Mỗi Ngày Một Chuyện
HÔM QUA - CAO MỴ NHÂN
HÔM QUA - CAO MỴ NHÂN
Hôm qua ...? Sao không hôm nay, thực tại, hay ngày mai, tương lai đi? Mà một trăm câu chuyện cứ bắt đầu bằng hai tiếng "hôm qua"?
Mới sáng ngày ra, cứ bắt đầu bằng "hôm qua", là anh đã xếp...bài vở sách truyện người đời vào cái ngăn tủ có ghi sẵn "quá khứ" rồi chứ!
Hôm qua, ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
(Ca dao Việt Nam)
Đó là một câu hỏi dân gian đầy tính chất tình ca, của bất cứ ai trong ..."dân tộc ta" đều có thể hát ca, ngâm vịnh, bởi vì nó, 4 câu trên cũng là của bất cứ ai Việt Nam ...thuần tuý VN.
Song le, đi tới một ngã rẽ lớn, tôi bắt gặp một người đàn bà lớn tuổi, từ ngày xưa, khi tôi bằng nửa tuổi bà năm ấy, thí dụ tôi15, bà đã 30.
Nhưng không có nghĩa, tôi với bà cứ giữ cái điều bà gấp đôi tôi, số tuổi bất cứ lúc nào chứ, vì chẳng lẽ tôi lên năm chục, bà lập tức thành một trăm sao?
Tới đây, thì tôi phải viết chữ "si láp", tức là dùng những mẫu tự "alphabet" ghép lại khi kể về số tuổi, không dám ghi chữ số, cái kiểu tôi 75, bà phải 150 tuổi được nữa.
Vì thực tế bà sẽ chỉ là 75 + 15 = 90 tuổi thôi, quý vị ạ.
Tức là bà hơn tôi có 15 tuổi bất cứ khi nào.
Thế thì, tôi muốn nói tới cái điều bà tên gọi là Tata ấy, cách tôi một thế hệ lập lờ, của người Tàu phong kiến, cứ kể mỗi thế hệ là 15 năm,
Còn tây phương thì phải 35 năm mới gọi thế hệ được,
cho nó trẻ cả về hình thức (nhân dáng), lẫn nội dung (cơ chế tâm sinh lý) ...
Tôi bắt đầu kể rằng: thủa khai phong chế độ đệ nhất Cộng hoà miền nam VN, khi gia đình bố mẹ tôi từ Hải Phòng di cư vô Tân Sơn Nhứt, bố tôi được cấp một căn trong số nhà chức vụ, vì bố tôi làm việc ở Phi trường Cát Bi Haiphong, nên vô ở Tân Sơn Nhứt Saigon, nào có xa lạ gì.
Căn nhà gia đình tôi ở đối diện với căn nhà ông bà Chaubert.
Ông kỹ sư công chánh Chaubert bấy giờ độ gần 50 tuổi, người Pháp, sắp sửa về hưu, nên đúng dịp cụ Ngô Đình Diệm về chấp chánh miền Nam, với chủ trương: bài phong (kiến), đả thực (dân), giệt cộng (sản), Monsieur Chaubert sẽ về mẫu quốc Phá Lăng Sa của ông là lẽ đĩ nhiên.
Madame Chaubert tức bà Tata nêu trên, luôn tổ chức tiệc tạ từ, để sẽ "tòng phu" về Pháp nay mai thời đó.
Gia đình tôi cũng vì chút thân tình nhiều mặt, mà hay được tới lui tiệc tùng ở nhà ông bà Chaubert.
Trong số các mặt thân tình, như vừa nêu, có một mặt mà bà Tata đánh giá không đúng mức, đó là tôi 15 tuổi , hay đăng thơ ở tuần báo Phụ nữ Diễn đàn của quý cụ Bút Trà, mà sau này tôi biết là các vị thân sinh phu nhân Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, người tôi rất kính mến, bà Tata đọc báo trên hằng tuần, có hỏi thăm tôi thế này:
Cao Mỵ Nhân viết lách hả? Thế có biết nhà văn Nguyên Hồng ở ngoài Bắc không? Ông nhà văn đó là người yêu đầu đời của bà Tata, bà đã bỏ ông ta vì ông ấy theo Việt Minh, đi xe lửa vô Saigon này.
Làm sao cháu biết được, may ra cỡ tuổi ba cháu mới biết mấy ông ấy.
Ờ, cháu về hỏi ba cháu đi, cô là nhân vật tiểu thuyết của Nguyên Hồng, tác giả cuốn Bỉ Vỏ, đúng ra cô là Mai Do Thái của Nguyên Hồng đấy.
Tôi ngắm nghía bà Tata thật lâu ...không đến nỗi thở dài, nhưng biết bao nhiêu câu chuyện các cô gái Bắc đã bỏ người yêu, người tình, thậm chí cả người chồng ở ngoài Bắc, rồi vô Nam, may mắn thì lập gia đình được tốt đẹp, không may chỉ suốt đời lang bạt kỳ hồ.
Vậy chớ bà Tata trước mắt tôi lúc đó, có người chồng ngoại quốc này, thì cho là hạnh phúc, hay sao đây?
Bà Tata biết tôi còn đầy tư tưởng phong kiến dù mới 15 tuổi, bà tiếp lời ...phong độ hơn, để tránh cái ý nghĩ tôi đang không mấy ..,cảm thương bà sa chân lỡ bước , kiểu ông bà ta thường nghĩ:
Mai Do Thái của Nguyên Hồng, vì Tata tên Phạm Mai Hân, nhưng gọi là Mai, nước da nâu hồng nên giống người Do Thái, chính Nguyên Hồng đặt tên cho Tata như thế đó.
Tôi không cần ...lý luận thêm, chỉ hỏi bà một câu:
Nhưng Tata bỏ vô Nam, ông ấy có biết không?
Tata bỏ vô Nam đâu vì nhà văn Nguyên Hồng, mà thế này cháu ạ, gia đình bắt Tata lấy chồng là một gã tá điền, vai u thịt bắp mồ hôi dầu, trong lúc Tata là người yêu của một nhà văn.
Vậy sao nhà văn ấy không đưa Tata đi trốn?
Đã không đưa đi trốn, còn than mây khóc gió, nên Tata phải cúc cung ở với tá điền một năm, đẻ một đứa con gái, vừa đúng tuổi 18, Tata cao chạy xa bay, hành trình về phương Nam, em bé ở lại với tá điền bên dòng sông Đáy.
"Buồn ơi!" Tôi chỉ thốt vậy.
Con sông Đáy không biết nó thế nào, mà đã đi vào tác phẩm của nhiều văn thi sĩ miền Bắc, chắc nó phải có một vị trí thơ mộng lắm .
Rồi thì ba chìm bảy nổi, người đẹp Mai Do Thái của Nguyên Hồng, đã thành madame Chaubert, có 3 con lai Pháp Việt.
Kỹ sư công chánh Chaubert gia đình khá giả, nên đã để 3 con lại Pháp cho ăn học nội trú, hai vợ chồng ông lưu diễn nghề nghiệp cầu đường lục lộ tại 3 nước Đông Dương: Việt, Miên, Lèo .
Đó là giai đoạn bà Tata Mai với chúng tôi gặp nhau.
Rồi chính chúng tôi dự tiệc chia tay với ông bà, tiễn ông bà ra Phi trường Tân Sơn Nhứt, giơ tay vẫy
"au revoir".
Tôi tưởng sẽ không bao giờ có dịp tái ngộ bà Tata nữa. Song, đúng 15 năm sau ...
Tôi đã lớn lên, có gia đình, đã bước vào hành trình bão lửa VN.
Một ngày, tưởng đâu mới hôm qua...
Tôi đang đứng ở cửa chợ Hàn Đà Nẵng. Tôi bỗng nghe không sai một âm vận nào, giọng nói thân quen từ dĩ vãng, tưởng là xưa lắm, vang lên:
Nhưng sự thực chẳng xưa chút nào, ấy là giọng bà Tata Chaubert mà chúng tôi đã tiễn bà nơi sân bay Tân Sơn Nhứt, bà đang lựa một bó bông glayeul mầu đỏ thắm, ở cửa hàng hoa duy nhất trên đại lộ Độc Lập, Đà thành, tôi cư trú cũng khá lâu rồi.
Tôi mừng rỡ ngó lại Tata Phạm Mai Hân, tức Mai Do Thái của Nguyên Hồng, tác giả Bỉ Vỏ, như một câu thần chú của madame Chaubert buổi nào , có lẽ thiếu đường chảy nước mắt .
Madame Mai Do Thái báo tin là bà đang sống với người chồng là một Sĩ quan Không quân Mỹ, anh ta thua bà rất nhiều tuổi, nhưng lại rất "hạnh phúc". Điều khiến tôi ngỡ ngàng không hiểu là lâu nay chữ "hạnh phúc" được hiểu như thế nào.
Tôi quả có chút băn khoăn, tôi hỏi thăm dồn dập:
Tại sao Tata bỏ Pháp về VN? Sao không ở với 3 đứa con lai Pháp, và chính ông Chaubert, chồng chính thức có hôn thú Paris năm xưa?
Tata Mai Hân nói hơi xúc động:
Ông Chaubert thì đã không còn, nhưng đặc biệt là 3 đứa con lai của bà chúng đã lớn lên, 2 thằng đi lính Pháp, con bé gái duy nhất, có gương mặt Phá Lăng Sa nhất, thì nó không muốn thấy người mẹ Châu Á, nhất là nó đã kết hôn với một đàn ông Ý, mang tước Hầu, nó khuyên bà nên về VN tìm đứa con gái đầu tiên của bà với ông tá điền, bên bờ sông Đáy mà vui vầy tốt hơn.
Tất nhiên, ngày tôi tái ngộ bà, thì miền Nam yêu mến của chúng ta chưa rơi vào tay CS Bắc Việt, nên chưa biết thêm tình hình Mai Do Thái của Nguyên Hồng sao nữa.
Tôi có ghé thăm bà ở trong khu nhà "building" đường Đống Đa Đà Nẵng, do Công Binh Hoa Kỳ xây cất.
Căn nhà thật đẹp, thật sạch, thật tiện nghi ...và bà làm việc suốt ngày, như một bà nội trợ VN, nhưng lại như một bà giữ nhà, dọn dẹp nhà cho Mỹ, chỉ khác là bà làm việc kiểu thiện nguyện, không có giờ nhất định, nên không kể over time ...
Lý do: Bà Tata đó không cần, hay không phải về nhà, mà ở ngay trong căn nhà ...lý tưởng giai đoạn đó.
Thành đời biết thế nào mà ...tránh, hay tránh làm sao hết việc đời, khi biết hay tránh được mọi sự ở đời, là đã ...chuyện hôm qua rồi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
HÔM QUA - CAO MỴ NHÂN
HÔM QUA - CAO MỴ NHÂN
Hôm qua ...? Sao không hôm nay, thực tại, hay ngày mai, tương lai đi? Mà một trăm câu chuyện cứ bắt đầu bằng hai tiếng "hôm qua"?
Mới sáng ngày ra, cứ bắt đầu bằng "hôm qua", là anh đã xếp...bài vở sách truyện người đời vào cái ngăn tủ có ghi sẵn "quá khứ" rồi chứ!
Hôm qua, ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
(Ca dao Việt Nam)
Đó là một câu hỏi dân gian đầy tính chất tình ca, của bất cứ ai trong ..."dân tộc ta" đều có thể hát ca, ngâm vịnh, bởi vì nó, 4 câu trên cũng là của bất cứ ai Việt Nam ...thuần tuý VN.
Song le, đi tới một ngã rẽ lớn, tôi bắt gặp một người đàn bà lớn tuổi, từ ngày xưa, khi tôi bằng nửa tuổi bà năm ấy, thí dụ tôi15, bà đã 30.
Nhưng không có nghĩa, tôi với bà cứ giữ cái điều bà gấp đôi tôi, số tuổi bất cứ lúc nào chứ, vì chẳng lẽ tôi lên năm chục, bà lập tức thành một trăm sao?
Tới đây, thì tôi phải viết chữ "si láp", tức là dùng những mẫu tự "alphabet" ghép lại khi kể về số tuổi, không dám ghi chữ số, cái kiểu tôi 75, bà phải 150 tuổi được nữa.
Vì thực tế bà sẽ chỉ là 75 + 15 = 90 tuổi thôi, quý vị ạ.
Tức là bà hơn tôi có 15 tuổi bất cứ khi nào.
Thế thì, tôi muốn nói tới cái điều bà tên gọi là Tata ấy, cách tôi một thế hệ lập lờ, của người Tàu phong kiến, cứ kể mỗi thế hệ là 15 năm,
Còn tây phương thì phải 35 năm mới gọi thế hệ được,
cho nó trẻ cả về hình thức (nhân dáng), lẫn nội dung (cơ chế tâm sinh lý) ...
Tôi bắt đầu kể rằng: thủa khai phong chế độ đệ nhất Cộng hoà miền nam VN, khi gia đình bố mẹ tôi từ Hải Phòng di cư vô Tân Sơn Nhứt, bố tôi được cấp một căn trong số nhà chức vụ, vì bố tôi làm việc ở Phi trường Cát Bi Haiphong, nên vô ở Tân Sơn Nhứt Saigon, nào có xa lạ gì.
Căn nhà gia đình tôi ở đối diện với căn nhà ông bà Chaubert.
Ông kỹ sư công chánh Chaubert bấy giờ độ gần 50 tuổi, người Pháp, sắp sửa về hưu, nên đúng dịp cụ Ngô Đình Diệm về chấp chánh miền Nam, với chủ trương: bài phong (kiến), đả thực (dân), giệt cộng (sản), Monsieur Chaubert sẽ về mẫu quốc Phá Lăng Sa của ông là lẽ đĩ nhiên.
Madame Chaubert tức bà Tata nêu trên, luôn tổ chức tiệc tạ từ, để sẽ "tòng phu" về Pháp nay mai thời đó.
Gia đình tôi cũng vì chút thân tình nhiều mặt, mà hay được tới lui tiệc tùng ở nhà ông bà Chaubert.
Trong số các mặt thân tình, như vừa nêu, có một mặt mà bà Tata đánh giá không đúng mức, đó là tôi 15 tuổi , hay đăng thơ ở tuần báo Phụ nữ Diễn đàn của quý cụ Bút Trà, mà sau này tôi biết là các vị thân sinh phu nhân Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, người tôi rất kính mến, bà Tata đọc báo trên hằng tuần, có hỏi thăm tôi thế này:
Cao Mỵ Nhân viết lách hả? Thế có biết nhà văn Nguyên Hồng ở ngoài Bắc không? Ông nhà văn đó là người yêu đầu đời của bà Tata, bà đã bỏ ông ta vì ông ấy theo Việt Minh, đi xe lửa vô Saigon này.
Làm sao cháu biết được, may ra cỡ tuổi ba cháu mới biết mấy ông ấy.
Ờ, cháu về hỏi ba cháu đi, cô là nhân vật tiểu thuyết của Nguyên Hồng, tác giả cuốn Bỉ Vỏ, đúng ra cô là Mai Do Thái của Nguyên Hồng đấy.
Tôi ngắm nghía bà Tata thật lâu ...không đến nỗi thở dài, nhưng biết bao nhiêu câu chuyện các cô gái Bắc đã bỏ người yêu, người tình, thậm chí cả người chồng ở ngoài Bắc, rồi vô Nam, may mắn thì lập gia đình được tốt đẹp, không may chỉ suốt đời lang bạt kỳ hồ.
Vậy chớ bà Tata trước mắt tôi lúc đó, có người chồng ngoại quốc này, thì cho là hạnh phúc, hay sao đây?
Bà Tata biết tôi còn đầy tư tưởng phong kiến dù mới 15 tuổi, bà tiếp lời ...phong độ hơn, để tránh cái ý nghĩ tôi đang không mấy ..,cảm thương bà sa chân lỡ bước , kiểu ông bà ta thường nghĩ:
Mai Do Thái của Nguyên Hồng, vì Tata tên Phạm Mai Hân, nhưng gọi là Mai, nước da nâu hồng nên giống người Do Thái, chính Nguyên Hồng đặt tên cho Tata như thế đó.
Tôi không cần ...lý luận thêm, chỉ hỏi bà một câu:
Nhưng Tata bỏ vô Nam, ông ấy có biết không?
Tata bỏ vô Nam đâu vì nhà văn Nguyên Hồng, mà thế này cháu ạ, gia đình bắt Tata lấy chồng là một gã tá điền, vai u thịt bắp mồ hôi dầu, trong lúc Tata là người yêu của một nhà văn.
Vậy sao nhà văn ấy không đưa Tata đi trốn?
Đã không đưa đi trốn, còn than mây khóc gió, nên Tata phải cúc cung ở với tá điền một năm, đẻ một đứa con gái, vừa đúng tuổi 18, Tata cao chạy xa bay, hành trình về phương Nam, em bé ở lại với tá điền bên dòng sông Đáy.
"Buồn ơi!" Tôi chỉ thốt vậy.
Con sông Đáy không biết nó thế nào, mà đã đi vào tác phẩm của nhiều văn thi sĩ miền Bắc, chắc nó phải có một vị trí thơ mộng lắm .
Rồi thì ba chìm bảy nổi, người đẹp Mai Do Thái của Nguyên Hồng, đã thành madame Chaubert, có 3 con lai Pháp Việt.
Kỹ sư công chánh Chaubert gia đình khá giả, nên đã để 3 con lại Pháp cho ăn học nội trú, hai vợ chồng ông lưu diễn nghề nghiệp cầu đường lục lộ tại 3 nước Đông Dương: Việt, Miên, Lèo .
Đó là giai đoạn bà Tata Mai với chúng tôi gặp nhau.
Rồi chính chúng tôi dự tiệc chia tay với ông bà, tiễn ông bà ra Phi trường Tân Sơn Nhứt, giơ tay vẫy
"au revoir".
Tôi tưởng sẽ không bao giờ có dịp tái ngộ bà Tata nữa. Song, đúng 15 năm sau ...
Tôi đã lớn lên, có gia đình, đã bước vào hành trình bão lửa VN.
Một ngày, tưởng đâu mới hôm qua...
Tôi đang đứng ở cửa chợ Hàn Đà Nẵng. Tôi bỗng nghe không sai một âm vận nào, giọng nói thân quen từ dĩ vãng, tưởng là xưa lắm, vang lên:
Nhưng sự thực chẳng xưa chút nào, ấy là giọng bà Tata Chaubert mà chúng tôi đã tiễn bà nơi sân bay Tân Sơn Nhứt, bà đang lựa một bó bông glayeul mầu đỏ thắm, ở cửa hàng hoa duy nhất trên đại lộ Độc Lập, Đà thành, tôi cư trú cũng khá lâu rồi.
Tôi mừng rỡ ngó lại Tata Phạm Mai Hân, tức Mai Do Thái của Nguyên Hồng, tác giả Bỉ Vỏ, như một câu thần chú của madame Chaubert buổi nào , có lẽ thiếu đường chảy nước mắt .
Madame Mai Do Thái báo tin là bà đang sống với người chồng là một Sĩ quan Không quân Mỹ, anh ta thua bà rất nhiều tuổi, nhưng lại rất "hạnh phúc". Điều khiến tôi ngỡ ngàng không hiểu là lâu nay chữ "hạnh phúc" được hiểu như thế nào.
Tôi quả có chút băn khoăn, tôi hỏi thăm dồn dập:
Tại sao Tata bỏ Pháp về VN? Sao không ở với 3 đứa con lai Pháp, và chính ông Chaubert, chồng chính thức có hôn thú Paris năm xưa?
Tata Mai Hân nói hơi xúc động:
Ông Chaubert thì đã không còn, nhưng đặc biệt là 3 đứa con lai của bà chúng đã lớn lên, 2 thằng đi lính Pháp, con bé gái duy nhất, có gương mặt Phá Lăng Sa nhất, thì nó không muốn thấy người mẹ Châu Á, nhất là nó đã kết hôn với một đàn ông Ý, mang tước Hầu, nó khuyên bà nên về VN tìm đứa con gái đầu tiên của bà với ông tá điền, bên bờ sông Đáy mà vui vầy tốt hơn.
Tất nhiên, ngày tôi tái ngộ bà, thì miền Nam yêu mến của chúng ta chưa rơi vào tay CS Bắc Việt, nên chưa biết thêm tình hình Mai Do Thái của Nguyên Hồng sao nữa.
Tôi có ghé thăm bà ở trong khu nhà "building" đường Đống Đa Đà Nẵng, do Công Binh Hoa Kỳ xây cất.
Căn nhà thật đẹp, thật sạch, thật tiện nghi ...và bà làm việc suốt ngày, như một bà nội trợ VN, nhưng lại như một bà giữ nhà, dọn dẹp nhà cho Mỹ, chỉ khác là bà làm việc kiểu thiện nguyện, không có giờ nhất định, nên không kể over time ...
Lý do: Bà Tata đó không cần, hay không phải về nhà, mà ở ngay trong căn nhà ...lý tưởng giai đoạn đó.
Thành đời biết thế nào mà ...tránh, hay tránh làm sao hết việc đời, khi biết hay tránh được mọi sự ở đời, là đã ...chuyện hôm qua rồi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)