Tham Khảo
HỘI THẢO HIẾN PHÁP: DIỄN GIẢ LUẬT SƯ ĐÀO TĂNG DỰC.
Trong tinh thần vận động một hiến pháp mới cho Việt Nam, ngày chủ nhật 5-5-2013 vừa qua Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria Úc và Lực Lượng Dân Tộc
HỘI THẢO HIẾN PHÁP: DIỄN GIẢ LUẬT SƯ ĐÀO TĂNG DỰC.
Nguyễn Quang Duy
Trong tinh thần vận động một hiến pháp mới cho Việt Nam, ngày chủ nhật 5-5-2013 vừa qua Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria Úc và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc đã tổ chức một cuộc Hội Thảo với chủ đề Hiến pháp Cho Việt Nam Mai Sau. Diễn giả luật sư Đào Tăng Dực, một người luôn tích cực đấu tranh cho tự do dân chủ, người đã có công sọan ra Bản Dự Thảo Hiến Pháp Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên Cho Việt Nam Mai Sau.
Buổi Hội Thảo diễn ra một không khí vô cùng sôi nổi với chừng 100 người tham dự và trên 10 người cho ý kiến hay đặt câu hỏi thảo luận. Ngòai các phần nghi lễ, phát biểu của chủ tịch Cộng đồng ông Nguyễn văn Bon, của Trưởng Ban Tổ chức Bác sĩ Thái Thị Thu Nguyệt, của diễn giả luật sư Đào Tăng Dực, Bản Dự Thảo gồm 9 Chương, 55 Điều, đã được 4 người thay phiên đọc.
Những ý kiến hay câu hỏi thảo luận có thể được chia thành 4 quan tâm chính (1) Điều 4 Hiến pháp 1992 (2) thủ tục và phương cách tiến hành việc xây dựng một hiến pháp mới (3) nội dung một hiến pháp và (4) các đề tài khác. Bài viết này xin đúc kết các trao đổi trong buổi thảo luận cũng như thêm vào một số nhận xét cá nhân.
Điều 4 Hiến pháp 1992
Hiến pháp Việt Nam chỉ nhằm luật hóa các Nghị Quyết của đảng Cộng sản, mọi quyết định đều xuất phát từ Bộ Chính Trị và nhà cầm quyền cộng sản thi hành. Có hay không có Điều 4 Hiến pháp thì họ vẫn xuống tay đàn áp mọi cuộc đấu tranh dù ôn hòa và bất bạo động.
Khi cuộc Hội Thảo đang diễn ra thì tại Việt Nam các bạn trẻ bị công an cộng sản ngăn cản, bắt giữ, đánh đập, chỉ vì tham gia các buổi dã ngọan vận đồng cho nhân quyền. Điều khỏan nào trong hiến pháp, trong luật pháp cho phép họ xuống tay đàn áp người dân? Cộng sản phải giải thể không thể là sửa đổi điều này, mục kia với ước mong chế độ sẽ tốt hơn.
Quan điểm đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp cho rằng nếu bỏ được Điều 4 thì cuộc đấu tranh tư tưởng lại bước sang một bước mới là đòi quân đội phải độc lập với chính trị, đòi tách đảng ra khỏi chính phủ và đòi tam quyền phân lập rõ ràng. Còn nếu cộng sản không bỏ Điều 4 thì khuynh hướng dân chủ tòan cầu và đấu tranh tư tưởng nhằm nâng cao ý thức dân chủ của người dân sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản.
Như vậy đấu tranh bỏ Điều 4 chỉ là một phương tiện để thực hiện đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động, giúp nâng cao ý thức dân chủ, giúp cho người dân bớt sợ, từng bước dấn thân tham gia vào các sinh họat đấu tranh, gia nhập các tổ chức dân sự, tổ chức đấu tranh sẵn sàng chủ động nắm bắt thời cơ. Phương cách này là căn bản của đấu tranh tư tưởng.
Còn âm thầm đấu tranh bạo động làm cộng sản và gia đình vừa sợ hãi, vừa lo âu, giúp một số cải tà quy chánh hay tìm cách rút lui. Phương cách này làm căn bản tiêu diệt tinh thần đối phương. Số còn lại có thể trở nên hung ác hơn. Có áp bức có đấu tranh. Đấu tranh sẽ dẫn đến cách mạng.
Như vậy các phương cách đấu tranh chính trị bổ túc cho nhau với cùng một mục đích là giải thể chế độ cộng sản xây dựng một chính thể tự do dân chủ. Sử dụng bất cứ phương cách nào điều cần thiết phải quyết tâm, phải triệt để thì mới đạt được kết quả.
Thủ tục và phương cách tiến hành việc xây dựng một hiến pháp mới
Có hai phương cách để thiết lập một hiến pháp mới. Cách thứ nhất dân chúng bầu ra một Quốc Hội Lập Hiến. Cách thứ hai là các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự liên kết để đề cử một Ủy Ban Sọan thảo Hiến Pháp. Sau đó để có sự đồng thuận và xác định sự chính danh, bản Hiến pháp cần đưa ra trưng cầu dân ý.
Khi ngừơi dân đứng lên giành lại tự do, một chính phủ lâm thời được thành lập, trường hợp thứ nhất cần được thực thi. Trong trường hợp có những thay đổi quan trọng và triệt để, một chính phủ chuyển tiếp được thành lập sẽ cùng làm việc với các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự để quyết định chọn một trong hai phương cách nói trên.
Trong buổi thảo luận luật sư Đào Tăng Dực nhiều lần cho biết bản dự thảo rất dễ sọan, một luật sư hay người biết chút ít về luật có thể sọan một cách dễ dàng. Còn thủ tục để có một Hiến pháp tự do là thủ tục chính trị đã đề cập bên trên.
Những dân biểu Quốc Hội Lập Hiến hay thành viên của Ủy Ban Lập Hiến phải được chọn lọc, được đề cử hay được bầu ra, từ các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự, các nhân sĩ độc lập và từ dân chúng. Các luật gia chỉ trợ giúp kiến thức luật pháp nhằm hòan chỉnh bản hiến pháp.
Một ý kiến cho rằng bản dự thảo của luật sư Dực không nên gọi là một “dự thảo” mà chỉ nên xem là một tài liệu tham khảo. Nhiều góp ý nhấn mạnh đến Bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967, những vị này ít nhiều so sánh giữa 2 bản HPVNCH 1967 và Bản Dự Thảo HP của luật sư Dực, để nêu rõ ưu điểm của Bản Hiến pháp nói trên.
Người viết đã khá quen thuộc với cả hai bản nên tin rằng Luật sư Dực cũng đã lấy Bản Hiến pháp 1967 làm tham khảo chính. Nhưng mỗi cá nhân cùng tham khảo một tài liệu có thể có những đánh giá khác nhau về tài liệu tham khảo này. Như thế mỗi người có thể sọan theo một hướng khác và đương nhiên đưa ra một bản hiến pháp khác, chính vì vậy mới cần cả một quốc hội hay ủy ban sọan thảo và cần được đưa ra trưng cầu dân ý tìm đồng thuận và chính danh.
Nội Dung Một Bản Hiến Pháp
Có thể phân làm hai khuôn mẫu Hiến Pháp: (1) tổng quát và (2) chi tiết. Trong buổi hội thảo các ý kiến đầu tiên đều xoay quanh vấn đề bình đẳng bình quyền. Một Hiến pháp theo khuynh hướng tổng quát chỉ cần nêu: “mọi công dân trên 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử.” Trong khi đó một hiến pháp chi tiết, đưa ra các hạn tuổi khác nhau để được quyền ứng cử vào các chức vụ khác nhau: Tổng Thống, Dân Biểu, Nghị Sĩ và các chức vụ hành chính khác.
Mỗi điều khỏan Hiến pháp sẽ trở thành những bộ luật. Khi sọan bộ luật bầu cử và ứng cử, Quốc Hội sẽ có thời gian thảo luận chi tiết để luật bầu cử được thực hiện một cách hiệu qủa, nhưng vẫn đảm bảo tính bình đẳng, tính bình quyền và tính hợp hiến. Các Hiến pháp theo khuôn mẫu tổng quát dễ truyền đạt đến tòan dân, dễ được chấp nhận, ít gây tranh cãi, ít phải tu chính và dễ được thông qua trong các cuộc trưng cầu dân ý.
Bản Dự Thảo hòan tòan không đề cập đến việc trưng cầu dân ý, việc tu chính được trao cho Quốc Hội nên rất nhiều điều khỏan khá chi tiết. Bản Hiến pháp VNCH 1967 là một bản hiến pháp thời chiến nên để có những quyết định nhanh chóng việc tu chính cũng được trao cho Quốc Hội.
Ý kiến khác cho rằng một Hiến pháp cần phải đưa ra viễn kiến vạch kế họach chiến lược quốc gia. Như Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 nêu rõ: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản”. Chính viễn kiến này đã đào tạo một thế hệ tiếp nối tại hải ngọai có học, có hành và luôn đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà.
Có góp ý cho rằng hiến pháp cần nêu rõ quân nhân và quân đội không được tham gia vào chính trị hay phi chính trị quân đội. Điều 23.1 của Hiến pháp VNCH 1967 nêu rõ “Quân Nhân đắc cử vào các chức vụ dân cử, hay tham chánh tại cấp bậc trung ương phải được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương, tuỳ theo sự lựa chọn của đương sự” và Điều 23.2 nêu rõ “Quân Nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái”.
Một ý kiến khác cho rằng hiến pháp thể hiện quyền lực của người dân. Quyền lực này trao cho những người tham chính. Vì vậy Hiến pháp cần nêu rõ việc chế tài tội phản quốc. Điều 38.1 của Hiến pháp VNCH 1967 nêu rõ: “Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Viện sở quan truất quyền.” Còn Điều 85 cho biết “Đặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện và các Giám Sát Viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.”
Một ý kiến khác đề nghị xây dựng một mô hình ba tiểu bang Bắc Trung Nam. Diễn giả luật sư Dực cho theo ông cần sự đòan kết quốc gia và cho biết bản dự thảo đã hướng đến việc phân quyền từ trung ương đến địa phương. Thiết nghĩ đây là một đề tài lớn cần nhiều suy nghĩ và thảo luận.
Có câu hỏi nên chấp nhận đảng Cộng sản trong sinh họat chính trị tương lai hay không? Trên thực tế các đảng chính trị đều phải họat động trong khuôn khổ nghị trường và luật pháp. Như thế bất cứ đảng nào lấy bạo lực cách mạng làm phương tiện cướp và nắm chính quyền đều vi phạm hiến pháp. Hiến pháp VNCH 1967 Điều 81.2 ghi rõ : ”Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chánh thể Cộng Hòa”
Bốn Điều Khỏan về Chánh đảng trong Hiến pháp VNCH 1967.
Người viết xin giới thiệu bạn đọc tòan CHƯƠNG VII: Chính Đảng và Đối Lập, trong một dịp khác người viết sẽ phân tích để thấy rõ tính ưu việt của nền dân chủ non trẻ và thời chiến tại miền Nam trước 30-4-1975.
Điều 99 –
1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ;
2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.
Điều 100 - Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.
Điều 101 - Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.
Điều 102 - Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị.
Các đề tài khác
Buổi hội thảo còn đưa ra nhiều ý kiến về các tội ác lịch sử của đảng Cộng sản và tội ác của cá nhân theo cộng sản. Các tội ác lịch sử thì đã có các sử gia tra cứu và biên tập để trở thành chính sử. Tội ác cá nhân thì sẽ có pháp luật trừng trị.
Ngày nay những kẻ gây ra tội ác thời Thế chiến thứ II vẫn bị truy lùng và đưa ra tòa án quốc tế. Khi đã nói đến luật pháp thì phải theo nguyên tắc LUẬT BẤT HỒI TỐ. Nghĩa là một chính thể tương lai sẽ không sọan ra luật để xử phạt những cá nhân đã gây ra tội ác trong quá khứ. Chính quyền tương lai sẽ sử dụng các bộ luật hình sự do nhà cầm quyền cộng sản sọan ra để xử những cá nhân đã gây ra tội ác.
Thí dụ, Cô Nguyễn Hòang Vi và gia đình có thể thưa những công an đã bạo hành cô về các tội như lạm dụng công quyền, khủng bố tinh thần và bạo hành thể xác công dân. Tòa án sẽ sử dụng các bộ luật hình sự hiện đang lưu hành để phán xét vụ kiện. Những kẻ gây tội ác không sớm hồi tâm sớm muộn sẽ sa lưới pháp luật.
Buổi Hội Thảo còn thảo luận về quyền tư hữu, đặt biệt là tư hữu đất đai. Nhiều đất đai thuộc các giáo hội hay tổ chức tôn giáo, thuộc cá nhân đã bị nhà cầm quyền cộng sản cướp và giao cho những các cá nhân khác quản lý. Lẽ đương nhiên một chính phủ tự do phải đề ra một giải pháp công bằng, hợp tình, hợp lý để giảm thiểu nhưng tranh chấp dễ gây bất ổn xã hội.
Mặc dù thời gian rất giới hạn, phần Hội Thảo đã thâu nhận trên 10 người vừa đưa ra ý kiến, vừa đặt câu hỏi. Đến đây bạn đọc có thể nhận ra hầu hết những ý kiến đều không đồng thuận với diễn giả và bản Dự Thảo Hiến Pháp. Theo người viết đây là điểm vô cùng tích cực mà diễn giả luật sư Đào Tăng Dực đã tạo ra. Đối thọai và thảo luận là phương cách tốt nhất để đi tìm đồng thuận.
Cuối chương trình một vị cao niên đưa ra một ý kiến là Bản Dự Thảo nên được phổ biến trước để bà con đọc trước khi tham dự thì cuộc hội thảo thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt hơn. Thiết nghĩ nếu mục đích của cuộc Hội Thảo là giúp bà con hiểu rõ phương cách để có được một hiến pháp mới và diễn giả hiểu được sự quan tâm của bà con về một hiến pháp mới thì cuộc thảo luận đã đạt được mục đích đề ra.
Được phép của Ban Tổ Chức, trước khi cuộc hội thảo bắt đầu người viết đã in và phổ biến Bản Tuyên Bố Chung của 5 Tôn Giáo đến mọi người. Trong buổi Hội Thảo nhiều người cũng đã nhắc đến nỗ lực của các vị lãnh đạo tôn giáo đang liên kết để tạo một tiếng nói chung. Bác sĩ Thái thị Thu Nguyệt, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc Úc châu, ngay trong phần phát biểu và nhiều lần trong buổi thảo luận cũng nhắc đến giải pháp Liên Tôn.
Giải pháp Liên Tôn là giải pháp các tôn giáo liên kết để tạo một tiếng nói chung. Qua đó các tổ chức chính trị, tổ chức dân sự liên kết chung quanh Liên Tôn tiến đến thành lập một Liên Minh Dân Tộc. Liên Minh này đưa ra một Ủy Ban Sọan Thảo Hiến Pháp, để sọan ra một Dự thảo Hiến Pháp. Dự thảo này sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý với sự giám sát quốc tế.
Giải pháp này cũng là con đường để các đảng viên đảng cộng sản thức tỉnh quay về với chính nghĩa dân tộc. Là giải pháp tối ưu cho dân tộc, tránh được đổ máu và tránh tiếp tục hận thù chia rẽ. Ước mong mọi tổ chức, mọi cá nhân dẹp bỏ khác biệt để liên kết mang tự do dân chủ đến cho dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
9/5/2013
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HỘI THẢO HIẾN PHÁP: DIỄN GIẢ LUẬT SƯ ĐÀO TĂNG DỰC.
Trong tinh thần vận động một hiến pháp mới cho Việt Nam, ngày chủ nhật 5-5-2013 vừa qua Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria Úc và Lực Lượng Dân Tộc
HỘI THẢO HIẾN PHÁP: DIỄN GIẢ LUẬT SƯ ĐÀO TĂNG DỰC.
Nguyễn Quang Duy
Trong tinh thần vận động một hiến pháp mới cho Việt Nam, ngày chủ nhật 5-5-2013 vừa qua Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria Úc và Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc đã tổ chức một cuộc Hội Thảo với chủ đề Hiến pháp Cho Việt Nam Mai Sau. Diễn giả luật sư Đào Tăng Dực, một người luôn tích cực đấu tranh cho tự do dân chủ, người đã có công sọan ra Bản Dự Thảo Hiến Pháp Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên Cho Việt Nam Mai Sau.
Buổi Hội Thảo diễn ra một không khí vô cùng sôi nổi với chừng 100 người tham dự và trên 10 người cho ý kiến hay đặt câu hỏi thảo luận. Ngòai các phần nghi lễ, phát biểu của chủ tịch Cộng đồng ông Nguyễn văn Bon, của Trưởng Ban Tổ chức Bác sĩ Thái Thị Thu Nguyệt, của diễn giả luật sư Đào Tăng Dực, Bản Dự Thảo gồm 9 Chương, 55 Điều, đã được 4 người thay phiên đọc.
Những ý kiến hay câu hỏi thảo luận có thể được chia thành 4 quan tâm chính (1) Điều 4 Hiến pháp 1992 (2) thủ tục và phương cách tiến hành việc xây dựng một hiến pháp mới (3) nội dung một hiến pháp và (4) các đề tài khác. Bài viết này xin đúc kết các trao đổi trong buổi thảo luận cũng như thêm vào một số nhận xét cá nhân.
Điều 4 Hiến pháp 1992
Hiến pháp Việt Nam chỉ nhằm luật hóa các Nghị Quyết của đảng Cộng sản, mọi quyết định đều xuất phát từ Bộ Chính Trị và nhà cầm quyền cộng sản thi hành. Có hay không có Điều 4 Hiến pháp thì họ vẫn xuống tay đàn áp mọi cuộc đấu tranh dù ôn hòa và bất bạo động.
Khi cuộc Hội Thảo đang diễn ra thì tại Việt Nam các bạn trẻ bị công an cộng sản ngăn cản, bắt giữ, đánh đập, chỉ vì tham gia các buổi dã ngọan vận đồng cho nhân quyền. Điều khỏan nào trong hiến pháp, trong luật pháp cho phép họ xuống tay đàn áp người dân? Cộng sản phải giải thể không thể là sửa đổi điều này, mục kia với ước mong chế độ sẽ tốt hơn.
Quan điểm đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp cho rằng nếu bỏ được Điều 4 thì cuộc đấu tranh tư tưởng lại bước sang một bước mới là đòi quân đội phải độc lập với chính trị, đòi tách đảng ra khỏi chính phủ và đòi tam quyền phân lập rõ ràng. Còn nếu cộng sản không bỏ Điều 4 thì khuynh hướng dân chủ tòan cầu và đấu tranh tư tưởng nhằm nâng cao ý thức dân chủ của người dân sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ cộng sản.
Như vậy đấu tranh bỏ Điều 4 chỉ là một phương tiện để thực hiện đấu tranh công khai, ôn hòa, bất bạo động, giúp nâng cao ý thức dân chủ, giúp cho người dân bớt sợ, từng bước dấn thân tham gia vào các sinh họat đấu tranh, gia nhập các tổ chức dân sự, tổ chức đấu tranh sẵn sàng chủ động nắm bắt thời cơ. Phương cách này là căn bản của đấu tranh tư tưởng.
Còn âm thầm đấu tranh bạo động làm cộng sản và gia đình vừa sợ hãi, vừa lo âu, giúp một số cải tà quy chánh hay tìm cách rút lui. Phương cách này làm căn bản tiêu diệt tinh thần đối phương. Số còn lại có thể trở nên hung ác hơn. Có áp bức có đấu tranh. Đấu tranh sẽ dẫn đến cách mạng.
Như vậy các phương cách đấu tranh chính trị bổ túc cho nhau với cùng một mục đích là giải thể chế độ cộng sản xây dựng một chính thể tự do dân chủ. Sử dụng bất cứ phương cách nào điều cần thiết phải quyết tâm, phải triệt để thì mới đạt được kết quả.
Thủ tục và phương cách tiến hành việc xây dựng một hiến pháp mới
Có hai phương cách để thiết lập một hiến pháp mới. Cách thứ nhất dân chúng bầu ra một Quốc Hội Lập Hiến. Cách thứ hai là các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự liên kết để đề cử một Ủy Ban Sọan thảo Hiến Pháp. Sau đó để có sự đồng thuận và xác định sự chính danh, bản Hiến pháp cần đưa ra trưng cầu dân ý.
Khi ngừơi dân đứng lên giành lại tự do, một chính phủ lâm thời được thành lập, trường hợp thứ nhất cần được thực thi. Trong trường hợp có những thay đổi quan trọng và triệt để, một chính phủ chuyển tiếp được thành lập sẽ cùng làm việc với các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự để quyết định chọn một trong hai phương cách nói trên.
Trong buổi thảo luận luật sư Đào Tăng Dực nhiều lần cho biết bản dự thảo rất dễ sọan, một luật sư hay người biết chút ít về luật có thể sọan một cách dễ dàng. Còn thủ tục để có một Hiến pháp tự do là thủ tục chính trị đã đề cập bên trên.
Những dân biểu Quốc Hội Lập Hiến hay thành viên của Ủy Ban Lập Hiến phải được chọn lọc, được đề cử hay được bầu ra, từ các tôn giáo, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự, các nhân sĩ độc lập và từ dân chúng. Các luật gia chỉ trợ giúp kiến thức luật pháp nhằm hòan chỉnh bản hiến pháp.
Một ý kiến cho rằng bản dự thảo của luật sư Dực không nên gọi là một “dự thảo” mà chỉ nên xem là một tài liệu tham khảo. Nhiều góp ý nhấn mạnh đến Bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967, những vị này ít nhiều so sánh giữa 2 bản HPVNCH 1967 và Bản Dự Thảo HP của luật sư Dực, để nêu rõ ưu điểm của Bản Hiến pháp nói trên.
Người viết đã khá quen thuộc với cả hai bản nên tin rằng Luật sư Dực cũng đã lấy Bản Hiến pháp 1967 làm tham khảo chính. Nhưng mỗi cá nhân cùng tham khảo một tài liệu có thể có những đánh giá khác nhau về tài liệu tham khảo này. Như thế mỗi người có thể sọan theo một hướng khác và đương nhiên đưa ra một bản hiến pháp khác, chính vì vậy mới cần cả một quốc hội hay ủy ban sọan thảo và cần được đưa ra trưng cầu dân ý tìm đồng thuận và chính danh.
Nội Dung Một Bản Hiến Pháp
Có thể phân làm hai khuôn mẫu Hiến Pháp: (1) tổng quát và (2) chi tiết. Trong buổi hội thảo các ý kiến đầu tiên đều xoay quanh vấn đề bình đẳng bình quyền. Một Hiến pháp theo khuynh hướng tổng quát chỉ cần nêu: “mọi công dân trên 18 tuổi đều có quyền bầu cử và ứng cử.” Trong khi đó một hiến pháp chi tiết, đưa ra các hạn tuổi khác nhau để được quyền ứng cử vào các chức vụ khác nhau: Tổng Thống, Dân Biểu, Nghị Sĩ và các chức vụ hành chính khác.
Mỗi điều khỏan Hiến pháp sẽ trở thành những bộ luật. Khi sọan bộ luật bầu cử và ứng cử, Quốc Hội sẽ có thời gian thảo luận chi tiết để luật bầu cử được thực hiện một cách hiệu qủa, nhưng vẫn đảm bảo tính bình đẳng, tính bình quyền và tính hợp hiến. Các Hiến pháp theo khuôn mẫu tổng quát dễ truyền đạt đến tòan dân, dễ được chấp nhận, ít gây tranh cãi, ít phải tu chính và dễ được thông qua trong các cuộc trưng cầu dân ý.
Bản Dự Thảo hòan tòan không đề cập đến việc trưng cầu dân ý, việc tu chính được trao cho Quốc Hội nên rất nhiều điều khỏan khá chi tiết. Bản Hiến pháp VNCH 1967 là một bản hiến pháp thời chiến nên để có những quyết định nhanh chóng việc tu chính cũng được trao cho Quốc Hội.
Ý kiến khác cho rằng một Hiến pháp cần phải đưa ra viễn kiến vạch kế họach chiến lược quốc gia. Như Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 nêu rõ: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản”. Chính viễn kiến này đã đào tạo một thế hệ tiếp nối tại hải ngọai có học, có hành và luôn đấu tranh cho tự do dân chủ tại quê nhà.
Có góp ý cho rằng hiến pháp cần nêu rõ quân nhân và quân đội không được tham gia vào chính trị hay phi chính trị quân đội. Điều 23.1 của Hiến pháp VNCH 1967 nêu rõ “Quân Nhân đắc cử vào các chức vụ dân cử, hay tham chánh tại cấp bậc trung ương phải được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương, tuỳ theo sự lựa chọn của đương sự” và Điều 23.2 nêu rõ “Quân Nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái”.
Một ý kiến khác cho rằng hiến pháp thể hiện quyền lực của người dân. Quyền lực này trao cho những người tham chính. Vì vậy Hiến pháp cần nêu rõ việc chế tài tội phản quốc. Điều 38.1 của Hiến pháp VNCH 1967 nêu rõ: “Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Viện sở quan truất quyền.” Còn Điều 85 cho biết “Đặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện và các Giám Sát Viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.”
Một ý kiến khác đề nghị xây dựng một mô hình ba tiểu bang Bắc Trung Nam. Diễn giả luật sư Dực cho theo ông cần sự đòan kết quốc gia và cho biết bản dự thảo đã hướng đến việc phân quyền từ trung ương đến địa phương. Thiết nghĩ đây là một đề tài lớn cần nhiều suy nghĩ và thảo luận.
Có câu hỏi nên chấp nhận đảng Cộng sản trong sinh họat chính trị tương lai hay không? Trên thực tế các đảng chính trị đều phải họat động trong khuôn khổ nghị trường và luật pháp. Như thế bất cứ đảng nào lấy bạo lực cách mạng làm phương tiện cướp và nắm chính quyền đều vi phạm hiến pháp. Hiến pháp VNCH 1967 Điều 81.2 ghi rõ : ”Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chánh thể Cộng Hòa”
Bốn Điều Khỏan về Chánh đảng trong Hiến pháp VNCH 1967.
Người viết xin giới thiệu bạn đọc tòan CHƯƠNG VII: Chính Đảng và Đối Lập, trong một dịp khác người viết sẽ phân tích để thấy rõ tính ưu việt của nền dân chủ non trẻ và thời chiến tại miền Nam trước 30-4-1975.
Điều 99 –
1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chế độ dân chủ;
2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định.
Điều 100 - Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng.
Điều 101 - Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị.
Điều 102 - Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị.
Các đề tài khác
Buổi hội thảo còn đưa ra nhiều ý kiến về các tội ác lịch sử của đảng Cộng sản và tội ác của cá nhân theo cộng sản. Các tội ác lịch sử thì đã có các sử gia tra cứu và biên tập để trở thành chính sử. Tội ác cá nhân thì sẽ có pháp luật trừng trị.
Ngày nay những kẻ gây ra tội ác thời Thế chiến thứ II vẫn bị truy lùng và đưa ra tòa án quốc tế. Khi đã nói đến luật pháp thì phải theo nguyên tắc LUẬT BẤT HỒI TỐ. Nghĩa là một chính thể tương lai sẽ không sọan ra luật để xử phạt những cá nhân đã gây ra tội ác trong quá khứ. Chính quyền tương lai sẽ sử dụng các bộ luật hình sự do nhà cầm quyền cộng sản sọan ra để xử những cá nhân đã gây ra tội ác.
Thí dụ, Cô Nguyễn Hòang Vi và gia đình có thể thưa những công an đã bạo hành cô về các tội như lạm dụng công quyền, khủng bố tinh thần và bạo hành thể xác công dân. Tòa án sẽ sử dụng các bộ luật hình sự hiện đang lưu hành để phán xét vụ kiện. Những kẻ gây tội ác không sớm hồi tâm sớm muộn sẽ sa lưới pháp luật.
Buổi Hội Thảo còn thảo luận về quyền tư hữu, đặt biệt là tư hữu đất đai. Nhiều đất đai thuộc các giáo hội hay tổ chức tôn giáo, thuộc cá nhân đã bị nhà cầm quyền cộng sản cướp và giao cho những các cá nhân khác quản lý. Lẽ đương nhiên một chính phủ tự do phải đề ra một giải pháp công bằng, hợp tình, hợp lý để giảm thiểu nhưng tranh chấp dễ gây bất ổn xã hội.
Mặc dù thời gian rất giới hạn, phần Hội Thảo đã thâu nhận trên 10 người vừa đưa ra ý kiến, vừa đặt câu hỏi. Đến đây bạn đọc có thể nhận ra hầu hết những ý kiến đều không đồng thuận với diễn giả và bản Dự Thảo Hiến Pháp. Theo người viết đây là điểm vô cùng tích cực mà diễn giả luật sư Đào Tăng Dực đã tạo ra. Đối thọai và thảo luận là phương cách tốt nhất để đi tìm đồng thuận.
Cuối chương trình một vị cao niên đưa ra một ý kiến là Bản Dự Thảo nên được phổ biến trước để bà con đọc trước khi tham dự thì cuộc hội thảo thì sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt hơn. Thiết nghĩ nếu mục đích của cuộc Hội Thảo là giúp bà con hiểu rõ phương cách để có được một hiến pháp mới và diễn giả hiểu được sự quan tâm của bà con về một hiến pháp mới thì cuộc thảo luận đã đạt được mục đích đề ra.
Được phép của Ban Tổ Chức, trước khi cuộc hội thảo bắt đầu người viết đã in và phổ biến Bản Tuyên Bố Chung của 5 Tôn Giáo đến mọi người. Trong buổi Hội Thảo nhiều người cũng đã nhắc đến nỗ lực của các vị lãnh đạo tôn giáo đang liên kết để tạo một tiếng nói chung. Bác sĩ Thái thị Thu Nguyệt, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Yểm Trợ Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc Úc châu, ngay trong phần phát biểu và nhiều lần trong buổi thảo luận cũng nhắc đến giải pháp Liên Tôn.
Giải pháp Liên Tôn là giải pháp các tôn giáo liên kết để tạo một tiếng nói chung. Qua đó các tổ chức chính trị, tổ chức dân sự liên kết chung quanh Liên Tôn tiến đến thành lập một Liên Minh Dân Tộc. Liên Minh này đưa ra một Ủy Ban Sọan Thảo Hiến Pháp, để sọan ra một Dự thảo Hiến Pháp. Dự thảo này sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý với sự giám sát quốc tế.
Giải pháp này cũng là con đường để các đảng viên đảng cộng sản thức tỉnh quay về với chính nghĩa dân tộc. Là giải pháp tối ưu cho dân tộc, tránh được đổ máu và tránh tiếp tục hận thù chia rẽ. Ước mong mọi tổ chức, mọi cá nhân dẹp bỏ khác biệt để liên kết mang tự do dân chủ đến cho dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
9/5/2013