Mỗi Ngày Một Chuyện
HỌC HÀNH Ở MỸ - CAO MỴ NHÂN
HỌC HÀNH Ở MỸ - CAO MỴ NHÂN
Thấm thoát thế mà đã 26 năm qua, các chiến sĩ HO
và gia đình, dần dần ổn định được bước hội nhập đầu tiên, kể từ đầu thập
niên 90 thế kỷ trước, ở các nước tự do trên thế giới, đông đảo nhất là ở
Hoa Kỳ nói chung, và ở tiểu bang California nói riêng.
Thủa 26 năm trước ấy, có gia đình may mắn ra đi
được toàn bộ 3 thế hệ, là ông bà, cha mẹ và con cháu.
Sau đợt mấy Hờ (chữ H) tiên khởi, tới
những Hờ sau, HO bị từ từ khép lại chút đỉnh.
Thoạt thì con cái có gia đình, có thể được đi
theo cả nhà xuất cảnh. Sau không còn như vậy nữa, thế là cũng khá đông số gia
đình phải chịu cảnh
kẻ ở, người đi ...
Rồi ít năm sau, số người bị kẹt cũng sẽ ra đi
đoàn tụ.
Rồi ít năm sau nữa, điều kiện đi được
HO càng phức tạp hơn, giai đoạn này còn sinh ra lắm chuyện, ngay
chính bản thân HO, cũng vài trường hợp bị ở lại một cách tức tủi.
Tới Hoa Kỳ thì giai đoạn đầu, được an tâm
phần nào về cơm áo quê người, sau nhà nào việc nấy gấp rút, ai đi làm cứ đi làm,
ai đi học cứ đi học, và ai ở nhà vì nhiều thứ lý do, cứ ...ở nhà.
Không biết có ai thở phào nhớ lại đoạn đường
gian khổ đằng sau không, chứ còn đường trường trước mặt, thì nhất định phải bước
tới rồi.
Do đó, nhà nào cũng phải chuẩn bị cho nhà nấy về
đường học vấn của con cháu trong nhà.
Bởi vì ai cũng hiểu là: tới Mỹ là có cơ hội học
hành, và học ngành nghề gì cũng tốt, không phải cứ những ngành mang mẫu
mã thượng đẳng theo quan niệm của phần đông người Việt Nam xưa, như Bác sĩ,
luật sư vv...
Về các ngành học ở Mỹ, thì trăm hoa đua nở. Chỉ
cần học đúng với khả năng và thiện chí thôi.
Có câu: "nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh". Nên đã học là phải học đến nơi đến chốn. Học cho mình, vì sau đó,
mình sẽ sống với cái khả năng học được đó.
Với quan niệm nhân sinh mới, tôi có mấy
người bạn qua Hoa Kỳ từ 1975, đậu cử nhân, thạc sĩ vv...về nghệ thuật, mà
nguyên gốc ở VN xưa, quý vị ấy từng làm việc đó.
Xin đan cử một trường hợp điển hình. Ở
phòng Tâm lý chiến Bộ Tư lệnh
QĐI /QKI, có Trung sĩ I Trần
Khiêm, trước ngày đổi đời 30-4-1975, là phóng viên chiến trường,
chuyên việc chụp hình, quay phim các mặt trận xẩy ra ở QKI.
Di tản qua Mỹ năm 1975, Trần Khiêm đã học
chính cái nghề của anh xưa, đậu Master of Arts. Trần Khiêm mở một
shop chuyên làm tất cả mọi thứ về ảnh, phim vv...
Photo Khiêm đã nổi đình nổi đám suốt mấy thập
niên vừa qua ở thủ đô tị nạn Bolsa nam California.
Được biết Trung sĩ I Trần Khiêm thời
gian phục vụ ở Bộ Tư lệnh QĐI/QKI, còn cộng tác với một đài truyền hình
USA (trước 1975).
Cách đây ít năm, cựu phóng viên chiến trường Trần
Khiêm, có mở một cuộc triển lãm tất cả những bộ ảnh, mà Trần Khiêm đã
thu được vào ống kính, để quý vị lưu vong, tha hương ở Nam Cali
...coi một thời lửa đạn trên giải đất miền Trung nghèo khổ, chiến nạn ...kinh hồn.
..
Trong buổi triển lãm ảnh chiến trường ấy, Trần
Khiêm đã xúc động khóc vùi.
Phòng ảnh thuộc phòng Tâm lý chiến QĐI/QKI
lại ở sát phòng Xã Hội chúng tôi xưa, nên hồi đó, chúng tôi thường được
xem rất nhiều những đoạn đường chiến binh khốc liệt như Khe Sanh, Làng
Vey vv...
Đó là lớp người đi trước, tuổi hạng cha,
anh rồi, lớp sau hàng con, em, nói chung là thế hệ 2.
Như trên tôi đã trình bầy, các em nhỏ lớn lên ở
Mỹ, xác nhận là học phải đúng với sở thích, thì mới hăm hở vào đời được.
Ngoại trừ các em chọn ngành vừa theo ý gia đình,
vừa theo ý mình, thì ổn rồi. Có em lại hoàn toàn theo sở thích của mình, như
trường hợp cô đạo diễn trẻ Diễm Thuý, tác giả mấy Bộ phim Tài liệu gần đây.
Việc học, việc thích, là vấn đề riêng của đạo diễn
Diễm Thuý.
Điều tôi thực sự ưu tư, là tại sao Diễm
Thuý lại theo đuổi cái ngành vừa xa xỉ, vừa gian nan ...
Chưa biết hành trình mai đây thế nào, trước mắt
là cuốn phim dài có 55 phút đồng hồ, mang tựa: Không thể nào quên (Unforgotten),
với mục đích đưa ra một số cảnh phỏng vấn các sĩ quan đi tù cải tạo về, và gia
đình họ.
Nội dung trước sau là phỏng vấn thôi. Không phải
là phim truyện, không phải là phim với mục đích doanh thu, nên không có phần Quảng
cáo.
Những nhân vật trong 55 phút ấy, không phải là
Tài tử, diễn viên, nên không đòi hỏi phải đẹp, phải biết diễn tả, vv...họ
chỉ bày tỏ, chỉ nói đúng những gì của đời từ gia đình bước vào nhà tù Cộng sản
Việt Nam thôi.
Thế nên, có gì uẩn khúc trong việc làm phim
đó đâu, nếu đặt ra 2 thắc mắc:
Tuyên truyền cho Cộng sản.
Chào mời cho Đảng phái nào đó.
Thì đạo diễn Diễm Thuý chỉ việc khoanh tay chờ
phản ứng, còn chi phí, tổn phí đã có phần hành nêu trên lo cho chứ, việc chi phải
tự túc mọi mặt.
Đằng này Diễm Thuý phải tự bỏ tiền ra, từ làm
phim tới mang đi trình chiếu phim của mình, để làm gì vậy?
Thì bởi Diễm Thuý muốn sống nghề đạo diễn,
và nhất là muốn ghi lại những khổ nhục, khó khăn mà quý cha, anh đã phải
gánh chịu vì Cộng sản tàn bạo.
Sơ qua để quý vị cựu quân nhân QL.VNCH và gia
đinh hiểu cho vậy, thiết tưởng chẳng có gì phải đặt vấn đề khi đạo diễn trẻ Diễm
Thuý, muốn trình bày cho quý vị và các giới trẻ biết thôi.
Vấn đề nếu muốn đặt ra ở đây, là: tại sao chúng
ta ở thế hệ phụ huynh, lại từng ở trong quân đội, chúng ta không
khuyến khích nâng đỡ đàn em thì thôi, khó khăn gì việc yểm trợ tinh thần cho đạo
diễn trẻ Diễm Thuý chứ.
Nếu kỹ thuật, còn non kém, thì rồi học hỏi thêm,
sẽ có kinh nghiệm để tiếp tục làm những phim khác, thậm chí làm lại Unforgotten cũng
vẫn được nữa.
Hãy mở lòng ra vói giới trẻ, bởi vì thế hệ cha
anh sẽ mai một, hãy nâng đỡ con em chiến hữu như con em mình vậy.
Bởi vì đạo diễn Diễm Thuý cũng có phụ thân là sĩ
quan QLVNCH, đi tù cải tạo về, rồi ra đi định cư theo diện tị nạn HO đó
quý vị ạ.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HỌC HÀNH Ở MỸ - CAO MỴ NHÂN
HỌC HÀNH Ở MỸ - CAO MỴ NHÂN
Thấm thoát thế mà đã 26 năm qua, các chiến sĩ HO
và gia đình, dần dần ổn định được bước hội nhập đầu tiên, kể từ đầu thập
niên 90 thế kỷ trước, ở các nước tự do trên thế giới, đông đảo nhất là ở
Hoa Kỳ nói chung, và ở tiểu bang California nói riêng.
Thủa 26 năm trước ấy, có gia đình may mắn ra đi
được toàn bộ 3 thế hệ, là ông bà, cha mẹ và con cháu.
Sau đợt mấy Hờ (chữ H) tiên khởi, tới
những Hờ sau, HO bị từ từ khép lại chút đỉnh.
Thoạt thì con cái có gia đình, có thể được đi
theo cả nhà xuất cảnh. Sau không còn như vậy nữa, thế là cũng khá đông số gia
đình phải chịu cảnh
kẻ ở, người đi ...
Rồi ít năm sau, số người bị kẹt cũng sẽ ra đi
đoàn tụ.
Rồi ít năm sau nữa, điều kiện đi được
HO càng phức tạp hơn, giai đoạn này còn sinh ra lắm chuyện, ngay
chính bản thân HO, cũng vài trường hợp bị ở lại một cách tức tủi.
Tới Hoa Kỳ thì giai đoạn đầu, được an tâm
phần nào về cơm áo quê người, sau nhà nào việc nấy gấp rút, ai đi làm cứ đi làm,
ai đi học cứ đi học, và ai ở nhà vì nhiều thứ lý do, cứ ...ở nhà.
Không biết có ai thở phào nhớ lại đoạn đường
gian khổ đằng sau không, chứ còn đường trường trước mặt, thì nhất định phải bước
tới rồi.
Do đó, nhà nào cũng phải chuẩn bị cho nhà nấy về
đường học vấn của con cháu trong nhà.
Bởi vì ai cũng hiểu là: tới Mỹ là có cơ hội học
hành, và học ngành nghề gì cũng tốt, không phải cứ những ngành mang mẫu
mã thượng đẳng theo quan niệm của phần đông người Việt Nam xưa, như Bác sĩ,
luật sư vv...
Về các ngành học ở Mỹ, thì trăm hoa đua nở. Chỉ
cần học đúng với khả năng và thiện chí thôi.
Có câu: "nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh". Nên đã học là phải học đến nơi đến chốn. Học cho mình, vì sau đó,
mình sẽ sống với cái khả năng học được đó.
Với quan niệm nhân sinh mới, tôi có mấy
người bạn qua Hoa Kỳ từ 1975, đậu cử nhân, thạc sĩ vv...về nghệ thuật, mà
nguyên gốc ở VN xưa, quý vị ấy từng làm việc đó.
Xin đan cử một trường hợp điển hình. Ở
phòng Tâm lý chiến Bộ Tư lệnh
QĐI /QKI, có Trung sĩ I Trần
Khiêm, trước ngày đổi đời 30-4-1975, là phóng viên chiến trường,
chuyên việc chụp hình, quay phim các mặt trận xẩy ra ở QKI.
Di tản qua Mỹ năm 1975, Trần Khiêm đã học
chính cái nghề của anh xưa, đậu Master of Arts. Trần Khiêm mở một
shop chuyên làm tất cả mọi thứ về ảnh, phim vv...
Photo Khiêm đã nổi đình nổi đám suốt mấy thập
niên vừa qua ở thủ đô tị nạn Bolsa nam California.
Được biết Trung sĩ I Trần Khiêm thời
gian phục vụ ở Bộ Tư lệnh QĐI/QKI, còn cộng tác với một đài truyền hình
USA (trước 1975).
Cách đây ít năm, cựu phóng viên chiến trường Trần
Khiêm, có mở một cuộc triển lãm tất cả những bộ ảnh, mà Trần Khiêm đã
thu được vào ống kính, để quý vị lưu vong, tha hương ở Nam Cali
...coi một thời lửa đạn trên giải đất miền Trung nghèo khổ, chiến nạn ...kinh hồn.
..
Trong buổi triển lãm ảnh chiến trường ấy, Trần
Khiêm đã xúc động khóc vùi.
Phòng ảnh thuộc phòng Tâm lý chiến QĐI/QKI
lại ở sát phòng Xã Hội chúng tôi xưa, nên hồi đó, chúng tôi thường được
xem rất nhiều những đoạn đường chiến binh khốc liệt như Khe Sanh, Làng
Vey vv...
Đó là lớp người đi trước, tuổi hạng cha,
anh rồi, lớp sau hàng con, em, nói chung là thế hệ 2.
Như trên tôi đã trình bầy, các em nhỏ lớn lên ở
Mỹ, xác nhận là học phải đúng với sở thích, thì mới hăm hở vào đời được.
Ngoại trừ các em chọn ngành vừa theo ý gia đình,
vừa theo ý mình, thì ổn rồi. Có em lại hoàn toàn theo sở thích của mình, như
trường hợp cô đạo diễn trẻ Diễm Thuý, tác giả mấy Bộ phim Tài liệu gần đây.
Việc học, việc thích, là vấn đề riêng của đạo diễn
Diễm Thuý.
Điều tôi thực sự ưu tư, là tại sao Diễm
Thuý lại theo đuổi cái ngành vừa xa xỉ, vừa gian nan ...
Chưa biết hành trình mai đây thế nào, trước mắt
là cuốn phim dài có 55 phút đồng hồ, mang tựa: Không thể nào quên (Unforgotten),
với mục đích đưa ra một số cảnh phỏng vấn các sĩ quan đi tù cải tạo về, và gia
đình họ.
Nội dung trước sau là phỏng vấn thôi. Không phải
là phim truyện, không phải là phim với mục đích doanh thu, nên không có phần Quảng
cáo.
Những nhân vật trong 55 phút ấy, không phải là
Tài tử, diễn viên, nên không đòi hỏi phải đẹp, phải biết diễn tả, vv...họ
chỉ bày tỏ, chỉ nói đúng những gì của đời từ gia đình bước vào nhà tù Cộng sản
Việt Nam thôi.
Thế nên, có gì uẩn khúc trong việc làm phim
đó đâu, nếu đặt ra 2 thắc mắc:
Tuyên truyền cho Cộng sản.
Chào mời cho Đảng phái nào đó.
Thì đạo diễn Diễm Thuý chỉ việc khoanh tay chờ
phản ứng, còn chi phí, tổn phí đã có phần hành nêu trên lo cho chứ, việc chi phải
tự túc mọi mặt.
Đằng này Diễm Thuý phải tự bỏ tiền ra, từ làm
phim tới mang đi trình chiếu phim của mình, để làm gì vậy?
Thì bởi Diễm Thuý muốn sống nghề đạo diễn,
và nhất là muốn ghi lại những khổ nhục, khó khăn mà quý cha, anh đã phải
gánh chịu vì Cộng sản tàn bạo.
Sơ qua để quý vị cựu quân nhân QL.VNCH và gia
đinh hiểu cho vậy, thiết tưởng chẳng có gì phải đặt vấn đề khi đạo diễn trẻ Diễm
Thuý, muốn trình bày cho quý vị và các giới trẻ biết thôi.
Vấn đề nếu muốn đặt ra ở đây, là: tại sao chúng
ta ở thế hệ phụ huynh, lại từng ở trong quân đội, chúng ta không
khuyến khích nâng đỡ đàn em thì thôi, khó khăn gì việc yểm trợ tinh thần cho đạo
diễn trẻ Diễm Thuý chứ.
Nếu kỹ thuật, còn non kém, thì rồi học hỏi thêm,
sẽ có kinh nghiệm để tiếp tục làm những phim khác, thậm chí làm lại Unforgotten cũng
vẫn được nữa.
Hãy mở lòng ra vói giới trẻ, bởi vì thế hệ cha
anh sẽ mai một, hãy nâng đỡ con em chiến hữu như con em mình vậy.
Bởi vì đạo diễn Diễm Thuý cũng có phụ thân là sĩ
quan QLVNCH, đi tù cải tạo về, rồi ra đi định cư theo diện tị nạn HO đó
quý vị ạ.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)