen-vàng-đỏ
phất phới tung bay, và ai cũng biết đấy là… quốc kì Bỉ. Sự trớ trêu nầy
xảy ra vì ngay cả khi hiến chương chưa ráo mực thì đã có người cảm
thấy cần thay đổi để… khác biệt hơn nữa với các cường quốc lân bang,
nhất là Hoà Lan khi ấy đang bị quân dân Bỉ đẩy dần về biên giới, nên tự
do từ ngang đổi thành dọc và thứ tự màu sắc cũng đổi luôn. Cũng xin nhấn
mạnh là gần hai trăm năm qua rồi và đã bao lần điều chỉnh hiến chương
nhưng điều 193 về quốc kì vẫn không thay đổi và… vẫn không được tuân thủ
(!)
Vào
thế kỉ thứ mười sáu, các giáo sĩ Tây Âu đến nước ta, và để tiện việc
truyền đạo, họ sáng chế một thứ chữ dựa theo kí tự La Tinh để kí âm cái
thứ tiếng trầm bổng của ta cho dễ nhớ, đó là chữ mà ta gọi là chữ Quốc
Ngữ ngày nay.
Thứ
chữ nầy thoạt đầu chỉ lưu hành trong giới giáo sĩ và Ki Tô hữu, phôi
thai nên lắm thiếu sót, rồi dần dần được hệ thống hoá sau khi phổ biến
đến bá quan văn võ và dân chúng quanh vùng lan rộng…
Cho
đến ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đề Đốc Marie Gustave Hector Ohier ký
nghị định buộc dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nho trong các công văn, và vào
năm 1879 chính quyền bảo hộ Pháp mới chính thức đưa chữ Quốc Ngữ vào
ngành giáo dục, khởi đầu ở Nam Kì…, thì khi ấy thứ chữ nầy đã bám rễ và
xum xuê lắm rồi. Phải nói rằng mức độ hình thành và phát triển của chữ
Quốc Ngữ nhanh đến chóng mặt, thần tốc như phi thuyền lên cung trăng. Từ
quan đến dân, nam-phụ-lão-ấu ùn ùn học đọc học viết thứ chữ nầy.
Lí
do đầu tiên khiến chữ Quốc Ngữ trở thành phổ thông cách nhanh chóng là
vì dễ học, tiện dụng chứ không rắc rối, khó nhớ, xa hoa hao giấy mực như
chữ Nho hoặc chữ Nôm của các cụ.
Có
người bảo : thủa trước nhiều người theo học chữ Quốc Ngữ hầu chóng
thăng quan tiến chức vì trong thời ấy nước ta chịu sự cai trị của Pháp.
Tôi không cùng suy luận vì lẽ nếu thật sự muốn thế thì học quách cái chữ
Tây của thực dân Pháp, đi thẳng thì tốc độ gia tăng gấp bội, cớ sao
phải đi lòng vòng cho mất thì giờ ; mấy ông quan Tây cấp trên nào có
biết tiếng Ta lẫn chữ Quốc Ngữ, đúng không ? Điều dễ nhận thấy là : lẽ
tất nhiên, vì cùng một loại chữ thì người biết chữ Quốc Ngữ sẽ dễ tiếp
nhận văn minh phương Tây, và người sõi chữ Nho thì gần chân Khổng Tử.
Lí
do nữa, theo tôi, cũng là yếu tố quyết định, là động lực thúc đẩy đã
khiến dân ta ôm chầm lấy đứa con nuôi Quốc Ngữ vào lòng, đó là : nó
khác, khác xa lắm với cái nguệch ngoạc đến từ anh láng diềng khổng lồ
phương Bắc cứ lăm le đồng hoá dân ta. Thật vậy, các cụ nhà ta tự nghìn
xưa luôn tìm đủ mọi cách để… khác – họ cài áo bên trái thì ta bên phải
là trường hợp điển hình – và khác đây không là lập dị mà khác như quốc
kì Bỉ để hiện hữu, khác như sáu âm trong tiếng nói ta để sống còn. Chữ
Quốc Ngữ lại là cơ hội bằng vàng để khác. Thế là khác !
Từ
buổi đầu tiếp xúc với văn hoá thế giới – chứ không riêng gì “Thiên
Triều” nữa – thì chúng ta thấy xuất hiện nào là Nã Phá Luân Đại Đế,
Thành Cát Tư Hãn, Đắc Lộ, Bá Đa Lộc, Kha Luân Bố… ; theo thứ tự thì
những danh nhân đó là : Napoléon Bonaparte, Gengis Khan, Alexandre de
Rhodes, Pigneau de Behaine và Cristoforo Colombo.
Nã
Phá Luân là phiên âm từ Napoléon qua Hán tự, đọc theo âm Ta rồi viết
theo chữ Quốc Ngữ cho dễ hiểu, dễ nhớ. Như thế là vì các cụ ta xưa – mãi
cho đến đầu thế kỉ 20 – phần đông giới trí thức, quan lại chỉ biết chữ
Nho, còn đại đa số bàng dân thiên hạ thì chả biết thứ tiếng ngoại quốc
nào cả nên Alexandre de Rhodes thì chịu, không phát âm được và cũng chả
biết phải viết làm sao luôn. Tên người nước nào cũng chuyển qua âm Việt
theo cách nầy ; và không chỉ riêng tên người mà tên các quốc gia (Pháp,
Đức, Thái Lan, Tiệp Khắc…), tên những thành phố (Luân Đôn, Nữu Ước, Vạn
Tượng, Mạc Tư Khoa…) cũng thế. Thể thức Việt âm hoá rồi sau đó viết theo
chữ Quốc Ngữ nầy đã trải tấm bản đồ, mở những trang sử thế giới ra
trước mắt, in vào dân trí… Xin nhắc lại : đó là thời kì phôi thai của
chữ Quốc Ngữ.
Với
trình độ dân trí ngày càng được nâng cao và với những thành tựu vượt
bậc của ngành công nghệ viễn thông ngày nay, dân ta nói riêng và toàn
thể nhân loại nói chung được thông báo từng phút từng giây những gì vừa
xảy ra đó đây, và bằng đủ loại ngôn ngữ, văn bản khác nhau. Hôm nay dân
ta đã có khá người hiểu biết tiếng ngoại quốc – nhất là giới trẻ và
nhiều nhất là tiếng Anh – để có thể cập nhật kiến thức qua một thứ ngôn
ngữ khác chứ không hẳn phải là tiếng Việt, chữ Việt. Những nhân vật thời
sự hay chạm trán là những : Angela Merkel, Abe Shinzo, Benigno Aquino,
Vladimir Poutin, Park Geun-hye… Ngay cả những ai không hiểu tiếng ngoại
quốc nhưng khi theo dõi bản tin Việt ngữ đề cập Barack Obama thì cũng
biết và đọc được tên vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, cũng như khi nghe
nhắc đến Tokyo thì vẫn hiểu đó là thủ đô Nhật Bản chứ không buộc phải
gọi là Đông Kinh như xưa – ưu điểm của chữ Quốc Ngữ đấy !
Từ
Âu sang Á, vòng qua các châu lục Phi, Úc, Mỹ thì giữ nguyên văn hoặc
quốc tế hoá tên tuổi các nhân vật, như : François Hollande (tổng thống
Pháp), Kim Jong Un (“siêu sao” Bắc Hàn), Nelson Mandela (anh hùng Nam
Phi), Tony Abbott (thủ tướng Úc Đại Lợi), Hillary Clinton (cựu ngoại
trưởng Hoa Kỳ)… ; thế mà, trong những bản tin thời sự hiện nay có những
trường hợp thế nầy : Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ… Tập Cận Bình, Nguyễn Tấn
Dũng bắt tay… Lý Khắc Cường. Ơ hay, sao mà lạ vậy ! Có phải “người cùng
một nhà” đâu ?!
Ngại
người đọc không biết Xi Jinping là nhân vật số một Trung Cộng nên phải
đọc chữ Nho Việt âm hoá và viết theo chữ Quốc Ngữ thành Tập Cận Bình ;
trong khi những dân tộc ngày xưa cũng đồng văn như Nhật Bản thì tên vị
thủ tướng lại chuyển theo kí tự La Tinh là Abe Shinzo (thay vì với Hán
tự là An Bội Tấn Tam) thì sao mọi người lại hiểu và vẫn đọc được, nhỉ !?
Trường
hợp các “siêu sao” triều đình đương đại Bắc Hàn – xưa cũng đồng văn –
thì đã rõ : Kim Jong Un là con và là cháu nội của hai vị tiền nhiệm Kim
Jong-Il và… Kim Nhật Thành. Thử viết Kim Chính Ân và Kim Chính Nhật xem
có mấy người biết là ai không ? Có nghĩa là thời gian sau nầy ta chỉ nêu
tên theo phiên âm quốc tế với mẫu tự La Tinh (thế nên tên “ông nội” Kim
Nhật Thành thì Việt hoá còn hai “ông thần” kia thì không).
Thế
thì : tại sao ta vẫn tiếp tục Việt hoá, chỉ riêng và còn sót lại, danh
tánh những người Tàu như thể tên người đồng chủng ? Ta không khi dễ họ
– họ là quốc gia to lớn có nền văn hoá lâu đời và đã áp đặt nền văn hoá
đó lên dân tộc ta qua gần nghìn năm đô hộ – nhưng ta là ta ! Bằng mọi
thể thức để khác đi cho ta vẫn luôn là ta chứ không là họ ! Nhất là hôm
nay đây, ta và họ đã không còn đồng tự, đồng văn (lẫn đồng “vỏ”) gì nữa
cả ; và nhất là bây giờ họ lại lăm le biến cái dải đất nhỏ bé cong cong
nầy thành quận huyện của họ ; thì ta lại càng phải là ta : khác biệt để
sống còn !
Với
ý tưởng nầy, xin đề nghị thể thức viết : Xi Jinping (Tập Cận Bình),
Jackie Chan (Thành Long), Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), Andy Lau (Lưu Đức
Hoa)… một thời gian cho quen mắt, rồi sau đó loại dần phần trong ngoặc.
Như thế, người xem tin bằng Anh, Pháp và/hoặc Việt ngữ sẽ không còn bối
rối vì đều là với chỉ một cái tên De Bruyne – không phải vua tại nhiệm
Vương Quốc Bỉ – mà là vua sân cỏ, trung phong thượng thặng của đội tuyển
túc cầu Bỉ. Dzô !!!
Vũ Hạ ( HNPĐ )
9 tháng 7, 2014
HỌ VỚI TÊN - VŨ HẠ
( HNPĐ ) Vào thế kỉ thứ mười sáu, các giáo sĩ Tây Âu đến nước ta, và để tiện việc truyền đạo, họ sáng chế một thứ chữ dựa theo kí tự La Tinh để kí âm cái thứ tiếng trầm bổng của ta cho dễ nhớ, đó là chữ mà ta gọi là chữ Quốc Ngữ ngày nay.
( HNPĐ ) Trong
cuộc tranh chân quyết liệt vào vòng bán kết giải túc cầu thế giới vừa
qua giữa hai đội Bỉ và Á Căn Đình, khi dưới sân quần thảo hai sắc áo thì
trên khán đài phất phới màu cờ. Từ Á Căn Đình bước một bước là sang đến
Ba Tây nên cờ xanh-trắng-xanh (hàng ngang) với mặt trời rực lửa (chính
giữa) nhiều vô số kể ; trong khi từ Bỉ tới thì nghìn dặm xa xôi thế mà
màu cờ đen-vàng-đỏ (hàng dọc) quyết không lép vế, quyết rải màu theo
gió… ; và những tiếng reo hò cổ vũ – khản đặc – gào lên cố át giọng đối
phương đông gấp bội…
“Người
trong một nước phải… bênh nhau cùng”, trong những lần “quyết tử” trên
sân bóng thế nầy thì hai ông hàng xóm thường ngày vẫn kênh nhau vì ngọn
cỏ lấn sang vườn nhà nay lại nhận ra nhau, ôm chầm lấy nhau, khóc cười
với nhau dưới màu cờ sắc áo của cùng một dân tộc.
Thế
mà có điều rất buồn cười là màu cờ Bỉ là màu cờ của quốc gia duy nhất
trên thế giới bất tuân hiến pháp. Đúng thế, theo điều 193 của hiến
chương Bỉ tạo dựng từ năm 1830 thì quốc kì gồm ba màu xếp theo thứ tự
hàng ngang từ trên xuống là đỏ-vàng-đen ; thế nhưng lá cờ như mọi người
thấy ngày hôm nay với ba màu xếp hàng dọc, tính từ cột cờ là đen-vàng-đỏ
phất phới tung bay, và ai cũng biết đấy là… quốc kì Bỉ. Sự trớ trêu nầy
xảy ra vì ngay cả khi hiến chương chưa ráo mực thì đã có người cảm
thấy cần thay đổi để… khác biệt hơn nữa với các cường quốc lân bang,
nhất là Hoà Lan khi ấy đang bị quân dân Bỉ đẩy dần về biên giới, nên tự
do từ ngang đổi thành dọc và thứ tự màu sắc cũng đổi luôn. Cũng xin nhấn
mạnh là gần hai trăm năm qua rồi và đã bao lần điều chỉnh hiến chương
nhưng điều 193 về quốc kì vẫn không thay đổi và… vẫn không được tuân thủ
(!)
Vào
thế kỉ thứ mười sáu, các giáo sĩ Tây Âu đến nước ta, và để tiện việc
truyền đạo, họ sáng chế một thứ chữ dựa theo kí tự La Tinh để kí âm cái
thứ tiếng trầm bổng của ta cho dễ nhớ, đó là chữ mà ta gọi là chữ Quốc
Ngữ ngày nay.
Thứ
chữ nầy thoạt đầu chỉ lưu hành trong giới giáo sĩ và Ki Tô hữu, phôi
thai nên lắm thiếu sót, rồi dần dần được hệ thống hoá sau khi phổ biến
đến bá quan văn võ và dân chúng quanh vùng lan rộng…
Cho
đến ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đề Đốc Marie Gustave Hector Ohier ký
nghị định buộc dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nho trong các công văn, và vào
năm 1879 chính quyền bảo hộ Pháp mới chính thức đưa chữ Quốc Ngữ vào
ngành giáo dục, khởi đầu ở Nam Kì…, thì khi ấy thứ chữ nầy đã bám rễ và
xum xuê lắm rồi. Phải nói rằng mức độ hình thành và phát triển của chữ
Quốc Ngữ nhanh đến chóng mặt, thần tốc như phi thuyền lên cung trăng. Từ
quan đến dân, nam-phụ-lão-ấu ùn ùn học đọc học viết thứ chữ nầy.
Lí
do đầu tiên khiến chữ Quốc Ngữ trở thành phổ thông cách nhanh chóng là
vì dễ học, tiện dụng chứ không rắc rối, khó nhớ, xa hoa hao giấy mực như
chữ Nho hoặc chữ Nôm của các cụ.
Có
người bảo : thủa trước nhiều người theo học chữ Quốc Ngữ hầu chóng
thăng quan tiến chức vì trong thời ấy nước ta chịu sự cai trị của Pháp.
Tôi không cùng suy luận vì lẽ nếu thật sự muốn thế thì học quách cái chữ
Tây của thực dân Pháp, đi thẳng thì tốc độ gia tăng gấp bội, cớ sao
phải đi lòng vòng cho mất thì giờ ; mấy ông quan Tây cấp trên nào có
biết tiếng Ta lẫn chữ Quốc Ngữ, đúng không ? Điều dễ nhận thấy là : lẽ
tất nhiên, vì cùng một loại chữ thì người biết chữ Quốc Ngữ sẽ dễ tiếp
nhận văn minh phương Tây, và người sõi chữ Nho thì gần chân Khổng Tử.
Lí
do nữa, theo tôi, cũng là yếu tố quyết định, là động lực thúc đẩy đã
khiến dân ta ôm chầm lấy đứa con nuôi Quốc Ngữ vào lòng, đó là : nó
khác, khác xa lắm với cái nguệch ngoạc đến từ anh láng diềng khổng lồ
phương Bắc cứ lăm le đồng hoá dân ta. Thật vậy, các cụ nhà ta tự nghìn
xưa luôn tìm đủ mọi cách để… khác – họ cài áo bên trái thì ta bên phải
là trường hợp điển hình – và khác đây không là lập dị mà khác như quốc
kì Bỉ để hiện hữu, khác như sáu âm trong tiếng nói ta để sống còn. Chữ
Quốc Ngữ lại là cơ hội bằng vàng để khác. Thế là khác !
Từ
buổi đầu tiếp xúc với văn hoá thế giới – chứ không riêng gì “Thiên
Triều” nữa – thì chúng ta thấy xuất hiện nào là Nã Phá Luân Đại Đế,
Thành Cát Tư Hãn, Đắc Lộ, Bá Đa Lộc, Kha Luân Bố… ; theo thứ tự thì
những danh nhân đó là : Napoléon Bonaparte, Gengis Khan, Alexandre de
Rhodes, Pigneau de Behaine và Cristoforo Colombo.
Nã
Phá Luân là phiên âm từ Napoléon qua Hán tự, đọc theo âm Ta rồi viết
theo chữ Quốc Ngữ cho dễ hiểu, dễ nhớ. Như thế là vì các cụ ta xưa – mãi
cho đến đầu thế kỉ 20 – phần đông giới trí thức, quan lại chỉ biết chữ
Nho, còn đại đa số bàng dân thiên hạ thì chả biết thứ tiếng ngoại quốc
nào cả nên Alexandre de Rhodes thì chịu, không phát âm được và cũng chả
biết phải viết làm sao luôn. Tên người nước nào cũng chuyển qua âm Việt
theo cách nầy ; và không chỉ riêng tên người mà tên các quốc gia (Pháp,
Đức, Thái Lan, Tiệp Khắc…), tên những thành phố (Luân Đôn, Nữu Ước, Vạn
Tượng, Mạc Tư Khoa…) cũng thế. Thể thức Việt âm hoá rồi sau đó viết theo
chữ Quốc Ngữ nầy đã trải tấm bản đồ, mở những trang sử thế giới ra
trước mắt, in vào dân trí… Xin nhắc lại : đó là thời kì phôi thai của
chữ Quốc Ngữ.
Với
trình độ dân trí ngày càng được nâng cao và với những thành tựu vượt
bậc của ngành công nghệ viễn thông ngày nay, dân ta nói riêng và toàn
thể nhân loại nói chung được thông báo từng phút từng giây những gì vừa
xảy ra đó đây, và bằng đủ loại ngôn ngữ, văn bản khác nhau. Hôm nay dân
ta đã có khá người hiểu biết tiếng ngoại quốc – nhất là giới trẻ và
nhiều nhất là tiếng Anh – để có thể cập nhật kiến thức qua một thứ ngôn
ngữ khác chứ không hẳn phải là tiếng Việt, chữ Việt. Những nhân vật thời
sự hay chạm trán là những : Angela Merkel, Abe Shinzo, Benigno Aquino,
Vladimir Poutin, Park Geun-hye… Ngay cả những ai không hiểu tiếng ngoại
quốc nhưng khi theo dõi bản tin Việt ngữ đề cập Barack Obama thì cũng
biết và đọc được tên vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, cũng như khi nghe
nhắc đến Tokyo thì vẫn hiểu đó là thủ đô Nhật Bản chứ không buộc phải
gọi là Đông Kinh như xưa – ưu điểm của chữ Quốc Ngữ đấy !
Từ
Âu sang Á, vòng qua các châu lục Phi, Úc, Mỹ thì giữ nguyên văn hoặc
quốc tế hoá tên tuổi các nhân vật, như : François Hollande (tổng thống
Pháp), Kim Jong Un (“siêu sao” Bắc Hàn), Nelson Mandela (anh hùng Nam
Phi), Tony Abbott (thủ tướng Úc Đại Lợi), Hillary Clinton (cựu ngoại
trưởng Hoa Kỳ)… ; thế mà, trong những bản tin thời sự hiện nay có những
trường hợp thế nầy : Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ… Tập Cận Bình, Nguyễn Tấn
Dũng bắt tay… Lý Khắc Cường. Ơ hay, sao mà lạ vậy ! Có phải “người cùng
một nhà” đâu ?!
Ngại
người đọc không biết Xi Jinping là nhân vật số một Trung Cộng nên phải
đọc chữ Nho Việt âm hoá và viết theo chữ Quốc Ngữ thành Tập Cận Bình ;
trong khi những dân tộc ngày xưa cũng đồng văn như Nhật Bản thì tên vị
thủ tướng lại chuyển theo kí tự La Tinh là Abe Shinzo (thay vì với Hán
tự là An Bội Tấn Tam) thì sao mọi người lại hiểu và vẫn đọc được, nhỉ !?
Trường
hợp các “siêu sao” triều đình đương đại Bắc Hàn – xưa cũng đồng văn –
thì đã rõ : Kim Jong Un là con và là cháu nội của hai vị tiền nhiệm Kim
Jong-Il và… Kim Nhật Thành. Thử viết Kim Chính Ân và Kim Chính Nhật xem
có mấy người biết là ai không ? Có nghĩa là thời gian sau nầy ta chỉ nêu
tên theo phiên âm quốc tế với mẫu tự La Tinh (thế nên tên “ông nội” Kim
Nhật Thành thì Việt hoá còn hai “ông thần” kia thì không).
Thế
thì : tại sao ta vẫn tiếp tục Việt hoá, chỉ riêng và còn sót lại, danh
tánh những người Tàu như thể tên người đồng chủng ? Ta không khi dễ họ
– họ là quốc gia to lớn có nền văn hoá lâu đời và đã áp đặt nền văn hoá
đó lên dân tộc ta qua gần nghìn năm đô hộ – nhưng ta là ta ! Bằng mọi
thể thức để khác đi cho ta vẫn luôn là ta chứ không là họ ! Nhất là hôm
nay đây, ta và họ đã không còn đồng tự, đồng văn (lẫn đồng “vỏ”) gì nữa
cả ; và nhất là bây giờ họ lại lăm le biến cái dải đất nhỏ bé cong cong
nầy thành quận huyện của họ ; thì ta lại càng phải là ta : khác biệt để
sống còn !
Với
ý tưởng nầy, xin đề nghị thể thức viết : Xi Jinping (Tập Cận Bình),
Jackie Chan (Thành Long), Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), Andy Lau (Lưu Đức
Hoa)… một thời gian cho quen mắt, rồi sau đó loại dần phần trong ngoặc.
Như thế, người xem tin bằng Anh, Pháp và/hoặc Việt ngữ sẽ không còn bối
rối vì đều là với chỉ một cái tên De Bruyne – không phải vua tại nhiệm
Vương Quốc Bỉ – mà là vua sân cỏ, trung phong thượng thặng của đội tuyển
túc cầu Bỉ. Dzô !!!
Vũ Hạ ( HNPĐ )
9 tháng 7, 2014